Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Ngôn ngữ báo chí NGÔN NGỮ TRÊN ấn PHẨM báo MĂNG NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 19 trang )

NGÔN NGỮ TRÊN ẤN PHẨM BÁO MĂNG NON
(Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của Báo Nhi Đồng –
Trung ương Đồn TNSC Hồ Chí Minh)

Ngày 1/1/2002 đánh dấu sự ra đời của một ấn
phẩm đặc biệt - tờ báo chuyên đề của báo Nhi
Đồng dành riêng cho học sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số, miền núi và vùng nông thôn, hải
đảo xa. Tờ báo ấy có một tên gọi thật giản dị
nhưng ý nghóa – Báo Măng Non. Đang ở tuổi 13, Măng Non
dường như đang ở độ tuổi sung sức nhất của một
tờ báo dành cho trẻ em, những trẻ em - độc giả
thuộc đối tượng đặc biệt: Những bạn nhỏ dân tộc
thiểu số có hoàn cảnh sống hết sức khó khăn.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính
sách dân tộc, miền núi, từ khi ra đời tới nay, báo
Măng Non đã đến tận tay các đối tượng bạn đọc là
học sinh dân tộc thiểu số, miền núi, vùng nông
thôn và hải đảo xa. Cùng với đội ngũ báo chí,
Chuyên đề Măng Non thực hiện Quyết định 975 –
QĐ/TTg đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, làm phong
phú đời sống tinh thần cho thiếu nhi và học sinh là
con em đồng bào các dân tộc ở những nơi xa xôi,
hẻo lánh nhất của đất nước, thực hiện xuất sắc


nhiệm vụ chính trị do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh giao phó.





Kể từ khi xuất hiện tới nay, Chuyên đề Măng
Non luôn thực hiện các nội dung theo tiêu chí :
Không chỉ trang bị, mở rộng kiến thức cho
các em mà còn thực sự là người bạn, người
thầy của các em trong cuộc sống, sinh hoạt và
học tập. Sự mẫu mực trong cách thể hiện ngôn từ nhưng vẫn đảm
bảo được bản sắc riêng của ngơn ngữ vùng miền.
Báo chú trọng đầu tiên tới việc nâng cao kỹ
năng tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc ít
người. Do nhiều em tới trường mới tiếp xúc với
tiếng Việt, vốn từ phổ thông còn hết sức hạn
chế, nên các bài viết trên báo đều rất ngắn gọn,
dễ hiểu, ngôn từ đơn giản, luôn có phần giải thích
kèm theo cho những từ khó hay những từ có liên
quan tới các kiến thức về xã hội, khoa học
Các bài viết trên báo Măng Non tuy ngắn,
nhưng luôn được biên tập rất công phu, cẩn thận,
đảm bảo cung cấp cho các em cách nói, cách
viết, diễn đạt tiếng Việt ở mức chuẩn xác
nhất. Có thể nói tờ báo Măng Non là tài
liệu tham khảo, bổ sung kiến thức tiếng Việt
cho các độc giả nhỏ tuổi vùng dân tộc
thiểu số hết sức hữu hiệu.


Một trong những điều quan trọng nhất là đội ngũ thực hiện chuyên đề
này, từ biên tập viên, họa sĩ… đều thấm nhuần một tinh thần là: Với các em
học sinh bậc tiểu học thì tư duy hình ảnh cần được chú trọng ở mức cao

một thì với các em học sinh vùng núi , dân tộc cần phải được chú trong
hai ba. Chính vì vậy, tờ Báo Măng Non ln ln chú trọng tới việc dùng
hình vẽ, tranh ảnh như là những ví dụ minh họa sinh động nhất để các
em thấm nhuần được dễ nhất những điều mà báo muốn gửi gắm.
Trên tất cả các số báo Măng Non thường
xuyên duy trì các chuyên mục đã làm nên bản sắc
của một tờ báo dành cho học sinh vùng dân tộc
thiểu số như : Phong tục các nơi, Rộng dài đất
nước, Câu đố các dân tộc, Hoa đẹp trăm miền...




Báo Măng Non đã duy trì được một đội ngũ các
cộng tác viên thân thiết, luôn có những bài
viết phản ánh, những câu chuyện văn nghệ,
những bài thơ mang đậm bản sắc vùng miền,
sử dụng tự nhiên, nhuần nhuyễn ngôn ngữ
địa phương, khiến các trang báo sinh động, gần gũi
và thân thiết với các độc giả dân tộc thiểu số
hơn. Cac trang viết cũng phải thấm đẫm tình thương yêu, tính nhân văn,
câu từ chan hịa vui vẻ và gợi mở.
Đặc biệt điều này ở trong chuyên mục: Điều em muốn nói. Như trong
bài Tấm lịng thơm thảo MN số 20/2015; câu chuyện mà bạn gái Hoàng trà
My (Trường TH Ỷ la, Tổ 8 Phường Ỷ La, Tuyên Quang :”… -Em mang cho
các bạn ở khu nội trú trong trường chị ạ. Mẹ em bảo: các bạn ấy đi học xa
nhà, tối về lại phải nấu nướng. cuộc sống tự lập cịn nhiều khó khăn…mình
giúp được gì thì chia sẻ để các bạn ấy vui và bớt nhớ nhà hơn…”

