Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận CNKHXH Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.68 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

TIỂU LUẬN MƠN: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN MINH DUY

Mã số sinh viên

: 030136200814

Lớp, hệ đào tạo

: D20 – HỆ ĐẠI TRÀ

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý luận chung về tham nhũng…………………………………………... 1
1.1



Khái niệm về tham nhũng…………………………………………. 1

1.2 Đặc điểm của hành vi tham nhũng và dấu hiệu nhận biết………….. 1
2. Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay…………………………… 2
2.1 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam………………………………... 2
2.2 Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam………... 4
2.3 Nguyên nhân của tham nhũng…………………………………….... 4
3. Các giải pháp chống tham nhũng………………………………………. 4
3.1 Các giải pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng và kiến nghị…... 4
3.3 Học hỏi giải pháp phòng, chống tham nhũng từ Singapore………... 8

4. Kết luận…………………………………………………………………... 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Tham nhũng đã trở thành một đại dịch tồn cầu, bất kì quốc gia nào cũng có
thể trở thành “bệnh nhân của tham nhũng”. Tham nhũng không phải là một hiện
tượng mới xuất hiện, cho đến nay, trên toàn thế giới, chưa phát hiện được một quốc
gia nào khơng có tham nhũng. Nghĩa là, nó đang hiện diện ở mọi quốc gia, nó khơng
phân biệt tơn giáo, sắc tộc, văn hoá và chế độ xã hội. Tuy nhiên, tính chất và mức
độ, loại hình của tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là rất khác nhau và phụ
thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và thể chế chính trị.
Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, cách đây hơn một ngàn năm, triều Lý (1009-1225)
đã đề ra những quy định rất khắt khe và rất cụ thể để ngăn ngừa và trừng trị hành vi
tham ô, ăn trộm của công quan lại. Hay đến thời Lê sơ, vua Lê Thánh Tông đã xây
dựng và ban hành, thực thi bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật để xử lý triệt để
hành vi tham ô và tham nhũng. Hay cho đến triều Nguyễn, bộ luật Gia Long được

ban hành năm 1815 để chống tham nhũng và lên án một cách gay gắt.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã quan tâm nhiều tới cơng tác phịng, chống tham nhũng và lãng phí. Vì vậy, trong
nhiều thập niên, tệ tham nhũng chưa trở thành mối lo của xã hội ta. Từ các phương
tiện báo chí, thơng tin đại chúng, cho đến các kì họp Đại học Đảng bộ các cấp, cho
đến Quốc hội, một bộ phận không nhỏ các cử tri, đại biểu đã chỉ rõ và lên án gắt gao
ván nạn tham nhũng, gọi tham nhũng là một “quốc nạn”.
Và việc loại bỏ “căn bệnh quái ác”, “quốc nạn” này dần trở nên cấp bách và
cần thiết hơn bao giờ hết, toàn dân ta phải chủ động phịng, chống tham nhũng tích
cực và hiệu quả. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Phòng chống tham nhũng
ở Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình.


1
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm về tham nhũng:
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định: “Tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan,
tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.”1
Việc mang nghĩa nghĩa hạn hẹp và chỉ rõ đối tượng như vậy nhằm tập trung
chống tham nhũng ở mọi mặt của các ngành, lĩnh vực nói chung và các lĩnh vực đặc
biệt trọng điểm và phổ biến nói riêng, để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong
hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp, cũng như việc quản lý thuộc
trách nhiệm của cấp lãnh đạo.
Chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa mới dựa trên nền tảng và ưu điểm của
các định nghĩa trước đó thành nhận xét sau: “Tham nhũng là việc cán bộ, công chức
sử dụng bộ máy cơng quyền để làm suy thối, chiếm đoạt những lý tưởng, giá trị của
cá nhân và xã hội”.

1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng và dấu hiệu nhận biết:
1.2.1. Khái niệm về hành vi tham nhũng:
“Hành vi tham nhũng được định nghĩa là hành vi đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu
pháp lý của một tội danh tham nhũng theo quy định của pháp luật, tức là hành động
có mục đích và có chủ đích..”1
1.2.2 Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng:
Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng khó phát hiện và vô
cùng tinh vi.


