Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tác động từ thuế với thị trường ô tô tại việt nam đồng thời cũng nêu lên một số giải phápnhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế của chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 33 trang )

iudslkjdkjdkhfjjfkd

Đề tài: Phân tích tác động từ thuế của Chính Phủ đối với Thị trường Ơ tơ tại Việt Nam đồng thời cũng
nêu lên một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế của
Chính phủ đối với thị trường ô tô tại Việt Nam hiện nay.

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VI MƠ

Phân tích tác động từ thuế của Chính Phủ đối với Thị trường Ơ tơ tại Việt Nam đồng thời cũng nêu lên
một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế của
Chính phủ đối với thị trường ơ tô tại Việt Nam hiện nay.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CUNG CẦU
I. Cầu về hàng hóa và dịch vụ
1.1 Khái niệm cầu
1.2 Số lượng cầu
1.3 Biểu cầu
1.4 Phương trình và đồ thị đường cầu
1.5 Các yếu tố tác động đến cầu
II. Cung
2.1 Khái niệm cung và lượng cung
2.2 Biểu cung
2.3 Phương trình và đồ thị đường cung
2.4 Các yếu tố tác động đến cung
III. Thuế
3.1 Chính sách can thiệp bằng cơng cụ thuế
3.2 Vai trị của thuế đối với thị trường


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô trước khi có thuế tại Việt Nam
II.
Thực trạng phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ sau khi có thuế tại Việt Nam
III.
Tác động của thuế đến người mua và người bán
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I. Vấn đề cần phát huy và giải pháp
1.1 Vấn đề cần phát huy
1.1.1 Đánh thuế lên thị trường nhập khẩu ô tô hợp lý
1.1.2 Hạn chế
1.2 Giải pháp
II.Vấn đề hạn chế và giải pháp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
1


LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất
thế giới –khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục
trong nhiều năm, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường ơtơ
của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Tính đến hết năm 2018, cả
nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ơ tơ; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp
ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản
xuất linh kiện, phụ tùng ơ tơ... Nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước
(Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki,
Isuzu, Mercedes-Benz, Hino) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ tại Việt Nam

Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản
xuất và lắp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những
mục tiêu dài hạn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển lĩnh vực ơ tơ, Chính Phủ
(cụ thể là BộTài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Hiện nay, chính sách
thuế của chính phủ đối với thị trường ơ tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan
tâm bởi chính sách ấy có tác động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công
nghiệp ô tô của Việt Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô
tô trong nước. Do đó, đối tượng nghiên cứu trong đề tài tiểu luận của Nhóm 5 chúng em
sẽ là Phân tích tác động từ thuế của Chính Phủ đối với Thị trường Ơ tơ tại Việt Nam
đồng thời cũng nêu lên một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng
cao hiệu quả của chính sách thuế của Chính phủ đối với thị trường ơ tơ tại Việt Nam
hiện nay.
Với trình độ và tài liệu tham khảo cịn hạn chế, nhóm 5 chúng em rất mong được cơ và
mọi người góp ý giúp bài thảo luận này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành
cảm ơn cô và các bạn ạ!

2


3


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CUNG CẦU
I. Cầu về hàng hóa và dịch vụ
1.1 Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sang mua tại
mức giá khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua
về một loại hàng hóa.
Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định chúng ta có thể trở

thành người mua (có nhu cầu) chứ không phải người đi ngắm hàng:
1. Yếu tố đầu tiên: sự ưa thích. Yếu tố này quyết định chúng ta có sẵn sàng chi tiền
để mua món hàng đó hay khơng. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc
cũng có thể khơng thèm đếm xỉa nếu được cho không, vậy cầu trong trường hợp
này bằng khơng.
2. Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính. Sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở thành
người mua hàng. Món hàng mà ta rất thích nhưng lại quá nhiều tiền; vậy cầu trong
trường hợp này cũng là số không.
Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng tài chính mà ta
có. Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa không chỉ tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên mà cịn
tùy thuộc vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu cũng sẽ
thay đổi.
1.2 Số lượng cầu
Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua trong một thời kỳ nào
đó.
Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả tiền cho số lượng cầu nếu nó
là có sẵn. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cầu và số lượng thực sự
mua.
4


Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để mua tại
một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác định của các
hàng hóa khác gọi là lượng cầu. Như vậy, có thể thấy số lượng cầu một mặt hàng phụ
thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả của
các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), thậm chí vào cả
thời điểm, thị hiếu của khách hàng, kỳ vọng giá trong tương lai, quy mô dân số và thời
tiết
1.3 Biểu Cầu
Biểu cầu là một bảng ghi các giá khác nhau của một hàng hố và lượng cầu về nó tại mỗi

mức giá. ... Biểu cung là một bảng ghi các mức giá khác nhau của một hàng hố và lượng
cung về nó tại mỗi mức giá.
-Luật cầu: số lượng hàng hóa được cầu trong 1 thời gian nhất định đã cho tăng lên khi giá
của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định yếu tố khác khơng đổi.
1.4 Phương trình và đồ thị đường cầu
a) Phương trình đường cầu
Q=a-bP (Hàm cầu thuận)
Là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các điểm trên đường cầu sẽ
cho biết đường cầu của người mua ở 1 mức giá nhất định
-Cầu thị trường bằng tổng cầu các cá nhân
b) Đồ thị đường cầu

5


D

K
P1

Đường Cầu D
P
β

α

P2

Q


O
Q1

Q2

Q

Hình 1.4.1. Đồ thị đường cầu
1.5 Yếu tố tác động đến cầu
a. Các yếu tố tác động làm dịch chuyển cầu
- Thu nhập người tiêu dùng: là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định mua gì và
mua bao nhiêu đối với người tiêu dùng.
- Giá của hàng hóa: cũng 1 phần quyết định số lượng mua của người tiêu dùng
- Số lượng người tiêu dùng: càng nhiều người tiêu dùng thì cầu sẽ tang lên và ngược lại
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm trợ
cấp cho người tiêu dùng thì cầu sẽ tang
- Kì vọng về giá và thu nhập của người tiêu dùng: kì vọng về giá cũng như thu nhập trong
tương lai cũng sẽ quyết định lượng cầu hiện tại cua người tiêu dùng
- Thị hiếu, phong tục tập quán, quảng cáo…
6


- Các nhân tố khác: môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, ….
b. Sự trượt dọc trên đường cầu và sự dịch chuyển cầu

II. CUNG
2.1 Khái niệm cung và lượng cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sang bán lại với
các mức giá khác nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác
không đổi.

Lượng cung: là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sang
bán với các mức giá trong 1 thời gian nhất định.
=> Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau
2.2 Biểu cung
Là mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ người bán sẵn sang bán và có khả năng bán ở
các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định. Phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và
số lượng hàng hóa cung ứng, đó là mối quan hệ tỉ lệ thuận
7


Luật cung: số lượng hàng hóa được cung trong 1 khoảng thời gian nhất định tăng lên khi
giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác khơng đổi
2.3 Phương trình và đồ thị đường cung
a. Phương trình đường cung
Q=c+dP (hàm cung thuận)
-

Đồ thị đường cung: là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ

giá cả và khối lượng hàng hóa, hoặc dịch vụ cung ứng, giả sử các yếu tố khác khơng đổi
b. Đồ thị đường cung
P

S

P1
∆P

α


P2

∆Q

O
Q1

Q2

Q

Hình 2.2. Đồ thị đường cung
2.4 Các yếu tố tác động đến cung
a) Các yếu tố tác động làm dịch chuyển cung
- Tiến bộ cơng nghệ: ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa được sản xuất ra
- Giá của yếu tố đầu vào và q trình sản xuất: ảnh hưởng khơng nhỏ tới giá của sản
phẩm
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành: có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán
ra trên thị trường
8


- Hàng hóa liên quan trong sản xuất
- Các chính sách của chính phủ như thuế, trợ cấp
- Lãi suất: lãi suất tăng đầu tư nguy cơ giảm và cung cũng giảm theo
- Điều kiện thời tiết khí hậu
- Kinh doanh trong điều kiện thuận lợi
b) Sự dịch chuyển đường cung và sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung
Sự dịch chuyển trượt dọc trên đường cung là sự thay đổi của lượng cung do giá của
chính hãng đang xét thay đổi, giả định các yếu tố khác không đổi.


