1
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng trở nên quan trọng
trong đời sống bởi nhu cầu về thông tin xã hội của người dân ngày càng lớn.
Sự phát triển của báo chí được đánh dấu một phần bởi sự phong phú và đa
dạng của Tin, bài dưới nhiều góc độ, mức độ giúp cho khán giả có điều kiện
tiếp cận thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Truyền hình là cơ quan ngôn luận của Đảng và là diễn đàn của nhân
dân. Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin
bằng hình ảnh và âm thanh, là phương tiện báo chí quan trọng, hấp dẫn trong
đời sống nhân dân. Với hình ảnh và âm thanh sinh động, chân thực, truyền
hình trở thành vũ khí, cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng
như lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong những năm gần đây, hòa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
loại hình báo chí, cùng chiến lược “thơng tin hóa” ở Trung Quốc, số lượng
thông tin truyền thông đặc biệt của truyền hình tăng lên nhanh chóng. Nhiều
kênh truyền hình, nhiều đài truyền hình mới được thành lập và được đầu tư
lớn. Đặc biệt là ở cấp Trung ương và cấp Thành phố. Nhân dân từ trung ương
đến địa phương có nhiều cơ hội để lựa chọn thơng tin hơn. Tuy nhiên, trước
thực trạng đó, khơng ít kênh, đầy đặc biệt tỷ lệ thu xem chương trình thời sự
của đài Truyền hình của thành phố cấp huyện đang đối mặt thách thứ gay gắt.
Làm sao để nâng cao hiệu qủa chất lượng chương trình thời sự của đài Truyền
hình của thành phố cấp huyện, là một đòi hỏi cấp bách đối với đài Truyền
hình của thành phố cấp huyện và các nhà báo đài Truyền hình của thành phố
cấp huyện.
Trong thời gian vừa qua lãnh đạo Đài truyền hình Nghi Hưng, tỉnh
Giang Tô, Trung Quốc thấy rằng để Đài phát triển, cạnh tranh được với 34 đài
2
của khu hành chính cấp tỉnh (bao gồm 4 thành phố trực thuộc Trung Ương, 23
tỉnh, 5 khu tự trị, 2 Đặc khu hành chính), 2862 đài cấp huyện ở Trung Quốc,
đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng
thành phố Nghi Hưng, Đài đã không ngừng cải tiến, đổi mới từ nội dung, hình
thức đến cơ cấu tổ chức sản xuất.
Chất lượng chương trình từng bước được nâng lên, Đài đã khẳng định
vị trí, sức mạnh của mình trong việc tun truyền đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Chương trình thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng đã
thơng tin nhanh, nhạy, khách quan các sự kiện, vấn đề nóng bỏng của địa
phương góp phần đắc lực xây dựng thành phố Nghi Hưng ngày càng phát
triển, năng động cùng cả nước Trung Quốc. Chương trình thời sự Đài truyền
hình Nghi Hưng là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Chính quyền của đất nước,
của địa phương với nhân dân; giữ vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng và phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng ở
địa phương.
Tuy nhiên trong q trình đổi mới hiện nay, Tin truyền hình trong
chương trình thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng vẫn cịn những hạn chế
nhất định: tính thời sự, thế mạnh hình ảnh, âm thanh của truyền hình chưa
được khai thác triệt để trong thể loại Tin....Điều này đã và đang làm cho hiệu
quả tuyên truyền chưa cao, sức cạnh tranh Tin tức của Đài cịn hạn chế.
Vì vậy, khảo sát để thấy rõ thực trạng, từ đó tìm ra những giải pháp để
nâng cao chất lượng của Tin, thu hút được sự quan tâm của khán giả với
chương trình thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng là điều cần thiết. Đây
chính là lí do để tác giả chọn: “Nâng cao chất lượng thể loại Tin trong
chương trình thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng, Tỉnh Giang Tơ,
Trung Quốc” làm đề tài luận văn của mình.
2.
Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
3
kinh tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực cơng nghệ truyền thơng, truyền
hình tại Trung quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là một đề tài
nghiên cứu chương trình thời sự của Đài truyền hình của thành phố cấp
huyện, mang tính giới hạn địa phương, vì vậy về cơ bản, trước tơi chưa có ai
đề cập tới vấn đề này từ góc độ thể loại Tin, chỉ có người nghiên cứu về vấn
đề chất lượng người dẫn chương trình và làm sao nâng cao chất lượng chương
trình thời sự của Đài truyền hình của thành phố cấp huyện. Chúng tôi không
được thừa hưởng và tiếp thu tư liệu khảo sát cũng như kinh nghiệm nghiên
cứu của những người đi trước. Do vậy tôi cũng gặp khơng ít những khó khăn
trong q trình khảo sát và nghiên cứu.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong các phương tiện truyền thơng đại chúng hiện nay, truyền hình là
một trong những loại hình báo chí phổ biến nhất, có sức tác động to lớn đối
với cơng chúng bởi tính chính xác, cập nhật của nó. Mà báo chí truyền hình
nói chung đựoc chia thành các nhóm thể loại như: Tin, Phỏng vấn, Bài phản
ánh, Xã luận, Bình luận v.v.
Thể loại Tin truyền hình được đề cập trong nhiều giáo trình giành cho
sinh viên báo chí. Tuy nhiên trong khn khổ khóa luận này, tơi muốn nghiên
cứu thể loại Tin trong chương trình truyền hình được phát vào 18 giờ 30 hàng
ngày của Đài Truyền hình Nghi Hưng. Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu
đồng thời đưa ra những giải pháp, những ý kiến đề xuất thích hợp nhằm nâng
cao chất lượng Tin, góp phần nâng cao tính hấp dẫn của chương trình thời sự
và thu hút đơng đảo khán giả hơn.
Như vậy mục đích của khóa luận này là đề ra được những giải pháp vừa
mang tính khái quát, vừa mang tính khả thi, vừa là những giải pháp cơ bản,
vừa là những giải pháp tình thế. Mục đích đó được thể hiện qua những nhiệm
vụ sau:
- Đánh giá vị trí, vai trị của Tin nói chung và Tin truyền hình nói riêng
4
- Khảo sát tình hình ở địa phương, lịch sử của Đài truyền hình Nghi
Hưng và Chương trình thời sự Nghi Hưng để thấy được nội dung phản ánh sử
dụng Tin trong truyền hình.
