Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

skkn địa lý trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 64 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục của nước ta đang có bước chuyển mình
mạnh mẽ với những đổi mới trong nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và hình
thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Theo đúng mục tiêu Nghị quyết 29
của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời”.
Như vậy, mục tiêu giáo dục hiện nay đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang
bị kiến thức sang trang bị những kỹ năng, năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương
pháp giáo dục phổ thông cũng đang dần được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên thực tế ở nhiều trường phổ thông, phần lớn học sinh chú ý nhiều hơn đến
các mơn khoa học tự nhiên, cịn các mơn khoa học xã hội học sinh thường ít hứng thú hơn,
dành thời gian học ít hơn, trong đó có mơn Địa lí. Vậy tại sao lại dẫn đến thực trạng như
vậy? Theo cá nhân tôi nguyên nhân đến từ cả hai phía giáo viên và học sinh:
- Về phía giáo viên: một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, với bài
giảng. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên ít khi chủ động tìm tịi phương pháp dạy học
mới, không tạo được hứng thú cho học sinh khám phá tri thức địa lý.
- Về phía học sinh: các em đã định hướng rõ ràng cho mình những môn học liên
quan đến kỳ thi THPT quốc gia mà ít dánh thời gian cho những mơn học khác. Vì vậy một
phần khơng nhỏ số học sinh ít quan tâm đến mơn địa lý.
Chính vì lẽ đó mà u cầu phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong
mơn Địa lý nói riêng là rất cần thiết. Người giáo viên không chỉ tổ chức giờ dạy hiệu quả
mà cịn phải tạo được động lực cho học sinh tích cực, tự giác trong việc học.
Vậy liệu có sợi dây nào giúp gắn kết môn Địa lý với học sinh hay không? Theo tôi


một trong những sợi dây gắn kết đó là mạng internet – thứ có thể hấp dẫn học sinh, những
công cụ trên internet mà học sinh hay sử dụng như Facebook, YouTube, Google…. Đa số

1


người trẻ trong đó có học sinh phổ thơng thường xuyên sử dụng những công cụ này. Vậy
tại sao chúng ta không sử dụng chúng trong việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Môn Địa lý là môn học liên quan rất nhiều đến việc sử dụng công nghệ thơng tin, vì
vậy các cơng cụ trên internet khơng chỉ có ý nghĩa đối với giáo viên dạy mà còn giúp học
sinh rất nhiều trong việc tiếp nhận kiến thức nếu chúng được sử dụng hiệu quả. Đặc trưng
của mơn Địa lý là có kiến thức xã hội rất sâu rộng, tính cập nhật rất cao nhưng phạm vi
kiến thức trong sách giáo khoa lại rất cơ bản, ít có tính cập nhật. Trong khi các cơng cụ
trên internet lại khắc phục được hạn chế này vì vậy nếu hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu
quả các công cụ trên internet thì việc học địa lý sẽ trở nên hấp dẫn và thích thú hơn đối với
học sinh.
Trong chương trình địa lý lớp 11 có hai nội dung: phần A: khái quát nền kinh tế - xã
hội thế giới, chủ yếu phân tích những vấn đề của thế giới, châu lục và khu vực. Phần B: địa
lý khu vực và quốc gia, trong đó có nhiều nước có kiến thức rất hấp dẫn. Việc sử dụng các
công cụ trên internet trong dạy và học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giờ học và giúp học
sinh chủ động đón nhận kiến thức hơn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định thực hiện sáng kiến : Hướng
dẫn học sinh sử dụng hiệu quả một số công cụ trên internet trong học địa lý lớp 11 ở
trường THPT Đại An.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong năm học 2015 – 2016, lần đầu tiên tơi thực nghiệm sáng kiến vào tìm hiểu
nội dung bài 9: Nhật Bản sách giáo khoa Địa lý lớp 11. Vì vậy tơi xin lựa chọn ví dụ này
để cụ thể hoá cho các nội dung tiếp theo của sáng kiến.
Nhật Bản là một quốc gia có vị trí gần với Việt Nam, nền văn hố rất đa dạng, con

người có nhiều đức tính q báu, đặc biệt đây là một quốc gia thường xuyên phải đối mặt
với những thảm hoạ của tự nhiên nhưng người dân ln có ý thức trong việc khắc phục
khó khăn để phát triển kinh tế. Tơi muốn các em tích cực và chủ động tìm hiểu các kiến
thức về đất nước Nhật Bản đặc biệt là những chẩm chất quý báu của người dân, người lao
động Nhật Bản, từ đó giúp các em nâng cao ý thức học tập, hình thành các phẩm chất tốt,
nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra xuất phát từ thực tế nhà trường cũng có nhiều
học sinh đang quan tâm đến vấn đề du học Nhật Bản đặc biệt là các em học sinh khối 11,
12 nên các em rất hứng thú khi tìm hiểu đất nước này.
Trước khi thực hiện sáng kiến tôi thường tổ chức các tiết học trong bài 9 theo hướng
sau:
2


Nội dung bài 9: Nhật Bản gồm 3 tiết.
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
Tiết 3: Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Các nội dung lần lượt được tơi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ở trên lớp theo các đề
mục, nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Để làm được điều đó tơi sử dụng các phương
pháp như thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Nhật Bản
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 9.2: Tự nhiên Nhật Bản và nội dung
SGK hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản theo các ý:
- Đặc điểm lãnh thổ
- Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm khí hậu
- Đặc điểm tài nguyên
Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Bước 2: Sau đó lần lượt gọi các học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức

Ví dụ 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư của Nhật Bản
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 9.1: Sự biến động về cơ cấu dân số theo
độ tuổi và nội dung SGK hãy trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản theo các ý:
- Quy mô dân số
- Cơ cấu dân số
- Gia tăng dân số
- Đức tính tốt của người dân
Đánh giá thuận lợi, khó khăn của đặc điểm dân số trong sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản.
Bước 2: Sau đó lần lượt gọi các học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức
Ví dụ 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 9.2, 9.3 và nội dung SGK hãy trình bày
tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai theo các ý:
- Đặc điểm phát triển kinh tế giai đoạn 1950-1973, giải thích nguyên nhân
- Đặc điểm phát triển kinh tế giai đoạn 1973-1980, giải thích nguyên nhân
- Đặc điểm phát triển kinh tế giai đoạn 1990 – 2005, giải thích nguyên nhân
3


Bước 2: Sau đó lần lượt gọi các học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức
Ví dụ 4: Tìm hiểu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Nhật Bản
Bước 1: Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm ngành cơng nghiệp
- Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm ngành dịch vụ
- Nhóm 3: tìm hiểu đặc điểm ngành nơng nghiệp
- Nhóm 4: tìm hiểu đặc điểm 4 vùng kinh tế
Mỗi nhóm sẽ có phiếu học tập kèm theo.
Bước 2: Các nhóm nghiên cứu trên lớp và hoàn thành nội dung phiếu học tập, sau đó trình

bày trước lớp.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức
*Đánh giá
Khi sử dụng các phương pháp này, tôi tự đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm
sau đây:
 Ưu điểm
- Giáo viên dễ dàng cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cho học sinh. Giáo
viên định hướng các câu hỏi cho học sinh tìm hiểu kiến thức theo nội dung các đề mục, các
câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.
- Học sinh cũng không cần nhiều thời gian nghiên cứu bài học. Mọi nội dung cơ bản đã
nằm sẵn trong sách giáo khoa, học sinh chỉ cần ghi chép ngắn gọn, rõ ràng.
 Nhược điểm
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, khơng khí giờ học kém sôi nổi.
- Giáo viên đánh giá khả năng nhận thức và mức độ hiểu biết của học sinh còn phụ thuộc
vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít so với lời thày giảng hay sách giáo
khoa.
- Học sinh đón nhận kiến thức một cách thụ động. Vì thế khả năng sáng tạo của học sinh
cịn hạn chế.
- Học sinh ít có hứng thú với bài học, mơn học.
- Mơn địa lý là mơn học có tính cập nhật cao nhưng nội dung, số liệu sách giáo khoa đã cũ
khơng cịn phù hợp với thực tế.
Trước những hạn chế mà phương pháp cũ thể hiện thì vấn đề đổi mới phương pháp
giảng dạy là rất quan trọng. Trong mỗi giờ học, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức các
4


hoạt động, học sinh phải là trung tâm, tích cực, chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, tái hiện kiến
thức một cách linh hoạt.
Việc sử dụng những công cụ trên internet trong học tập sẽ giúp học sinh có được sự
chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tiết kiệm thời gian học tập trên lớp, tự học ở nhà, học sinh có

hứng thú hơn đối với mơn học. Ngồi ra cịn nó giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng
dạy, hình thức giao nhiệm vụ, hình thức kiểm tra đánh giá. Theo tôi đây là một điều cần
thiết và khả thi.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Đặt vấn đề
Mạng internet đã quá phổ biến trên thế giới, nó tham gia vào mọi hoạt động của
đời sống. Trên mạng internet có rất nhiều cơng cụ hữu hiệu phục vụ cho việc dạy và học.
Trong giới hạn sáng kiến tôi lựa chọn 5 dạng công cụ sau: Video sharing platform
(Youtube), Web search engine (Google search), Cloud-bassed office suite/document
storage (Google drive), Public social network (Facebook), Web (gapminder.org). Trong đó
cơng cụ Facebook, Google drive, gapminder.org là chủ yếu.
Trong những năm gần đây với sự bùng nổ của mạng xã hội nói chung và Facebook
nói riêng đã làm thay đổi thế giới hồn tồn. Con người xích lại gần nhau hơn, mọi thơng
tin được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, nhiều người làm giàu được nhờ mạng xã hội vậy tại
sao chúng ta không thể sử dụng mạng xã hội để làm giàu vốn kiến thức còn hạn hẹp cho
học sinh của chính chúng ta. Tơi thấy khi nói đến mạng xã hội phụ huynh học sinh hay có
cái nhìn tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Vì sao ư? Vì học sinh của chúng ta đã mất quá
nhiều thời gian cho mạng xã hội, cho những thông tin vô bổ mà qn mất rằng đây có thể
là cơng cụ vơ cùng hữu hiệu phục vụ cho việc học của các em.
Công cụ Google drive có rất nhiều tính năng như lưu trữ tài liệu, chia sẻ tài
liệu...nhưng trong đề tài này tơi sử dụng tính năng tạo biểu mẫu trong việc hình thành đề
kiểm tra cho học sinh làm trực triếp trên đó.
Cơng cụ Web gapminder.org khơng cịn xa lạ với các giáo viên địa lý trong việc
thu thập số liệu về dân cư, kinh tế, năng lượng, môi trường... của các quốc gia trên thế
giới. Trong đề tài này tôi muốn hướng dẫn các em học sinh sử dụng công cụ này như một
tài liệu có ích trong việc chuẩn bị bài ở nhà và làm các bài tập khác cô giao.
Các công cụ hỗ trợ như Google search, YouTube đã quá quen thuộc với các em
nhiệm vụ của tôi là hướng dẫn các em kỹ năng tìm tài liệu sao cho hiệu quả phục vụ cho
việc học địa lý.
Bên cạnh đó, theo phân phối chương trình mơn địa lý lớp 11 các em có một tiết

