Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Các kỹ thuật trung gian hòa giải nâng cao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.34 KB, 15 trang )

Các kỹ thuật trung gian hòa giải nâng cao

Trong các buổi họp chung, sau khi nghe phần lý luận của một bên, người cán bộ hòa giải
có thể cẩn thận nhắc lại bằng chính từ ngữ của mình và sau đó hỏi lại xem liệu phần lý luận đó
đã được diễn tả đúng chưa. Bất kỳ khi nào làm việc đó, người cán bộ hòa giải cần nói trước với
các bên rằng anh ta đang làm việc đó với mục đích đảm bảo rằng anh ta hiểu rõ các lập luận
của các bên chứ chưa phải đã đồng ý với những ý đó. Điều này có một vài điểm lợi: Biên bản
sẽ rõ ràng hơn. Những vấn đề mơ hồ sẽ bị loại bỏ, trong quá trình nhắc lại có thể có sự nhân
nhượng lẫn nhau hoặc đề xuất thay thế được đưa ra. Một phía sẽ tỏ ra nghi ngờ với lập luận của
mình nếu anh ta được nghe lại lập luận của mình được trình bày rõ ràng và mạch lạc. Mặt khác
nhờ đó anh ta có thể chắc chắn với lập trường của mình. Do phần lập luận trở nên rõ ràng hơn
nên có thể trong đầu óc của các bên có thể nghĩ đến các giải pháp có thể dẫn đến hướng đi đến
nhất trí.

Giả vờ không biết

Cho dù đã rõ mười mươi vấn đề nhưng người cán bộ hòa giải có thể giả vờ rằng anh ta
không hiểu bản chất của sự khó khăn mà các bên đang đối mặt. Người cán bộ hòa giải yêu cầu

1
từng bên giải thích vấn đề cho anh ta rõ. Bằng cách này người cán bộ hòa giải khiến các bên từ
thấy rõ hơn vấn đề. Việc này đưa ra cách thức mà theo đó mỗi bên sẽ nghe phần giãi bày về
vấn đề đối với người cán bộ hòa giải của phía bên kia. Việc này có thể thực sự là điều trái
ngược với phần giải thích mà các bên trình bày với nhau. Kỹ thuật này đưa ra một khung mà
trong đó người cán bộ hòa giải có thể hợp pháp đưa ra những câu hỏi có thể không phù hợp.
Việc nhắc lại lập trường của các bên có thể dẫn đến việc đưa ra thêm sự việc, bóc trần phần
ngụy biện đối với lập trường của một hay cả hai bên và đưa ra ánh sáng những “phần tối” trong
các điều khoản. Đồng thời đó là cách mà người cán bộ hòa giải có thể thử nghiệm mức độ
thành thực của các bên – bằng cách nhận biết rằng họ có lợi dụng việc giả vờ không biết của
cán bộ hòa giải không.


Phần minh họa

Người cán bộ hòa giải có thể làm rõ tình hình rối rắm bằng cách kể một câu chuyện, vẽ
một biểu đồ trên bảng, viện diễn dến một trường hợp thực thế mà anh ta biết rõ hoặc vẽ ra một
trường hợp giả tưởng nhằm nhấn mạnh đến các điểm của vấn đề trong lúc thảo luận.

Một bên có thể đưa ra một cách tiếp cận nếu người cán bộ hòa giải kể với anh ta một câu
chuyện về việc làm sao thực hiện thành công một cách tiếp cận, một giải pháp hoặc một vấn đề

2
trong một tình cảnh tương tự tại một công ty hoặc công đoàn khác. Ví dụ đó có thể có hiệu quả
hơn nữa nếu công ty hay công đoàn đó sử dụng thành công cách tiếp cận đó lại là một công ty
mà đối với họ là đáng kính nể.

Sử dụng các tình huống giả định:

Khi xem xét một đề xuất cụ thể với một bên, người cán bộ hòa giải có thể hiểu rõ hơn
về đề xuất đó bằng cách cùng với anh ta đưa ra trường hợp giả định khi đề xuất đó được thực
hiện. Đây là hình thức phân tích có thể có kết quả giúp bên đưa ra đề xuất thấy được và điều
chỉnh các thiếu sót trong bản đề xuất của mình và phía nhận đề xuất đó biết rõ hơn về điều
đang được xem xét là cái gì. Ngoài ra, bên nhận đề xuất có thể bị thuyết phục rằng đề xuất đó
thoạt đầu có vẻ không thực tế nhưng thực ra là khá hay ho.