- Đề ra những giải pháp cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tìm hiểu thực
trạng, những ưu và nhược điểm để nêu ra những giải pháp nhằm mục đích
nâng cao chất lượng thể loại Tin trong chương trình thời sự của Đài truyền
hình Nghi Hưng.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của một khóa luận đại học, tơi khơng có tham vọng
nghiên cứu toàn bộ mọi mặt của cả chương trình truyền hình mà chỉ giới hạn
ngay như trong tên gọi của đề tài là “Nâng cao chất lượng thể loại Tin trong
chương trình thời sự của Đài Truyền hình Nghi Hưng, tỉnh Giang Tơ,
Trung Quốc”, để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng Tin cho
truyền hình.
Sự giới hạn trên giúp cho bản khóa luận có điều kiện để thể hiện như một
cơng trình giữ vị trí như chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn.
Do đặc thù của ngành và hạn chế về thu thập tài liệu tham khảo nên tôi
chỉ dựa trên các chương trình thời sự của Đài Truyền hình Giang Tơ để khảo
sát và đánh giá trong một thời gian nhất định về vai trò của thể loại Tin trên
kênh Tin tức của Đài Truyền hình Nghi Hưng. Đề tài này nghiên cứu về thể
loại Tin trong chương trình thợi sự của Đài truyền hình Nghi Hưng phát sóng
lúc 18 giờ 30.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là từ tháng 1 đến tháng 3 năm
2011.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hình thành trên cơ sở thực hiện các phương pháp tổng
hợp, dựa trên lý thuyết về truyền thông đại chúng và các thể loại báo truyền
hình, để có cái nhìn tổng quan về Tin truyền hình.
5
Trong q trình nghiên cứu đề tài, có khảo sát Tin, sưu tầm những tài liệu,
phân tích, tổng hợp, đồng thời so sánh dựa trên lý thuyết và thực tế trong việc
sử dụng Tin trong chương trình phát thanh của Đài Truyền hình Nghi Hưng.
Khóa luận này dựa trên hệ thống lý luận về các thể loại báo chí nói
chung, truyền hình nói riêng và chủ trương, đường lối của Đảng trong phương
hướng, nhiệm vụ phát triển, công tác thông tin đại chúng là cơ sở khoa học,
thẩm định, đánh giá vấn đề trong nghiên cứu đề tài.
Dựa trên thực tế và tìm hiểu cách xây dựng chương trình truyền hình của
Đài, tơi sẽ cố gắng đưa ra những kết luận phù hợp, thích ứng với việc vận
dụng lý thuyết thể loại Tin truyền hình.
Ngồi ra, tơi cũng làm phiếu điều tra, thu thập ý kiến của khán giả, còn
phỏng vấn phóng viên, người lãnh đạo của Đài truyền hình Nghi Hưng để làm
tài liệu nghiên cứu của khóa luận tơi.
Nói chung, phương pháp chủ yếu nghiên cứu của tơi như sau:
- Tham khảo tài liệu
- Phỏng vấn
- làm phiếu điều tra
6.
Ý nghĩa của đề tài
(1) Tăng thêm kiến thức của mình
Việc khảo sát và nghiên cứu thể loạiTin trên Đài truyền hình Nghi
Hưng sẽ ít nhiều đem đến cho tôi một số kinh nghiệm khi làm Tin cho báo
truyền hình và có thể coi là chuẩn mực tạm thời cho việc nghiên cứu và áp
dụng một cách thích hợp cho báo truyền hình.
(2) Nêu ra những ý kiến để Đài truyền hình Nghi Hưng tham khảo, do
vậy có thể cải tiến chương trình làm cho phát triển hơn.
7.
Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm 3
chương như sau:
6
-Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thể loại Tin truyền hình
-Chương 2: Thực trạng thể loại Tin trong chương trình thời sự của
Đài truyền hình Nghi Hưng
-Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIN TRUYỀN HÌNH
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tin là gì?
Mặc dù, Tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên
các phương tiện thơng tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất về thể loại này. Tác giả cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” đã tổng
kết và cho rằng : “Định nghĩa về Tin tức nói chung, Tin truyền hình nói riêng
cũng nhiều gần bằng số lượng ký giả ” [6,trang 76, 77].
Trong tiếng Anh, Tin được gọi là “News”, còn tiếng Trung là “ 消 消 ” .
Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “Mới” - là sự thông báo những
Tin tức mới trong xã hội đến với công chúng.
Trong các cuốn sách dạy về nghề báo ở phương Tây có lưu truyền một
định nghĩa thú vị nhưng thực tế, dễ hiểu: “Khi con chó ngoạm chiếc giày, đó
khơng phải là Tin vì đó là chuyện bình thường. Nhưng khi chiếc giày ngoạm
con chó thì đó là Tin” (O’Brien, Frank Michael, 1918 : The story of the Sun,
241). Với quan niệm này thì Tin là những điều mới lạ, khác biệt trong cuộc
sống mọi người muốn biết.
Còn trong cuốn sách «Tân biên Báo chí học của phát thanh - truyền
hình» lại đưa ra một khái niệm rất nghiêm túc, khoa học như sau: “Tin là một
thể loại báo chí với độ dài ngắn gọn, cố gắng hết sức truyền bá sự thật mới
xảy ra một cách nhanh chóng, rộng rãi, là hình thức thơng báo cơ bản nhất,
phổ biến nhất, chọn dùng nhiều nhất trong tất cả phương tiện truyền thông”.
[7,tr.15]
Hay trong cuốn: “Những vấn đề của báo chí hiện đại” cũng đã giải
8
thích về thể loại Tin: “Về thể loại Tin, chúng ta đã biết đây là một trong
những thể loại cơ bản nhất trong các thể loại báo chí. Đặc điểm nổi bật nhất
của Tin là ở chỗ: nó có nhiệm vụ thông báo một cách kịp thời nhất về những
sự kiện mới nhất, dưới một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ nhất. Trong Tin
khơng có sự xuất hiện của nhân vật, khơng có cái tơi tác giả, khơng sử dụng
ngơn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và bút pháp, giọng điều linh hoạt, sinh động
như nhiều thể loại báo chí khác.” [2,tr.286]
Một số nhà báo với kinh nghiệm tác nghiệp lâu năm trong nghề của
mình thì “nơm na” cho rằng : Tin là những điều biên tập viên cho là như vậy,
hay Tin là kết quả cuối cùng của bản năng nhà báo ; là những gì hơm qua
chưa biết, là sự thông báo những sự thật mới xảy ra có liên quan đến đời sống
xã hội.... Hay “Tin” cũng có thể chỉ là một khái niệm hết sức gần gũi và giản
dị như: Tin chỉ cần trả lời 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Vì
sao? Như thế nào?