5


một tuần nên thời gian chuẩn bị bài của các em tương đối nhiều, các em không bị áp lực
trong việc hoàn thành nhiệm vụ về nhà. Việc sử dụng các công cụ trên internet trong học
địa lý giúp các em tìm thấy niềm vui trong học tập và nâng cao được kỹ năng sử dụng
cơng nghệ thơng tin.
Về phía nhà trường, trường THPT Đại An mặc dù mới được thành lập nhưng cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối hoàn chỉnh. Các lớp đều có
hệ thống máy chiếu hoạt động tốt, phịng máy tính được trang bị mạng internet nên đây
cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục đích của sáng kiến.
Trong những năm qua, tơi đã nghiên cứu và hướng dẫn các em học sinh sử dụng
những công cụ này. Thông qua các bài học tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong khơng khí
tiết học, các em hào hứng hơn và tích cực hơn đồng thời năng lực tự học, năng lực sáng tạo
của các em cũng tiến bộ dần qua các bài học. Từ kết quả trên tôi quyết định viết sáng kiến
kinh nghiệm này.
2.2 Giải quyết vấn đề.
2.2.1. Tính mới của việc hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả các công cụ trên
internet trong học Địa lý.
Mạng internet xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn nhưng việc sử dụng internet
hiện nay lại rất phổ biến và số người sử dụng internet lại cao và tăng nhanh qua các năm.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam số người sử dụng Internet ở
nước ta là gần 50 triệu người chiếm 53% dân số.

Hình 1: Tỷ lệ người dùng internet ở Việt Nam, Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới năm 2016
Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông
6


Trong đó số người sử dụng Facebook đứng thứ 7 thế giới với hơn 64 triệu tài khoản

và chủ yếu là người trẻ trong đó có học sinh phổ thơng.
Học sinh sử dụng mạng internet chủ yếu là để giải trí như: nghe nhạc, chơi game,
lướt Facebook, đọc truyện…Số học sinh sử dụng những công cụ trên internet trong việc
học còn hạn chế chủ yếu là các học sinh ở trường chuyên, lớp chọn, hay ở các trường
thành phố.
Đối với học sinh ở trường THPT Đại An, tôi nhận thấy phần lớn các em đều có điện
thoại di động, nhiều học sinh được gia đình trang bị máy vi tính nhưng hầu hết các em
cũng chỉ sử dụng chúng để phục vụ cho mục đích giải trí là chủ yếu. Tơi thật sự mong
muốn các em sử dụng có hiệu quả những cơng nghệ mà các em có trong việc nâng cao
chất lượng học tập.
Trước khi thực hiện sáng kiến này vào cơng việc giảng dạy, tơi có làm một bài khảo
sát học sinh trong trường với các câu hỏi và kết quả như sau:
Đầu tiên tôi chọn mẫu cho bài khảo sát:
học sinh khối 12: 82 học sinh
học sinh khối 11: 80 học sinh
học sinh khối 10: 81 học sinh
PHIẾU KHẢO SÁT
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRÊN INTERNET TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ
Ở TRƯỜNG THPT ĐẠI AN
Câu 1: Em (gia đình) có những thiết bị điện tử nào sau đây? Đánh dấu “x” vào ô
trống.
A. Điện thoại thông minh (có thể truy cập internet).
B. Máy tính bảng.
C. Máy vi tính.
Câu 2: Em có biết truy cập mạng internet khơng?
A. Có.
B. Khơng.
Câu 3: Mức độ sử dụng mạng internet của em?
A. Rất thường xuyên.
B. Thường xuyên.

C. Thỉnh thoảng.
D. Không bao giờ.
Câu 4: Em truy cập mạng internet từ nguồn cung cấp nào?
A. Mạng internet của cá nhân, gia đình.
B. Mạng internet của nhà trường.
C. Ra quán internet.
D. Tất cả các nguồn.
7


Câu 5: Em hay truy cập mạng internet với mục đích chủ yếu là:
A. giải trí.
B. đọc báo.
C. học tập.
D. làm việc khác.
Câu 6: Em hay sử dụng công cụ nào nhất trên internet?
A. Google
B. YouTube
C. Facebook
D. Công cụ khác
Câu 7: Em có tài khoản mạng xã hội (Facebook) khơng?
A. Có
B. Khơng
Câu 8: (Nếu có tài khoản mạng xã hội) Em có thường xun đăng nhập vào mạng xã
hội khơng?
A. Rất thường xuyên (hơn 5 lần/ngày)
B. Bình thường (2 lần/ngày)
C. Thỉnh thoảng (ít hơn 1 lần/ngày)
D. Ít khi
Câu 9: Em thường dùng mạng xã hội để làm gì?

