Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ở NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018 2022

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

 Vinh 2021 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ở NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 5.07.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS

 Vinh 2021 
LỜI CẢM ƠN !
  

2




Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục Nghệ
An là một đề tài mà tôi rất tâm huyết. Trên cơ sở lý luận, vốn kiến
thức và kinh nghiệm cơng tác đã được tích luỹ trên 20 năm của mình
cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo sự cộng tác giúp đỡ của
các đồng nghiệp ... Luận văn của tơi đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, xin trân trọng cảm ơn phó giáo sư - Tiến sĩ Hà
Văn Hùng đã giúp tôi nghiên cứu; Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Lê Văn Phớt,
Ban giám đốc sở GD&ĐT, cơng đồn ngành, cơ quan văn phòng sở, các ban
ngành liên quan, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình.. đã giúp đỡ động viên tạo
điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song chắc chắn luận này vẫn cịn nhiều
thiếu sót. Tơi mong muốn được sự góp ý, bổ sung của những người quan tâm.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hố hiện đại hóa
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GD: Giáo dục
KT – XH : Kinh tế – Xã hội
NQ: Nghị quyết
TƯ: Trung ương
3


BCH TƯ: Ban chấp hành trung ương
CS: Cộng sản

CBQL: Cán bộ quản lý
CBQLGD: cán bộ quản lý giáo dục
GV: Giáo viên
CB: Cán bộ
QL: Quản lý
PN: Phụ Nữ
MN : Mầm non
TH: Tiểu học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
THCN: Trung học chuyên nghiệp
TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XH: Xã hội
KT: Kinh tế
GĐ: Gia đình

MỤC LỤC
MỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

MỞ ĐẦU

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
8.

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG

4

1
2
3
3
3
3
3
3
4



Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ THAM GIA QUẢN LÝ
XÃ HỘI VÀ GD&ĐT

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Một số khái niệm cơ bản
Vai trị, vị trí của người phụ nữ trong xã hội
Những yêu cầu cơ bản đối với CBQL và đối với nữ CBQLGD
Dự báo sự phát triển của đội ngũ nữ CBQL trong thời gian tới
Kết luận chương I

5
7
11
14
16

Chương II
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQLGD
HIỆN NAY Ở NGHỆ AN

2.1.
2.2.


Thực trạng về chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD trong toàn quốc
Thực trạng chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD ở Nghệ An
Kết luận chương II

17
20
36

Chương III
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CBQLGD Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2021

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

Giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò người phụ nữ trong xã hội và
trong ngành Giáo dục và Đào tạo
Giải pháp xây dựng quy hoạch đội ngũ nữ CBQLGD
Giải pháp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQLGD
Giải pháp chính sách đối với nữ CBQLGD

37
43
51
54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1.
2.

Kết luận
Kiến nghị

61
62

MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,

người phụ nữ luôn giữ một vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp rực rỡ” [16].
Thế kỷ thứ 21 đầy biến động đang mở ra cho nhân loại nhiều sự lựa chọn.
Những cơ hội và thách thức mới đang đặt ra trước mắt cho dân tộc ta nói chung
và người PN nói riêng. Bên cạnh thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ cịn là những
người lao động, người cơng dân có trách nhiệm làm ra của cải vật chất và những
giá trị tinh thần cần thiết cho XH. Họ có vai trò to lớn trong việc tham dự vào
đời sống chính trị- xã hội của đất nước.
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực mà ở đó người phụ nữ
thể hiện rất rõ vai trị của mình. Tại đây, họ gánh vác hai trọng trách: trọng trách
5


của một trí thức XHCN Việt Nam và trọng trách của một người vợ, người mẹ

trong gia đình. Trong sự nghiệp GD của Đảng, họ là nhân lực chiếm số đơng và
quan trọng của “quốc sách hàng đầu”. Để có con người cho CNH-HĐH đất
nước, sau người mẹ có cơng sinh thành, dưỡng dục là người mẹ thứ hai có công
đem lại cho họ những năng lực, phẩm chất cần thiết của người lao động mới.
Trong đường lối chiến lược, Đảng ta luôn xác định GD & ĐT là một bộ
phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. NQ Hội nghị lần thứ II Ban chấp
hành TƯ khoá VIII, NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, thứ IX của
Đảng đều xác định : “GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
KT-XH của đất nước.” [25]
Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập, công cuộc đổi mới trên
đất nước ta đang có bước phát triển với nhịp điệu nhanh, quy mơ lớn, địi hỏi
nhanh chóng phải có một đội ngũ CBQL, có phẩm chất, năng lực, trình độ mới
đáp ứng được yêu cầu đó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TƯ Đảng khoá
VII khẳng định: “Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL các cấp”.
Ngành GD&ĐT có đội ngũ lao động nữ chiếm trên 76%. Ở một số học,
bậc học tỷ lệ nữ CBQL và giáo viên chiếm đa số. Để nâng cao chất lượng và
phát triển độ ngũ nữ CB, chỉ thị 15/CT-GDDT của Bộ GD & ĐT nhấn mạnh:
“Tăng cường CB lãnh đạo, chỉ đạo là nữ ở những bậc và cấp độ QL cao (Các
trường CĐ, ĐH, các vụ, viện cấp bộ), ở các bộ phận liên quan đến chính sách
lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB nữ để mỗi trường học, mỗi
đơn vị QLGD các cấp ít nhất có một CB lãnh đạo nữ”
Thực tế những năm qua, công tác cán bộ nữ ở ngành GD&ĐT Nghệ An
đã có nhiều chuyển biến tích cực, nữ CBQL đã đóng góp tích cực trong sự phát
triển giáo dục tỉnh nhà nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của sự phát triển của sự nghiệp giáo dục: tỷ lệ cán bộ nữ làm cơng tác
QL cịn thấp, chưa tương xứng với lực lượng lao động trong ngành; đội ngũ nữ
QL lại chưa đồng bộ. Càng lên các bậc học cao, tỷ lệ này càng thấp: MN tỷ lệ
99 %,TH 54,3 % trong khi đó THPT chỉ có 9,6%... Một bộ phận nữ làm công

