Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Một Lá Thư Xin Việc Viết Hay? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 6 trang )

Một Lá Thư Xin Việc Viết Hay?

• Gửi thư đến một người cụ thể, thậm chí nếu như điều đó có nghĩa là bạn phải gọi điện
nhiều lần để hỏi cho đúng tên và chức danh của người mà bạn sắp gửi thư. Hãy tỏ ra trân
trọng gọi người ấy là “Anh” hoặc “Chị".
• Bạn nên rõ ràng về công việc mình đang tìm kiếm. Câu mở đầu cần phải nêu ra mục
đích của lá thư. Nếu bạn phản hồi cho một quảng cáo tuyển dụng, hãy cho họ biết điều
đó. Ví dụ: “Tôi đang ứng tuyển vào vị trí Giám Đốc Kinh Doanh quảng cáo trên
VietnamWorks.com và mong muốn được trình bày với quý công ty những khả năng của
tôi.”
• Hãy chứng tỏ rằng bạn biết về công ty và lĩnh vực của họ. Cần làm cho lá thư của mình
nổi bật hơn so với những lá thư còn lại của các ứng viên khác – Hãy tìm hiểu. Và chứng
tỏ rằng bạn biết công ty như thế nào, họ làm những gì và rằng bạn đã chọn họ.
• Hãy đề cập những điều bạn đã làm có liên quan trực tiếp đến công việc bạn mong
muốn. Đồng thời, hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì mà bạn sẽ phải làm cho họ.
• Nên cố gắng cô đọng trong vòng một trang. Thư xin việc của bạn cần phải ngắn gọn và
đi thẳng vào trọng tâm.
• Kết thư. Lá thư nên kết thúc bằng những từ như Chân thành, hoặc Thân ái. Hãy kết thúc
lá thư sao cho người đọc thấy phải làm điều gì đó. Nên cho họ biết rằng bạn mong muốn
được nói nhiều hơn hoặc gặp gỡ họ.
• Hãy kiểm tra chính tả và ngữ pháp một cách cẩn thận. Bạn nên nhờ người khác đọc lại
giùm mình.
Tạo khác biệt
Hãy thêm các điểm mạnh của bạn trong phần kỹ năng. Giả sử, là một giám đốc dự án,
bạn có rất nhiều kỹ năng cứng, kỹ năng mềm khác nhau và kinh nghiệm quản lý. Hầu hết
những ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí này đều có những kỹ năng đó.
Hãy nghĩ xem điểm mạnh đặc biệt của mình khi quản lý dự án là gì? Và hãy viết câu
slogan thật khác biệt trong hồ sơ của bạn: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc
nhận diện và giải quyết các vấn đề.
Thêm giá trị
Thêm những giá trị có thể quy thành tiền. Điểm mạnh này sẽ khiến bạn hoàn toàn tách