A. Kết nối với bạn bè
B. Đăng tải thơng tin, hình ảnh
C. Bán hàng qua mạng
D. Học tập
Câu 10: Em cảm thấy như thế nào khi dùng mạng xã hội?
A. Thích thú
B. Bình thường
C. Dùng cũng được không dùng cũng được
D. Nhàm chán
Câu 11: Em nghĩ môn địa lý là môn học hấp dẫn người học hay không?
A. Rất hấp dẫn
B. hấp dẫn
C. Bình thường
D. Khơng hấp dẫn
Câu 12: Em có nghĩ là giữa mơn địa lý và mạng xã hội có thể liên kết được với nhau
hay khơng?
A. Có
B. Khơng
Câu 13: Nếu mơn địa lý và mạng xã hội có thể liên kết được với nhau thì em có thích
học địa lý hay khơng?
A. Có
B. khơng
C. Tuỳ vào nội dung bài học cụ thể
D. Ý kiến khác
Câu 14: Theo em nếu sử dụng các công cụ trên internet trong học môn địa lý, em sẽ
có thêm được điều gì so với việc học địa lý đơn thuần giống như trước đó?

8



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
Câu 15: Theo em nếu sử dụng công cụ trên internet trong học mơn địa lý, em sẽ gặp
phải khó khăn nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
Câu 16: Em thường dùng công cụ nào trên internet để tìm kiếm thơng tin, nội dung
liên quan đến bài học địa lý?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHIẾU HỎI
(đơn vị%)

Câu
1

Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
K10 K11 K12 K10 K11 K12 K10 K11 K12 K10 K11 K12
80,2 87,5 87,8 1,2 5,0 12,2 19,8 22,5 26,8 -

2

100


3

100

-

-

-

-

53,0 72,5 76,8 29,6 22,5 19,5 17,4 5,0

3,7

0

0

0

4

61,7 82,5 82,9 0

0

0


0

0

38,3 17,5 17,1

5

85,2 82,5 73,2 0

0

7,3

14,8 15,0 14,7 0

6

7,3

7

72,8 82,5 91,5 27,2 17,5 8,5

-

-

-


8

50,5 73,8 81,7 49,5 26,2 18,3 -

-

9

54,3 47,5 44,1 45,7 41,2 46,3 0

10

88,9 93,8 87,8 6,2

11

7,4

6,2

3,7

21,0 10,0 7,3

60,5 71,3 76,8 11,1 12,5 12,2

12

100


100

100

0

0

0

-

-

-

-

-

-

13

100

91,3 78,0 0

0


0

0

8,7

22,0 0

0

0

5,0

100

3,7

0

0

0

-

0

2,5


4,8

0

0

-

-

-

-

-

-

-

2,5

3,6

0

8,8

6,0


1,2

6,1

0

0

0

11,1 17,5 17,0 71,6 77,5 79,3 0

5,0

6,1

4,9

9


Câu 14: Theo em nếu sử dụng các công cụ trên internet trong học mơn địa lý, em sẽ
có thêm được điều gì so với việc học địa lý đơn thuần giống như trước đó?
Một số ý kiến của học sinh
- Thích thú hơn với bài học (đa số)
- Trực quan hơn vì sẽ có nhiều hình ảnh, bản đồ, biểu đồ
- Phải làm bài tập nhiều hơn
- Kiến thức mới lạ hơn vì trên mạng có rất nhiều thơng tin địa lý hay
………………..
Câu 15: Theo em nếu sử dụng công cụ trên internet trong học môn địa lý, em sẽ gặp

phải khó khăn nào?
Một số ý kiến của học sinh
- Em và một số bạn khơng có Facebook, khơng có điện thoại hoặc máy tính
- Nhà em khơng có mạng dây và mạng wifi nên không thể truy cập internet.
- Các bạn hay comment linh tinh lên Facebook
- Không áp dụng được học trên lớp
- Mất nhiều thời gian để tìm kiếm thơng tin
.............................
Câu 16: Em thường dùng cơng cụ nào trên internet để tìm kiếm thơng tin, nội dung
liên quan đến bài học địa lý?
Một số ý kiến của học sinh
- Em hay dùng YouTube để tìm xem một số video liên quan đến vũ trụ, Trái Đất
hay xem thế giới động vật...
- Em hay đọc báo để biết thêm về kiến thức xã hội trong đó có kiến thức địa lý
- Khi cô giao bài về nhà em cũng hay lên Google để tham khảo đáp án.
Sau khi khảo sát học sinh trong trường tôi nhận thấy một số vấn đề sau đây:
- Hầu hết các em đều cảm thấy mơn địa lý là mơn học bình thường, thậm chí một
phần khơng nhỏ coi đó là mơn không hấp dẫn đặc biệt là học sinh khối 12.
- Phần lớn các em học sinh đều có tài khoản mạng xã hội và rất thường xuyên
tham gia, truy cập. Điều này làm lãng phí thời gian của các em rất nhiều.
- Hầu hết các em sử dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè hoặc đăng tải trạng thái
và hình ảnh. Trong khi đó số học sinh sử dụng mạng xã hội trong việc học còn rất hạn chế.
- Hầu hết các em đều nghĩ giữa môn địa lý và mạng xã hội có thể liên kết được với
nhau và nếu áp dụng thì các em sẽ thấy rất hứng thú với bài học.
10