6



tác QL ở ngành học MN và bậc TH còn bất cập về trình độ chun mơn cũng
như trình độ quản lý.
Vì vậy, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD là vấn đề
cấp bách, cần thiết quan trọng khơng chỉ cho nữ CBQL mà cịn là của các cấp
lãnh đạo ngành GD & ĐT Nghệ An. Là người nữ CBQLGD, tôi luôn trăn trở
cùng đồng nghiệp về vấn đề này. Đề tài nghiên cứu của chúng tơi xuất phát từ
đội ngũ CBQLGD và nữ CBQLGD vì sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà, trên cơ sở đó
đề xuất “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD ở Nghệ
An giai đoạn 2018-2021” giai đoạn mà đề án “ Nâng cao chất lượng GD toàn
diện” của tỉnh nhà đòi hỏi ngày càng cao hơn ở đội ngũ CBQLGD và cơng chức.
II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng đội ngũ CBQLGD các cấp ở

Nghệ An hiện nay, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
phát triển đội ngũ nữ CBQLGD trong giai đoạn mới.

III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-

Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và đội

ngũ nữ CBQLGD Nghệ An nói riêng.
-

Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp nâng cao chất lượng và phát
triển đội ngũ nữ CBQLGD trong giai đoạn mới.


IV- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Nếu có những giải pháp hợp lí, thực thi từ những vấn đề nhận thức
đến hành động thì sẽ nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ
CBQLGD trong giai đoạn 2018-2021, thúc đẩy sự phát triển của
ngành học, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước
V-PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

7


Bên cạnh việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ nữ CBQL ở Nghệ An và nữ
QLGD toàn quốc, đề tài còn đi sâu vào việc nâng cao chất lượng và phát triển
đội ngũ nữ CBQLGD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
VI - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQLGD
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay ở cấp
vĩ mô và vi mô.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ
CBQLGD đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
7.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT :

- Nghiên cứu hệ thống tài liệu, lý luận.
-Nghiên cứu hồ sơ
7.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN :


- Quan sát, khảo sát thực tế.
- Thống kê số liệu
- Phân tích thực trạng.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Điều tra bằng phiếu hỏi.
- Lấy ý kiến chuyên gia (qua trao đổi, mạn đàm).

VIII-

CẤU TRÚC LUẬN VĂN :
Luận văn gồm 3 phần chính:
Phần : Mở đầu
Phần :Nội dung đề tài : gồm 3 chương
- Chương I : Cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng và phát triển
đội ngũ nữ CBQLGD

8


- Chương II : Thực trạng về chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD hiện
nay ở Nghệ An
-

Chương III: Những giải pháp nâng cao chất lượngvà phát triển đội
ngũ nữ CBQLGD ở tỉnh Nghệ An từ 2018 đến năm 2021

Phần : Kết luận và kiến nghị
Mục lục và tài liệu tham khảo


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CBQLGD
1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Theo đó, có
nhiều định nghĩa về nó.
Tác giả Nguyễn Chí Quốc và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: "Quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
9


khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức đó
vận hành và đạt được mục đích của mình". [17]
Có ý kiến lại cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích từng tập thể
người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động,
Quản lý là thiết chế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân
làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và mục tiêu
đã định.
Từ những khái niệm trên đây ta có thể kết luận rằng: Quản lý là tác động
có định hướng , có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông
qua việc thực hiên sáng tạo các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu của tổ
chức làm cho tổ chức vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất”
Việc tìm hiểu một cách chung nhất những khái niệm cũng như những trào
lưu tư tưởng và học thuyết quản lý có thể tạo nên một tầm nhìn, một nhãn quan
nhất định về việc nhà quản lý cần những gì và thực hiện những gì trong hoạt

động thực tiễn của mình.
1.1.2. Bản chất và chức năng cơ bản của quản lý.
-Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể
người, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Trong giáo dục, đó là tác động của nhà
QLGD đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhau
trong hệ thống, nhằm thực hiện các mục tiêu QLGD.
-Các chức năng quản lý là biểu hiện bản chất của quản lý. Chức năng
quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của
khái niệm quản lý, là những bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã được thích
ứng, chuyên mơn hóa. “Các chức năng quản lý là những trạng thái biểu hiện sự
hoạt động có mục đích của tập thể người.”
Có bốn chức năng cơ bản liên quan mật thiết với nhau, tạo thành chu trình
quản lý: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra. Trong 4 chức năng trên, chức
năng tổ chức là quan trọng nhất. Lê-nin từng nói : “Để quản lý thành cơng,
ngồi việc biết thuyết phục, cần tổ chức thực hiện.”
1.1.3. Quản lý giáo dục
10


