MỞ ĐẦU
Xuân Diệu ( 1916 – 1985 ) là một tài năng lớn, ông là kết tinh của hai
miền quê, hai dịng máu. Đó là dịng máu của người xứ Nghệ miệt mài siêng
năng và dòng máu của người mẹ, xứ dừa Bình Định thơ mộng
Xuân Diệu, một nhà thơ của tình u, ơng đã đi trọn con đường “lạ
hóa”[38,40] thơ theo cách của ông. Mỗi sự vật hiện tượng thiên nhiên trong
thơ ơng đều tốt lên một chất người mạnh mẽ. Chúng ta ngỡ rằng, với một con
người khao khát sống, khao khát yêu mãnh liệt và cuồng nhiệt như thế sẽ
không hợp với đề tài mùa thu, một đề tài thường chỉ thích hợp với hồn thơ cổ
điển với những vần thơ lắng đọng suy tư.
Xuân Diệu trở về mạch trữ tình truyền thống thì hồn thơ Xuân Diệu
cũng đằm thắm hơn và phải chăng ông cũng muốn đa dạng hóa thơ mình bằng
cách sáng tạo thêm một mạch trầm cảm xúc. Hơn nữa, một tài năng thơ dù
hiện đại và mới mẻ đến đâu cũng không hề cắt đứt hoặc đối lập hoàn toàn với
quá khứ thơ ca dân tộc, cùng những đặc điểm chung trong tư duy nghệ thuật
của thời đại mà nhà thơ đang sống. Với nhửng nốt nhạc trẩm bổng của giai
điệu trữ tình về mùa thu, với những phát triển sáng tạo trong cách dùng từ
ngữ, hình ảnh thơ, cách bộc lộ cảm xúc rất mới mẻ. Đặc biệt là trong đó có bài
thơ “Thu”, có một vẻ đẹp rất riêng, một vẻ đẹp trong sự sầu muộn, vẻ đẹp ẩn
chứa sâu kín nhưng rất nên thơ. Tác giả đã sử dụng những thi pháp nghệ thuật
để diễn tả vẻ đẹp của mùa thu với những chuyển biến về thời gian và không
gian của thiên nhiên đất trời mùa thu.
NỘI DUNG
1.1.
Khái niệm về thi pháp học
1
Có thể hiêu thi pháp học là một hệ thống các phương tiện và phương
thức thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình
tượng.
Thi pháp học là cơng việc tìm ra cái hình thức mang quan niệm, tức là
cái phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái
hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn nghệ. Nói đơn giản : Thi pháp học
nghiên cứu cái thi pháp.
Vì vậy, việc phân tích và tìm hiểu bài thơ “Thu” của Xn Diệu dưới
góc nhin thi pháp học sẽ giúp chúng ta thấy được sự tài hoa trong các sử dụng
phương pháp nghệ thuật để tạo nên những áng thơ hay của Xuân Diệu, cũng
như khẳng định được những đóng góp của nhà thơ trong việc phát triển thơ
mới ở Việt Nam.
1.2. Bài thơ Thu của Xn Diệu dưới góc nhìn thi pháp học
1.2.1. Kết cấu thể loại
Với xu hướng đề cao những giá trị cũ, các nhà Thơ mới đã xây dựng một
nền thơ mới trên cơ sở truyền thống thơ ca dân tộc, nhưng với tinh thần đổi
mới, phá vỡ những trói buộc của thơ cũ, để hồn thơ được bộc lộ một cách tự
do, phóng khống theo điệu tự nhiên.
Trong bài thơ “Thu” của Xuân Diệu, nhà thơ đã chú ý rất nhiều tới kết
cấu chặt chẽ vừa mở ra vừa kết lại để tạo sự hấp dẫn trong bài thơ và thể hiện
diễn biến của bai thơ giúp nhà thơ bộc lộ được những cảm xúc, tình cảm của
mình được gửi gắm qua những vần thơ.
Mở đầu bài thơ tác giả đã cho chúng ta thấy được sự gợi mở vê đặc điểm
của mùa thu có chút sương nhẹ trên hàng cây va chút nắng khiến lòng người
thêm chút bâng khuâng:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì
Hai câu thơ cho ta thấy tác giả đang mở ra một bức tranh mùa thu đẹp,
nhưng có chút để ngươi đọc tị mị về nó với những từ láy sử dụng trong câu
2
thơ “Nõn nà”, “bâng khuâng”. Từ láy kế hợp với luật thơ bảy chữ và quy luận
trắc bằng đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho những dòng thơ đầu của nhà
nhờ. Đây cũng là một cách để Xuân Diệu tạo nên nét đặc trưng đặc sắc của
mình trong việc lựa chọn kết cầu tồn vẹn và hồn chỉnh có chút đối xứng để
tạo nên cảm xúc và bộc lộ tài năng sáng tạo của chính nhà thơ khi đứng trước
sự chuyển biển của một thời điểm trong năm.