- Các em cũng đánh giá được những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng cơng cụ
trên internet trong việc học địa lý.
- Một số em cũng đã biết sử dụng công cụ Google, YouTube trong việc học địa lý

và tìm kiếm các thơng tin liên quan đến bài học.
Từ cuộc khảo sát này tôi thấy việc kết hợp giữa dạy và học địa lý với các công cụ
trên internet là tương đối khả thi và sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn và có thể
tự học được nhiều hơn. Bên cạnh đó sẽ giúp các em khai thác hiệu quả các công cụ trên
internet tốt hơn trong học tập mơn địa lý nói riêng và các mơn học khác nói chung.
Hướng dẫn học sinh sử dụng cơng cụ trên internet trong học tập nói chung và học
địa lý nói riêng có những ưu điểm sau:
*Cơng cụ mạng xã hội (Facebook)
- Đây là công cụ tương đối thông dụng, dễ sử dụng, dễ áp dụng và có triền vọng sử
dụng trong tương lai.
- Dễ tạo ra được hứng thú với học sinh đối với môn học.
- Mạng xã hội có tính liên kết rất cao: các thành viên có thể trị chuyện trực tiếp,
trao đổi, thảo luận.
- Trên mạng xã hội cho phép người dùng dễ dàng đăng tải các định dạng file khác
nhau như: video, hình ảnh, link web, file đính kèm word, pdf… khơng hạn chế dung
lượng.
- Giáo viên có thể giao việc trực tiếp cho học sinh các lớp thông qua mạng xã hội.
Giáo viên có thể theo dõi, quan sát sự thảo luận, trò chuyện của học sinh về bài học từ đó
nhanh chóng giải đáp các khó khăn vướng mắc cho học sinh. Sau khi học sinh làm việc có
thể gửi bài ngay trên mạng.
- Giáo viên cũng có thể ra bài tập ngắn hàng ngày trên mạng và yêu cầu học sinh
vào làm. Từ đó giáo viên có sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Tiết kiệm thời gian học tập trên lớp vì học sinh đã có sự chuẩn bị trước đó. Nội
dung kiến thức có thể được mở rộng thơng qua các tài liệu giáo viên, học sinh đã chia sẻ.
- Tính năng lưu trữ thơng tin có thể giúp các học sinh xem lại kiến thức đã được
đăng trước đó.
* Cơng cụ Google drive
- Giáo viên dễ dàng tạo đề kiểm tra và cho học sinh vào làm với mục đích ơn tập.
- Sử dụng công cụ này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí khơng nhỏ trong việc
in, phơ tơ đề. Sau mỗi bài học, học sinh được ôn tập ngay nhằm củng cố và mở rộng kiến

thức.
11


*Cơng cụ mang tính chất đặc trưng là trang web gapminder.org
- Giúp học sinh cập nhật được số liệu cơ bản về quốc gia mà các em đang tìm hiểu
một cách nhanh chóng, dễ dàng
- Các số liệu hiển thị dưới dạng bản đồ, biểu đồ trực quan và thay đổi theo giai
đoạn. Học sinh cũng có thể cắt hình ảnh từ web để có tư liệu trong các bài tập về nhà nếu
giáo viên yêu cầu.
- Thông qua việc sử dụng web, học sinh cũng có thể trau dồi thêm kiến thức tiếng
Anh của mình.
2.2.2. Các bước thực hiện
A. Đối với giáo viên
1. Nghiên cứu kỹ về các công cụ trên internet phục vụ trong dạy học địa lý.
Các công cụ trên internet phục vụ cho việc dạy và học rất đa dạng. Trong đó có thể
kể đến các công cụ phổ biến như: YouTube, google search, Google Docs/Drive, Facebook,
Kahoot, các trang web…. Mỗi cơng cụ có những tính năng riêng biệt.
Môn địa lý là một môn học ứng dụng nhiều công nghệ thông tin trong dạy học đối
với giáo viên và trong học tập, nghiên cứu đối với học sinh. Trước mỗi một bài dạy, tôi
thường đọc kỹ nội dung sách giáo khoa sau đó lên mạng tìm kiếm thêm thông tin phục vụ
cho bài dạy. Các công cụ mà tôi thường sử dụng là YouTube, Google search, các trang web
(trong đó có trang gapminder.org), Facebook. Nội dung liên quan đến bài học tương đối
nhiều nhưng giáo viên phải biết chọn lọc những nội dung có giá trị, có tính đúng đắn, tính
cập nhật.
Cơng cụ YouTube tơi dùng để tìm kiếm các video có nội dung liên quan.
Cơng cụ Google search tơi dùng để tìm kiếm các thơng tin, nội dung, hình ảnh liên
quan.
Trang web gapminder.org tơi dùng để tìm kiếm các số liệu về kinh tế, xã hội có nội
dung liên quan.