Trên nền tảng của khoa học quản lý xuất hiện nhiều hoạt động quản lý
chuyên ngành. Một trong những loại hình quản lý tương đối phong phú là
QLGD.
Cũng như khái niệm quản lý, QLGD được hiểu theo nhiều khía cạnh khác
nhau, song QLGD được thực hiện một cách đầy đủ là tác động có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau,
đưa tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến các trường, các cơ sở giáo dục
khác) cùng vận hành, nhằm thực hiện các nguyên lý, mục tiêu giáo dục theo
đường lối của Đảng và các chính sách của nhà nước.
1.1.4. Chất lượng đội ngũ CBQLGD
Theo từ điển triết học của Liên Xô (cũ) : “Chất là tính quy định của một

sự vật, khiến nó là sự vật này chứ không phải là sự vật khác và khác sự vật
khác.”
“Lượng là tính quy định của sự vật mà nhờ đó (trên thực tế hoặc trên tư
duy), ta có thể phân chia nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp
các bộ phận đó lại làm một.” [33]
Một sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của các chất và lượng, nên có
thể nói đây là chất lượng nói chung.
Do đó, chất lượng đội ngũ CBQLGD được thể hiện :
+ Số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQLGD.
+ Phẩm chất chính trị đội ngũ CBQLGD .
+ Trình độ chun mơn của đội ngũ CBQLGD.
+ Năng lực quản lý của người CBQLGD.
Như thế, đội ngũ CBQLGD được đánh giá là bảo đảm chất lượng khi đội
ngũ đó đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD là làm thay đổi về số
lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ.

11


Đối với phụ nữ làm công tác quản lý giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn
do thiên chức của họ đối với gia đình. Ngồi những u cầu về tư chất, về tri
thức và năng lực lãnh đạo quản lý, họ còn phải biết kết hợp hài hòa, hiệu quả
giữa trách nhiệm công việc chung và công việc riêng của đặc tính về giới.
1.2. VAI TRỊ, VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI

1.2.1. Vai trị, vị trí của người phụ nữ trong lịch sử
Từ trước tới nay phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Với trách nhiệm là người vợ, người mẹ, phụ nữ đã có những
cống hiến xuất sắc trong việc nuôi dưỡng các thế hệ công dân của đất nước,

chăm lo cho các gia đình Việt Nam theo chuẩn mực “ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc”. Phụ nữ còn là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giữ gìn và phát
triển nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam và mang nhiều vinh quang về
cho đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học, giáo
dục, y tế, thể thao, nghệ thuật.
Mở đầu cho trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho
đất nước là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là một hiện tượng hiếm có
trong lịch sử thế giới cổ đại. Trưng Trắc là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên
đứng lên lãnh đạo và quản lý đất nước. Bà đã khẳng định được vị trí của người
phụ nữ Việt Nam, với sắc thái bình đẳng và được in đậm trong nền văn hóa dân
tộc.
Bên cạnh các nữ tướng cầm quân đánh giặc, thời kỳ này chúng ta cịn có
những tấm gương phụ nữ tham gia quản lý đất nước tài giỏi. Đó là Thái hậu
Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan…
Nối tiếp truyền thống anh hùng bất khuất của các bậc tiền bối, các thế hệ
phụ nữ Việt Nam sau này còn có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Đó là các chị Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập,
Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình... là các nữ anh hùng các lực lượng vũ
trang nhân dân, các anh hùng lao động mà tên tuổi của họ mãi mãi cịn vang.
Vì thế, dù ở cương vị nào, người phụ nữ trước hết vẫn là những người vợ,
người mẹ trong gia đình, là người thầy đầu tiên của mỗi đời người, người giữ
12


gìn mái ấm gia đình - tế bào của mọi xã hội - là người sản sinh và hun đúc
những tài năng cho đất nước.
1.2.2. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đội ngũ cán
bộ quản lý và đội ngũ nữ CBQLGD
Đảng và Bác Hồ rất coi trọng công tác cán bộ, nhất là cán bộ quản lý
trong các cơ quan nhà nước. Theo Người, ở bất kỳ lĩnh vực, cấp quản lý nào

cũng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có đạo đức, phẩm chất tốt, trình độ
chun mơn và ý thức trách nhiệm cao. Người cán bộ cách mạng phải có đức, có
tài.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ III BCH Trung ương Đảng khoá VIII khẳng
định : “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là then chốt trong công tác xây
dựng Đảng.” Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định lại : “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp, vững vàng về chính trị, có kiến thức, năng lực quản lý và kỹ năng thực
hành. Nhà nước phải có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài. Làm tốt quy hoạch và tạo
nguồn CB, chú ý cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc ít người, chuyên sâu trên các
lĩnh vực.”
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn đó, Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục
đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm phát huy vai trò của lao động nữ và
cán bộ nữ. Chỉ thị số 44/ CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá :
"Trình độ lao động nữ, cán bộ nữ được nâng cao, đời sống được cải thiện nhưng
đội ngũ cán bộ nữ lại hụt hẫng, chưa được bố trí vào vị trí tương xứng với khả
năng của chị em." [6]
Nghị quyết số 04 của Bộ Chính trị (1983) chỉ rõ: “Thực trạng đội ngũ cán
bộ nữ hiện nay vừa yếu vừa thiếu đồng bộ, đó là những vấn đề lớn, bức xúc đối
với không chỉ chị em phụ nữ mà cả các đồng chí lãnh đạo Đảng, lãnh đạo các bộ
ngành phải giải đáp”.