biệt với các ứng viên khác. Hãy đưa ra những con số về việc bạn làm ra cho công ty bao
nhiêu tiền hay tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho 1 dự án trong một khoảng thời gian nhất
định.
Nhà tuyển dụng sẽ thực sự ấn tượng với một slogan như thế này: Một giám đốc dự án với
thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề, đã tiết kiệm cho công ty trên 3
triệu USD; và hoàn thành một dự án trị giá trên 12 triệu USD trong thời gian 3 năm.
Câu slogan sẽ làm nên điều kỳ diệu. Ứng viên đó không còn là "hàng hóa" mà là một tài
sản cho công ty. Ai có thể chối từ một nhân viên có tài năng đặc biệt có khả năng giúp
công ty tiết kiệm đến 3 triệu USD?
Vậy những kỹ năng cần thiết đó là gì, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với các bạn sinh
viên về những kỹ năng mềm mà sinh viên Việt Nam hiện nay cần có để hội nhập với thị
trường lao động, kì vọng rằng nếu bạn được những kĩ năng này thì các ban sinh viên đủ
sức “qua cầu” mà không “gió bay”.
Làm việc nhóm (Team work)
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm
thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục
tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành
một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc
theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo
nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng
ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác
nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng
thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân
Các kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình học tập trên lớp học cũng như
là làm các bài tiểu luận. Bạn Thanh Tòng (sinh viên ĐH BK) bày tỏ: “Ở khoa mình hầu
như môn học nào cũng có bài tập nhóm, vì thế qua các bài tập này mình có thể thực hành
và phát triển kỹ năng này. Tuy nhiên trong quá trinh làm việc nhóm cũng có nhiều rắc rối
vì bất đồng quan điểm dẫn đến làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược vì các bạn không
nắm được kỹ năng này”.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng xây dựng kỹ năng này là phương pháp giảng dạy của
các giảng viên, tuy nhiên đặc điểm của các lớp học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên
việc ứng dụng thảo luận nhóm cho các bài giảng là khó khả thi.
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:
- Xây dựng vai trò chính trong nhóm
- Kỹ năng quản lý hội họp.
- Phát triển quá trình làm việc nhóm
- Sáng tạo và kích thích tiềm năng
Giải quyết vấn đề (problem solving)
Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực
thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn Giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi
như: "Ta sẽ vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích của
mình trong những điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm cách đạt được mục đích khi
gặp trở ngại hoặc khi ta chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.
Nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi vì gặp mốt số câu hỏi
từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn Lan Anh (sinh viên Đại
học ngoại ngữ tin học TP.HCM) tâm sự mình đã không trả lời được một câu hỏi đưa ra từ
nhà tuyển dụng “Lượng nước đá trên một sân khúc côn cầu có cân nặng là bao nhiêu?".
Đối với những tình huống như thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự thông minh và sáng tạo
của mình. Kiểu phỏng vấn này được các nhà tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ
hiểu biết, khả năng phân tích giải quyết vấn đề.
Kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính:
- Xác định vấn đề
- Phân loại vấn đề
- Mô hình hóa vấn đề
- Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề
- Qui trình giải quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan
đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của

mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình
một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không
phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những
rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của
một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là
điều kiện nâng cao kỹ năng này.
Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các
hoạt động sau:
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Kỹ năng truyền đạt thông tin
- Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn
50.000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định
trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra mới đây nhất đã chỉ ra rằng các
kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với
người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.
Quản lý nghề nghiệp (Career management)
Trong một khảo sát mới nhất tại trường Đại học Bách khoa, gần như có tới hơn 60% sinh
viên tự nhận mình chưa định hướng nghề nghiệp đúng đắn cũng như cũng như là không
biết kế hoạch nghề nghiệp cho 5 năm, 10 năm.
Thuật ngữ quản lý nghề nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh
vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), định hướng nghề nghiệp (career
mentoring), phát triển nghề nghiệp (career development) Vì vậy có thể thấy rằng việc
định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài cho đến những năm cuối
cùng của cuộc đời mỗi con người.
Trong giai đoạn Đại học sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn ngành nghề ở trường đại
học, sinh viên năm nhất cần được tiếp tục hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm
thế nào có thể hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp học đại
học hiệu quả. Sinh viên năm cuối cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt,

kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho năm năm, mười năm Như vậy có thể
thấy sinh viên cần được hướng dẫn hướng nghiệp một cách liên tục trong giai đoạn đại
học.
Tư duy phản biện: (Critical thinking)
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một
thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng
định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng
chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh chứng cho việc sinh
viên hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế
TP.HCM) bày tỏ: “Mặc dù trên giảng đường tôi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày
tỏ quan điểm của mình nhưng hình như không được ủng hộ lắm, phương pháp giảng dạy
mới “lấy người học làm trung tâm (learner center) khó mà áp dụng nếu không được ủng
hộ từ các bạn sinh viên”.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường
học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không
chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình
tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính
chính xác của thông tin. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học
chính qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính:
"Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận"
(Assessing/Developing Argument).












































Mẫu viết thư xin việc bằng tiếng Việt

VD1:
Là một chuyên gia truyền thông có kinh nghiệm, tôi rất quan tâm tới vị trí Chuyên viên
truyền thông tại công ty của ông / bà.