Riêng đối với cơng cụ Facebook tôi dùng để giao việc cho học sinh trong lớp, chia
sẻ các thơng tin, tài liệu có liên quan đến bài học, đăng bài tập cho học sinh làm từ đó có
thể kiểm tra, đánh giá học sinh. Bên cạnh đó tính năng của Facebook giúp tơi có thể theo
dõi sự làm việc, thảo luận của các em thông qua ứng dụng Messenger chát theo nhóm.
Cơng cụ Google drive có rất nhiều tính năng nhưng trong phạm vi đề tài chủ yếu tơi
sử dụng tính năng tạo biểu mẫu làm đề kiểm tra trắc nghiệm cho học sinh. Học sinh có thể
dễ dàng truy cập và làm bài kiểm tra. Sau khi làm bài kiểm tra học sinh biết ngay được
điểm của mình là bao nhiêu và những câu đúng, câu sai, đáp án của câu sai.
12


2. Các bước giáo viên thực hiện để tiến hành sáng kiến.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ (tôi tiến hành trong
1 buổi chiều cho lớp thực nghiệm).
- Cơng cụ tìm kiếm video trên YouTube: tơi hướng dẫn học sinh cách tìm bằng
các từ khố chính, ngắn gọn. Nội dung video cần tập trung vào nội dung liên quan đến bài
học. Có thể sử dụng phần mềm cắt video để lấy nội dung chính nhất. Thời gian của video
cũng không nên quá dài (dưới 3 phút).
Ví dụ: hướng dẫn học sinh tìm video có nội dung về già hố dân số ở Nhật Bản.

Tơi hướng dẫn học sinh viết từ khố ngắn gọn, chính xác “già hố dân số ở Nhật
Bản” sau đó sẽ có các đoạn video hiện lên. Nhiệm vụ của các em là xem video và nếu nội
dung đoạn video đảm bảo được yêu cầu của bài học thì down video về làm tư liệu cho bài
tập của nhóm mình.
- Cơng cụ Google search: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thơng tin chủ
yếu trên các trang web. Cách tìm thơng tin cũng bằng các từ khố chính nên ngắn gọn, nội
dung lựa chọn cần phải có tính chọn lọc, tính cập nhật.

13



Ví dụ: hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

Từ khố tìm kiếm ở đây là “điều kiện tự nhiên của Nhật Bản”, sẽ có hơn 2 triệu kết
quả nhưng tôi hướng dẫn học sinh nên tìm đọc những trang đầu sẽ cho kết quả có độ tin
cậy cao nhất. Sau đó các em chọn lọc thông tin và ghi chép ngắn gọn hoặc copy nội dung
đó làm tư liệu cho bài tập của nhóm mình.
- Trang web gapminder.org: tơi hướng dẫn các em trong việc tìm kiếm số liệu về
dân cư, xã hội, kinh tế của một số quốc gia. Tôi hướng dẫn học sinh cách dịch trang web từ
tiếng Anh sang tiếng Việt để dễ sử dụng. Các em có thể download bản offline để sử dụng
trong trường hợp khơng có mạng. Ngồi việc tìm kiếm số liệu các em cũng có thể lấy được
các bản đồ, biểu đồ thể hiện một số nội dung về địa lý của các quốc gia. Tôi xác định đây
là cơng cụ quan trọng vì trang web này rất có ích trong phần học địa lý quốc gia lớp 11.

14


Ví dụ: hướng dẫn học sinh sử dụng gapminder.org
Cách 1: Hướng dẫn các em sử dụng trực tuyến.
Bước 1: Truy cập trang />Bước 2: Lựa chọn công cụ gapminder tools

Bước 3: Tìm thơng tin liên quan đến nội dung bài học
Tơi hướng dẫn học sinh một ví dụ cụ thể: tìm thơng tin về quy mơ dân số Nhật Bản
bằng công cụ này như sau:

Lựa chọn dạng biểu đồ mà em cho là biểu thị rõ nhất về đối tượng địa lý em tìm
hiểu. Với ví dụ này, tơi khun các em nên chọn dạng biểu đồ đường vì đây là biểu đồ thể
hiện rõ nhất sự thay đổi quy mô dân số của Nhật Bản qua các năm.

15





Sau khi chọn dạng biểu đồ xong tôi hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm số liệu về

quy mơ dân số.

Nội dung trục tung hiện tại không
phải là quy mô dân số nên nhiệm vụ
của các em là chọn lại nội dung bằng
cách kích chuột vào đó và chọn nội
dung population sau đó chọn quốc gia
mà các em muốn tìm số liệu như hình
dưới đây:

16


Chọn nội dung population là quy mô dân số

Chọn quốc gia muốn thể hiện là Japan
17


Sau đó có kết quả là bản đồ dưới đây. Các em chỉ cần kích chuột vào năm mà các
em muốn lấy số liệu là ra kết quả.