13


Chỉ thị số 28/CT- TW năm 1993 và chỉ thị số 37 CT -TW năm 1994 đã chỉ
ra những nội dung cụ thể cần làm để tăng cường vai trò của phụ nữ trong đời
sống chính trị. Đó là nâng cao nhận thức về phụ nữ, đẩy mạnh công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỉ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan quản lý và khuyến
khích tài năng nữ. Chỉ thị khẳng định: “ Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội là một yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện
quyền bình đẳng dân chủ của người phụ nữ để tạo điều kiện phát huy tài năng,
trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của người phụ nữ ”. [7]
Năm 1997, Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch Chương trình hành
động quốc gia Vì sự tiến bộ Phụ nữ Việt Nam năm 2000 nêu rõ: “ Nâng cao vai
trị, vị trí của phụ nữ trong việc tham gia bộ máy ra quyết định.” [10]
Trong khi đó, phụ nữ ngành giáo dục và đào tạo chiếm một tỷ lệ cao trong
lực lượng lao động của giáo dục Việt Nam (trên 76%). Đây là lực lượng lao
động được đào tạo chuẩn nhất trong mặt bằng lao động nữ của cả nước. Xác
định rõ điều đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm tới công tác nữ. Bộ đã
đề ra rất nhiều chủ trương chính sách sát với tình hình cán bộ, giáo viên nữ của
ngành để cán bộ nữ phát huy hơn nữa về năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ và thiên chức làm vợ, làm mẹ ở gia đình để trở thành nhân tố quyết định sự
thành công cả về số lượng, chất lượng giáo dục và đào tạo trong cả nước.
Chỉ thị số 06/ CT-GD ngày 28 tháng 2 năm 1985 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ đã đánh giá: “ Chị em đã
và đang phát huy tác dụng tốt trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục trên mọi
miền đất nước và có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
”. Chỉ thị nêu ra những tồn tại, bất cập của đội ngũ cán bộ nữ: “Tỷ lệ cán bộ nữ
tham gia quản lý trường học và các cấp QLGD cịn thấp, chưa tương xứng với
khả năng và vị trí của lực lượng lao động nữ trong ngành. Cán bộ quản lý nữ ở
các sở, phòng, các cơ sở, các vụ, viện, các trường sư phạm cịn q ít. Đặc biệt
cán bộ đảm nhiệm chức vụ trưởng lại càng ít nữa”. Chính vì vậy mà Bộ u cầu
các cấp QLGD thực hiện tốt một số chủ trương, biện pháp sau:

14



Một là: phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành về quan điểm, nhận
thức đối với cán bộ, giáo viên và nữ cán bộ quản lý .
Hai là: đẩy mạnh công tác đề bạt cán bộ nữ nhằm tăng cường tỷ lệ cán bộ
nữ ở các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục.
Ba là sử dụng và bồi dưỡng tốt đội ngũ cán bộ nữ đương chức, tích cực
đào tạo đội ngũ nữ cán bộ quản lý dự bị và đội ngũ nữ của ngành.
Với tầm quan trọng của vị trí,vai trị người PN trong giai đoạn mới. Ngày
19 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành
lập ban : “Vì sự tiến bộ phụ nữ ” của ngành, do Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ làm
trưởng ban. Từ khi được thành lập, ban này đã xây dựng chương trình hành
động “ Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục năm 2000” , tổ chức tuyên truyền
rộng rãi trong toàn ngành ý nghĩa cơng ước quốc tế “Xố bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử đối với phụ nữ ”. Ký kết, giới thiệu những thành tích của phụ nữ,
những điển hình tốt trong cán bộ, giáo viên của ngành; kiến nghị với các cấp,
các ngành một số chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách, pháp luật của nhà nước đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ ngành
GD & ĐT nói riêng.
Ngày 19 tháng 9 năm 1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số
15/ CT/ GD-ĐT trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ các vấn đề chủ yếu là:
- Đấu tranh chống các tư tưởng phong kiến, tư sản về những quan điểm
phi vô sản đối với phụ nữ. Chống coi thường, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá,
sử dụng, đề bạt cán bộ nữ và giúp chị em khắc phục các biểu hiện tự ti, thiếu ý
chí vươn lên, ngại làm cơng tác quản lý, hẹp hịi đố kị.
- Xây dựng, quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
đương chức và kế cận là nữ ở các cơ sở, trường học và các cấp QL của ngành.
Trên tinh thần đó ,chỉ thị số 06, Chỉ thị số 15 và chương trình hành động “
Vì sự tiến bộ phụ nữ” của ngành đã được triển khai đến các cơ sở GD và các
trường học, hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình hành động và kế
hoạch hoạt động sát thực nhằm đạt được những mục tiêu về công tác CB nữ mà
Đảng, Nhà nước đề ra.