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm, cách lý giải khác nhau về Tin nhưng
nhìn chung Tin đều toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất về thể loại
này. Nói đến thể loại Tin là nói tới 3 yếu tố chính: đối tượng phản ánh là : sự
kiện mới; sự kiện mới đó phải là sự kiện có nghĩa xã hội; cách thể hiện phải
ngắn gọn, cô đúc, dễ hiểu.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, có thể đưa ra một khái niệm về Tin
như sau: Tin là một thể loại báo chí phản ánh những sự kiện mới xảy ra,
đang xảy ra hoặc sắp xảy ra được mọi người quan tâm; được thơng tin
nhanh, ngắn gọn trên báo chí nhất là báo hàng ngày.
Sự kiện trong Tin có thể là cái mới xảy ra, sắp xảy ra nhưng cúng có
thể là cái đã xảy ra. Tuy nhiên, dù là vừa mới xảy ra, sắp xảy ra hay là cái đã
xảy ra nhưng tất cả những sự kiện được lựa chọn làm Tin đều phải là những
sự kiện có nghĩa xã hội, chưa được cơng chúng biết đến. Nói một cách khác,
nội dung sự kiện trong Tin phải là những điều nhiều người chưa biết mà nay
9
muốn biết.
1.2. Tin truyền hình là gì?
Là một trong những thể loại ra đời sớm nhất, từ những năm 20 của thế
kỷ XX – cùng với sự ra đời của loại hình báo chí truyền hình, đến nay Tin
truyền hình vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Vậy Tin truyền hình là gì? Tin
truyền hình có gì tương đồng và khác biệt so với Tin trên các loại hình báo chí
khác?
Tin truyền hình là một thể loại báo chí. Chính vì vậy nó cũng mang đầy
đủ những đặc điểm của thể loại Tin nói chung, đó là thơng báo ngắn gọn
những sự kiện mới có ý nghĩa xã hội một cách nhanh chóng tới cơng chúng.
Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt. Điều làm nên sự khác
biệt giữa Tin truyền hình với Tin trên các loại hình báo chí khác đó chính là
phương tiện truyền tải thơng tin, là ngơn ngữ của loại hình. Ở truyền hình đó
là hình ảnh và âm thanh.
Nếu như Tin trên báo in thơng báo bằng văn bản và hình ảnh tĩnh; Tin
trên báo phát thanh thông báo bằng âm thanh và tiếng động; Tin trên báo
mạng thông báo bằng văn bản, hình ảnh....Nghĩa mỗi loại hình đó thơng tin
chỉ được chuyển tải tới cơng chúng qua một giác quan đó là tai hoặc mắt thì
truyền hình thơng tin chuyển tải, thơng báo bằng hai ngơn ngữ: hình ảnh, âm
thanh – nghĩa là giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác - hai
giác quan quan trọng nhất vậy nên nó có sức hấp dẫn đặc biệt.
Hình ảnh trong Tin truyền hình là cuộc sống thực, là hiện thực sinh
động được ghi lại qua máy thu hình. Lợi thế về hình ảnh giúp Tin truyền hình
vượt trội về thế mạnh so với Tin trên các loại hình báo chí khác.
Ngồi hình ảnh, lời bình, tiếng động hiện trường cũng là một kênh làm
nên nội dung Tin của Tin truyền hình. Lời bình làm cho nghĩa của hình ảnh
trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn. Tiếng động hiện trường làm cho thông tin thêm
chân thực, khách quan, sinh động.
10
Như vậy, so với Tin trên các loại hình báo chí khác thì Tin truyền hình
có những ưu thế riêng. Và khơng chỉ có vậy, so sánh với các thể loại khác của
cùng loại hình truyền hình thì xét ở một góc độ nào đó Tin truyền hình cũng
có những ưu điểm vượt trội. Cùng là thể hiện thông tin qua ngơn ngữ hình ảnh
và âm thanh nhưng xét về thời điểm thơng tin, Tin truyền hình lại có sự hấp
dẫn hơn so với một số thể loại khác như phóng sự, ký sự, phim tài liệu truyền
hình bởi “nghệ thuật điểm chót” hay “đó là sự sử dụng Tinh tế những giản
lược nghệ thuật những điểm nổi bật của truyền hình”[7,tr.17]” của thể loại
Tin. Nghĩa là chỉ cần một vài chi tiết điển hình với cách thể hiện ngắn gọn,
Tin truyền hình đã có thể giúp khán giả truyền hình biết nhanh nhất sự kiện gì
xảy ra, từ đó có những nhận thức, hành vi kịp thời, phù hợp.
Dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền hình cùng với những phân tích ở
trên, để tiện cho q trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một khái niệm về Tin
truyền hình như sau: “Tin truyền hình là một thể loại cơ bản, quan trọng
của loại hình báo chí truyền hình, dùng để thơng báo ngắn gọn bằng hình
ảnh và âm thanh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội, giúp công chúng
biết được một cách nhanh nhất, sinh động nhất về diện mạo của sự kiện
ấy”.
2?VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA THỂ LOẠI TIN TRUYỀN HÌNH
Truyền hình là một loại hình báo chí đang có thế mạnh, được cơng
chúng quan tâm và nó đã trở thành kênh thơng tin khơng thể thiếu trong đời
sống hàng ngày. Truyền hình đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong
“làng báo chí”, nó đã và đang là phương tiện thơng tin hữu hiệu, đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu thơng tin về mọi mặt cho công chúng.
Ra đời gần một thế kỷ nhưng đến nay, Tin truyền hình vẫn tồn tại, ngày
càng phát triển và khẳng định được vị trí, vai trị, sức mạnh to lớn của mình.
Hiện nay, nhiều Đài truyền hình trở thành “Vua báo chí” nhờ tin tức thời sự,
11
ví dụ: CNN, CBS, BBC. Nhiều Đài truyền hình có kênh Tin tức riêng, chuyên
sâu với thời lượng lớn.
2.1. Trong đời sống xã hội
Tin truyền hình có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, đáp ứng
nhu cầu thông tin cho cơng chúng một cách nhanh chóng, kịp thời sinh động
về nhiều lĩnh vực trong tự nhiên và xã hội, đồng thời giữ vai trị xung kích
trong việc thu hút, định hướng dư luận.