Tôi đã có được phần lớn những kinh nghiệm hết sức cạnh tranh mà quý công ty đang tìm
kiếm. Dưới đây là một số kinh nghiệm chính mà tôi đã thu nhận được:
• Thực hiện đa dạng các dịch vụ sáng tạo, cộng tác với nhất nhiều chuyên gia trong lĩnh
vực dịch vụ sáng tạo, các nhà cung cấp để xây dựng và thực hiện các chương trình truyền
thông marketing và in ấn cũng như truyền thông trực tuyến và các dự án video.
• Khả năng viết và biên tập tốt, là kết quả của hơn 13 năm làm việc tại các công ty PR và
truyền thông, từ soạn thảo thông cáo báo chí cho tới newsletter hay kịch bản phim, nội
dung website và mục thư tòa soạn.
• Xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng
và các đối tượng có liên quan.
• Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực truyền thông về các mảng quản trị, các ích lợi
mà truyền thông đem lại và các vấn đề liên quan khác tới công việc của nhà quản lý.
Tại vị trí công việc hiện tại của tôi ở công ty A, tôi đang thực hiện các chương trình lợi
nhuận và phi lợi nhuận đối với các công ty và tổ chức có uy tín trên thị trường.

Trên đây là những điểm nổi trội nhất về công việc của tôi, tôi cho rằng đó sẽ là những
điểm quan trọng để đem lại lợi ích cho quý công ty.

Gần đây, tôi đã chuyển nhà tới địa chỉ mới và tôi đang tìm kiếm cơ hội làm việc thuận lợi
hơn với hoàn cảnh sống mới của mình. Hiện tôi vẫn giữ quan hệ rất tốt với công ty và

đồng nghiệp cũ cũng như giám đốc cũ của tôi. Tuy nhiên hoàn cảnh mới khiến tôi cho
rằng tìm kiếm một công việc mới sẽ là phù hợp hơn.

Trong tuần tới, tôi sẽ chủ động liên lạc với quý công ty để hy vọng nhận được thêm bất
kỳ câu hỏi nào tôi cần giải đáp để quý công ty hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan tới
công việc của tôi hoặc cung cấp thêm các giấy tờ, văn bản khác nếu quý công ty yêu cầu.

Xin chân thành cảm ơn,












Ví dụ 2:



Thưa Quý Anh/Chị



Tôi xin gửi kèm theo bản lý lịch tóm tắt của tôi để Quý Anh/Chị xem xét theo như quảng
cáo mà Quý Anh/Chị đăng trên trang “Tuyendung.com”.




Là một trợ lý phó tổng giám đốc và là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư,
tôi tin rằng kinh nghiệm của bản thân sẽ đáp ứng được những yêu cầu của Quý Anh/Chị.



Tôi đã làm việc trong lĩnh vực đó 5 năm, công việc này có lẽ được coi là “ở đâu cần ta đi
đến đó”. Điều này cũng là để phát triển thêm năng lực của bản thân, giúp tôi có thể chiến
thắng đối với những công việc phức tạp. Tôi biết cách tìm ra những biện pháp giải quyết
vấn đề có hiệu quả, song vẫn luôn giữ tính hài hước.



Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh, quản lý, tôi có sự nhạy cảm đối với những yêu
cầu của nhân viên cao cấp. Tôi có bề dày kinh nghiệm, thông thạo về máy vi tính. Mọi
người đánh giá tôi là một người biết ăn nói và viết lách.



Tôi tin rằng Quý Công ty sẽ tạo cho tôi không khí làm việc phù hợp và có đất dụng võ
cho những kinh nghiệm phong phú của bản thân.Về vấn đề tiền lương, tôi có yêu cầu hợp
lý, có thể thoả thuận căn cứ vào trách nhiệm thực tế và cơ hội thăng tiến.



Xin trân trọng kính chào!




Ký tên

×