15


1.3.

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁN BỘ QLGD VÀ NỮ CBQLGD

1.3.1 Những yêu cầu cơ bản đối với CBQLGD
Giáo dục là một hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính đặc thù
nghề nghiệp riêng. Vì vậy, để tác động có hiệu quả tới hệ thống GD, người
CBQL ngồi các u cầu chung cần phải có những yêu cầu riêng biệt sau:
+ Phải có phong cách lãnh đạo tốt, thích hợp với tổ chức mà mình lãnh
đạo để mọi thành viên cộng tác với mình, tự giác thực hiện các mục tiêu đã đề
ra.
Muốn vậy, người CBQL phải có năng lực làm việc. Việc rèn luyện phong
cách, năng lực lãnh đạo quản lý chính là rèn luyện cách nhận biết thái độ của
quần chúng và quan trọng hơn là biết cách thay đổi tình huống khi cần thiết.
+ Cần phải có trí tuệ và sự am hiểu cuộc sống nói chung.
Muốn QL tốt, người làm cơng tác cần phải có tri thức. Tri thức ở đây
khơng chỉ đơn thuần là hiểu biết chun mơn mà cịn có cả tri thức của những
lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội để xử lý quan hệ xã hội. Phải không
ngừng học hỏi ở sách vở và trong cuộc sống. Người lãnh đạo và QL cần biết rút
kinh nghiệm từ thực tế cơng việc của mình để hồn thiện phẩm chất cá nhân.
Muốn làm tốt công việc, người CB QL phải biết tự hạn chế mình, chấp
nhận và biết đón đầu sự thay đổi tích cực, gạt bỏ tính bảo thủ thường có theo
thói quen, bổ sung kiến thức cho mình bằng kinh nghiệm tốt của người khác.
Người CBQLGD tốt khơng chỉ là người thầy giáo giỏi mà cịn phải là một nhà
văn hố un thâm. Có như vậy, mới có thể đưa nhà trường gắn liền với xã hội
được.
+ Người lãnh đạo, quản lý phải luôn giữ cho mình có được một trạng thái

tâm lý tự tin, bình tĩnh. Tâm lý nơn nóng là một tâm lý có hại cho lãnh đạo, quản
lý. Người lãnh đạo, quản lý cũng cần phải dũng cảm, quyết đoán. Về phương
diện này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những lời khuyên rất thú vị. Nhiều người
cho rằng: nếu thiếu tâm lý tự chủ thì khơng thể diều hành tốt cơng việc được
giao. Bởi vì người thiếu tự chủ thường chần chừ, dễ dàng lùi bước trước khó

16


khăn. Mặt khác cũng không nên để cho tâm lý dễ dãi chiến thắng, vội vàng tin
vào lời quảng cáo, thoả hiệp trước các bước thụt lùi của tổ chức.
Tuy nhiên, để khắc phục được những tâm lý nói trên, những người tham
gia cơng tác QL cần phải có sự rèn luyện và được thử thách qua thực tế công
việc. Người ta gọi đây là một nghệ thuật, bởi vì người lãnh đạo, QL phải bộc lộ
thái độ của mình đúng lúc, đúng chỗ; phải biết cách xử sự khéo léo để quần
chúng tin tưởng , sẵn sàng nghe theo mệnh lệnh điều hành của mình. Khơng có
nghệ thuật điều hành thì khơng thể tạo được sức mạnh của tổ chức.
+ Người làm công tác lãnh đạo, QL phải hết sức giữ gìn và nâng cao uy
tín cá nhân của mình trước tập thể. Người có uy tín cao thì mệnh lệnh ban ra sẽ
được cấp dưới chấp nhận như một chân lý và sẵn sàng thực hiện. Ngược lại, nếu
thiếu uy tín thì khi chỉ đạo, cấp dưới sẽ không quyết tâm thực hiện các mệnh lệnh
mà họ nhận được.
Uy tín của người CBQLGD khơng chỉ với đồng nghiệp mà còn với cha mẹ
học sinh và các lực lượng XH .Đó là việc làm tốt cơng tác xã hội hốgiáo dục.
Tất nhiên, việc nâng cao uy tín cá nhân khơng thể tách rời với việc nâng cao uy
tín của tập thể. Trên thực tế, khơng thể có uy tín cá nhân của người lãnh đạo vượt
qua được uy tín chung của tổ chức do người đó điều hành.
Uy tín có hai mặt : Chất lượng và số lượng, trong đó chất lượng có vai trị
quyết định. Chất lượng được tạo nên bởi nhiều yếu tố như : sự hiểu biết, năng
lực điều hành, lòng vị tha, sự quan tâm đến cấp dưới, năng lực học tập, ý chí

quyết tâm trong cơng việc và nhiều yếu tố khác.
Vì vậy, để nâng cao uy tín của mình, người lãnh đạo phải thường xuyên
chú ý rèn luyện các phẩm chất nêu trên, bất luận trong hoàn cảnh nào. Hơn nữa
phải chú ý đến lĩnh vực mà mình đảm nhiệm để hướng sự rèn luyện theo u cầu
của lĩnh vực đó. Uy tín nào cũng được tạo dựng bởi lòng tin của cấp dưới đối
với lãnh đạo.
1.3.2 Những tiêu chí đánh giá người CBQLGD
Cùng với lý luận chung của giáo dục học, nhân cách của người giáo viên
nói chung và người CBQLGD nói riêng đã được các nhà nghiên cứu giáo dục
17


khái quát phát triển trên cơ sở những giải pháp cụ thể về xây dựng đội ngũ
QLGD trong giai đoạn mới mà NQTW2 BCHTW Đảng khoá VIII đã đề ra.
Từ thực tế công tác QLGD hiện nay, chúng tôi cho rằng :tiêu chí đánh giá
người CBQLGD có thể chia thành 3 nhóm phẩm chất (có tính tương đối) đó là :
NHĨM
PHẨM CHẤT