III. THUẾ
Để phân bố nguồn lực 1 cách hiệu quả, chính phủ sử dụng chính sách phù hợp như thuế
hoặc trợ cấp đối với từng mặt hàng. Chẳng hạn chính phủ đánh thuế cao đối với mặt hàng
xa xỉ để hạn chế bớt những tiêu dùng lãng phí trong khi có rất nhiều người cịn có cuộc

9


sống nghèo khổ! Vì vậy thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của 1 nền kinh tế hỗn hợp, và
ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà xã hội phân bố các nguồn lực khan hiếm.
Khi chính phủ đánh thuế vào mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t/sản phẩm thì cung sẽ giảm,
giá cân bằng tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm.
Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/
sản phẩm thì giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm.
Xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng
hay nhà sản xuất đều mang lại tác động như nhau đối với cả người tiêu dùng, nhà sản
xuất, chính phủ. Khi đánh thuế, chính phủ sẽ thu được 1 khoản thuế, nhưng người sản
xuất và người tiêu dùng đều chịu thiệt, chính sách thuế hợp lí là 1 chính sách vĩ mơ quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, là công cụ để điều tiết nền kinh tế, giúp đảm bảo tính
cơng bằng xã hội tính bình đẳng, tạo dựng hành lang pháp lí khoa học để khuyến khích
sản xuất và kinh doanh phát triển.
3.1. Can thiệp bằng công cụ thuế
 Khi đánh thuế vào người sản xuất (t/sản phẩm)
Ps1=Ps0+t

10


 Khi đánh thuế vào người tiêu dùng (t/sản phẩm)

Pd1=Pd0-t

11


3.2. Vai trị của thuế đối với thị trường
Thuế đóng vai trị quan trọng, nó được ví như là dịng máu của nền kinh tế đối với 1 quốc
gia. Bởi:
Thứ nhất, Thuế là cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mơ của Nhà nước.
Các chính sách về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách
nhà nước, mà cao hơn cịn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm sốt, quản lý,
hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy
điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường như hiện nay,
Thứ hai, Thuế giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt:
Kích thích và hạn chế. Thơng qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách
thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ
kinh tế - một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

12


Thứ ba, Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần
chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc trợ cấp hoặc cung cấp
hàng hố cơng cộng. Từ nguồn Thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế
TNDN), ... Nhà nước thực hiện vai trị điều chỉnh vĩ mơ trong lĩnh vực tiền lương và thu
nhập, kìm hãm, hạn chế sự phân hố giàu nghèo và tiến tới cơng bằng xã hội. Một khía
cạnh nữa của chính sách thuế là nhằm điều chỉnh thu nhập, đó là các khoản thuế đánh vào
tiêu dùng như: Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với rượu bia, thuốc lá...), thuế Giá trị gia tăng
(Thuế GTGT).
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

I. Thực trạng phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ trước khi có thuế tại Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển vào những năm 90, khi Chính
phủ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được sản xuất, lắp ráp ơ tơ ở
Việt Nam. Và trong giai đoạn hiện nay, nhà nước coi ngành công nghiệp ô tô là ngành
công nghiệp ưu tiên phát triển để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam
trong tương lai.
Do nhu cầu phát triển kinh tế tại Việt Nam nên khi ô tô vừa xuất khẩu ra thị trường thì đã
được đánh thuế để góp phần vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy các doanh nghiệp phát
triển.
II. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô sau khi có thuế tại Việt Nam
Có thể nói Việt Nam là đất nước có giá xe ơ tơ đắt nhất thế giới với q nhiều các loại
thuế phí ơ tô phải chịu. Khi mua một chiếc xe ô tô, khách hàng sẽ phải chịu 3 loại thế
chính đó là thuế nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị
gia tăng.
Cách tính các loại thuế này như sau:
 Thuế xe ô tô nhập khẩu

13


Theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được áp dụng từ
1/1/2018, thuế xe ô tô nhập khẩu 2018 nguyên chiếc từ các nước thuộc khu vực ASEAN
sẽ giảm từ 30% về 0%.
Đây cũng là mức thuế thấp nhấp của thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam từ trước đến
nay. Tuy việc giảm thuế xe ô tô 2018 chỉ được áp dụng cho những loại xe có tỷ lệ nội địa
hóa đạt từ 40%.
Thuế nhập khẩu xe ơ tơ từ ngồi khu vực là 70%.
Chính khoản thuế này đã ảnh hưởng khá nhiều đến mức giá của những chiếc xe nhập
khẩu, khiến nó có mức giá cao ngất ngưởng so với các thị trường khác trên thế giới.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Tùy thuộc vào mỗi loại xe mà thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có sự khác nhau đáng kể. Tuy
nhiên, nhìn chung, thuế tiêu thụ đặc biệt của dòng xe dưới 9 chỗ tại Việt Nam sẽ rơi vào
khoảng từ 35 – 150%.
Đây cũng là một loại thuế khá cao mà người tiêu dùng xe ôtô phải chịu khi mua ôtô tại
thị trường Việt Nam.
Cụ thể:
Hàng hóa, dịch vụ
Xe ơ tơ chở người từ 9 chỗ trở xuống
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3
Xe ơ tơ chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống

Thuế suất
(%)
35
40
50
60
90
110
130

150
15
10
15
14


- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

20
25
Bằng 70% mức

Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh thuế

suất

áp

học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng dụng

cho

xe

loại

quy


lượng sử dụng

cùng

định trên
Bằng 50% mức
Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

thuế

suất

áp

dụng

cho

xe

cùng

loại

quy

định trên
Xe ô tô chạy bằng điện
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh

15
10
5
10
75

 Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đây là một loại thuế có phạm vi tác động rộng và đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch
vụ trên thị trường. Đối với xe ôtô, thuế VAT sẽ là được tính là 10% của giá sau thuế tiêu
thụ đặc biệt.
*Tác động của thuế đến với thị trường ô tô Việt Nam
- Nhìn lại thị trường ơ tơ Việt sau gần 2 năm bỏ thuế nhập khẩu
Việc thuế xuất về 30% trong quý 1 năm 2017 và về 0% trong năm 2018 khiến thị trường
ô tô 4 tháng đầu năm 2018 phải chứng kiến nhiều biến động về giá khi nhiều loại xe nhập
15


và lắp ráp giảm giá nhanh và sâu. Việc giá xe mới giảm mạnh khiến cho kinh doanh giá
sẽ cũ trở lên hết sức khó khăn. Ngun nhân chính đến từ sự thay đổi của chính sách đặc
biệt là chính sách giảm thuế thu nhập đặc biệt và thuế nhập khẩu ơ tơ ngun chiếc là
nhân tố chính ảnh hưởng đến việc sản suất và tiêu thụ ô tô.
Sau khi thuế nhập khẩu ô tô tại các nước ASEAN giảm về 0% từ năm 2018, thị trường ô
tô ở Việt Nam được dự đoán là tăng mạnh, nhu cầu của người dân đối với mặt hàng này
nhiều hơn và dự đoán đến năm 2020, 70-80% người dân sống tại các đơ thị có đủ khả

năng mua ơ tơ.
Điều này lại gây sự cạnh tranh khá chênh lệch giữa thị trường ô tô nhập khẩu và thị
trường ô tô lắp ráp nội địa tại Việt Nam.Theo thống kê của Bộ công thương( năm 2018),
trong ngành sản xuất ơ tơ có hơn 400 doanh nghiệp với tổng công suất lắp ráp, thiết kế
khoảng 460 000 xe một năm.Trong đó có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%,
doanh nghiệp trong nước khoảng 63%, tuy vậy các doanh nghiệp sản xuất đánh giá trong
nước lại chưa có sự liên kết với nhau. Đây là một thực tế khiến tỷ lệ nơi địa hóa trong
nghành sản xuất lắp ráp ô tô của Việt Nam còn yếu gây ra áp lực lớn đến các doanh
nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam và cần sự hỗ trợ từ chính phủ.

sản lượng bán Nhập
ravàovà nhập
khẩu ô tô
Bán ra
500000
125000
450000
400000
350000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
2015

115000

304427

2016

94000

81609

272750

288683

2017

2018

Theo số liệu của Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), về tổng số
xe, tính đến thời điểm 7 tháng của năm 2019, ước tính cả nước tiêu thụ được hơn 171.600
16