2
- Trong các hoạt động thương mại, chúng được che giấu bên dưới vỏ bọc các
hoạt động liên doanh, liên kết, biếu tặng và trích thưởng…
- Trong xây dựng thì khai khống khối lượng, đấu thầu, cắt giảm vật tư…
- Trong kinh doanh thì trốn thuế, che giấu doanh thu, thực hiện hành vi rửa
tiền một cách vô cùng tinh vi…
- Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm yêu cầu kế toán, kiểm toán…
- Trong quản lý đất đai thì mua bán, cấp quyền sử dụng đất sai ngun tắc, nấp
bóng dưới dạng mua bán đất trá hình…
- Khi nói đến việc thực hiện chính sách xã hội, thì lập hồ sơ gian dối, khai báo
thương tật giả…
- Trong giáo dục nước nhà thì vẫn cịn tình trạng “con ông cháu cha”, đút tiền
xin việc, giả mạo bằng cấp, chạy việc, chạy học,…
Hầu hết các vụ buôn lậu đáng kể trong những năm gần đây đều do những kẻ
tham nhũng trong cơ quan nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn tiếp tay.
2. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
2.1. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam:
Trong thời gian qua, tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở nhiều mức độ trên nhiều
lĩnh vực, quy mô khác nhau, bao gồm cả các sự việc thuộc các ngành, lĩnh vực kinh
tế trọng điểm với thủ đoạn xảo quyệt, khôn khéo, mức độ sai phạm cao, gây tổn thất,

thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân, dẫn đến nhiều sự
bất mãn và bức xúc trong dư luận toàn xã hội.
Trong truyền thống của nước ta nói chung, và trong ngành giáo dục nói riêng,
xã hội rất tơn trọng những người có bằng cấp, nhưng hiện nay, tham nhũng đã gây
ra một tệ nạn rất lớn đó là việc làm giả bằng cấp tràn lan, và công khai trên các trang
mạng xã hội và thông tin đại chúng, hay cho đến việc chạy chọt từ những kẻ có tiền,


3
có quyền cho con em của mình có được những tấm bằng giả khơng tốn mồ hơi cơng
sức và có được vị trí tốt trong cơng việc. Hệ lụy dẫn đến là những con người liêm
chính, lấy mồ hơi nước mắt ra để có được tấm bằng cấp thì khơng thể hoặc thật khó
để xin việc. Rồi khi những kẻ đút lót này có được cơng việc tốt, lại tiếp tục tham
nhũng, ra sức moi móc tất cả mánh khóe từ những kẻ tiếp theo muốn đút lót nhằm
gỡ gạc, trả dứt lại món tiền “đầu tư” lúc đầu. Rồi cứ thế, xã hội rơi vào vịng xốy
của những cuộc tham nhũng bất tận, lũng đoạn về chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp, gây bức xúc toàn xã hội.
Trong lĩnh vực quản lý hành chính - cơng cũng vậy, người dân muốn được
khám nhanh, khám lẹ, chữa bệnh tốt hơn mọi người, họ đều phải lo lót từ y tá đến
bác sĩ. Chính những mánh khóe này đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động, người
mắc bệnh muốn đi khám, nhưng lại khơng có tiền đút lót, khơng dám đến bệnh viện,
hoặc sẽ được đưa vào hàng chờ, chầu chực chờ đến lượt tận từ sáng sớm đến trưa
chiều. Hay các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa nhận hối lộ, sai phạm
trong hoạt động cấp phép, dịch vụ cơng… điển hình như vụ Mobifone mua 95% cổ
phần AVG, vụ tổng công ty thép Thái Nguyên,…2
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tình trạng tham ơ tài sản, thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ xảy ra ở nhiều ngân hàng thương mại. Một
bộ phận lãnh đạo, nhân viên các ngân hàng thoái hóa, biến chất được các doanh
nghiệp thơng đồng với đối tượng vay nhận hồ sơ thế chấp không hợp lệ, hồ sơ giả để
vay tiền, dẫn đến hàng nghìn tỷ đồng bị thất thoát, hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành

ngân hàng và giám đốc các doanh nghiệp bị truy tố trước pháp luật. Điển hình là vụ
án góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Thương mai Cổ phần Đại Dương
(Oceanbank) của Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN).3
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tham nhũng xảy ra hầu hết ở các khâu, từ việc
chuẩn bị dự án, thẩm định đầu tư, khảo sát đến bắt đầu thi cơng và nghiệm thu thực
tế, quyết tốn cuối kỳ, đang diễn biến càng ngày càng phức tạp và khó lường, cắt xén


