Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ sáu QUY ĐỊNH về DI CHÚC bộ môn pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.55 KB, 42 trang )

Khoa Quản Trị
Lớp Quản trị - Luật 44B2

TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT
TP. HĨ CHÍ MÌNH

BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU

QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC
Bộ môn: Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hồng Hải
Nhóm: 02
1

Thành viên:
Ngơ Huỳnh Ngọc Trâm

1953401020242

2

Bùi Thị Đoan Trang

1953401020250

3

Trần Thị Thanh Trang

1953401020255


4

Nguyễn Võ Nhã Trúc

1953401020267

5

Nguyễn Doãn Thanh Uyên

1953401020283

6

Trần Ngọc Thu Uyên

1953401020285

7

Đỗ Thị Kiều Vương

1953401020288

8

Nguyễn Lê Thanh Xuân

1953401020296


9

Võ Thị Bạch Yến

1953401020303

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2020


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1:


2.1. Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho


4.1. Trong điều kiện nào di chúc dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu


5

VẤN ĐỀ 1:
HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC
Tóm tắt Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân
tỉnh Phú Yên.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thành Hiếu
Bị đơn: Bà Đặng Thị Trọng
Ông Nguyễn Này và bà Đặng Thị Trọng là vợ chồng hợp pháp kết hơn từ năm
1970. Ơng Này có quan hệ trai gái với bà Nguyễn Thị Tâm sinh ra 3 người con là
Hiếu, Trung, Việt. Tài sản chung của ơng Này và bà Trọng là nhà đất có diện tích

225m2. Ngày 16/11/2008, ơng Này qua đời. Trước khi qua đời, vào ngày
19/12/2007 ông Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở
hữu chung của ông với bà Trọng cho Nguyễn Thành Hiếu. Đến nay, Hiếu chỉ xin ^
lô đất để sử dụng nhưng bị bà Trọng bác bỏ. Từ đó xảy ra tranh chấp. Tòa án nhân
dân tối cao quyết định bác kháng cáo của nguyên đơn. Giữ nguyên như quyết định
của bản án sơ thẩm.
Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Ông Đỗ Văn Quang
Bị đơn: Bà Hoàng Thị Ngâm
Năm 1954, cụ Hựu chung sống với cụ Sách và ông Quang là con chung của
hai người. Trước đó, cụ Hựu cũng đã kết hôn với cụ Hằng (đã mất vào năm 1950)
và có 2 người con chung là ơng Hồng và bà Lựu. Cụ Hựu chết ngày 06/022005. Di
sản để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m2, thửa đất 54 diện tích 462m2 và thửa đất
57 diện tích 526m2. Hiện tại do bà Ngâm- vợ ông Hồng quản lý và được cấp giấy
chứng nhận đất đối với các thửa đất trên. Khi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất bà
Ngâm đã xuất trình di chúc của cụ Hựu lập năm 1998 với nội dung để lại tài sản, đất
cho bà Ngâm và bà Lựu. Ông Quang cho rằng bản di chúc trên là không hợp pháp
nên yêu cầu chia theo thừa kế. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm
và sơ thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh, thành phố Hà
Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.


6

1.1. Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Di chúc tự viết tay là “di chúc văn bản do chính người lập di chúc tự viết bằng
tay nên di chúc loại này còn được gọi là di chúc thủ tự - di chúc bằng chữ viết tay”1.
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), điều kiện về hình thức để di chúc tự

viết tay có giá trị pháp lý:
- Thứ nhất, “di chúc phải là di chúc viết tay (điều có nghĩa là người lập di
chúc phải biết chữ và phải biết viết). Do đó, “di chúc đánh máy khơng có giá
trị
pháp lý, dù rằng người này lập di chúc biết đánh chữ, đánh máy vi tính và tự
tay
đánh máy di chúc”.”2
- Thứ hai, di chúc phải được lập thành văn bản như theo Điều 627 về hình
thức của di chúc quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không
thể
lập
được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
- Thứ ba, người lập di chúc phải minh mẫn sáng suốt vào thời điểm lập di
chúc. Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 630 về Di chúc hợp pháp quy định:
1Đỗ Văn Đại (2018), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TPHCM,
Nxb. Hồng Đức, Chương VI, tr.467.