chiếc xe các loại, tăng hơn 28.000 chiếc so với năm trước và chỉ tăng hơn 17.600 chiếc so
với thời điểm chưa bỏ thuế. Thậm chí so với 7 tháng năm 2016, lượng xe tiêu thụ tồn thị
trường cịn xấp xỉ so với hiện nay.
Trung bình, doanh số bán xe theo tháng của 7 tháng đầu năm 2019 là hơn 22.500
chiếc/tháng, tăng hơn 4.000 so với bình quân của 7 tháng năm 2018, chỉ tăng hơn 2.500
chiếc so với bình quân thời gian năm 2017 và 1.000 chiếc/tháng so với 7 tháng năm 2016.
Như vậy, về mặt con số, ta thấy lượng tiêu thụ xe hơi khơng có tăng đột biến sau khi bỏ
thuế nhập khẩu xe hơi, chủ yếu lượng xe tiêu thụ nhiều đổ dồn vào xe du lịch.
Cụ thể, 7 tháng năm 2019 so với cùng kỳ 2016, lượng xe du lịch tăng nhiều nhất đạt trên

46.000 chiếc, tương ứng tăng tiêu thụ mỗi tháng hơn 6.600 chiếc.
Giảm giá xe chưa như kỳ vọng
Mặc dù thuế nhập khẩu xe các loại từ ASEAN tương ứng ở mức 30% năm 2017 xuống
còn 0% từ ngày 1/1/2018, tuy nhiên, tính đến nay giá các dịng xe tại Việt Nam không
giảm rõ rệt. Thị trường chỉ chứng kiến đà giảm giá của một số dòng xe bán ế hoặc muốn
tăng doanh số trên thị trường, xu hướng giảm giá xe hàng trăm triệu đồng như từ năm
2017 không diễn ra. Rõ ràng tiêu thụ thị trường xe vẫn còn chuyển biến chậm, chủ yếu là
do giá xe chưa giảm như kỳ vọng.
- Tác động từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thị trường ô tô Việt Nam
Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ nằm trong
danh mục nhà nước quy định cần điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. Những thay
đổi về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt thời gian qua có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với việc
tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đáng chú ý
là thị trường ô tô Việt Nam. Những thay đổi về cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có tác động tích cực đối với thị trường ơ tơ nội địa, tăng
khả năng cạnh tranh của xe ô tô sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, đảm bảo số thuế tiêu
thụ đặc biệt phải nộp của xe ô tơ nhập khẩu trong tình hình thuế suất thuế nhập khẩu ô tô
ngày càng giảm do nước ta thực hiện ký kết các hiệp định thương mại tự do.
17


Từ 1/1/2018, thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô thay đổi khi các mẫu xe có dung tích xy lanh từ
2.000cc trở xuống được giảm 5%; cịn dịng xe có dung tích xilanh từ 2000cm3 trở lên
điều chỉnh tăng; đặc biệt là dịng xe có dung tích xilanh từ 3000cm3 trở lên bị đẩy tăng
lên rất cao, trong đó, dịng xe có dung tích xilanh trên 6.000cm3 phải chịu mức thuế suất
150%. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh cách xác định giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa
nhập khẩu cũng tác động mạnh mẽ tới thị trường ô tô trong nước, không nhiều nhưng
thuế suất thuế TTĐB thường cao; trong đó nổi bật là mặt hàng ơ tơ.
Những thay đổi của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian qua
Thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô thay đổi rõ rệt. Thuế suất thuế TTĐB được điều

chỉnh giảm đối với dịng xe có dung tích xilanh nhỏ, dưới 2.000cm3; đặc biệt là loại xe
có dung tích xilanh dưới 1.500cm3 được điều chỉnh giảm 10% (từ 45% xuống 35%).
Ngược lại, dịng xe có dung tích xilanh lớn điều chỉnh tăng, trong đó dịng xe có dung
tích xilanh trên 6.000cm3 bị điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB lên gần 300% (từ 60%
lên 150%). Điều này có tác động tích cực đến thị trường ơ tơ dung tích xilanh nhỏ vì
người tiêu dùng sẽ giảm được một lượng đáng kể thuế TTĐB phải nộp. Tuy nhiên, đối
với dòng xe sang, dung tích xilanh lớn, thuế suất thuế TTĐB tăng lên sẽ giảm nhu cầu về
các dòng xe cao cấp.
Tác động của những thay đổi về thuế tiêu thụ đặc biệt tới thị trường ô tô Việt Nam
Những thay đổi về thuế TTĐB có tác động tích cực đến thị trường ô tô Việt Nam trong
thời gian qua. Cụ thể, giá tính thuế TTĐB thay đổi theo hướng có lợi cho các nhà sản
xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Nhờ đó, kết thúc năm 2018, doanh số bán hàng của
tồn thị trường ơ tơ Việt Nam đạt 288.683 xe, tăng trưởng 5,8% so với năm 2017. Đây là
một trong những tín hiệu đáng mừng đối với thị trường ô tô trong nước.
Thuế suất thuế TTĐB đối với dịng xe cỡ nhỏ, dung tích xilanh bé được điều chỉnh giảm
khuyến khích người tiêu dùng tập trung vào phân khúc thị trường này. Điều này hoàn
toàn phù hợp với thực trạng Việt Nam hiện nay bởi lẽ nó hợp lý với khả năng chi trả và
18