Biểu đồ quy mô dân số của Nhật Bản qua các năm.
Cách 2: Hướng dẫn các em sử dụng offline

Bước 1: hướng dẫn học sinh download gapmider.org, sau đó hướng dẫn học sinh cài
đặt. Các thao tác hướng dẫn học sinh cụ thể như hình dưới đây

18


Bước 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng bản offline giống như hướng dẫn bản online
trực tuyến.
- Sử dụng công cụ Facebook: đây là công cụ quá quen thuộc với các em rồi nên
chủ yếu tôi hướng dẫn các em cách mở tài liệu từ link liên kết, cách lưu bài viết, chia sẻ
bài viết và đăng bài có đính kèm file. Đây cũng là phần trọng tâm vì chủ yếu Facebook sẽ
là giao diện làm việc chủ yếu của các em.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cơng cụ Google drive. Trước tiên các em
cần có tài khoản trên Google drive bằng cách truy cập trực tiếp từ địa chỉ gmail, địa chỉ
Facebook hoặc địa chỉ trực tiếp trên Google từ máy vi tính cá nhân. Ở đây tơi hướng dẫn
các em dùng địa chỉ Facebook vì bài tập tơi sẽ đăng link lên Facebook của nhóm. Sau khi
các em truy cập vào nhóm “ Cùng học địa lý” các em chỉ cần truy cập vào link liên kết là
sẽ đến địa chỉ làm bài tập trên Google drive.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các cơng cụ bổ trợ: làm powerpoint. Để
trình bày được sản phẩm làm việc nhóm của các em thì biết sử dụng công cụ powerpoint là
rất cần thiết. Tôi hướng dẫn các em nguyên tắc khi trình bày powerpoint và cách làm hiệu
ứng, chèn các file như video, hình ảnh…

Hình 2a: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ
19


Hình 2b: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ
Bước 2: Giáo viên lập Facebook học tập.
Giáo viên lập một nhóm trên Facebook cá nhân có tên “Cùng học địa lý”. Trong

nhóm này giáo viên add các học sinh của lớp thực nghiệm vào đó để học địa lý và thực
hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đề ra.

Hình 3: Nhóm Facebook cùng học địa lý của lớp thực nghiệm

20


Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia Facebook
Giáo viên giới thiệu trang Facebook và yêu cầu học sinh của lớp thử nghiệm tham
gia kết bạn và thêm thành viên vào nhóm “Cùng học địa lý”.
Bước 4: Giáo viên chọn nhóm trưởng, nhóm phó cho mỗi nhóm trong lớp thực
nghiệm.
Trong các học sinh tham gia vào trang Facebook giáo viên chọn ra 4 đến 8 em có
trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin thành thạo và có máy tính kết nối internet làm nhóm
trưởng và nhóm phó của mỗi nhóm. Các em học sinh này sẽ có trách nhiệm thường xuyên
cập nhật nhiệm vụ của cô giáo giao trên Facebook và triển khai cho các bạn trong nhóm
làm việc.
Bước 5: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Giáo viên quy định trước mỗi bài học một tuần, giáo viên sẽ đăng tải nhiệm vụ cụ
thể của mỗi nhóm vào 3 giờ chiều thứ 7. Giáo viên cũng có thể nhắc trước các em ở trên
lớp để các em chủ động hơn trong việc nhận nhiệm vụ. Sau khi nhận nhiệm vụ xong, nhóm
trưởng sẽ thơng báo lại cho giáo viên và tổ chức cho các bạn làm việc. Khi giao việc cho
học sinh, giáo viên cần ghi rõ danh sách các bạn trong nhóm, nhiệm vụ của nhóm và tài
liệu mà giáo viên cung cấp (có file đính kèm trên Facebook).
Bước 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhiệm vụ bài học
- Học sinh nghiên cứu kỹ các tài liệu giáo viên gửi kèm, có thể tìm thêm tài liệu
khác bằng cách truy cập vào trang YouTube để download video, trang gapminder.org để
cập nhật số liệu, cơng cụ Google search để tìm thêm kiến thức, hình ảnh liên quan.
- Nhóm trưởng sau khi nhận nhiệm vụ phải có trách nhiệm phân cơng cơng việc cho

các thành viên trong nhóm, tổ chức cho nhóm thảo luận trực tiếp trên Facebook vào một
giờ nhất định (tuỳ vào cụ thể từng nhóm). Các học sinh khơng có điều kiện sử dụng
internet có thể nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa và có thể đến nhà bạn có internet để
làm việc chung.
- Sản phẩm của cả nhóm là sự đóng góp cơng sức của các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp và hồn chỉnh sản phẩm của nhóm.
Bước 7: Giáo viên nhận xét, góp ý, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Sản phẩm của mỗi nhóm sẽ nộp lại cho giáo viên sau khi nhận nhiệm vụ là 5 ngày.
Giáo viên có thể góp ý, đánh giá cho sản phẩm của mỗi nhóm và đến ngày thứ 7 của tuần
kế tiếp giáo viên sẽ tổng hợp, download xuống và cho học sinh trình bày trong tiết học tới.
Bước 8: Giáo viên củng cố bài học, mở rộng kiến thức và đánh giá học sinh.