2
Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 52-55, Tập 1, tr.453.


7

1. Di chúc hợp pháp phải đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái
đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
...

4. Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi
là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Thứ tư, nội dung của di chúc phải đảm bảo các nội dung cơ bản quy định tại
Điều 631 về Nội dung của di chúc:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.


8

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có
các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm
nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ
của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc
hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
- Thứ năm, người lập di chúc phải tự viết. “Người để lại di chúc phải tự chính
tay mình viết nên bản di chúc thì di chúc mới có giá trị.” 3. Và ký vào bản di chúc.
Theo Điều 633 về Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng quy định:
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải tuân theo
quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Như vậy, không chỉ nội dung của di chúc phải được người để lại di sản tự viết
tay mà cả chữ ký trong di chúc cũng phải do người này tự kí. u cầu này có thể
được lý giải như sau: thứ nhất, nó cho phép xác nhận được người viết di chúc; thứ
hai, nó cho phép khẳng định ý chí của người để lại di chúc.4

3
Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 52-55, Tập 1, tr.453-454.

4

Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 52-55, Tập 1, tr.455.


9

1.2.
Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì
những người đã làm chứng di chúc của ơng Này có là người làm chứng
hợp
pháp khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu di chúc của ơng Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người
đã làm chứng di chúc của ơng Này là “cha, em gái, em trai ông Này là những người
đã điểm chỉ và ký tên làm chứng” không phải là người làm chứng hợp pháp. Vì căn
cứ vào Điều 632 BLDS 2015 về Người làm chứng cho việc lập di chúc:
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người
sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di
chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;


1
0


3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Và khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về những người thừa kế theo pháp luật quy
định:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứu hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Mà theo Bản án số 83/2009/DSPT, những người đã làm chứng di chúc cho
ông Này là cha, em gái và em trai ông Này. Và ba người này rơi vào trường hợp
không được làm chứng di chúc theo khoản 1 Điều 632 BLDS 2015, họ là những
người thừa kế theo pháp luật của ông Này. Cha ông Này thuộc hàng thừa kế thứ
nhất, em trai và em gái thuộc hàng thừa kế thứ hai, căn cứ theo khoản 1 Điều 651
BLDS 2015.
1.3. Di chúc của ơng Này có là di chúc do ơng Này tự viết tay khơng? Vì
sao?
Di chúc của ơng Này khơng là di chúc do ơng Này tự viết tay.
Vì căn cứ Điều 633 BLDS 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết tay
và ký vào bản di chúc”; mặc dù ơng Này tự dùng tay mình để viết di chúc, khi ơng
hồn tồn minh mẫn, sáng suốt khơng bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nhưng bản
án khơng nói rõ là ơng này có ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc hay khơng. Nếu có
chữ ký trong tờ di chúc thì cần giám định chữ ký ấy có phải lo do ơng Này ký tên
hay khơng. Nhưng trong bản án cũng không thấy nhắc đến việc các tòa giám định

chữ ký. Do vậy, chưa đủ điều kiện để cho rằng di chúc của ông Này là di chúc do
ông Naỳ tự viết tay.