Người cán bộ hòa giải có thể giúp các bên nắm được các rắc rối của sự việc bằng cách
trình bày với họ những phân tích của mình trên cơ sở “suy đi nghĩ lại”. Đây thực sự là các thức
gián tiếp nhằm kể với điều mà người cán bộ suy nghĩ và có thể được chấp thuận dễ hơn là đưa
ý kiến của anh ta “treo trên dây”. Bằng cách đó người cán bộ hòa giải có thể lướt lại những ý
kiến và suy tưởng có thể là sự xúc phạm nếu nói ra trực tiếp.



3
Đánh dấu những phần còn bất đồng

Đối với những phần mà các bên còn chưa biết điểm bất đồng là gì thì người cán bộ hòa
giải có thể làm rõ tình hình theo cách sau: hòa giải viên có thể phác họa điểm còn chưa nhất trí
và sau đó hỏi lại các bên xem họ có nhất trí với vấn đề họ gặp phải mà anh ta đã phác hoạ
không.

Hòa giải viên có thể sử dụng biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, bảng, bản đồ, các bản trình bày
và các thiết bị khác để giúp họ làm rõ được vấn đề mà các bên gặp phải.

Trò chuyện

Có nhiều lý do để hòa giải viên đến thăm các bên vào các thời điểm khác nhau. Hòa giải
viên có thể muốn xây dựng quan hệ với một bên nào đó; anh ta có thể muốn đảm bảo có các
thông tin liên quan đến các cuộc thương lượng sắp tới hoặc đảm bảo có các thông tin liên quan
khác. Thông thường hòa giải viên có đủ tư thế để gọi một cuộc điện thoại tới một bên nào đó
và nói với anh ta rằng tôi muốn gặp gỡ và nói chuyện với anh trong khoảng vài phút nào đó
trong ngày tùy anh sắp xếp. Tuy nhiên, có bên lại cho rằng vị thế của người ta có thể bị giảm

4
đi với cách thức thiếu nghiêm túc như vậy và và họ chờ một lời giải thích về mục đích của
chuyến thăm dự kếin cùng như lần gặp trước đó. Nếu trường hợp này diễn ra, hòa giải viên cần
tự điều chỉnh sao cho thích hợp. Việc này cũng có thể được thực hiện ngay khi có sự liên lạc
đầu tiên.

Quy định thời gian

Có nhiều yếu tố trong một phiên hòa giải có thể được đình hoãn hoặc hoặc tăng tốc bởi
hòa giải viên hay các bên nhằm đạt được các mục đích tiến đến thỏa thuận. Các cách mà các

thành viên trong phiên hòa giải sử dụng “quy định thời gian” có rất nhiều những chỉ một vài
trong số đó có thể dùng được:

Một bên có thể muốn đưa ra câu trả lời phủ định đối với đề nghị của công đoàn hay
công ty. Hòa giải viên có thể yêu cầu bên đó từ từ hãy đưa ra câu trả lời đó trong một quãng
thời gian. Khi kết thúc quảng thời gian đó tình hình có thể đã thay đổi và phía bên đó có thể lại
muốn đưa ra câu trả lời khẳng định đối với yêu cầu đó.


5
Một bên có thể đề nghị hòa giải viên chuyển giúp đề xuất của mình tới phía đối phương
trong một cuộc gặp riêng. Hòa giải viên có thể khuyên bên đó không nên đưa ra đề xuất vào
thời điểm đó bởi lẽ sẽ dễ dàng tiến đến nhất trí hơn nếu đề xuất đó được đưa ra sát với hạn
chót.

Hòa giải viên có thể đưa vấn đề ra bàn bạc vào thời điểm muộn trong ngày lúc mà các
bên trở nên dễ chấp nhận hơn.

Công đoàn có thể cố gắng trì hoãn việc giải quyết để nếu bãi công xảy ra thì sẽ vào sau
thời điểm trả chế độ cho các ngày lễ cho người lao động. Hòa giải viên có thể sử dụng yếu tố
tương tự như vậy để yếu cầu gia hạn nếu hạn chót đó tình cờ trùng với một số ngày lễ.