U CẦU CỦA NGƯỜI CBQL

Chính trị-

- Nắm vững và chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính

tư tưởng

sách của Đảng và Nhà nước nhất là những đường lối về GD&ĐT
- Lập trường tư tưởng vững vàng, không dao động trước những khó
khăn thử thách. Trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhạy bén với tình hình, đổi mới cơng tác của lãnh đạo cho phù

Phẩm chất

hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Có lối sống giản dị, trung thực; chân thành với đồng chí, đồng

đạo đức

nghiệp.

Phẩm chất

- Có tinh thần trách nhiệm cao, thiết tha với nghề nghiệp
- Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo trở lên.

Nghề nghiệp

- Có trình độ, có nghiệp vụ QL và tổ chức thực hiện công việc KH
- Năng động, sáng tạo, thường xuyên cải tiến công tác quản lý, ủng
hộ cái mới, cái đúng.
- Có tính quyết đốn. Biết đề ra chủ trương phù hợp và có những
quyết định đúng đắn kịp thời.
- Tác phong lãnh đạo dân chủ, có năng lực tập hợp quần chúng.

Trong 3 nhóm phẩm chất quan trọng đó, người CBQLGD cần phải lưu ý đến
việc nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, nhất là trình độ chun mơn và nghiệp vụ
QL
1.3.3 Những yêu cầu cần có đối với nữ CBQLGD

Ngoài những yêu cầu chung, nữ CB QLGD cần có thêm những tiêu
chuẩn sau:

18


- Có năng lực tự đào tạo, tự hồn thiện (theo kiểu học liên tục, học
suốt đời).
- Có năng năng lực giao tiếp.
- Biết sắp xếp công việc tập thể và gia đình một cách khoa học.
- Có một cuộc sống gia đình bình đẳng, hạnh phúc.
- Khơng tự ti, mặc cảm.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống và công việc, một số vấn đề đặt ra đối
với một cán bộ quản lý nữ như :
- Thường xuyên phải tự giải quyết các mâu thuẫn trong công việc và cuộc
sống gia đình.
- Trong cơng tác chun mơn và quản lý cũng có khi bất cập ,chồng chéo
- Giữa áp lực công việc và sức khoẻ bản thân của người phụ nữ hiện tại
- Đức tính dịu dàng, duyên dáng của người PN và tính mạnh mẽ, quyết
đốn trong cơng việc..
Những vấn đề đó địi hỏi người PN phải có sự nhạy bén và mềm mỏng,
sáng tạo để xử lý nhằm đạt hiệu quả như mong muốn
.4.

DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ NỮ CBQL TRONG THỜI GIAN TỚI.

1.4.1 Xu hướng các nước
Vấn đề phụ nữ hiện nay đã trở thành vấn đề thời sự của tồn cầu. Vì vấn
đề đó liên quan đến dân số, mơi trường, xã hội, gia đình và sức khoẻ. Vì vậy, khi
giải quyết vấn đề phụ nữ không giải quyết ở từng quốc gia riêng lẻ, mà phải giải

quyết trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay vấn đề bình đẳng giới đang là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia,
trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau, có cơ hội bình đẳng để phát triển
tài năng, được hưởng thụ bình đẳng lợi ích từ sự phát triển. Nhiều hội nghị trên
thế giới đã xác định: Thực hiện bình đẳng giới khơng chỉ đảm bảo tính pháp lý
về quyền con người, quyền bình đẳng mà cịn mang lại tính hiệu quả rất cao cho
phụ nữ và cho xã hội, vì bình đẳng giới sẽ nâng cao năng suất, chất lượng lao
động góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển con người, sinh con khoẻ, nuôi
dưỡng con tốt, thành nguồn nhân lực cho tương lai.
19