Laøm báo cho đối tượng độc giả ở những vùng

miền còn rất nhiều khó khăn về thông tin cũng
như phương tiện đi lại nên báo Măng Non có nhiều


chuyên mục mang tính thiết thực cao. Một trong số
đó chính là trang Alô, bác só kính trắng đây !
Hầu hết những câu hỏi của các em gửi về liên
quan đến việc giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ đều được
các chuyên gia y tế - cộng tác viên của báo trong
lónh vực này - trả lời hết sức cụ thể, dễ hiểu, đưa
ra những lời khuyên bổ ích trong việc chữa trị bằng
những bài thuốc dân gian dễ kiếm ở địa phương
các em. Đây là chuyên mục nhận được khá nhiều
thư từ của các độc giả. Vấn đề ở đây đặt ra là ở mỗi vùng miền
khác nhau người tư vấn (Ở đây là Bác sĩ Kính trắng ) phải làm sao có được
ngơn ngữ, kiến thức phù hợp với người hỏi. Ví dụ như việc có cháu hỏi: Bác
sĩ ơi, làm thế nào không để những giấc mơ “quấy rầy”, giấc ngủ ngon là giấc
ngủ không mộng mị…”Bác sĩ Kính trắng’ ở đây khơng thể lấy những kiến
thức khoa học cao siêu mà giải đáp, trong trường hợp với câu hỏi này, vị bác
sĩ chỉ có thể giải thích một cách đơn giản là khi đi ngủ đừng nằm ở các tư
thế vặn vẹo, gách chân gác tay hay có những vật gì đó đè nặng, phịng ngủ
cần thống đãng và khơng bị bức bí thiếu khơng khí…bác sĩ cũng gợi mở ra
rằng, một giấc ngủ ngon cũng cần phải có những giấc mơ đẹp, nhẹ nhàng
vui vẻ…

Một chuyên mục khá thú vị và trong việc sử dụng ngơn
ngữ địa phương nhưng làm sao lại phải để cho tất cả các em nhỏ trên mọi
miền đất nước cũng hiểu được đó là chuyên mục Kết bạn bốn phương.



Với cách làm công phu, sáng tạo, trang báo vừa đưa
ra những địa chỉ để các em nhỏ làm quen với nhau,
vừa giúp các em có được hình dung cụ thể về vị trí
của địa phương nơi người bạn mình đang sống trên
bản đồ. Khi việc đi lại với nhiều em nhỏ dân tộc
thiểu số còn hết sức khó khăn, thì việc có được
những địa chỉ tin cậy để các em cùng làm quen
với nhau, mở rộng tầm hiểu biết đã khiến các em
vô cùng vui sướng. Rất nhiều em đã viết thư bộc
bạch đó chính là chuyên mục các em thích nhất.
Ở đây chìa khóa đó là việc đăng hình ảnh của chính các em cùng tên
tuổi địa chỉ và đặc biệt đó là một tấm bản đồ lớn, chỉ dẫn bạn đó ở tỉnh nào...
Ví dụ như bạn Ro Hi Ni dân tộc Chăm, ở tổ 2, xã Suối Dây, Tân Châu tỉnh
Tây Ninh thì hình em Ro Hi Ni đăng ở bên cạnh tấm bản đồ có mũi tên chỉ
vào tỉnh Tây Ninh…
Một điều bất ngờ là chuyên mục này được rất nhiều bạn nhỏ gửi thư và
hình ảnh của mình về tham gia. Điều đó chứng tỏ rằng tờ báo đã đến được
tân tay, đã hấp dẫn được các em.



Và cũng thật ngạc nhiên khi mặc dù ở rất xa
xôi, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn (một cái tem
để gửi thư với các em cũng là cả một vấn
đề), thì chuyên mục Điều em muốn nói lại liên
tiếp nhận được bài vở của các em gửi về. Có thể
hiểu đấy là nhu cầu thực sự của các em muốn
được bày tỏ ý kiến, tình cảm của mình với những



điều hàng ngày xảy ra xung quanh các em. Không
chỉ là cảm xúc trước một hiện tượng, sự việc, sự
phẫn nộ trước những hủ tục, thói hư tật xấu ở
địa phương các em ở, mà nhiều em còn mạnh dạn
bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước những
vấn đề lớn lao như bảo vệ môi trường, quyền trẻ
em… Có thể nói, Măng Non chính là nơi khởi đầu
tập sự của những “nhà báo tí hon”.
Điều em muốn nói cũng là chuyên mục tiếp nhận phong phú nhất
những nội dung từ đời sống học tập cũng như là tâm tư nguyện vọng của
các em; và đây cũng chính là nơi thể hiện sự phong phú nhất sự đa dạng
về ngôn ngữ, hình ảnh trên tờ báo Măng Non.