1
1

1.4. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan
đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết
tay.
Khi di chúc đó là di chúc do ông Này tự viết tay thì hướng giải quyết trên của
Tịa án là chưa thỏa đáng. Vì:
- Thứ nhất, dù Tịa đã xác nhận di chúc này được ơng Này tự dùng tay mình
để viết di chúc, khi ơng hồn tồn minh mẫn, sáng suốt khơng bị lừa dối, đe
dọa
hoặc cưỡng ép. Nhưng bản án khơng nói rõ là ơng này có ký tên, điểm chỉ
vào
tờ
di
chúc hay khơng. Và nội dung của di chúc có tuân theo đúng quy định tại Điều
631
BLDS 2015 không.
- Thứ hai, mặc dù kết quả của Tịa án là cơng nhận di chúc đó hợp pháp nhưng
trong q trình xử lý cịn có một vài sai sót như người làm chứng, cần phải có
cơng
chứng, chứng thực. Vì điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị
pháp
lý khơng nhất thiết phải có người làm chứng, khơng cần phải cơng chứng hay
chứng
thực; mà chỉ cần các điều kiện sau :

+ Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc và phải minh mẫn, sáng suốt
vào thời điểm lập di chúc.
+ Di chúc phải do chính người để lại di sản tự mình viết bằng chữ viết và tự
mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc
Theo một chuyên gia về thừa kế của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao: “Người lập di chúc tự tay viết di chúc và ký vào bản di chúc là đủ điều
kiện hợp pháp khơng cần phải có người làm chứng, khơng cần công chứng
hay chứng thực ”.5
5

Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 52-55, Tập 1, tr.462.


1
2

Nếu di chúc do chính người để lại di sản tự viết, ký và đồng thời có người làm
chứng thì càng tăng tính thuyết phục. Nhưng người làm chứng phải căn cứ theo
Điều 632 BLDS 2015. Mà theo Bản án số 83/2009/DSPT, những người đã làm
chứng di chúc cho ông Này là cha, em gái và em trai ông Này. Và ba người này rơi
vào trường hợp không được làm chứng di chúc theo khoản 1 Điều 632 BLDS 2015,
họ là những người thừa kế theo pháp luật của ông Này. Cha ông Này thuộc hàng
thừa kế thứ nhất, em trai và em gái thuộc hàng thừa kế thứ hai, căn cứ theo khoản 1
Điều 651 BLDS 2015. Do đó người làm chứng cho ông Này không phải là ngườilàm
chứng hợp pháp. Nên việc Tòa án chấp nhận người làm chứng do di sản của
ông Này là không đúng.
1.5.
Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Di chúc của cụ Hựu đã được lập như sau:

- Ngày 25/11/1998, di chúc là do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm
chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng.
- Ngày 04/01/1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hồng Văn Thưởng (là
Trưởng thơn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.
1.6.
Cụ Hựu có biết chữ khơng? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu
trả lời?
Cụ Hựu không biết chữ. Trong phần Xét thấy của Quyết định số 874 cho câu
trả lời: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ”.
1.7. Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để
có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện sau để có hình
thức phù hợp với quy định của pháp luật:
- Thứ nhất, phải lập di chúc bằng văn bản, theo thủ tục công chứng, chứng
thực. Đồng thời khi lập, công chứng, chứng thực di chúc phải có người làm
chứng
thì di chúc đó mới có hiệu lực. Theo khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 về Di
chúc
hợp


1
3

pháp: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết
chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng
thực”.
- Thứ hai, người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ

của
người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Theo Điều 634 BLDS 2015 về Di
chúc
bằng văn bản có người làm chứng:
Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc thì có thể
tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc,
nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc
điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chứ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di
chúc.


1
4

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy
định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
- Thứ ba, người làm chứng cho việc lập di chúc phải là người làm chứng hợp
pháp theo quy định tại Điều 632 BLDS 2015
Đối với việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã phải tuân theo thủ tục quy định tại Điều 636 BLDS 2015:
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước cơng chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân
dân
cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người
lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc
đã

được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cơng chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào
bản di chúc;
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm
chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt cơng chứng viên hoặc người
có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cơng chứng viên
hoặc người người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
1.8. Các điều kiện nào nêu trên đã được áp dụng đối với di chúc của cụ
Hựu?
Các điều kiện đã được áp dụng đối với di chúc của cụ Hựu:
- Thứ nhất, di chúc đã lập thành văn bản: “Di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ
viết”.
- Thứ hai, người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng: “Di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu
điểm
chỉ”.