Hòa giải viên có thể sử dụng đáng kể thời gian với một bên đưa ra đề xuất nhằm cho
phía bên kia có ấn tượng rằng đề xuất đó đã được hòa giải viên xem xét rất kỹ và khó khăn lắm
mới đưa ra được và phía bên đề xuất cũng tỏ ra khá thờ ơ đối với đề xuất đó.

Nguyên tắc công bằng và bình đẳng


6

Là hòa giải viên bạn cần thận trọng với khái niệm công bằng. Đừng cho phép các bên lái
bạn đưa ra phần đánh giá. Hãy luôn ở vị trí trung gian.

Hãy để họ nói

Trong suốt các cuộc thương lượng, hòa giải viên hãy luôn giữ trong đầu nguyên tắc tắc
rằng chừng nào các bên còn tiếp tục thảo luận về các vấn đề thì tiến trình vẫn còn tiếp tục mặc
dù nhìn thoạt đầu không phải như vậy. Hòa giải viên coi đó là trách nhiệm của mình nhằm giữ
các bên trong các cuộc thương lượng đến chứng nào thảo luận còn tiếp tục và khích lệ các phần
thảo luận đó nếu cần. Đây là nguyên tắc chung và hòa giải viên nhận thấy rằng có những tình
thế mà chính xác là với cách tiếp cận ngược lại – ví dụ không họp hành gì hết có thể lại cần
thiết tùy từng tình huống.

Thói quen nhất trí

Vào ngay đầu các cuộc thương lượng hòa giải viên có thể chọn những vấn đề ít bất đồng
hơn cả. Việc thảo luận sau đó diễn ra theo mạch các vấn dề này. Điều đó có thể dẫn đến thỏa
thuận dọn đường cho việc giải quyết các vấn đề hóc búa hơn.

7

Một ví dụ khác đối với cách tiếp cận này được biết đến đó là “rửa hợp đồng”. Hòa giải
viên vào đầu phiên hòa giải sẽ yêu cầu các bên nói với anh ta rằng các bên và thống nhất được
gì trước khi anh ta đến. Điều này không chỉ đưa họ vào khuôn khổ dễ nhất trí hơn mà còn đặt
các giới hạn cho các vấn đề sẽ được thảo luận trong các cuộc thương lượng. Theo cách chèo lái
của hòa giải viên, các thỏa thuận này có thể được các bên cùng xem xét.


Tránh lập trường, hoan nghênh quyền lợi


Trong các cuộc thảo luận tai các phiên toàn thể hay riêng rẽ, hòa giải viên sẽ cố gắng lái
các bên thảo luận về các lợi ích và tránh việ nhắc đi nhắc lại lập trường của các bên. Một cuộc
thảo luận thành thật về lợi ích nằm dưới các lập trường có thể dẫn đến nhất trí trong lúc lặp đi
lặp lại lập trường dẫn đến việc đánh giá cảm tính đối với các mục đích thường thiếu thực tiễn.

Gieo hạt


8
Khi một giải pháp lô gích đối với các vấn đề mà các bên gặp phải chưa được chấp nhận
đối với một hoặc cả hai bên thì hòa giải viên có thể đề cập đến giải pháp đó hoặc đưa ra có vẻ
tình cờ hay tự nhiên. Hạt giống đó có thể nảy mầm vào thời điểm thích hợp, một bên có thể lại
đưa ra cứ như là đề xuất của anh ta vậy.

Tạo ra mối nghi ngờ

Khi hòa giải viên thấy công ty nói thế này “ừ, cứ để họ đình công đi” hoặc công đoàn
nhắc lại “chúng tôi sẽ tiến hành đình ”, thì hòa giải viên có thể đưa ra thảo luận một số yếu tố
quan trọng đối với sự việc đình công theo cách nhìn của cả phía công ty cũng như công đoàn.
Hòa giải viên có thể thảo luận điều kiện thị trường lao động trong khu vực, thiếu thốn hay dư
thừa, số lượng các đơn đặt hàng chưa hoàn thành của công ty mà anh ta có trong tay, số lượng
nguyên vật liệu đã sơ chế, kinh nghiệm của các cuộc đình công đã diễn ra trước đó, sức mạnh
tương đối của đoàn viên đoàn và các yếu tố khác có thể thiệt hại nếu diễn ra đình công. Bằng
cách chọn lọc các sự việc cho giới quản lý thấy, hòa giải viên có thể tạo ra sự ngờ vực cơ bản
trong đầu óc của các cán bộ của công ty rằng họ có thể phải đối đầu một cuộc đình công và
trong đầu óc của giới công đoàn việc tiến hành đình công là điều cần chú ý. Sự ngờ vực có thể
là vũ khí hữu hiệu nhất trong kho quân giới của hòa giải viên.


