Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyên đề văn học "Thơ duyên" của Xuân Diệu & Hai đứa trẻ" của Thạch Lam_1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.57 KB, 7 trang )

Chuyên đề văn học
"Thơ duyên" của Xuân Diệu & Hai đứa trẻ"
của Thạch Lam

Câu 1.
Phân tích bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu:
* Câu 2.
Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được
Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" và phát biểu cảm
nhận của mình.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Xuân Diệu đã viết về mùa xuân với tất cả sự say đắm, nồng nàn:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"
Thi sĩ cũng đã đến với mùa thu trong bâng khuâng, man mác. Viết về
mùa thu, Xuân Diệu có một lối nói riêng đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ, cảm
nhận tinh tế nhẹ nhàng cái hồn thu của đất trời, quê hương xứ sở. "Thơ
duyên" là một bài thơ thu độc đáo nhận diện cảnh thu, tình thu qua tâm
hồn thơ mộng của một chàng trai đa tình và tài hoa lãng mạn.
"Thơ duyên" - một thi đề rất thơ. Cái "duyên" được thi sĩ nói đến là sự
tương giao nhiệm mầu của vũ trụ, thiên nhiên và con người, trước hết là
những chàng trai, cô gái "hồn xanh như ngọc bích".
Một buổi chiều thu tuyệt đẹp - "chiều mộng" - êm ái, nhẹ nhàng như ru,
tạo vật như đang "hòa thơ trên nhánh duyên". Nhành cây mềm mại đung
đưa duyên dáng theo làn gió thu nhẹ giữa sương khói tà dương. "Con gió
xinh thì thào trong lá biếc" ("Vội vàng"). Cả một trời thu "nơi nơi động
tiếng huyền". Tiếng nhạc, tiếng đàn du dương, dịu ngọt như ru hồn
người vào cõi mộng. Tiếng gió hoà điệu với tiếng chim ríu rít. Trên
ngọn me "cặp chim" vừa chuyền cành vừa hót, biết bao âu yếm và yêu
thương. Cây me cũng như cây sấu là hình ảnh thân thuộc của đường phố


cổ Hà Nội. Ta như được sống lại phố cũ yêu thương của đất Tràng An
hơn nửa thế kỷ trước. Đã từng biết "khúc nhạc thơm"; "khúc nhạc
hường", giờ đây ta lại được thưởng thức "tiếng huyền" của buổi "chiều
mộng":
"Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền".
Cảnh thu có gió reo, chim hót. Còn có trời thu xanh trong, đẹp như ngọc;
tất cả màu xanh ấy của trời thu như "đổ" xuống, như tràn qua muôn lá.
Cỏ cây ánh ngời lên sắc ngọc với trời thu. Sắc ngọc ấy ai có thể quên?
Sau này, thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng viết trong bài "Đây thôn Vĩ Dạ":
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" Màu ngọc của lá cũng là sắc thu
làm nên cái hồn thu.
Khổ một nói đến gió, cây và cặp chim chuyền - cảnh vật hòa hợp tương
giao, gắn bó; cái "duyên" ấy được cảm nhận qua tâm hồn một thi sĩ hào
hoa, đa tình. Khổ hai nói về con đường và trái tim "rung động nỗi
thương yêu". "Nhỏ nhỏ" "xiêu xiêu" "lả lả" - bấy nhiêu nét vẽ tinh tế
hiện lên trên một gam màu vàng nhạt của ngày thu tàn "nắng trở chiều".
Hồn thu của bức tranh quê gợi một nỗi buồn đẹp. "Buổi ấy", trái tim "ta"
xao xuyến, "rung động" một tình thu. Thi sĩ đi giữa đất trời, lắng nghe
tiếng đập nhẹ của con tim, tâm hồn rộng mở giao hòa với vạn vật, với
con người, một thiếu nữ đang nhẹ bước trên đường:
"Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu".
"Em" và "anh" cùng dạo bước trên đường. "Em" bước đi "điềm nhiên",
trông tự nhiên, hồn nhiên, duyên dáng. Anh cũng đang say sưa ngắm
cảnh đất trời, bước chân "lững đững" - thong thả, ung dung. Cuộc ngẫu