1
5

-

Thứ ba, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di
chúc và ký vào bản di chúc: “Ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ)
ký tên
làm chứng”.



1
6

1.9. Các điều kiện nào nêu trên đã không được áp dụng đối với di chúc
của cụ Hựu?
Các điều kiện đã không được áp dụng đối với di chúc cụ Hựu là theo thủ tục
công chứng, chứng thực, “một giáo trình đã nhấn mạnh rằng: “việc cơng chứng,
chứng thực di chúc phải đúng thủ tục như quy định tại khoản 1 Điều 658 Bộ luật
Dân sự 2005”.”6. Vì theo Thẩm phán Chu Xuân Minh cho rằng “khi người lập di
chúc tự mình đi cơng chứng, chứng thực thì bản di chúc là hợp pháp kể cả trường
hợp họ không tự viết (đánh máy chẳng hạn)”7 8. Tuy nhiên, bản di chúc này khơng do
chính tay cụ Hựu đi cơng chứng, chứng thực mà do bà Lựu mang di chúc đi công
chứng, nên không thỏa được điều kiện về công chứng, chứng thực.
6

Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 60-61, Tập 1, tr.503.

7

Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 60-61, Tập 1, tr.505.

8

Đỗ Văn Đại (2018), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TPHCM,
Nxb. Hồng Đức, Chương VI, tr.474.



1
7

Tuy ngày 04/01/1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng
(là Trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận. Nhưng ông Thưởng
không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận
là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận (sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn 01 tháng)
và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ khơng
xác nhận nội dung của di chúc. Do đó di chúc của cụ Hựu không theo thủ tục công
chứng, chứng thực đã được quy định.


1
8

8

Việc công chứng hay chứng thực di chúc không thể áp dụng đối với di
chúc được lập sẵn rồi nhờ, hoặc thậm chí ủy quyền cho người khác mang đi
cơng chứng, chứng thực, vì trong mọi trường hợp, người lập di chúc phải trực
tiếp thể hiện ý chí (đồngý tồn bộ nội dung di chúc), và sau khi đã được cơng
chứng viên hoặc viên chức có thẩm quyền chứng thực chấp nhận cơng chứng,
chứng thực di chúc, thì người lập di chúc phải ký tên trực tiếp, từng trang của
tờ di chúc (di chúc có nhiều trang) trước mặt CCV hoặc cơng chức có thẩm
quyền chứng thực (nếu tại nơi 01 cửa liên thơng thì ký tên trước mặt cơng
chức tiếp nhận hồ sơ - khoản 3 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Di chúc
được lập sẵn, có chữ ký sẵn của người lập di chúc khơng đảm bảo an tồn
pháp lý, có thể do bị ép buộc, có thể ký vào thời điểm khơng minh mẫn,
sángsuốt, cũng có thể người khác giả mạo, đánh tráo từng trang hoặc đánh
tráo

cả
tờ di chúc...
1.10. Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
khơng? Vì sao?
Theo nhóm, di chúc nêu trên khơng thỏa mãn điều kiện về hình thức. Mặc dù
di chúc đã được lập thành văn bản và có người làm chứng nhưng về u cầu có
cơng chứng, chứng thực do cụ Hựu là người không biết chữ thì chưa thỏa mãn yêu
cầu của Luật. Vì theo quy định tại Điều 636 BLDS 2015 quy định:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước cơng chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân
dân
cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người
lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc
đã
được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cơng chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào
bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
bản di chúc, không ký hoặc khơng điểm chỉ được thì phải nhờ người làm
chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người


1
9

có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Cơng chứng viên
hoặc người người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Nhưng ở đây cụ Hựu chỉ đọc cho ông Vũ viết và bà Lựu mang di chúc đến

nhà
ông Hồng Văn Thưởng (là Trưởng thơn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác
nhận. Nhưng ông Thưởng không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Ủy ban nhân
dân xã Mai Lâm xác nhận là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận (sau khi cụ Hựu
lập di chúc hơn 01 tháng) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của
ông Thưởng chứ khơng xác nhận nội dung của di chúc. Do đó di chúc của cụ Hựu
không theo thủ tục công chứng, chứng thực đã được quy định.