4
nguyên vật tư xây dựng, khai khống nguồn vốn, kê khai khơng chính xác... Làm cho
Nhà nước thất thu, khơng có khả năng thu hồi, nguồn vốn bị phân tán, về lâu dài,
chất lượng của các cơng trình tham nhũng xuống cấp trầm trọng, và có một điều báo
động hơn nữa, những người tham gia vào những việc làm trái pháp luật này đều là
những người có tay nghề cao, các kỹ sư có tiếng với sự góp sức của các cán bộ cấp
cao và lãnh đạo trong ngành.
Nhận xét: Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn chưa có
những biện pháp hữu hiệu, cứng rắn và mang sức răng đe lớn để khắc phục triệt triệt
để tham nhũng, vẫn còn hiện tượng né tránh, nể nang cấp trên và cậy chức, cậy quyền
để bao che, vẫn còn hiện tượng “bề dưới chịu thay bề trên” hoặc luôn xử lý trong
thầm lặng, không công khai, minh bạch cho nhân dân, đặc biệt là những sai phạm
của những lãnh đạo cấp cao. Nhưng thời gian gần đây, chính quyền đương nhiệm và
đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện rất triệt để và quyết đốn để
xử lý những vụ tham ơ lớn chưa từng có, tạo dựng được niềm tin trong quần chúng
nhân dân, bảo vệ và khen thưởng những người dám đứng ra tố cáo tham nhũng, em
đánh giá rất cao về việc này.
2.2. Thực trạng phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam:
"Khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" đã là triết lý
minh bạch và nhất quán trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vấn đề tiêu cực
về kinh tế, tham nhũng của Đảng ta được nhấn mạnh trong Đại hội 13 của Đảng.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay, đã có 126 vụ án kinh tế, tham

nhũng nghiêm trọng được đưa ra ánh sáng, cũng như các vụ án thuộc diện theo dõi,
kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về phịng, chống tham nhũng. Trong đó 18
quan chức Chính phủ Trung ương, bao gồm cả các cựu Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy
viên Trung ương, cũng như các tướng lĩnh công an và quân đội, đã bị truy tố trước
pháp luật. Đồng thời, hơn 2.550 đảng viên bị xử lý về tội tham nhũng và cố ý làm
trái; và hơn 1.000 vụ với hơn 2.400 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội danh tham nhũng.4


5
Theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (CPI) năm 2019, Việt Nam vượt bậc 11
vị trí với tổng số 37/100 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2018), xếp thứ 96/180 quốc
tế (TI). Đây là sự ghi nhận trên toàn thế giới về những nỗ lực của Việt Nam trong
chống tham nhũng trong thời gian qua.
2.3. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng:
Lịng tham khơng đáy, lịng ham muốn vật chất và vị thế của bản thân và gia
đình trong xã hội là những nguyên nhân sâu xa của tham nhũng. Từ đó, họ đánh mất
nhân phẩm, sa sút về mặt đạo đức và có những hành động gây ảnh hưởng xấu đến
mọi người và xã hội.
Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở nước ta cịn nhiều kẻ hở, phức tạp và
khơng minh bạch, trình tự tố tụng chậm chạp, thiếu công cụ phát hiện và xử lý tham
nhũng hữu hiệu.
Do ảnh hưởng của phong tục tập quán của người Việt, có rất nhiều điều kiện
khiến cho tệ nạn tham nhũng xảy ra, mà tiêu biểu nhất là nạn bưng biếu quà cáp, đút
lót tiền của để được “thuận buồm xi gió”, từ đó làm tiền đề tồn tại và phát triển
như “con ơng cháu cha”, “có tiền thì tiên cũng có”…, khiến cho việc thực hiện những
hành vi tham nhũng bị che giấu và không được cơng nhận, chính điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tham nhũng phát triển.
Nhà nước đã không thực hiện được các bước để huy động và kêu gọi toàn dân
đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng. Chưa tuyên dương và khen thưởng được các
cá nhân tổ chức dám đứng ra tố cáo tham nhũng.

3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG:
3.1. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng ta và kiến nghị:
Về giải pháp phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nêu ra 6 giải pháp,
nhấn mạnh trọng tâm trong thời gian tới.