Bên cạnh đó, Báo Măng Non còn thường
xuyên tuyên truyền sâu rộng những chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để
giúp các em hiểu được sự quan tâm về mọi mặt
mà Chính phủ đang thực hiện để giúp xoá dần
khoảng cách giữa các vùng miền. Ví dụ như trong năm
2010, Báo Măng Non đã dành số lượng trang
thường xuyên trong mỗi số báo để tuyên truyền
cho sự kiện chính trị – xã hội quan trọng trong đời
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Đại
hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số
lần thứ nhất. Bắt đầu từ giữa tháng 10/2009,
Báo đã mở 2 chuyên trang “Hướng tới Đại hội
đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số
Việt Nam lần thứ nhất – Tháng 5/2010”, xuất

hiện đều đặn trên các số báo Măng Non từ đó
tới khi Đại hội diễn ra. Tại 2 chuyên trang này,
Báo thường xuyên cập nhật thông tin về đại hội
các cấp diễn ra tại các huyện, tỉnh, thành phố
trong cả nước; đưa bài viết về những tấm gương
đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc
trên mọi lónh vực của cuộc sống – những người
đang chung tay góp sức cùng nhân dân cả nước
trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xoá dần
khoảng cách giữa 2 miền xuôi ngược, tiến tới
làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Hai
chuyên trang chiếm vị trí trang trọng trong tờ báo,
được biên tập công phu, cẩn thận, nhằm chuyển
tải tới các độc giả nhỏ tuổi, các thầy cô giáo
những thông tin kịp thời nhất về một sự kiện có
tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số.
Ở các chun trang mang tính tun truyền phổ biến này thì việc sử
dụng ngơn ngữ cần phải được chuẩn hóa để chính các thầy cô,các em
học sinh năm bắt được một cách đầy đủ, chính xác nhất những chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Một trong những hoạt động cũng là để trau dồi thêm những kiến thức,
nhất là việc sử dụng ngôn từ, cách hành văn cho bộ phận thực hiện chuyên


đề Măng Non là việc cử các phóng viên, Biên tập viên tham gia vào các
chuyến đi công tác, các hoạt động xã hội của Báo Măng Non tới các em
vùng sâu vùng xa. Chương trình kết nghĩa Tay trong tay là chương trình kết
nối giữa học sinh vùng núi, nông thôn xa với các em học sinh vùng thành
phố, vùng có những điều kiện về kinh tế hơn.


Phần cuối cùng của bài luận người viết muốn nhấn mạnh đến một chuyên
trang đặc biệt luôn được đăng ở trang đầu tiên của tờ báo. Đó là trang thơ
song ngữ. Một bên là thơ bằng tiếng dân tộc và một bên là in thơ bằng tiếng
Việt. Đây là một chuyên trang vô cùng hấp dẫn và hay đối với các em nhỏ,
để thực hiện chuyên trang này, những người biên tập cần phải có sự cộng tác
vơ cùng đắc lực của các cộng tác viên – họ là những nhà thơ, nhà văn, nhà
nghiên cứu tâm huyết. Trang thơ song ngữ cũng là nơi thể hiện ngôn ngữ đặc
biệt nhất của ấn phẩm Báo Măng Non.




Có thể nói, suốt những năm qua, Măng Non đã
không ngừng phấn đấu, liên tục đổi mới, cải tiến,
sáng tạo cả về nội dung, hình thức để có được sản phẩm
ưng ý nhất cho đối tượng độc giả đặc biệt của
mình.
Cũng suốt 13 năm qua đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã trưởng
thành lên rất nhiều, đội ngũ này đã đang và sẽ không ngừng cống hiến cho
sự nghiệp ươm trồng những mần non trên vùng non cao, nước biếc…
Việc gieo niềm đam mê, sự ham học hỏi, mở ra một chân trời mới với
các em nhỏ vùng sâu vùng xa là vơ cùng khó khăn nhưng khơng thể
khơng làm được. Báo Măng Non tự hào rằng, với quá trình hình thành và
phát triển của mình, tờ Báo đã góp được một phần nhỏ vào cơng việc cao
cả và ý nghĩa đó ; bắt đầu từ những câu từ thân thương, gần gũi, những
bài viết trau chuốt thấm đậm tình yêu thương các em nhỏ đã được dắt tay
vào một thế giới của tri thức và sự vươn lên…




×