Như thế,vị trí xã hội, kinh tế cao của người phụ nữ gắn liền với sự phát
triển và tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và khu vực.
1.4.2. Xu hướng ở Việt Nam
Ở nước ta, người phụ nữ ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm
trên mọi lĩnh vực. Nghị quyết số 04/ BCT ngày 12 tháng 7 năm 1993 của Bộ
Chính trị về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ
mới đã khẳng định: “ Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, là động lực quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phụ nữ vừa là người lao
động, người công dân vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.”
Chỉ thị số 37/ BBT của Ban Bí thư TW Đảng nói rõ: “ Việc nâng cao tỷ lệ
cán bộ nữ tham gia QL nhà nước, QLKT, XH là một yêu cầu quan trọng.”
Ngoài ra, một số bộ luật như : Luật Lao động, Luật Hơn nhân và gia đình
đã thể chế hố nhiều chế độ, chính sách liên quan tới phụ nữ. Đặc biệt trong kế
hoạch hành động quốc gia “ Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam ” đã đề ra 11 mục
tiêu trong đó mục tiêu thứ 4 nêu rõ : “Nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ tham
gia vào bộ máy lãnh đạo, tư vấn và ra quyết định.”
Đội ngũ cán bộ, GV nữ trong ngành GD & ĐT nói chung và nữ CBQL nói
riêng đang giữ một trọng trách nặng nề về việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất

nước (76,65%). Chúng ta phải coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, xây dựng đội ngũ
nữ CBQL để đáp ứng công cuộc CNH-HĐH đất nước.
1.4.3. Xu hướng ở Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có dân số lớn thứ 3 trong cả nước. Tương ứng như
vậy, đội ngũ cán bộ, GVcủa ngành GD&ĐT Nghệ An cũng chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số cán bộ, GV của cả nước (khoảng 50.000/ 856.440 GV cả nước).
Trong những năm gần đây, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã
hội cũng như ngành GD &ĐT Nghệ An đã đánh giá cao vai trò của đội ngũ CB
GV nữ. Cùng với sự đánh giá đó, tỉnh ta cũng đã đề ra nhiều chính sách tạo điều
kiện cho chị em phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp và trong cuộc sống gia đình.
Ngồi sự nỗ lực của chính bản thân chị em, cần phải có sự tác động tích cực của
20


cơ chế, chính sách và sự chia sẻ của đồng nghiệp, người thân trong gia đình để
họ vươn lên hồn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt đề án : “Nâng cao
chất lượng GD & ĐT toàn diện” mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt cho đến
năm 2021. Đề án cho thấy rằng: Việc ổn định số lượng học sinh và CBGV (ngày
càng giảm) đòi hỏi người CBQL nói chung và nữ CBQL nói riêng (cũng phải
giảm theo) càng phải nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, năng động
nhạy bén và tháo vát trong công việc, phải được rèn luyện , cọ xát trong thực
tiễn cuộc sống sơi động... để khẳng định chỗ đứng của mình và hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Trong thực tế , nhiều bài học kinh nghiệm của CBQL các cấp học cho
thấy rằng: đội ngũ nữ CBQL có tác dụng to lớn trong việc QL, chỉ đạo về công
tác tham mưu.Tháo vát, sâu sát, nhẹ nhàng, khéo léo trong việc tiếp cận và xử lý
mọi công việc.
Như vậy, chúng ta cần phải quan tâm xây dựng đội ngũ nữ CBQLGD giỏi
mới có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Muốn vậy phải có quy hoạch đội
ngũ nữ CBQLGD mà khâu quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng và phát

triển đội ngũ nữ CBQL giáo dục của tỉnh nhà.
Kết luận chương 1:
Đối với QLGD thì Cán bộ QLGD là khâu then chốt quyết định sự thành
bại của hệ thống này. Họ là những người khơng chỉ hoạch định chính sách và
chiến lược phát triển mà còn là lực lượng chỉ đạo thực hiện các chủ trương
đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn khi đất
nước đang tiến hành CNH-HĐH, GD&ĐT được xem là quốc sách hàng đầu thì
đội ngũ cán bộ QLGD phải là hàng đầu của hàng đầu.
Đội ngũ nữ CBQLGD có vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành
giáo dục, họ là những người tri thức, là người mẹ, người vợ... có vai trị to lớn
trong lĩnh vực giáo dục, chiếm tỷ lệ lao động lớn (81% của tỉnh và 76% cả
nước). Do vậy phải có quy hoạch và nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ
nữ CBQLGD để đáp ứng yêu cầu của ngành và của đất nước hiện nay.

21


Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ CBQLGD là ưu tiên rất cơ bản
mà xã hội dành cho ngành GD&ĐT. Cần có cơ hội, chính sách... cho nữ CBQL
được học tập, bồi dưỡng và phát triển về phẩm chất, nhân cách trình độ nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu của công tác, tăng nguồn CBQL cho ngành.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQLGD HIỆN NAY
Ở NGHỆ AN
2.1.

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQLGD TRONG TOÀN
QUỐC


2.1.1 Về số lượng:
BẢNG 2.1. NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CẤP BỘ

Chức vụ
Bộ trưởng
Thứ trưởng
Vụ trưởng và tương đương
Phó vụ trưởng và tương đương
Giám đốc Sở
Phó Giám đốc Sở
Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường ĐH, CĐ

Tổng số
0
1
1
6
11
41
20

Tỷ lệ
0%
20%
6%
23%
18%
27%
8%


BẢNG 2.2 : TỶ LỆ PHẦN % CBQLGD NỮ Ở CÁC TRƯỜNG MN,TH, THCS VÀ
THPT

Cấp học
Hiệu trưởng
Hiệu phó

Mầm non
99,6
99,2

Tiểu học
44,31
754,42

22

THCS
21,08
41,52

THPT
7,92
21,21


Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ(%) nữCBQL các cấp
Tỷlệ%

99.6


99.2
75.42

100
80
Hiệu tr ëng
HiÖu phã

41.52

44.31

60

21.21

21.08

40

7.92

20
CÊp häc

0

MN


TH

THCS

THPT

(Nguồn : Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 37 của Ban Bí thư trung ương Đảng
về công tác cán bộ nữ trong ngành GD&ĐT - tháng 10 năm 2018).