6
“Một là, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng.”5 – Đây là một vấn đề hết sức quan
trọng, hơn ai hết, Đảng viên phải là người đi đầu trong cơng cuộc đấu tranh phịng,
chống tham nhũng, đặc biệt là những Đảng viên giữ cương vị lãnh đạo trong bộ máy
Nhà nước. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và phẩm chất người Đảng
viên không chỉ dừng lại ở những Chỉ thị, mà chính các Đảng viên phải tự giác, trau
dồi kiến thức và phải là những người tuyên truyền cho nhân dân về sự nguy hại và
lũng đoạn của tham nhũng, phải coi đây là một vấn đề cấp bách và vô cùng cần thiết
của toàn xã hội.
“Hai là, phải tập trung chỉ đạo xây dựng, hồn thiện các quy định của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; phấn đấu từ nay
đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng một cơ chế phòng ngừa
chặt chẽ để "không thể tham nhũng”.”5 – Đây thực sự là một giải pháp có hiệu quả
để phịng ngừa tham nhũng. Những sơ hở còn tồn đọng trong cơ chế, chính sách rất
dễ bị tham nhũng lợi dụng, vì vậy, cần phải bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp
luật, quy chế, quy định của Nhà nước, bảo đảm các quy định đầy đủ, cụ thể và rõ
ràng, tiên quyết là về quản lý đất đai, tài chính – cơng, dịch vụ công.
“Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương;
xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
trong tình hình mới.”5 – Việc chủ động thanh tra các cấp, các đơn vị một cách chủ
động là một trong những biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả nhất. Tuy

nhiên cơ chế thanh, kiểm tra hiện nay vẫn chưa thực sự tinh gọn và hiệu quả, cịn
mắc nhiều khuyết diểm. Vì vậy, việc dự thảo Luật Thanh tra để trình lên Quốc hội
xem xét và thảo luận là việc vô cùng cấp thiết.
“Bốn là, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm sốt quyền
lực để phịng, chống tham nhũng.”5 – Quản lý, giám sát và kiểm sốt một cách tồn


7
diện từ khâu tuyển chọn cho đến đề bạt cán bộ các cấp, phải tăng cường, nâng cao
hiệu quả công tác giám sát, kiểm sốt để đảm bảo cơng khai, minh bạch, phải ràng
buộc trách nhiệm với từng cá nhân có chức, có quyền, nghiêm minh việc xử lý sai
phạm, từ cấp thấp cho đến cấp lãnh đạo, điều chuyển, bãi nhiệm, thay các các bộ
cơng minh, liêm chính, vì nước vì dân, xử lý triệt để và cứng rắn người đứng đầu vì
để xảy ra các sai sót trong chính đơn vị mình quản lý, để khơng làm nhiễu và gây
xao xơn dư luận, khiến dư luận mất lịng tin vào Nhà nước.
“Năm là, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham
nhũng, nhất là ở các địa phương, cơ sở; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn "tham
nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.”5 – Đây là một trong
những vấn đề nan giải nhất về nạn tham nhũng, chỉ tập trung xử lý các vụ án lớn và
nghiêm trọng, mà bỏ sót những sai phạm tham nhũng ở chính quyền địa phương và
các cơ sở, từ đó dẫn đến tệ “tham nhũng vặt”, gây khơng ít cản trở và khó khăn cho
nhân dân ở các địa phương, khơng có tiếng nói. Cần tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm
tra toàn diện, vào những nơi có điểm nhức nhói, được dư luận quan tâm, xử lý nghiêm
các cá nhân cố tình che giấu sai phạm hoặc khơng phát hiện ra sai phạm mà để các
đồn thanh tra phát hiện, cần đưa ra các giải pháp an tồn và khuyến khích người dân
tố giác tội phạm tham nhũng ở cấp địa phương và cơ sở.
“Sáu là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phịng, chống tham nhũng.”5 –
Đây là biện pháp đã được nhận thức rõ, nhưng chúng ta phải kiên trì, tiến hành cẩn
thận mới có thể đạt được kết quả như mong đợi, kiện toàn, nghiên cứu sắp xếp lại bộ

máy nhà nước bộ máy hành chính một cách tinh gọn nhất, vì bộ phận này đang phát
triển theo xu hướng ngày càng đông về số lượng nhưng hiệu quả không đạt được bao
nhiêu. Cần bổ nhiệm các cán bộ có năng lực, có dũng khí, nghiệp vụ, bản lĩnh trong
chức năng phịng, chống tham nhũng. Phải bảo vệ được cái đúng, lên án và tố cáo
cái sai, kịp thời xử lý và ngăn chặn các hành vi sai phạm, phải cơng chính, liêm minh,