Tin truyền hình thơng báo những sự kiện mới có ý nghĩa xã hội, ở thời
điểm bộc lộ nhiều ý nghĩa nhất. Cùng phản ánh cái mới nhưng Tin truyền
hình thường tập trung vào những sự kiện mới nhất, nóng hổi nhất vừa xảy ra,
đang xảy ra để công chúng kịp thời nắm bắt được thông tin thời sự cập nhật từ
đó có nhận thức, hành vi phù hợp. Các thể loại khác của truyền hình như
phóng sự, ký sự hay phim tài liệu có thể lần lại, cày xới trong số những sự
kiện đã diễn ra, đã được đưa Tin để khắc họa sâu, cắt nghĩa rõ giúp công
chúng hiểu hơn về sự kiện đã qua nhưng có liên quan tới cuộc sống đương
đại. Tin truyền hình thường chỉ lựa chọn 1 lát cắt điển hình, một điểm bộc lộ
nhiều thơng tin nhất của sự kiện để thông báo. Việc làm này của Tin nhằm
mục đích giúp cơng chúng dễ dàng có được thơng tin mới nhất, nhanh nhất
một cách dễ hiểu nhất. Chính vì thế mà Tin truyền hình trở thành thể loại rất
ngắn gọn năng động. Tin chỉ dựng lại ở việc “phát tín hiệu” – thơng tin rất
nhanh đường nét, hình thù của sự kiện giúp cơng chúng “biết” đang có gì xảy
ra, diện mạo của sự kiện đó ra sao chứ khơng đi vào phân tích, cắt nghĩa, lý
giải để cơng chúng “hiểu sâu” về bản chất của sự kiện như các thể loại truyền
hình khác như phóng sự, ký sự, phim tài liệu… Vậy nên, những con số, những
thông tin, số liệu đó về sự kiện ln là mới nhất, nóng hổi nhất, cơ bản nhất,
cập nhật nhất. Đối với khán giả xem truyền hình thì đây là cơ sở ban đầu rất
quan trọng giúp công chúng biết về sự tồn tại hay không tồn tại của 1 sự kiện
nào trong xã hội, quy mô, xu hướng phất triển từ đó có nhận thức và hành vi
12
kịp thời phù hợp trước các sự kiện, vấn đề trong cuộc sống.
Mặt khác, xã hội ngày càng hiện đại, vì mưu sinh nên quỹ thời gian
dành để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng ít. Trong
điều kiện đó, con người ln có xu hướng lựa chọn thơng tin từ một hình thức
phù hợp nhất, làm sao để với lượng thời gian nhỏ nhất có thể tiếp cận được
với lượng thông tin nhiều nhất, nhanh nhất. Với điều kiện này, thể loại Tin có
thể thỏa mãn một cách tốt nhu cầu thông tin của công chúng trong xã hội năng
động, hiện đại.
Tin truyền hình thu hút khán giả bởi sự ngắn gọn và tính thời sự cập
nhật. Đối với báo ngày (báo in), người ta coi tính thời sự của nó là những sự
kiện xảy ra trong ngày hay nói cách khác là trong 24 giờ đồng hồ. Đối với
phát thanh, truyền hình thì tính thời sự cập nhật được rút ngắn hơn rất nhiều,
được tính bằng giờ thậm chí bằng phút, bằng giây nghĩa là sự kiện được
chuyển đi ngay cùng với lúc nó đang diễn ra. Hiện nay, được sự hỗ trợ của
công nghệ và kỹ thuật phát trực tiếp, tính thời sự của tin tức ngày càng phát
huy. Thời điểm diễn ra sự kiện với thời điểm công chúng được tiếp nhận
thông tin ngày càng gần nhau thậm chí trùng nhau. Điều này càng làm cho vị
thế, vai trò của thể loại Tin truyền hình ngày càng có nghĩa quan trọng đối
với cơng chúng xem truyền hình.
2.2. Trong hệ thống thể loại báo chí truyền hình
Trong hệ thống thể loại báo chí truyền hình, ngồi thể loại Tin cịn có
thể loại Phỏng vấn, Phóng sự, Ký sự, Bình luận, Tường thuật, Điều tra....Mỗi
một thể loại có một ưu thế riêng nhưng Tin truyền hình ln đóng vai trị nền
tảng, là mũi nhọn tiên phong có khả năng tác chiến nhanh nhạy.
Tin truyền hình là hình thức đưa Tin cơ bản nhất, phổ biến nhất, số
lượng nhiều nhất trong hầu hết các chương trình thời sự hàng ngày của các
Đài truyền hình, kênh truyền hình. Có thể dễ dàng thấy rõ điều này ở nhiều
Đài truyền hình của Trung Quốc. Ví dụ, CCTV13 (Đài truyền hình Trung
13
Ương Trung Quốc) một ngày trung bình có 10 chương trình thời sự. Thể loại
Tin trong các chương trình này chiếm thời lượng đáng kể khoảng 70 – 80% só
tác phẩm có trong chương trình. Chẳng hạn mới đây nhất ngày 15/4, trong
chương trình thời sự “News 30’” của kênh Tin tức CCTV1 Đài truyền hình
Trung Ương Trung Quốc, tất cả có 45 tin tức (kể cả Tin chạy ở chân màn
hình), trong đó bao gồm 36 Tin và 9 bài; hay chương trình thời sự “World
Express” của ngày 20 tháng 1, có 15 tin tức bao gồm 10 Tin và 5 bài. Ở Đài
truyền hình địa phương của Trung Quốc, tỷ lệ này của nhiều Đài cũng rất lớn.
Có thể nói thể loại Tin đã, đang khẳng định được vị trí của mình, góp phần
khơn nhỏ định hình diện mạo của loại hình báo chí truyền hình.
Phát huy tích cực ưu thế “hình dáng nhỏ”, “lực lượng to” của Tin
truyền hình[9]消Việc phát huy vai trị “bốn lượng đẩy nghìn cân”[9] của Tin,
việc thể hiện ưu thế số lượng từ ít mà lượng thông tin lớn của Tin, Tin không
chỉ có vai trị quan trọng trong chương trình thời sự, bản Tin thời sự hàng
ngày của mỗi Đài truyền hình, kênh truyền hình mà Tin cịn có vai trị khơng
kém phần quan trong nữa, đó là nguồn cung cấp tài liệu, đề tài phong phú cho
các thể loại báo chí khác. Thông thường, khi phát hiện một sự kiện mới, có
nghĩa xã hội, các phóng viên, các ban biên tập thường tiến hành làm Tin ngay
và phát sóng nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu thông tin ban đầu của cơng
chúng. Tính tức thì, ngắn gọn vốn là thế mạnh của thể loại Tin nhưng lại là
điểm hạn chế của chính thể loại này. Đó là Tin truyền hình có khả năng thông
báo nhanh nhất về sự kiện nhưng do quy định về thời gian và thời lượng nên
Tin truyền hình khơng thể phản ánh một cách chi tiết diễn biến, nguyên nhân
cũng như bản chất của sự kiện. Đây cũng chính là khoảng trống để các thể
loại khác như Phóng sự, Bình luận, Phỏng vấn....vào cuộc, tiếp tục khoan sâu
để đem những thơng tin với sự phân tích sâu sắc, cụ thể đến với công chúng.