thu nhập của người dân, đáp ứng được nhu cầu đi lại thiết yếu. Hơn nữa, dịng xe có dung
tích xilanh nhỏ giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thời gian qua, doanh số bán
hàng của dòng xe cỡ nhỏ, giá rẻ có xu hướng tăng dần và chiếm phần lớn trong các phân
khúc xe bán ra hàng tháng. Ngược lại, do thuế suất thuế TTĐB được điều chỉnh tăng vọt
lên từ 2 đến 3 lần đối với dịng xe có dung tích xilanh lớn (từ 3.000cm3 trở lên) nên mức
độ tiêu dùng dịng xe này có xu hướng giảm.
III. Tác động của thuế đến người mua và người bán
Theo VOV.VN - Từ ngày 1/1/2018, nhiều quy định và chính sách mới về ơ tơ sẽ chính
thức được áp dụng: Giảm thuế nhập khẩu, linh kiện, nghị định 116 có hiệu lực…

1. Thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%
Thực hiện cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu
ôtô từ ASEAN về Việt Nam sẽ xuống mức 0% (với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ
40% trở lên) từ 1/1/2018.
Theo đó, từ 1/1/2018 các mẫu ôtô được nhập khẩu từ các nước như: Thái Lan, Indonesia
hay Malaysia sẽ có thuế nhập khẩu giảm về 0% với những mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa
sản phẩm trong khối từ 40% trở lên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường thì một
hãng sẽ chỉ có nhiều nhất là hai xe.
3. Nghị định 116 có hiệu lực
Từ 1/1/2018 cũng là thời gian Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản
xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô đã
được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực.

19


Theo đó, để được kinh doanh ơ tơ tại Việt Nam doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất và nhập
khẩu ô tơ phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ơ tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do
doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hay thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp
đáp ứng quy định tại Nghị định như: Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền
sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp; Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh
kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của: Doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp ô tô trong nước hoặc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tơ nước ngồi.
Ngồi ra với các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước phải xây dựng đường
chạy thử dài tối thiểu 800m và xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000
km…
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, những quy định mới trong nghị định đều rất chặt
chẽ như: Phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền
thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngồi thực hiện lệnh triệu hồi ơ tơ nhập

khẩu tại Việt Nam. Khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ơ tơ, doanh nghiệp sẽ
phải duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành,
bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐCP…
Nghị định 116/2017/NĐ-CP được ban hành đã làm thay đổi dự kiến về giá xe nhập khẩu
vào năm 2018 sau khi thuế nhập khẩu xe ASEAN giảm về 0%. Chẳng những khơng giảm
mà giá xe cịn có xu hướng tăng dần lên. Nguyên nhân chủ yếu là do những điều kiện
khắt khe trong việc công nhận xe nhập khẩu theo nghị định 116/2017/NĐ-CP. Nhà phân
phối và người tiêu dùng phải chuyển hướng sang xe lắp ráp trong nước. Các doanh
nghiệp chuyên bán xe nhập khẩu liên tục phải tù chối khách hàng khi được hỏi mua xe
nhập, doanh thu 5 tháng đầu năm 2018 của các doanh nghiệp đó nhìn chung giảm tầm 5060% so với cùng kì năm 2017, phải phụ thuộc hơn vào dòng xe trong nước.