21


- Sau mỗi tiết học, giáo viên tiếp tục cập nhật bài tập lên Facebook. Bài tập có dạng
câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ngắn, câu hỏi liên hệ mở rộng kiến thức… Bài tập phải có
tính tạo hứng thú, kích thích sự tị mị tìm hiểu của học sinh về vấn đề liên quan đến bài
học mà trên lớp giáo viên chưa có thời gian đề cập đến.
- Khi đăng bài giáo viên nên tag tên của các học sinh trong lớp đế học sinh nhận
biết và yêu cầu học sinh vào trả lời. Thông qua các câu trả lời và tần suất trả lời câu hỏi
của học sinh giáo viên cũng có thể dựa vào đó để đánh giá cho điểm, thưởng điểm cho học
sinh nhằm tăng tính tích cực cho học sinh.
- Khơng những đăng bài tập củng cố mà giáo viên cịn đăng những thơng tin có liên
quan đến nội dung bài học. Ngồi ra giáo viên cịn khuyến khích học sinh đăng tải những
thơng tin, link web có kiến thức liên quan và bình luận, trao đổi với nhau về nội dung đó.
- Sau mỗi một tuần giáo viên sẽ có những tổng kết, đánh giá tình hình học tập của
các em học sinh và có những biện pháp trong tuần mới.
Bước 9: Giáo viên kiểm tra học sinh thông qua các đề kiểm tra trên Google
drive

Trên Google drive, tôi dùng google biểu mẫu để tạo các đề kiểm tra sau mỗi bài
học. Thời gian và kiến thức kiểm tra tuỳ thuộc vào mục đích của giáo viên. Sau khi tạo đề
kiểm tra xong tôi đăng link địa chỉ lên nhóm “Cùng học địa lý” và yêu cầu các em vào làm
bài kiểm tra. Sau khi các em vào làm bài tôi nhận được luôn thông báo từ google drive và
biết được kết quả làm bài của các em một cách dễ dàng.
Bước 10: Giáo viên khích lệ, động viên tinh thần tự học, tính tích cực của học
sinh.
Trong q trình học tập, mà đặc biệt lại gắn với các công cụ của mạng internet sẽ
không tránh khỏi những cám dỗ khiến học sinh sao nhãng, không chú tâm vào nội dung,
nhiệm vụ bài học. Để khắc phục tình trạng này tơi đã đưa ra một số giải pháp:
- Hướng dẫn các em nhóm trưởng lập ra một kế hoạch chi tiết khoa học, giao việc
cho các bạn trong nhóm mình làm việc, sau đó ghi chép và báo cáo lại cho giáo viên.
- Nhiệm vụ giao cho các nhóm phải vừa sức, khơng đánh đố và phải phù hợp với
hoàn cảnh của từng học sinh, từng lớp.
- Tài liệu cung cấp cho các nhóm phải rõ ràng, khơng lan man, có tính chính xác
cao để học sinh đỡ mất thời gian nghiên cứu.
- Thường xun hỏi thăm và đơn đốc các nhóm về tình hình thực hiện nhiệm vụ để
tháo gỡ những khó khăn kịp thời.

22


- Thưởng cho các nhóm, cá nhân có tinh thần làm việc tốt, tham gia nhiệt tình vào
các bài tập, nhiệm vụ cơ giao.
- Đối với các em khơng có điều kiện sử dụng mạng internet tôi cũng động viên các
em nghiên cứu kỹ các nội dung trong sách giáo khoa và nên học nhóm với các bạn có điều
kiện sử dụng mạng. Ngồi ra tơi cũng đề suất với ban Giám hiệu cho các em sử dụng
phòng máy của nhà trường để các em có cơ hội học tập tốt hơn.
- Tuyên truyền cho các em hiểu việc sử dụng các công cụ trên internet là rất quan
trọng trong việc học hiện tại và trong tương lai của các em. Nhắc nhở các em không nên

mất quá nhiều thời gian vào những điều khơng có ích khi sử dụng mạng internet.
3. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức bài học theo phương pháp mới.
Trong nội dung này, tơi vẫn xin được lấy ví dụ bài 9 để cụ thể hố nội dung sáng
kiến như đã nói ở trên.
Bài 9 được phân bổ làm 3 tiết học:
- Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
- Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
- Tiết 3: Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Để học sinh có thể sử dụng hiệu quả các cơng cụ học tập của mạng internet, tôi tổ
chức các hoạt động cụ thể để chuẩn bị cho từng tiết học. Sau đây tơi xin lấy ví dụ cụ thể
cho tiết 1.
Bước 1: Giáo viên chia nhóm hoạt động.
Cách tiết học chính thức 2 tuần trước đó, giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm
trưởng và nhóm phó có nhiệm vụ cập nhật nhiệm vụ cụ thể của nhóm mình vào chiều thứ 7
của tuần đó.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
Đúng như lịch hẹn với học sinh, giáo viên đăng bài trên Facebook có ghi rõ nhiệm
vụ của từng nhóm và đính kèm các tài liệu có liên quan đến nội dung mà các nhóm tìm
hiểu. Tài liệu giáo viên cung cấp có tính chính xác cao, chọn lọc kỹ lưỡng giúp học sinh dễ
dàng hình thành kiến thức. Ngồi ra học sinh cũng có thể tìm kiếm thêm thơng tin trong
q trình thực hiện nhiệm vụ

23


Hình 4: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm trên facebook
Bước 3: Các nhóm chủ động làm việc, giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Khi các nhóm trao đổi trực tiếp trên Facebook, tôi thường xuyên tham gia cùng và
giải đáp các thắc mắc của các em, hướng dẫn các em làm bài tốt hơn.
Ví dụ 1: Giúp đỡ nhóm 1 trong việc tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản

Tơi và các bạn nhóm trưởng, các thành viên trong lớp thường xuyên trao đổi thông
qua messenger. Sau đây tơi xin trích lại một số vấn đề mà học sinh thắc mắc và được tôi
hướng dẫn cụ thể:

24


25


×