Hai câu kết của bài thơ:
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.
Nhà thơ Xuân Diệu đã rất khéo léo và tinh tế khi chọn 2 câu kết với
những lời nhận xét và là câu chốt của bài thơ để thể hiện tâm trạng cũng như
mong muốn của mình đối với cuộc sống. Có thể thấy qua hai câu thơ trên
chúng ta nhận thấy bố cục kết của nhà thơ mở ra với một tâm trạng vui vẻ,
phấn khởi và hào hứng để chào đón một mùa thu đang đến.
Kết cầu của bài thơ Thu của Xuân Diệu tạo điều kiện cho các chi tiết,
hình ảnh, ngơn từ, ... châu tuần tập trung làm nổi bật ý trung tâm của bài thơ.
Và điều đó cũng chính là nhà thơ đã xây dựng thành công những tứ thơ sáng
tạo, nhiều biến hóa.
1.2.2. Thủ pháp lạ hóa
Trong ngơn ngữ nghệ thuật, khi muốn hình tượng hóa các đối tượng
miêu tả, các nhà văn nhà thơ thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh,
ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, khoa trương…Những biện pháp này đã tạo ra những
cách diễn đạt ngôn ngữ khác với cách diễn đạt trong giao tiếp đời thường và
tạo ra một mô tip mới trong cách thức phản ánh hiện thực.
Một bài thơ được hình thành trước hết phải nhờ các thành tố trực tiếp
tạo nên nó. Một bài thơ dài có thể bao gồm nhiều khổ hay nhiều đoạn thơ, còn
với một bài thơ ngắn thì thành tố trực tiếp tạo nên nó chính là câu thơ. Theo
đó, cách tổ chức câu thơ, cụ thể là cách tổ chức các kiểu kết hợp từ khơng chỉ
có tác dụng tạo ra ý thơ mà còn tạo nên đặc điểm riêng về phong cách sáng tác
cũng như “tố chất mới” của từng nhà thơ.
3
Trong bài thơ “Thu” Xuân Diệu đã nhân hóa thiên nhiên bởi nhà thơ
nghe được màu sắc, nhìn được âm thanh, nhất là những gì rơi rụng, héo tàn:
“Hư vơ bóng khói trên đầu lạnh
Cành biếc run run chân ý nhi
Hây hây thục nữ mắt như thuyền
Gió thu, hoa cúc vàng lưng giậu”.
Hình ảnh “ý nhi”, “bức gấm”, “thục nữ”, “cúc vàng lưng giậu”, sắc áo
trạng nguyên” đều hết sức tiêu biểu cho phong vị mùa thu trong thơ cổ truyền
thống. Xuân Diệu đã sử dụng tài tình những nét đặc trưng trong thơ cổ để tả
vê đặc điểm của mùa thu giúp người đọc thấy được sự đặc biệt và mới lạ trong
cảnh tả về cảnh sắc của mùa thu. Ở Xuân Diệu là sự hòa điệu giữa nỗi buồn
man mác của mùa thu với tâm trạng buồn của một nhà thơ lãng mạn. Xuân
Diệu đã hóa thân vào thiên nhiên để cùng với cỏ cây hoa lá cảm nhận sự thay
đổi của tiết trời vào mùa giao chuyển.
Trong hai câu thơ sau, Xuân Diệu cũng đã sử dụng cách ngắt nhịp thơ
để tạo nên những vần điệu, nhịp nhạc biến hóa trong thể thơ 7 chữ.
“Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.”
Mỗi câu thơ có các thả nhịp điệu khác nhau tạo nên câu thơ vắt dòng là
hiện tượng xuất hiện câu thơ bắt đầu từ giữa dòng thơ, hay một dòng thơ ôm
chứa nhiều câu thơ đã bộc lộ hết thảy sự dồn nén cảm xúc, tâm trạng xao
xuyến, rung động trước cảnh đẹp và buồn nhẹ nhàng, man mác vì dịng chảy
thời gian hối hả. Bên cạnh đó, cách sáng tạo nhịp điệu thơ cũng tạo nên thủ
pháp lạ hóa trong bài thơ Thu. Bài thơ Thu 7 chữ có nhịp điệu truyền thống là
4/3, đọc chậm có thể là 2/2/3.( “Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,). Nhịp điệu
câu thơ 7 chữ trong thơ Thu của Xuân Diệu thật phong phú, không theo một
quy luật nào. Những cách ngắt nhịp mới lạ góp phần đắc lực vào việc chuyển
tải cảm xúc và thi hứng của nhà thơ, rất đa dạng và độc đáo. Để tạo cách ngắt
nhịp đó, chúng ta thấy vai trò của dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, chấm than,
4
…), hay cách đảo ngữ, phép so sánh. Sự sáng tạo cú pháp (các kiểu câu thơ)
và cách sử dụng từ cũng góp phần đổi mới nhịp điệu thơ.