BẢNG 2.3. THỐNG KÊ GIÁO DỤC TOÀN QUỐC NĂM HỌC 2002-2018

Tổng số
856440

Giáo viên
Nữ
656467

Tỷ lệ %
76,65

Cán bộ quản lý
Tổng số
Nữ
Tỷ lệ %
73275
39467
53,86

(Nguồn : Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 37 của Ban Bí thư TW Đảng

về cơng tác cán bộ nữ trong ngành giáo dục-đào tạo, tháng 10 năm 2018).

So sánh các số liệu Bảng 2.3cho thấy: số lượng CBGV chiếm tỷ lệ rất cao
(76,65%) số lượng nữ CBQLGD của chúng ta cũng đã chiếm trên 50% nhưng
thực chất CBQL nữ chủ yếu là ở bậc học MN và TH (Bậc học mầm non tỷ lệ nữ
CBQL chiếm trên 98%) trong lúc đó ở cấp Bộ chỉ có 01 Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Mầm non , 6 Phó Vụ trưởng và cấp tương đương nhưng trong đó đã có 2 Phó Vụ
trưởng của Vụ Giáo dục Mầm non (Vụ GDMN tuyệt đại đa số cán bộ chuyên
viên là nữ). Càng lên cao tỷ lệ nữ càng giảm, thể hiện tình trạng khơng tương
xứng giữa lực lượng quản lý trong ngành. Điều này địi hỏi ngành GD&ĐT phải
có giải pháp cụ thể để khắc phục.
2..1.2. Về chất lượng

23


Chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên nói
chung nữ cán bộ và nữ giáo viên nói riêng đều thuộc hệ thống trường sư phạm
có quy định chung của cả nước.
+ Phụ nữ ngành GD & ĐT tạo tốt nghiệp đại học chiếm hơn 64% phụ nữ
cả nước có cùng trình độ.
+ Về tương quan tỷ lệ phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học:
- So với ngành: chiếm 42%
-So với cả nước : chiếm 36%
+ Giáo viên có trình độ chuẩn trở lên (Theo quy định của Luật giáo dục 1998) tại thời điểm năm học 2002 - 2018 .Ta có biểu đồ sau:
BẢNG 2.4 : TỶ LỆ GIÁO VIÊN TRÌNH ĐỘ ĐẠT CHUẨN TRỞ LÊN
Cấp học
Mầm non
Tiểu học
THCS

THPT
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TỶ LỆ % TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN ĐẠT
Tỷ lệ %
59,41
87
91,6
95,2
CHUẨN TRỞ LÊN
100
80

87

91.66

95.2

59.41

60
Tû lÖ%

40
20
0

MN

TH


THCS

THPT

(Nguồn : Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 37 của Ban Bí thư TW Đảng về
cơng tác cán bộ nữ trong ngành giáo dục-đào tạo, tháng 10 năm 2018).
Như vậy, càng lên cấp học cao, nữ CBGV lại đạt trình độ chuẩn đào tạo
càng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội
BẢNG 2.5 : NỮ CÁN BỘ CĨ TRÌNH ĐỘ TRÊN CHUẨN

Trình độ
Tỷ lệ %

Giáo sư
3.13

Phó giáo sư
13.24
24

Tiến sỹ
17.55

Thạc sỹ
39.1


39.1

40

35
30
25

17.55

20

13.24

Tỷ lệ%

15
10
5
0

3.13

Giáo s

Phó giáo s

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Biu trờn cho thấy:nữ CB cần phải đầu tư và có kế hoạch trong việc
nâng cao trình độ trên chuẩn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Trong thực tế, chất lượng đào tạo, nghiệp vụ quản lý, trình độ chính trị

đều qua một hệ thống chung. Cán bộ QL nữ cấp mầm non, tiểu học, THCS đều
đào tạo và bồi dưỡng chủ yếu ở các tỉnh, nữ CBQLDG ở các cấp học cao hơn
được đào tạo chủ yếu ở hệ thống các trường CBQLGD trung ươngI và trung
ương II.
Tuy vậy, trình độ giáo viên mầm non cịn rất bất cập, tỉ lệ đạt chuẩn thấp
và số đông là đào tạo chắp vá, trong lúc đó việc đào tạo lại rất khó vì điều kiện
làm việc của chị em cịn gặp nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ cịn hạn hẹp.
Như thế, yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBQLGD nữ trong cả nước
cơ bản giống nhau (định tính), khác nhau chỉ là mức độ (định lượng). Vấn đề
này, chúng tôi nghiên cứu cụ thể hơn ở tỉnh Nghệ An.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQL GIÁO DỤC TỈNH NGHỆ
AN

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở phía Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 16.370,3
km2, chiếm gần 6% diện tích cả nước, với đủ các vùng kinh tế: thành phố, đồng
bằng, ven biển, trung du, miền núi và vùng cao.
Hiện nay tồn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện miền xuôi, 10 huyện
miền núi (trong đó có 5 huyện vùng cao).
25


×