3. MỘT SỐ NÉT SƠ LƯỢC VỀ TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH NGHI HƯNG
14
3.1. Sự ra đời và sự phát triển của Đài truyền hình Nghi Hưng
Ngày 1 tháng 5 năm 1958, Đài truyền hình Trung Ương Trung
Quốc ra đời. Sau đó một loạt các Đài truyền hình các tỉnh, thành phố và
các huyện cũng lần lượt xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của
đông đảo người dân Trung Quốc.
So với các địa phương khác ở đất nước Trung Quốc, sự nghiệp truyền
hình của thành phố Nghi Hưng bắt đầu sớm. Năm 1974, Nghi Hưng là một
trong số 15 huyện(thành phố) trong cả nước được Tổng cục Phát thanh –
Truyền hình Quốc gia chính thức xét duyệt đồng ý cho xây dựng Đài truyền
hình. Đài được thành lập, với tên gọi chính thức là “ 消消消消消消消” (Đài Phát
thanh - Truyền hình Nghi Hưng). Đến nay, qua 37 năm ra đời và trưởng
thành, Đài đã phát triển khá nhanh, có vị trí, sự ảnh hưởng lớn trong đời sống
xã hội của địa phương và nhiều địa phương của các tỉnh thành phố khác trong
cả nước Trung Quốc. Với tốc độ phát triển, quy mơ sự nghiệp, hiệu quả và lợi
ích kinh tế của mình, đến nay Đài truyền hình Nghi Hưng là một trong những
Đài đứng trong “top” đầu tiên, trong số hơn hai nghìn đài truyền hình của các
Đài thành phố cấp huyện trong cả nước. Bên cạnh truyền hình truyền thống –
truyền hình quảng bá, Đài truyền hình Nghi Hưng cịn phát triển mạng lưới
truyền hình cáp từ năm 1992 – đây là một trong số ít những đài thành phố cấp
huyện đầu tiên được xây dựng mạng truyền hình cáp ở tỉnh Giang Tô và cả
nước.
Khi bắt đầu hoạt động, Đài phát thanh - truyền hình Nghi Hưng chỉ có
1 tịa nhà cao 7 tầng, với 150 cán bộ, phóng viên. Trang thiết bị kỹ thuật cịn
hạn chế. Nhưng xác định được vị trí, vai trị của thơng tin truyền hình đối với
nhân dân địa phương, chính quyền địa phương và lãnh đạo Đài đã tập trung
đầu tư rất nhiều về cả cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, bổ sung tài chính cho
việc xây dựng sự nghiệp truyền hình ở Nghi Hưng. Chính vì vậy mà Đài
phát thanh - truyền hình Nghi Hưng ngày càng phát triển lớn mạnh.
15
Mới đây, Đài đã đầu tư 0.11 tỷ tệ (tương đương 1.7 triệu USD) để
xây dựng tòa nhà làm việc của Đài phát thanh- truyền hình Nghi Hưng
cao 20 tầng, diện tích 24.800m2; một trường quay lớn (Phịng biểu diễn
truyền hình) rộng đến 1.000 m2 và một trung tâm đào tạo với diện tích
hơn 3.000 m2. Cột phát sóng của Đài cao 100m, được đặt trên ngọn núi
Sơn Đồng Quan cao 624m. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay, Đài đã đầu tư
hơn 50,000 nghìn tệ, đầu tư một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho
sản xuất chương trình.
Hiện nay, Đài truyền hình Nghi Hưng có bốn kênh truyền hình, bao
gồm: kênh Thời sự, kênh Cuộc sống, kênh Điện ảnh và Truyền hình và kênh
thơng tin mua sắm, mỗi ngày phát sóng 16 tiếng. Bên cạnh kênh chương
trình tự sản xuất, Đài truyền hình Nghi Hưng cịn tiếp sóng 30 chương
trình truyền hình, trong đó có 12 là chương trình truyền hình kỹ thuật số
đặc sắc của một số Đài truyền hình nổi tiếng trong nước cũng như quốc
tế. Ngồi ra Đài truyền hình Nghi Hưng cịn có một tờ báo phá t thanh truyền hình và một tạp chí với tên “Đào Đơ”.
Mỗi ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần Đài truyền hình Nghi
Hưng tự sản xuất một chương trình thời sự với tên gọi “Thời sự Nghi
Hưng”. Mỗi chương trình dài 20 phút, chia thành 2 phần: thời sự và
chuyên đề, lượng lớn còn kịp thời. Đồng thời, mỗi tháng tổ chức một lần
chương trình văn nghệ với tên gọi “Hoan Lạc Đào Đơ”. Ngày 6 tháng 12
năm 2006, đưa ra chuyên mục truyền hình mới, điểm đặc biệt là sử dụng
ngơn ngữ địa phương. Chương trình có tên là “Qn trà Dương Tiễn”
(Dương Tiễn là một tên cũ của huyện Nghi Hưng ngày nay). Với nội
dung phong phú, phong cách sinh động và đặc sắc chương trình đã thu
hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo công chúng.
Với sự nỗ lực khơng ngừng của đội ngũ cán bộ phóng viên của
Đài, với nhiều chương trình chất lượng, năm 2003, Đài truyền hình Nghi
16
Hưng đựơc Tổng cục Phát thanh - truyền hình Quốc gia bình chọn là
“Đài Phát thanh - Truyền hình xuất sắc cả nước”. Từ năm 2004, đài đã
liên tục 3 năm giành được “Giải nhất quản lý sự nghiệp kỹ thuật tỉnh
Giang Tơ”.
3.2. Chương trình Thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng
Hiện nay Đài truyền hình Nghi Hưng có 4 kênh, bao gồm: kênh Thời
sự, kênh Cuộc sống, kênh Điện ảnh - Truyền hình và kênh Thơng tin mua
sắm. Mỗi kênh có một chức năng nhiệm vụ riêng với những chương trình
cụ thể. Kênh Thời sự là một trong bốn kênh có số lượng các chương
trình và chun mục rất lớn, với những thơng tin đa dạng, nóng hổi của
cuộc sống. Kênh Thời sự có 11 chương trình, đó là: “Tọa đàm tuyến
đầu”, “Tuyến chính mới của cuộc sống”, “Thời sự Nghi Hưng”, “Dự báo
thời tiết”, “Giới thiệu phim mới”, “Điểm nhìn”, “Nơng lâm Nghi Hưng”,
“Xây dựng Nghi Hưng”, “Dân số phát triển”, “Tuần này”, “Xây dựng
Đảng của Nghi Hưng”.