8
trong sạch và gương mẫu, bỏ ngoài tai các lời cám dỗ và kiên quyết đấu tranh các sự
bức ép khơng sạch của bất kì kẻ phạm tội nào.
Ngồi ra, ta cũng phải khuyến khích các cơ quan báo chí, phương tiện truyền
thơng đại chúng tích cực tham gia phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng, đấu
tranh với những thế lực thù địch lợi dụng các hành vi tham nhũng mà làm mất niềm
tin của nhân dân vào Nhà nước và Chính phủ, chia bè phái, đấu đá trong nội bộ và
ngoài xã hội. Toàn thể người dân phải được tự do thực hiện quyền giám sát của mình
với các cơ quan nhà nước, và các cấp địa phương, chủ động phát hiện và tố giác
những hành vi và biểu hiện tham nhũng. Cần đẩy mạnh tuyên truyền cho toàn thể
quần chúng nhân dân về sự nguy hại của tệ tham nhũng, thấm nhuần tư tưởng Hồ
Chí Minh đến khơng chỉ cán bộ, Đảng viên mà cịn đến từng cá nhân trong lãnh thổ
Việt Nam, từ đó làm tiền đề cho việc nhổ bỏ được tận gốc vấn nạn tham nhũng.
3.2. Học hỏi giáp pháp phòng, chống tham nhũng của Singapore:7
Năm 1999, Singapore chính thức ban bố bộ Luật chống tham nhũng, được quy
định rất cụ thể và chặt chẽ, và điều đặc biệt đáng chú ý mà bộ Luật phòng, chống
tham nhũng ở nước ta chưa có đó là, cán bộ có chức vụ quyền hạn càng cao, thì sẽ
bị xử lý càng nặng, tăng theo cấp độ, bộ Luật này còn được thường xuyên bổ sung
và chỉnh sửa để phù hợp với bộ máy hiện hành, khơng chừa chỗ cho bất kì “vùng
cấm” nào trong việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Chính phủ Singapore ngay từ đầu đã theo đuổi ý tưởng thiết lập một nền hành
chính nhà nước trong sạch và thiết lập một khn khổ pháp lý mạnh mẽ, các hình
phạt nặng và thành lập Cơ quan Điều tra Tham nhũng (CPIB), những ngày đầu thành

lập, cơ quan phụ trách này cịn vơ cùng lép vế, nhưng từ khi Lý Quang Diệu lên nắm
quyền, đã tách hẳn cơ quan này ra khỏi hệ thống chính phủ, mà trực thuộc thẳng Thủ
tướng, tồn quyền quyết định về việc điều tra và xét xử tham nhũng, cho dù kẻ đó có
chức quyền cao hay thuộc đảng phái chính trị lớn mạnh nào đi chăng nữa, cơ cấu tổ
chức của CPIB là những cảnh sát được đào tạo chuyên sâu về điều tra tham nhũng,