2
0

Mặt khác theo Quyết định thì trường hợp của cụ Hựu không rơi vào khoản 2
Điều 636 BLDS 2015. Ta cũng cần phân biệt trường hợp di chúc viết hộ với di chúc
được lập bởi người không thể tự lập di chúc do khiếm khuyết hoặc mù chữ:
“Trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, vì sẽ có người nhầm tưởng quy định này
cũngáp dụng đối với mọi cá nhân không thể tự viết di chúc (bao gồm cả trường hợp
người bị khiếm khuyết thể chất và người mù chữ). Bởi lẽ, khi người để lại di sản
không thể tự mình viết di chúc (do bị khiếm khuyết thể chất hoặc người mù chữ) thì
pháp luật quy định người này phải lập di chúc bằng văn bản theo thủ tục công
chứng, chứng thực, đồng thời việc lập, công chứng, chứng thực di chúc phải có
người làm chứng thì di chúc mới có hiệu lực”9
1.11. Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến
hình thức di chúc của người không biết chữ.
Theo khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 thì: “Di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản
và có cơng chứng hoặc chứng thực”
Các quy định liên quan đến di chúc của người không biết chữ trong BLDS đi
liền với khá nhiều điệu kiện về hình thức so với di chúc thơng thường. Vì chủ thể
lập dị chúc là người khơng biết chữ nên việc phải thỏa mãn hết các điều kiện từ đọc

cho người làm chứng lập thành văn bản, đến việc công chứng hoặc chứng thực là
nhằm đảm bảo quyền lợi và độ xác thực của bản di chúc. Như vậy, chúng ta có thể
hạn chế trường hợp lợi dụng yếu điểm của người mù chữ có tài sản để lập nên một
bản di chúc trái với nguyện vọng và ý chí của họ.
Tuy nhiên, nhìn một cách khái qt hơn, các điều luật quy định tuy chặt chẽ
nhưng vẫn khơng thể xóa bỏ trường hợp di chúc được lập ra khơng hồn tồn truyền
tải được ý niệm của người chết. Việc phải thông qua nhiều chủ thể để cho ra đời bản
9

Đơ Văn Đại (2018), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TPHCM,
Nxb. Hồng Đức, Chương VI, tr.470.


2
1

di chúc cuối cùng suy cho cùng là khá tốn thời gian, nhân lực. Hơn nữa, các chủ thể
này chưa chắc đã nắm được toàn bộ mong muốn của người lập dị chúc nên có thể
dẫn đến sơ suất. Các nhà làm luật nên cân nhắc đến những hình thức mới cho di
chúc của người không biết chữ như dùng băng ghi hình. Việc lắng nghe trực tiếp
tâm tư, nguyện vọng của chính người lập di chúc sẽ đảm bảo tính xác thực cũng như
tiết kiệm thời gian cho quá trình lập di chúc.


2
2

VẤN ĐỀ 2:
TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC
Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự

Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Cụ Lê Thanh Quý
Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng và ông Nguyễn Hữu Lộc.
Cụ Quý và cụ Hương kết hôn năm 1955 và có 12 con chung, tạo lập được bất
động sản bao gồm nhà và đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú
Nhuận, diện tích 699m2. Ngày 06/04/2009, cụ Hương chết, có để lại di chúc có nội
dung chia toàn bộ căn nhà và đất số 302 cho 5 người con là ông Đức, ông Nghĩa,
ông Hiếu, ông Dũng và bà Kiều, di chúc đã được công chứng tại phịng cơng chứng
số 4 TPHCM. Nay cụ Q khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng cụ ra
làm 2 phần, được hưởng ^ giá trị căn nhà bằng hiện vật, 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật đối với di sản của cụ Hương để lại. Ông Lộc và Ơng Dũng khơng có ý kiến gì
đối với u cầu của cụ Quý đối với phần tài sản chung của 2 cụ, tuy nhiên, căn nhà
hiện nay do 2 ông quản lý và sử dụng, xin cụ Quý được hưởng một phần vì khơng
cịn chỗ ở khác. Tịa giám đốc thẩm quyết định Chấp nhận kháng nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao. Hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân TP
HCM xét xử sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/9/2018 của Tịa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội.
Ngun đơn: ơng Trần Văn Y
Bị đơn: phịng cơng chứng M


2
3

Cụ D và cụ C chung sống với nhau nhưng khơng đăng kí kết hơn. Năm 1959
cụ D mua đất ở xứ M của ơng Đ, sau đó đổi hợp tác xã N lấy thừa ruộng này ở đồng
M. Khoảng 1960-1970 cụ D chung số với cụ N và sinh ra ông D1. 16/12/2009, cụ C
lập di chúc để lại một phần tài sản là bất động sản tại thừa đất số 38 cho ông D1.
15/01/2011, cụ D lập di chúc tại Phịng cơng chứng M với nội dung để lại phần

tàisản của mình tại thừa đất nêu trên cho ông D1. Sau khi 2 cụ mất. Ngày 26-012011,
Phòng công chứng M có Văn bản cơng bố Di chúc đối với di sản của hai cụ là thửa
số 38. Ông Y cho rằng thửa đất số 38 ông đã mua của cụ C từ năm 1987 đến năm
1998 thì hai bên lập Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc Phịng cơng chứng M cơng chứng di
chúc của cụ D, Văn bản công bố di chúc của hai cụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của gia đình ơng nên ơng khởi kiện u cầu Tịa án tun bố các văn
bản cơng chứng trên vơ hiệu. Tịa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm
và sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


2
4

2.1. Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359
cho câu trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt tài sản là nhà đất tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu
(nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận).
Đoạn trong phần Xét thấy của Quyết định số 359 cho câu trả lời:
Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện nguồn gốc
nhà đất tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Dậu (nay là 302 Nguyễn Thượng
Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận) được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận
cấp giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn Hương vào năm 1994. Ngày
16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các con cụ là Nguyễn Ngọc
Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị
Kiều (Vợ ông Nguyễn Hữu Trí)10.
2.2. Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt
trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Đoạn trong phần xét thấy của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương
định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương: “Tuy nhiên, về nội

dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ
chồng cụ Hương và cụ Quý. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5
người con trong khi khơng có sự đồng ý của cụ q là khơng đúng.”11
10

Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, tr.7.

11

Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, tr.7.


2
5

2.3. Tịa án đã cơng nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết
định số 359 cho câu trả lời?
Tịa án đã cơng nhận hiệu lực đối với một phần tài sản chủa cụ Hương (1/2
nhà đất) cho 5 người con, sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật.
Đoạn trong phần Xét thấy của Quyết định số 359 cho câu trả lời:
Vì vậy, Tịa án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có
hiệu lực một phần đối phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên được chia
đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa,
Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Trị Kiều (vợ ơng Nguyễn Hữu
Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.12
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý.
Vì di chúc của cụ Hương được lập hợp pháp về hình thức nhưng về nội dung

thì di sản được định đoạt là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý, nên Tòa án
quyết định chỉ công nhận một phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất), phần di sản
của cụ được chia cho 5 người con theo di chúc sau khi đã chi cho cụ Quý 2/3 suất
thừa kế theo pháp luật là hoàn toàn hợp lý. Và cụ Quý được hưởng ^ tài sản nhà đất
trong phần tài sản chung của hai cụ là hoàn toàn đúng pháp luật.
2.5. Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị
pháp lý? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời.

12

Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, tr.7-8.


×