1.2.3. Ký hiệu ngôn ngữ
Ở Xuân Diệu, sự chú ý đặc biệt đến nhạc tính của câu thơ là ảnh hưởng
quan niệm của trường phía thơ tượng trưng Pháp, nhưng cũng có nguồn gốc từ
trong những cách sáng tạo và thưởng thức thơ cổ điển phương Đơng nữa.
Chính vì vậy, cảm xúc của nhà thơ vẫn hướng vào khung cảnh chiều thu.
Nhạc tính trong thơ Xuân Diệu và thứ nhạc tính mạnh mẽ với những âm sắc
trầm độc đáo. Cách thể hiện mới lạ, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, dẫn
dắt người đọc vào một thế giới hư hư thực thực, đầy âm sắc. Qua đó thể hiện
cái tơi thi nhân mãnh liệt và giàu cá tính.
Hư vơ bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.
Cái tài của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở việc đưa nhạc vào thơ, mà còn
được thể hiện ở chỗ dùng nhạc của ngơn ngữ để tạo hình
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Bằng cách diễn đạt nhân hóa “chiếc kim thêu bức gấm va hây hây thục nữ”
Xuân Diệu không chỉ mang đến những xúc cảm mạnh mẽ về mặt thính giác
mà cịn mang đến cho người đọc những trải nghiệm về một mùa thu mới lạ và
độc đáo.
“Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu,
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.”
Câu thơ trên sở dĩ “đầy nhạc” chính vì sự tập trung dày đặc các nguyên
âm mở và phụ âm vang tạo âm điệu cho thơ. Việc sử dụng những từ láy và lặp
lại chúng “nõn nà”, “bâng khuâng” là một trong những biện pháp tạo nhịp
điệu trong thơ. Nhịp điệu có vai trị quan trọng trong việc tạo nhạc tính trong
thơ, đồng thời thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.
Thơ Xuân Diệu có cái rạo rực của lòng khát khao được sống, được giao
cảm với đời và nhạy cảm với những rung động nhỏ nhất của cuộc sống. Một
5
hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ
là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc.
1.2.4. Mối quan hệ giữ không gian, thời gian nghệ thuật
Với các nhà Thơ mới, thời gian không chỉ là bốn mùa xuân, hạ, thu,
động,
hoặc năm tháng, phút, giây…mà thời gian hiện lên còn bằng cả màu sắc,
hương sắc, thanh sắc. Ở Thơ mới đã có sự chuyển hóa tuần hồn giữa thời
gian và khơng gian mang lại một cảm thức không gian.
Khi phong trào Thơ mới ra đời, ý thức về cái tôi trong bản thân mỗi nhà
thơ trỗi dậy thì tất cả đã đổi khác. Mỗi nhà thơ với sự mong muốn, bộc lộ chân
thật nhất cái tơi trữ tình của mình, với khát vọng vận động, vượt thoát khỏi
những ước lệ, tượng trưng để chuyển dịch đến một không gian mới. Không
gian mới ấy bao gồm cả không gian nội tâm và khơng gian ngoại cảnh. Tất cả
đều thống, rộng, tự do, đầy hương vị và đa sắc màu. Họ đã biến khơng gian
sơn thủy, có hoa hữu tình trong thơ cổ thành một không gian rời rạc, hững hờ,
lạnh lẽo. Biến mỗi cá nhân thành một vũ trụ riêng tư đầy bí mật, biến cái
khơng gian mang ẩn ý thanh cao thành không gian trần thế gần gũi. Rõ ràng
không gian nghệ thuật là phương diện rất quan trọng của tư duy nghệ thuật,
đánh dấu trình
độ chiếm lĩnh thế giới của nhà thơ. Xuân Diệu cũng đã vận dụng những yếu tố
về không gian và thời gian để vẽ nên một mùa thu.
Nhà thơ Xuân Diệu đã bằng giác quan của mình để cảm nhận về khơng
gian và thời gian sự thay đổi của mùa thu để tư đó nói lên những nỗi lịng,
dịng tâm sự của chính nhà thơ trước thời khắc thay đổi đó
“Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu,
Nắng nhỏ bâng khng chiều lỡ thì.”
….