9
dày dặn kinh nghiệm, hoạt động chuyên ngành nên họ có thời gian và cơng sức để
làm việc mà khơng bị phân tâm bởi vấn đề nào khác.
Ở Singapore đặc biệt có chính sách “dưỡng liêm”, có chệ độ đãi ngộ và trả
lương hậu hĩnh để các cán bộ không tham nhũng, viêc này xuất phát từ nhận thức
“Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi trả một mức lương tương
xứng với những gì mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng khi
đang điều hành một công ty lớn hay đang làm những cơng việc có tính chun mơn
khác”8. Tuy việc này khơng cịn xa lạ với các quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng
điểm khác biệt là quốc đảo này đã có hẳn một chính sách riêng biệt để làm điều này.
Điều này đã tạo ra sự tin tưởng và yên tâm cho bộ máy các cấp, lãnh đạo, từ đó dành
hết tâm sức vào việc phát triển lợi ích quốc gia.
Với các tài sản không rõ nguồn gốc, sẽ bị trưng thu vào công quỹ. Hằng năm,
các quan chức cán bộ đều bị bắt buộc trích một phần lương vào Quỹ Dự phòng Trung
ương (CPF), khởi điểm là rất thấp, và sẽ tăng dần hệ số tương đương với chức vụ và
hệ số lương, khi đến tuổi nghỉ hưu, phần trích này sẽ hồn tồn thuộc về cán bộ đó.
Tuy nhiên, nếu phạm phải phải tội tham nhũng thì phần trích này sẽ hồn tồn được
xung cơng phục vụ lợi ích quốc gia. Từ đó tạo nỗi lo sợ cho bất kì quan chức nào có
ý định tham nhũng. Ngồi ra, Chính phủ Singapore rất chú trọng tinh gọn bộ máy
hành chính, mỗi năm đều cố gắng tinh gọn nhất có thể nhưng khơng đánh mất đi sự
hiệu quả, từ đó phát huy được tính năng động và nhanh gọn trong lĩnh vực hành
chính.
Trên đây là những giải pháp mà em cho là Việt Nam chúng ta cần phải học

hỏi, và kế thừa từ pháp luật Singapore để áp dụng vào hệ thống pháp luật, từ đó giảm
tối thiểu tệ nạn tham nhũng ở đất nước ta.


10
4. KẾT LUẬN:
Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm
xuống nhưng vẫn cịn tồn đọng nhiều mối lo ngại vì biến tướng của tham nhũng, thủ
đoạn ngày càng tinh vi của những kẻ phạm tội. Từ khi Chính phủ ta thành lập Ban
Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng đến nay, cơng tác đấu tranh
phịng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả
quan trọng vì đã phá được rất nhiều vụ án gây nhức nhối dư luận bấy lâu nay. Đảng
ta đã làm được 2 việc quan trọng, một là dọn dẹp sạch sẽ và giữ vững sự trong sạch
và liêm khiết trong bộ máy nhà nước; lấy “chống tham nhũng” làm xu thế quốc gia,
hai là tạo được hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, tạo được sự
gắn kết của lòng tin của nhân dân với Nhà nước, từ đó thắt chặt nên tính đại đồn kết
dân tộc, được nhân dân đồng tình, và được quốc tế ghi nhận. Nhưng khơng vì thế mà
chúng ta trở nên chủ quan, lơ là trong việc phòng, chống tham nhũng, mà phải càng
ngày, từng bước nâng cao hiểu biết của toàn thể quần chúng, tiếp tục kiện toàn, tinh
gọn bộ máy Nhà nước, và học hỏi các quốc gia tiến bộ, phát triển hơn về các giải
pháp của họ, từ đó đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Hồ
chủ tịch đã căn dặn.
Riêng bản thân em, qua đề tài này, em cũng đã đúc kết ra được rất nhiều kinh
nghiệm, nâng cao nhận thức, kịch liệt lên án và phản đối về vấn đề nhức nhói này,
đồng thời đóng góp tiếng nói chung trong cuộc đấu tranh chống “quốc nạn” mà Đảng
và Nhà nước đang ngày đêm “đốt lị”, tun truyền cho gia đình, bạn bè của mình
nhận thức đúng về vấn đề này. Vì đây là một đề tài rất lớn, nên em khó có thể tránh
khỏi sự thiếu sót, em rất mong được các Thầy, các Cô đưa ra những nhận xét công
tâm và chỉ bảo cho em. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô!



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

: Tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 số 36/2018/QH14

23

: TS. Lê Quang Thắng, 2020, “Bàn về cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm

tham nhũng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản
4

: Báo cơng cơng tác phòng, chống tham nhũng phục vụ kỳ họp thứ 10, 2020, Quốc

hội khố XIV
5

: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 2018, “Phát biểu kết luận Hội nghị tồn quốc về

cơng tác phòng, chống tham nhũng”
6

: Theo Straitstimes, 2016, “Fight against corruption: Singapore's experience”
Theo Singapore Legal Advice, 2021, “All You Need to Know About Corruption in
Singapore”

7

: Dẫn theo Luật chống tham nhũng Singapore, 1993,


/>8

: Lý Quang Diệu, 2001, Bí quyết hố rồng: Lịch sử Singapore 1965 – 2000, NXB

Trẻ Tp, Hồ Chí Minh



×