9

Tính khách quan

Trong lức thảo luận nảy lủa một bên có thể quay sang hòa giải viên và hỏi “Ông nghĩ thế
nào, Mr. Hòa Giải?” Có một vài cách để hòa giải viên có thể sử dụng trong trường hợp này:
hòa giải viên có thể thông báo thẳng với cả hai bên rằng mình là hòa giải viên chứ không phải
là trọng tài. Hay, hòa giải viên có thể nói rằng, ví dụ: Các anh là được lắm chẳng cần tôi giúp gì
đâu. Cứ tiếp đi.” Hoặc là. “điểm này chẳng cần phải giải quyết ngay đâu. Ta nên bàn phần khác
và sau lại quay lại bàn tiếp phần này cũng chẳng vội”. Hoặc, “ý kiến của tôi vể vấn đề này vào
lúc này cũng chẳng quan trọng lắm. Các anh vẫn đang thương lượng và chính các anh mới là
người phải sống với cái hợp đồng đó đây chứ” Mặt khác, tùy và quan hệ với các bên, có thể thể
có nhiều thời điểm mà hòa giải viên có thể biểu lộ điều anh ta nghĩ.

Giữ thể diện

Có khá nhiều cách mà hòa giải viên có thể giữ thể diện cho các nhà thương thuyết. Ví
dụ: Hòa giải viên có thể cho phép các bên đặt lên mình gánh nặng đưa ra những thỏa hiệp
không mấy dễ chịu. Bổn phận đó gắn với các thỏa hiệp như vậy có thể được đặt lên hòa giải
viên. Điều này có thể thực hiện được bằng một khuyến nghị đủ mạnh của hòa giải viên trong

10
trường hợp một bên chấp nhận đề xuất đó và nói rằng “tôi không thích giải pháp đó – nhưng
ông Hòa Giải nói vậy thì tôi chấp nhận.”

Hòa giải viên có thể báo trước với các bên chớ giữ lập trường cố hữu để rồi sau lại khó
lùi. Hòa giải viên có thể gợi ý các vấn đề chẳng đáng kể gì cho cả hai bên có thể đồng ý và có
thể tạo ra một sự thắng lợi vẻ ngoài cho bên thua cuộc. Hòa giải viên có thể tiếp cận với
trưởng đoàn thương lượng của bên thua cuộc vào lúc kết thúc các cuộc thương lượng và thông
báo với ông ta trước sự có mặt của nhóm của đồng đội ông ta rằng hòa giải viên cảm thấy rằng
trong tình cảnh như vậy chẳng thể làm gì hơn và rằng nhà thương lượng đó đã thương lượng
thật tài tình.


Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình hình hiện tại

Thường sẽ rất hữu ích nếu trong quá trình các phiên hòa giải vào thời điểm thích hợp ta
nhắc các bên về tầm quan trọng của tình hình hiện nay, sự nghiêm trọng của nó, ảnh hưởng của
việc đình đốn sản xuất sẽ và đang ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, đến từng cá
nhân người lao động, gia đình họ từ đó nhắc các bên về tầm quan trọng phải có một thái độ
dứt khoát để tiến đến thỏa thuận và rằng họ phải nỗ lực hết sức theo hướng đó. Việc này có thể
được thực hiện nhiều lần nhưng chó có “phất cờ” quá liên tục.