20


Theo báo cáo của hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam (VAMA), trong 5 tháng đầu
năm 2018, VAMA đã bán được hơn 101.000 ô tô các loại. Trong khi đó số liệu tổng cục
thống kê đưa ra trong 5 tháng đầu năm 2018, chỉ có hơn 9000 xe nhập khẩu được đưa về
Việt Nam, nghĩa là giảm đến 80% so với cùng kì năm 2017. Theo VAMA, chỉ có một vài
nước như Thái Lan, Indonesia là cung cấp được giấy chứng nhận kiểu loại theo quy định
của nghị định 116/2017/NĐ-CP về nhập khẩu ô tô.
Nghị định 116/2017/NĐ-CP về thuế nhâp khẩu đã hạn chế việc xe nhập khẩu tràn
lan trên thị trường ô tô Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện phát triển và khuyến khích cho
các dòng xe sản xuất nội địa đến gần hơn với người tiêu dùng.
3. Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô về 0%
Vừa qua, Chính phủ đã ký Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong đó chính thức thơng qua việc áp thuế ưu đãi 0% đối với linh kiện ôtô nhập khẩu
(nhóm hàng 98.49) trong biểu thuế, áp dụng từ 1/1/2018. Đối tượng được áp dụng

chương trình ưu đãi thuế là các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp ơtơ theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh
doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ơtơ.
Ngồi ra, doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ôtô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải
Euro 4 (giai đoạn từ 2018 đến 2021) và Euro 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng
quy định theo các tiêu chí về sản lượng và mẫu xe.

 Thuế nhập khẩu linh kiện về mức 0% để bảo hộ xe nội
“Hiện nay, số lượng xe ôtô nhập khẩu tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước bị thu hẹp thị phần và sẽ phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật không
21


cịn, các doanh nghiệp nước ngồi đang dần chuyển sang nhập khẩu kinh doanh thương
mại thay cho việc sản xuất, lắp ráp ơtơ”. Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề xuất bổ
sung đối tượng được áp dụng chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ở mức 0%.
Cụ thể, trường hợp tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty có quy mơ vốn điều lệ từ 3.000 tỷ
đồng trở lên tham gia góp vốn (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% vào các công ty sản
xuất và lắp ráp ơtơ thì các cơng ty nhận vốn góp (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% sẽ
không phải đáp ứng điều kiện về sản lượng khi xét điều kiện hưởng ưu đãi cho thời gian
cịn lại của chương trình (hết năm 2022) nếu đạt điều kiện của chương trình ưu đãi.
Việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô
của mỗi doanh nghiệp phải tương ứng với sản lượng ôtô nguyên chiếc thực tế mà mỗi
doanh nghiệp đã sản xuất, lắp ráp tại kỳ xét ưu đãi.
Như vậy có thể hiểu, Nghị định 125 sửa đổi đã nới rộng điều kiện để doanh nghiệp được
hưởng ưu đãi thuế suất thay vì chỉ có quy định cứng về quy mơ sản lượng như hiện nay.
Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi còn bổ sung quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất ôtô. Tuy nhiên, để được hưởng thuế
nhập khẩu 0%, những loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện này phải có tên trong danh mục

sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và trong nước chưa sản xuất được do
doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu
tiên phát triển…
Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nhận định nghị định lần này
chủ yếu vẫn là định hướng sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Cái hay của nghị định là có
bổ sung, thêm doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cũng nằm trong diện được ưu
đãi thuế nhập khẩu 0%.
4. Thay đổi thuế đối với ôtô đã qua sử dụng
Bên cạnh việc các linh kiện ơ tơ nhập khẩu thuộc nhóm hàng 98.49 trong biểu thuế nhập
khẩu sẽ áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 0% từ ngày 1/1/2018, Nghị định số
125/2017/NĐ-CP cũng sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo hướng tăng mức
thuế nhập khẩu đối với xe đã qua sử dụng phù hợp với mức cam kết WTO đối với xe ô tô
chở người dưới 16 chỗ, giữ nguyên thuế suất đối với xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở lên
và xe ô tô tải đã qua sử dụng.

22


Cụ thể, mức thuế tuyệt đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có
dung tích xy-lanh khơng q 1.000cc (nhóm 87.03) là 10.000 USD/chiếc, tăng gấp đôi so
với hiện nay.
Cũng theo Nghị định sửa đổi, mức thuế hỗn hợp đối với xe ơ tơ, kể cả ơ tơ chở người có
khoang chở hành lý chung, SUV và ô tô thể thao, nhưng khơng kể ơ tơ vẫn có dung tích
xy-lanh trên 1.000cc (nhóm 87.03) là 200% hoặc 150% + 10.000 USD, lấy theo mức thấp
nhất.
Mức thuế hỗn hợp đối với các dịng xe khác thuộc nhóm xe ơ tơ chở người từ 9 chỗ ngồi
trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xy-lanh trên 1.000cc là giá tính thuế xe ô tô đã qua
sử dụng nhân với mức thuế suất của dịng thuế xe ơ tơ mới cộng 10.000 USD với xe trên
1.000cc nhưng không quá 2.500cc và cộng 15.000USD với xe trên 2.500cc.
Đối với xe ô tô từ 10 - 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) thuộc nhóm 87.02, mức thuế bằng giá