Chương trình Thời sự với tên gọi “Thời sự Nghi Hưng” nằm trong
kênh Thời sự. Cùng với các chuyên mục, chuyên đề, thông tin của các
kênh khác nằm trong tổng thể chương trình phát sóng của Đài truyền
hình Nghi Hưng, chương trình Thời sự chiếm giữ một vị trí quan trọng
trong việc tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, của địa phương tới nhân dân Nghi Hưng. Chương trình Thời
sự phát sóng vào lúc 18 giờ 30 – giờ “vàng”.
Đài truyền hình Nghi Hưng thành lập năm 1974, thời gian đầu, do điều
kiện trang thiết bị, nhân lực còn thiếu thốn, mặt khác những bước chập chững
ban đầu chưa có kinh nghiệm, khả năng tác nghiệp, vì vậy thời điểm đó Đài
chủ yếu phát những chương trình văn hóa, giải trí và tiếp sóng chương trình
của các Đài khác. Đúng 10 năm sau nghĩa là năm 1984 chương trình Thời sự
đầu tiên của Đài truyền hình Nghi Hưng mới bắt đầu được tổ chức sản xuất và
17
phát sóng. Ban đầu chương trình Thời sự trực thuộc sự quản ly trực tiếp của
kênh thời sự nhưng sau này để đáp ứng nhu cầu phát triển và sự chuyên biệt
của Tin tức, Đài đã cho thành lập một bộ phận với tên gọi là Trung tâm Tin.
Trung tâm này có có hai bộ phận. Một bộ phận chuyên sản xuất Tin cho
chương trình “Thời sự Nghi Hưng” với tên gọi là Ban biên tập Thời sự. Một
bộ phận với tên gọi là “Quán chú”, chuyên sản xuất những tác phẩm phản ánh
sâu về vấn đề dân sinh – vấn đề người dân quan tâm. Đặc biệt vài năm trở lại
đây, để nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài, Đài tiếp tục có sự
đổi mới. Điểm nổi bật đó là, trong Trung tâm Tin, đã xây dựng thêm một bộ
phận kỹ thuật riêng với những kỹ thuật viên độc lập (hoạt động tách rời với
Trung tâm kỹ thuật của Đài) với nhiệm vụ chuyên sản xuất Tin cho Ban thời
sự.
Ban đầu một tuần Ban biên tập Thời sự chỉ sản xuất và phát sóng một
vài chương trình, nhưng sau đó được sự đầu tư lớn về kỹ thuật và trình độ đội
ngũ phóng viên, kỹ thuật viên, hiện nay, từ thứ hai đến thứ bảy, mỗi ngày, Đài
đã sản xuất và phát sóng một chương trình với thời lượng 20 phút, vào lúc 18
giờ 30 phút và phát lại vào 22 giờ. Nguồn Tin và các tác phẩm được tiếp nhận
và biên tập từ các Tin bài của phóng viên của chương trình thực hiện và ngồi
ra cịn có sự góp sức của đội ngũ cộng tác viên.
Chương trình Thời sự của Đài phát thanh – truyền hình Nghi Hưng là
một chương trình có nhiệm vụ độc lập, chuyên sản xuất Tin bài thời sự, việc
xây dựng chương trình, sắp xếp lịch và cấu trúc chương trình do chính lãnh
đạo Ban biên tập Thời sự - Trung tâm Tin chịu trách nhiệm điều hành, quản
lý. Quy trình sản xuất chương trình “Thời sự Nghi Hưng” gồm những bước
sau:
1.
Chiều ngày hôm trước hoặc sáng ngày hôm qua phóng viên đăng
ký đề tài để cho Ban biên tập duyệt
2.
Sáng ngày hơm qua phóng viên thu tập lài liệu
18
3.
Chiều ngày hơm qua phóng viên đi lấy máy móc
4.
Chiều ngày hơm qua phóng viên đi lấy tin và quay phim
5.
Chiều ngày hơm qua phóng viên viết lời và đưa tai liệu quay được
cho kỹ thuật viên
6.
Sáng ngày hôm nay phóng viên hồn chỉnh tin cho Ban biên tập
7.
Chiều ngày hơm nay kỹ thuật viên làm hồn thành chương trình để
duyệt
cho Ban biên tập duyệt
Ngoài Tin tức thời sự cập nhật trong ngày và các vấn đề dư luận quan
tâm được phát trong chương trình thời sự. Chương trình thời sự cua Đài Nghi
Hưng cịn có thêm một số chun đề, nhưng mà không định kỳ, với những
chủ đề khác nhau phù hợp với yêu cầu tuyên tryền của thời điểm đó. Ví dụ
trong chương trình của ngày 25 tháng 1 có chun đề “Ái Sái Đào Đơ” (ví dụ
nói những sự kiện về từ thiện); ngày 5 tháng 3 có chuyên đề “Phong thái
Khăn trùm”(nói về những phụ vữ xuất sắc).
3.3. Tổ chức sản xuất Tin truyền hình cho chương trình Thời sự
của Đài truyền hình Nghi Hưng
Tin truyền hình là một thể loại xung kích của truyền hình. Nắm chắc
vấn đề này, Đài Phát thanh – Truyền hình Nghi Hưng đã sử dụng và phát huy
thế mạnh của thể loại này tối đa. Cụ thể, trong chương trình thời sự của Đài,
với thời lượng 20 phút thường có khoảng 10 đến 13 Tin bài, trong đó thường
có khoảng 8 đến 10 Tin, chiếm khoảng 75% tổng thời lượng tồn bộ chương
trình.
Ví dụ: trong chương trình của ngày 25 tháng 1 năm 2011, có 5 Tin,
khơng có phóng sự, có một chun đề “Ái Sái Đào Đơ”. Chương trình ngày
22 tháng 2 năm 2011, có 6 Tin, 2 phóng sự. Ngày 5 tháng 3 năm 2011, có 10
Tin, 1 phóng sự, ngồi ra có một chun đề “Phong thái Khăn trùm”. Ngày 14
tháng 4 năm 2011, chương trình thời sự có 9 Tin, 1 phóng sự.
19
Để có được Tin tức phát sóng trong chương trình thời sự hàng ngày với
những tin tức đa dạng về mọi mặt của cuộc sống, lãnh đạo Ban biên tập thời
sự, phóng viên của chương trình rất coi trọng việc khai thác thơng tin từ các
nguồn Tin khác nhau. Đó là tin tức do phóng viên Ban biên tập thời sự của
Trung tâm Tin tự khai thác và ghi nhận hàng ngày từ cuộc sống sinh động, từ
các cơ quan nắm giữ nguồn Tin, các “cơ quan đầu não” của chính quyền địa
phương (Phịng quản lý các thị trấn, các xã khu, các phố phường… ). Ngồi ra
nguồn Tin cịn được khai thác thêm từ cộng tác viên, người dân; từ các
phương tiện truyền thông đại chúng khác....Trong số các nguồn Tin kể trên,
Tin do các phóng viên của Ban thời sự tự tìm kiếm là nguồn Tin quan trọng,
chiếm số lượng nhiều nhất và đây là nguồn Tin chuyên nghiệp đáng Tin cậy
bởi phóng viên họ là người trực tiếp săn lùng, chứng kiến sự kiện.