Buồn ở sơng xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua. ”
6
Nhà thơ Xuân Diệu đã tả về vẻ đẹp của mùa thu khi màn sương đậu
quanh thềm nhà, thêm một chút nắng chiều vàng đã khiến tâm trạng lúc này
của chính tả giả trở nên bâng khuâng, xao xuyến. Thời gian là một buổi chiều
đã khiến cho dịng sơng trong thơ của Xuân Diệu cũng trôi chậm lại, không
gian của thiên nhiên ở con sông cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Dịng sơng xanh
ấy dừng như một nghe một thứ âm thanh gì đó và cảm thấy mơ hồ khi tiếng
chim bay qua. Có phải lúc này chính nhà thơ đang chìm vào sự chậm rãi trong
cảnh sắc của mùa thu khiến con người trở nên lãng mạn và có một chút suy tư
về những gì đã qua. Cảnh sắc mùa thu dịu dàng không bị không gian ngăn
cách, không bị thời gian bào mịn. Thơ Thu Xn Diệu có sự đồng cảm, choa
sẻ giữa những vận động của tạo hóa.
1.2.5. Điểm nhìn nhân vật
Từ cái nhìn đầy sâu sắc, đầy nghệ thuật và đầy cả tính chất triết học như
vậy, cái nhìn nghệ thuật của Xuân Diệu hướng đến khía cạnh vạn vật đổi thay,
vạn vật sẽ chuyển biến đổi. Thơ của Xuân Diệu là những tiếng lòng là những
khao khát trước vẻ đẹp trước cuộc đời bao la rộng lớn này. Con người là trung
tâm của thế giới, của vũ trụ. Mà trong nơi ấy, con người luôn biến đổi đa
chiều, cùng hòa vào sự biến đổi của thiên nhiên, của tạo hóa, của vạn vật.
“Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.
Buồn ở sông xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.”
Nhà thơ đã chọn cách nhìn từ sự thay đổi của cỏ cảnh hoa lá, của cảnh
sắc của thời gian buổi trưa, chiều để thể hiện nỗi lòng của bản thân. Nhìn gió
thầm, mây lặng, dáng thu xa”. Những vẫn thơ cho thấy tâm trạng buồn man
mát của nhà thơ hịa cùng với cảnh sắc thiên nhiên. Có phải chính lúc nay nhà
thơ tức cảnh mà sinh tinh. Ơng đang gửi gắm tình yêu của một mùa trong năm
để chiêm nghiệm về cuộc sống đang xảy ra xong quanh mình.
7
Nhà thơ như ký thác tình yêu vào thiên nhiên. Thiên nhiên gợi yêu hay
khát vọng sống. Tất cả như hịa quyện với nhau. Thiên nhiên trong thơ Xn
Diệu xơn xao, rạo rực, tràn đầy cảm xúc và đa tình.
KẾT LUẬN
Được mệnh danh là “mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu là
tiếng thơ thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, đồng
thời mang đậm bản sắc riêng. Qua việc phân tích bài thơ Thu qua góc nhìn thi
pháp học, chúng tơi thấy được những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu trong
việc sáng tác thơ ca. Xuân Diệu, đã trực tiếp nhìn mùa thu bằng thị giác, nghe
thu bằng thính giác, cảm sắc thu bằng xúc giác của chính con người mình.
Hơn thế nữa, họ cịn lắng nghe mùa thu bằng cả hồn mình. Bởi thế, các thi sĩ
mới thấy mùa thu rạo rực, thu bâng khuâng, thu xao xuyến, để rồi thăng hoa
thành những câu thơ tuyệt bút. Nhà thơ đã sử dụng thi pháp nghệ thuật về cấu
trúc thể loại chặt chẽ có mở đầu và kết, cung với thủ pháp lạ hóa sử dụng nhịp
điệu ngắt nhịp trong bài thơ của mình để tạo được điểm nhấn cho bài thơ. Các
sử dụng ký hiệu ngơn ngữ bằng tính nhạc và sử dụng ngôn từ từ láy đã tạo cho
thơ ca của ơng có sự hịa âm tiết tấu làm tăng thêm sức gợi cảm cho các vần
thơ. Đặc biệt cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ, nên
thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình. Cụ thể là những sự vật, hiện
tượng, cảnh sắc thiên nhiên đều trẻ trung, xuân sắc và gợi cảm.
Có thể nói, Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học
Việt Nam hiện đại đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển của văn học Thơ
ca.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2011), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 nhìn từ sự vận
động của cái tơi trữ tình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2.
Lê Tiến Dũng ( 1996), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
giai đoạn (1932-1945), Luận án tiến sĩ ngữ văn.
3. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
4. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tơi, Nxb Văn hố, Hà
Nội.
5. Xn Diệu (1960), Phê bình giới thiệu thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Xuân Diệu (2001), Toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục.
9