tính thuế xe ơtơ đã qua sử dụng nhân với mức thuế suất của dòng thuế xe ôtô mới cộng
10.000 USD với xe trên dưới 2.500cc và cộng 15.000 USD với xe từ 2.500cc trở lên.
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo dung tích xi-lanh
Kể từ 1/1/2018, theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, các mẫu xe du lịch từ 9 chỗ trở
xuống có dung tích xy-lanh từ 2.0L trở xuống sẽ được giảm 5% thuế tiêu đặc biệt.
Cụ thể, các mẫu xe dùng động cơ dung tích xi-lanh từ 1.500 cc trở xuống áp dụng mức
thuế tiêu thụ đặc biệt là 35% thay vì 40% như năm 2017. Các mẫu xe có dung tích xylanh từ 1.5L – 2.0L giảm cịn 40% thay vì 45% như trước.
Ngược lại, các mẫu xe sử dụng động cơ có dung tích xi-lanh lớn hơn phải chịu mức thuế
tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với năm 2017. Như, động cơ có dung tích xi-lanh trên 2.500
cc - 3.000 cc chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 60%, tăng 5% so với năm 2017. Các loại dung
tích xi-lanh khác chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, trong đó loại
động cơ dung tích xi-lanh trên 6.000 CC chịu mức cao nhất 150%.
23


Từ những quy định mới trên chúng ta có thể thấy được sự tác động việc áp
dụng thuế lên thị trường ôtô đối với những đối tượng sau:
1, Người tiêu dùng (người mua)
Từ năm 2018 đến nay, rất nhiều người có nhu cầu mua xe chờ đợi để được mua ô tô giá
rẻ khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN vào Việt Nam về 0% so với mức cũ là
30% với điều kiện là tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 40% trở lên (tức là xe có 40% linh kiện
được sản xuất trong chính nước xuất khẩu)
Việc giảm mức thuế về 0% khiến giá xe sẽ giảm được khoảng 5 000 USD, tương đương
hơn 100 triệu nên nhiều người tiêu dùng đã chuẩn bị sẵn tiền để mua xe và đặt trước mẫu
xe. Việc thuế các mẫu xe được hưởng thuế nhập khẩu về 0% sẽ tác động đến giá xe chung
của thị trường khiến các hãng khác buộc phải giảm theo, người tiêu dung Việt Nam sẽ
được hưởng lợi.
Không chỉ thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN giảm về 0% mà Luật thuế TTĐB có hiệu
lực từ ngày 1/1//2018 quy định các mẫu xe du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống sử dụng động
cơ có dung tích xy lanh từ 2.0 L sẽ được giảm thuế TTĐB 35%, giảm 5%. Nhờ mức điều

chỉnh này những người tiêu dùng mua dòng xe cỡ nhỏ sẽ được hưởng lợi, ngược lại giá
dòng xe hạng sang sẽ tăng, các dịng xe có dung tích xylanh trên 2.5-3 L sẽ áp dụng thuế
suất 60% so với mức cũ là 55%.
Nhưng trái với mong đợi của người tiêu dùng trong gần 2 năm thuế quan nhập khẩu giảm
người tiêu dung nghĩ sẽ được mua giá rẻ, nhưng thực tế người mua xe vẫn phải mua với
giá đắt hơn, rẻ hơn thì khơng đáng kể, giá chỉ giảm với những mẫu xe ảm đạm về doanh
số, và tăng đối với xe bán chạy, bất chấp việc thuế nhập khẩu ASEAN đã bị xố bỏ.
Chẳng những khơng giảm giá, nhiều mẫu xe nhập khẩu rơi vào tình trạng khan hiếm xe
để mua. Khách hàng phải đặt cọc trước để giữ chỗ, thậm chí cịn khơng biết ngày giao xe.

24


×