Để thu thập được thông tin phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đài.
Trước mỗi sự kiện, các phóng viên đã phải sử dụng hàng loạt phương pháp
như: quan sát, phỏng vấn, thẩm tra, kiểm nghiệm lại nguồn Tin và sau đó mới
có căn cứ, số liệu chân thực để sáng tạo tác phẩm Tin.
Trong chương trình thời sự 18 giờ 30 phút hàng ngày, Tin thường được
sử dụng đa dạng hình thức như Tin vắn, Tin ngắn, Tin sâu... nhưng trong đó
dạng Tin ngắn tần số xuất hiện nhiều hơn. Cùng với Tin hình (loại Tin chiếm
đa số), trong chương trình thời sự, dạng Tin lời hoặc Tin ảnh cũng xuất hiện
nhưng ít hơn nhiều.
20
Chương 2
THỰC TRẠNG THỂ LOẠI TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH NGHI HƯNG
Trước khi đi vào nghiên
cứu thực trạng thể loại Tin
trong chương trình thời sự của
Đài truyền hình Nghi Hưng,
xin đưa ra một vài con số thống
kê chúng tôi đã thực hiện khảo
sát trong thời gian vừa qua như
sau:
Bảng 1:Mức độ xem chương trình thời sự của khán giả
– Mức độ xem chương trình thời sự của khán giả:
Có 15.4% khán giả thường xuyên xem chương trình thời sự, 25% khán
giả ít xem chương trình, 36,5% là bình thường, 23.1% khán giả khơng bao giờ
xem.
Những con số như vậy, bước đầu cho thấy mức độ quan tâm của khán
giả tới chương trình thời sự của Đài truyền hình Nghi Hưng chưa nhiều.
- Nhận xét, đánh giá về chất
lượng chương trình thời sự của Đài
Nghi Hưng của khán giả xem truyền
hình như sau:
Có 65.4% khán giả cho rằng kể cả
nội dung và hình thức của chương trình
thời sự trên Đài truyền hình Nghi Hưng
cần phải đổi mới mới thu hút được sự quan tâm của khán giả.
giá chất lượng chương trình thời sự của khán giả
Bảng 2:Đánh
21
Vậy thực tế điều này cần nhìn nhận như thế nào? Chúng tơi sẽ cố gắng
nghiên cứu, phân tích để làm sáng rõ vấn đề.
1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1.1. Về số lượng thể loại Tin trong chương trình thời sự
Qua khảo sát 3 tháng từ tháng 1/2011 đến tháng 3/2011, thấy trong 77
chương trình thời sự phát trên sóng Đài truyền hình Nghi Hưng có tất cả 987
tác phẩm, trong đó số lượng tác phẩm thuộc thể loại Tin là 715 chiếm đa số
khoảng 72.4% tổng thời lượng chương trình.
Cụ thể, trong 20 phút của một chương trình thời sự của Đài truyền hình
Nghi Hưng mỗi ngày thường có khoảng 10 đến 13 tác phẩm, bao gồm thể loại
Tin, phóng sự và có thể có một chuyên đề. Trong đó, trung bình có khoảng 8
đến 10 Tin trong một chương trình.
Ví dụ: chương trình thời sự ngày 5 tháng 3 năm 2011, có 12 tác phẩm
trong đó có 10 Tin, 1 phóng sự, 1 chun đề
1.
Thành phố Vơ Tích tổ chức hội nghị kỹ thuật sáng tạo và công
việc nhân tài và hội nghị động viên về việc xây dựng thành phố thí điểm có
tính sáng tạo của tỉnh Giang Tơ.
2.
Các lãnh đạo của thành phố Vơ Tích đến Nghi Hưng điều tra
nghiên cứu tình hình thức đẩy về hàng mục quảng trường cuộc sống quốc tế
Sao Đỏ Mỹ Khải Long của Nghi Hưng.
3.
Cục Xậy dựng thành phố Vơ Tích: Nhanh chóng mở ra cục diện về
xây dựng thành phố giỏi.
4.
Cao Tinh: “Thành phố đẹp có bóng của thành xuân tơi.”
5.
Thành phố Vơ Tích tổ chức hội nghị cơng tác về việc xây dựng
Đảng và tinh thần văn minh.
6.
Thành Phố Vơ Tích sẽ tổ chức hội thơng báo tuyển dụng chuyên
môn về phụ nữ vào nghề.
22
7.
Khiếu nại về thuê nhà ở Bắc Kinh đang thêm, Bộ Công Thương
phát biểu ba nhắc nhở.
8.
Ngày 3 tháng 5 làm Loi Phong, người chí nguyện đang hành động.
9.
Thành phố Nghi Hưng đang tổ chức lễ hội để chúc mừng Ngày
Phụ Nữ.
10. Làm Lôi Phong, hoạt động quảng trường phục vụ cho nhân dân.
11. Tọa đàm chuyên đề “cơ quan cấp thành phố chào mừng Ngày Phụ
nữ và trí tuệ dưỡng sinh”
12. Tổ chức Hội nghị công tác đào tạo giáo dục người dẫn đầu về học
thuật –kỹ thuật lần thứ 5 của Nghi Hưng
Hay như chương trình: ngày 22 tháng 2 có 8 tác phảm bao gồm 6 tin và
2 phóng sự
1.
Lãnh đạo thành phố điều tra nghiên cứu công việc về Ủy ban kinh
tế thông tin và Ủy ban kế hoạch phát triển.
2.
Hoạt động “Màu xanh điện năng sáng tạo hiến dâng” đã khởi ra.
3.
Lớp huấn luyện khóa 1 năm 2011 về phẩn tử tích cự gia nhập vào
Đảng đã kết thúc.
4.
Thanh thủ từng phút từng giây lập nên sự nghiệp, Tân Yếm đang
ra sức xây dựng thành phố mới.
5.
Tập Đồn Chiếu Long Giang Tơ có tình thế phát triển mạnh mẽ.
6.
Thành phố chúng ta nhiều lần thu được kinh phí kỹ thuật ủng hộ
có cấp bậc cao hơn tỉnh.
7.