11

Chuyển một thông điệp

Một trong số các cách thức thông dụng nhất mà hòa giải viên hỗ trợ các bên là chuyển
các thông điệp cho họ. Việc này có thể từ công việc đơn giản là mang các đề xuất từ bên này
sang cho bên kia mà không cần hòa giải viên thêm bớt gì cho phức tạp vấn đề. Từ đó khi một
bên thấy ngại ngùng khi đưa đề xuất của mình cho phía kia theo tên của mình thì hòa giải viên
có thể viết vào đề xuất đó là việc thay mặt hay đó là sáng kiến của hòa giải viên. Hòa giải viên
có thể khônghoặc cần hé lộ thực chất của bản đề xuất đó cho phía bên kia tùy thuộc hòa giải
viên cảm thấy rằng phía kia có sẵn sàng nhúc nhích lập trường không và hòa giải viên có thể có
thể chuyển tới phía kia thông điệp đó để khiến họ phải có bước chuyển biến.

Khi chuyển đề xuất cho phía kia, hòa giải viên có thể chỉ rõ cho bên nhận rằng đề xuất
đó đối với hòa giải viên có vẻ được (được, nếu thực tế là vậy), rằng do công đoàn đã có bước
chuyển nên sẽ là ô gích nếu giới quản lý cũng cần chuyển biến vào lúc này. Vào bất kỳ trường
hợp nào, các ý ý kiến và phản ứng liên quan đến đề xuất đó cũng phải được phản ánh.

Hòa giải viên phải chắc chắn rằng bên nhận đề xuất không có ấn tượng rằng hòa giải
viên đang mặc cả hộ phía bên kia. Hòa giải viên cần cho thấy rõ điều anh ta đang làm là chuyển


12
đi một thông điệp với thông điệp đó anh ta có thể đưa ý kiến của chính mình đối với những gì
đáng giá.

Hòa giải viên nên trở thành dây dẫn liên lạc giữa các bên nhưng cần tránh lâm vào vị trí
“ bù nhìn”.

Hãy để các bên tự đưa ra đề xuất của chính mình

Nếu một bên đưa ra đề xuất mà dĩ nhiên không thể được phía bên kia mong muốn , hòa
giải viên có thể quyết định không mang đề xuất đó đến phía bên kia mà thay vì vậy hãy gợi ý
rằng bên đưa ra đề nghị tự đưa ra đề xuất đó với phía bên kia và hòa giải viên là người chứng
kiến. Sau đó hòa giải viên triệu tập các bên trong một cuộc họp chung và để bên đưa ra đề
xuất trình bày thấy trực tiếp sự phản ứng quyết liệt cua phía kia đốiv ới một đề xuất được xem
là thiếu thực tế, không hợp lý và kỳ dị. Mặt khác nếu đề xuất đó có thể được phía bên kia chấp
thuận và phía bên đề xuất là người trực tiếp đưa ra thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc hòa
giải viên chuyển đề xuất đó trong một phiên họp khác.

Việc chuẩn bị bản đề xuất của một bên

13

Hòa giải viên có thể làm nhẹ bớt cú sốc của một loạt các vấn đề đối với một công ty nếu
như hòa giải viên đó gặp đại diện của công ty và thảo luận với họ về vấn đề sẽ được đưa ra thảo
luận trong các buổi họp chung sắp tới theo nhiều khía cạnh khác nhau. Hòa giải viên châm ngòi
cho cuộc thảo luận bằng câu hỏi đại loại như: “công ty có nghĩ rằng công đoàn sẽ lại đưa vấn
đề của công đoàn ra không?” Hay” quy định của công ty liên quan đến ngày nghỉ hưởng lương
là thế nào?”, v.v Cách tiếp chận này cũng dĩ nhiên được sử dụng khi cần thiết để chuẩn bị
cho công đoàn một loạt các vấn đề sẽ được công ty trình bày trước công đoàn.


Kế hoạch trọn gói

Kế hoạch trọn gói bao gồm một loạt các đề xuất được đưa vào một đề xuất chung. Đề
xuất đó có thể do một trong số các bên hoặc do hòa giải viên đưa ra. Thông thường đề xuất đó
được xây dựng trong các cuộc họp riêng rẽ và được đề xuất và nhất trí trong các cuộc họp
chung. Đề xuất đó nhấn mạnh đến lợi thế của các quy định mà các bên phải tuân thủ nếu được
các bên chấp thuận. Đề xuất đó thuyết phục vệic trao đổi lợi thế của cả hai bên. Đề xuất đó có
thể hoặc không bao gồm tất cả những gì đã thống nhất trướckhi có sự tham gia của hòa giả viên
tùy thuộc vào các trường hợp.


14


15

×