gặp của đôi lứa thanh tân, tưởng "vô tâm" mà hình như đã có cái
"duyên" trời sắp sẵn. Chẳng hò hẹn gì mà nhiều bâng khuâng!
"Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần".
Cặp câu song hành bình đối nhiều ý vị. "Anh với em" đẹp như một cặp
vần trong "bài thơ dịu". Cặp vần ấy ngân lên "rung động nỗi thương
yêu". Một so sánh độc đáo nói lên cái "duyên" lứa đôi:
"Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần".
Cảnh vốn đẹp, giờ thêm người đẹp, sự giao hòa, giao cảm càng muôn
phần tăng lên. Sắc thu trong sáng, tình thu thanh khiết mơ màng. Bức
tranh thu được dệt thêu bằng cái duyên của sự sống và một tình yêu rạo
rực, xôn xao. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã nhận xét: "Xuân Diệu
say đắm cảnh trời khi vui, khi buồn đều nồng nàn, da diết ".
Khổ bốn nói về cảnh thu trên một không gian rộng và lạnh. Một áng
mây chiều và một cánh cò thân thuộc của đồng quê. Không phải là mây
xám. Cũng không phải "Mây trắng nghìn năm bay chơi vơi" ("Lầu
Hoàng Hạc" - Thôi Hiệu). Mà là mây biếc, mây tuyệt đẹp. Hai chữ "về
đâu" đầy gợi cảm. Hỏi mây hay hỏi nàng thiếu nữ? Cảnh vừa thực vừa
mộng, nhiều man mác, bâng khuâng. Câu thơ "Con cò trên ruộng cánh
phân vân" là một sáng tạo rất độc đáo của Xuân Diệu. Hình tượng thơ là
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong vị Đường thi và thơ mới. "Từ con
cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu
không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và
của hai thế giới" (Hoài Thanh). Hình ảnh "cánh phân vân" đặc tả dáng
cò đang lững lờ đôi cánh, không biết nên bay cao hay bay thấp, bay gần
hay bay xa, bay lên hay đậu xuống
Chiều thu tàn, bầu trời như trải rộng thêm ra. Cảm nhận ấy được diễn tả
qua hai câu thơ tuyệt bút:
"Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần".
Lấy cái hữu hạn, cô đơn, bé nhỏ (cánh chim) để diễn tả cái vô hạn, mênh
mông (bầu trời) là một nét vẽ tài hoa. "Chim nghe " - sự chuyển hóa
cảm giác đầy thi vị. Cánh chim nhỏ nhoi, bay miết, in dáng trên nền trời
chiều bao la. Hoàng hôn buông xuống, sương thu chớm lạnh. Hoa khép
cánh dần
Thời gian nhẹ nhàng trôi "bước thu êm". Tâm hồn thi nhân dào dạt tình
thương mến. Chan hòa cùng đất trời, tạo vật. Mọi tâm hồn sẽ tự tìm đến
với nhau và "thắm lại" (Xuân Hương). Cần chi băng nhân? Nhà thơ khe
khẽ reo lên: "Lòng anh thôi đã cưới lòng em". Phải chăng ý câu thơ này:
"Anh đã phải lòng em" như có người đã hiểu?
"Thơ duyên" đã tồn tại hơn nửa thế kỉ mà vẫn "duyên" vẫn đẹp. Bởi lẽ
cảnh thu tuyệt đẹp, thơ mộng. Tình thu trong sáng, bâng khuâng. Từ
chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đến "Thơ duyên", hơn bao giờ hết ta
cảm nhận sâu sắc rằng, "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới".
Cảnh sắc nên thơ. Con người trong thơ trẻ trung và đa tình, mơ mộng và
duyên dáng. Chim đã có đôi, có cặp rồi, cho nên "Lòng anh thôi đã cưới
lòng em" vậy. Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy. "Thơ duyên" là một
bài thơ tình của Xuân Diệu. Trong tuyển tập "100 bài thơ tình", "Thơ
duyên" mang vẻ đẹp một "hoa khôi" sáng giá.
Bài làm (Câu 2)
Thạch Lam (1910-1942) là thành viên của Tự Lực văn đoàn. Gần 10
năm cầm bút, ông để lại một văn nghiệp khiêm tốn: 3 tập truyện ngắn
(“Gió đầu mùa”, “Nắng trong vườn”, “Sợi tóc”) một truyện dài "Ngày
mới", một tập kí "Hà Nội 36 phố phường". Ngoài ra, ông còn có tập tiểu
luận "Theo dòng" và hai truyện thiếu nhi ("Quyển sách" và "Hạt ngọc").
Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: "Thạch Lam là một nhà văn yêu mến
cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh. Ngày
nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của
những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học". Nguyễn Tuân là

nhà văn cùng thế hệ với Thạch Lam, cùng có chân trong Tự Lực văn
đoàn. Nguyễn Tuân đã khẳng định tính thẩm mĩ độc đáo và tình cảm
nhân đạo đằm thắm trong những trang văn Thạch Lam.
Truyện của Thạch Lam không có chuyện, mỗi tác phẩm như một bài thơ
văn xuôi, thấm đẫm chất trữ tình, man mác xót thương. Đó là loại truyện
tâm tình nồng nàn ý vị. "Dưới bóng hoàng lan", "Nhà mẹ Lê", "Cô hàng
xén", "Hai đứa trẻ", v.v là những truyện ngắn rất hay của Thạch Lam.
Truyện "Hai đứa trẻ" in trong tập "Nắng trong vườn", Nhà xuất bản
"Đời nay", Hà Nội, 1938.

×