Phố phường Nghi Hưng thu được vinh dự về cơ quan tiên tiến có
tính chất quần chúng trong việc xây dựng tinh thần văn minh từ năm 2007 đến
năm 2009 ở Giang Tơ.
8.
Thương Hội Thanh của trấn Hịa Giấy tổ chức buổi tọa đàm về cổ
phiếu quyền lợi.
Tuy nhiên, qua khảo sát cũng có những ngày, con số này có sự thay đổi,
23
có chương trình số lượng thể loại Tin trong chương trình đó có thể ít hơn hoặc
nhiều hơn.
Ví dụ: ngày 4 tháng 2 có 4 tác phẩm, trong đó có 2 tin và 2 phóng sự
1. Thanh phố chúng ta mở đầu cục diện mới về hồn cảnh ưu hóa tăng
trường và thay đổi.
2. Thành phố chúng ta đang bước từ thị trường văn hóa lớn đến thị
trường văn hóa mạnh.
3. Công ty công cấp điện đang cố gắng tạo ra một năm mới guang
minh.
4. Giữ vững của công nhân giữ gìn vệ sinh mơi trường trong mùa đơng
Tết xn.
Ví dụ ngày 30 tháng 3 có 12 tác phẩm bao gồm 10 tin và 2 phóng sự
1. Giành được “quyền phát ngôn” bằng thực lực, giành được thị trường
lớn bằng “tiêu chuẩn”, “tiêu chuẩn Nghi Hưng” đã trở thành sự phát triển
chuyền biến.
2. Đài truyền hình thành phố chúng ta tổ chức lớp huấn luyện của cán
bộ trung tầng.
3. Hội nghị thúc đẩy về việc xanh hóa trong cả thơn xóm của thành phố
ta đã tổ chức.
4. Cục Thuế Đất tổ chức hội nghị huy động về chủ đề về phòng bị
những nguy hiểm liên quan với thuế vụ.
5. Thành phố chúng ta tổ chức hội nghị điện thoại truyền hình cả tỉnh
về việc xây dựng cơng trình có tính chất bảo đảm.
6. Trả xuân đã hái đoàn diện, 40 nghìn mẫu trà tốt bước và kỳ được
mùa.
7. Cơng tác về xây dựng “Màu xanh duy tu xe hơi” đã khởi động.
8. Hơn 20 đảng viên của trung tâm phục vụ hành chíng thành phố ta đi
sâu vào thơn Bắc Môn trấn Trương Thủy để triển khai hoạt động thực hành.
24
9. Đầy vườn sắc xuân làm say mê, đi chơi hái hoa là phù hợp.
10. Sự phát triển tộc độ cao của nghề nghiệp xanh hóa của thành phố ta,
gợi ra sự nóng nảy của huấn luyện kỹ thuật
11. Phá hoại cây cối như thế là không được.
12. Thuê công dân bằng tín dụng làm thị trường trà của thành phố ta
không cần lo lắng về việc thiếu công dân.
Mặc dù số lượng Tin trong chương trình thời sự hàng ngày của Đài
truyền hình Nghi Hưng chiếm 75% thời lượng chương trình nhưng đối với
đơng đảo bạn xem truyền hình ở địa phương thì số lượng Tin tức như vậy đối
với họ cũng không phải là quá nhiều. Theo điều tra, có 55.8% khán giả cho
rằng số lượng thể loại Tin trong chương trình thời sự như hiện nay là bình
thường. 32.7% khán giả được hỏi lại
cho rằng đối với họ, khoảng 7, 8 Tin
mới được nhận trong một ngày từ
truyền hình – một phương tiện
truyền thơng phổ biến như hiện nay
như vậy lại là rất ít và mong muốn
có nhiều thông tin hơn, cập nhật hơn
về mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Bảng 3:Đánh giá số lượng thể loại Tin
1.2. Về nội dung của Tin
1.2.1. Về việc lựa chọn sự kiện để đưa Tin
“Sự kiện là một trạng thái của hiện thực khách quan, một giai đoạn,
một bộ phận tương đối hịan chỉnh nào đó của các tiến trình vận động trong
đời sống hiện thực” [11;trang 9, 10]
Sự kiện có vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nội dung, là chất
liệu cơ bản nhất để sáng tạo tác phẩm báo chí, là tiêu chí đầu tiên, quan trọng
để đánh giá chất lượng thông tin. Sự kiện chi phối các yếu tố nội dung khác,
25
là cơ sở hàng đầu trong việc vận dụng các yếu tố hình thức nhằm tạo thành
tác phẩm báo chí hồn chỉnh.
Nói đến Tin là nói đến sự kiện. Sự kiện là đối tượng nhận thức, phản
ánh của thể loại Tin, đồng thời là nội dung của Tin. Sự kiện có ở khắp mọi
nơi, vấn đề quan trọng là lựa chọn sự kiện nào để phản ánh, điều này phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực của phóng viên.
Tin truyền hình trong chương trình thời sự của Đài Nghi Hưng, cũng đã
tập trung phản ánh một cách đa diện những sự kiện, sự việc mới xảy ra ở địa
phương.
Qua khảo sát 77 chương trình Thời sự đã phát sóng trên Đài truyền
hình Nghi Hưng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011, thấy rằng những sự kiện
quan trọng, cấp bách được Đài phản ánh thường xuyên, điều này góp phần
giúp người dân có thêm thơng tin cập nhật, chủ động hơn trong cuộc sống.
Có thể phân tích sự kiện cấp bách được lựa chọn làm Tin trong chương
trình thời sự của Đài Nghi Hưng dưới góc độ: phương diện thời gian và y
nghĩa xã hội.
- Về phương diện thời gian: Sự kiện được đưa Tin trong chương trình
thời sự của Đài Nghi Hưng thường ở những dạng sau:
+ Sự kiện mới xảy ra:
Ví dụ: Sáng nay, tại phường Nghi Thành đã tổ chức tọa đàm với chủ đề
“Phụ nữ với việc tập dưỡng sinh”. Tới tham dự chương trình có lãnh đạo Uỷ
ban Dân số và Sinh đẻ Thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Phụ nữ và gần 150 đại
biểu phụ nữ đến từ cơ sở....
(Tin phát sóng trong chương trình thời sự 18 giờ 30 phút ngày 5 tháng 3)
Ví dụ khác: Hôm nay đã tổ chức hội nghị công tác đào tạo giáo dục
người dẫn đầu về học thuật –kỹ thuật lần thứ 5 của Nghi Hưng, Lý Giang- bộ
tưởng Bộ Tổ chức tham dự hội nghị, 98 người kỹ thuật chuyên nghiệp đã
được đặt tên ở hội nghị, thời hạn là từ 2011-2013. Mà còn 10 người kỹ thuật