TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Phân tích câu nói của Hồ Chí Minh: “Khơng có
gì q hơn độc lập tự do”. Giá trị của câu nói ấy đối với
việc bảo vệ, giữ gìn tồn vẹn chủ quyền quốc gia dân tộc ta
hiện nay.
Họ và tên
Lớp tín chỉ
Mã sinh viên
Giảng viên
: LÊ TẤN ANH
: POHE Quản trị Lữ hành 61
: 11190188
: NGUYỄN CHÍ THIỆN
HÀ NỘI, 2020
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................tr. 1
B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và câu nói “Khơng có gì quý hơn độc lập tự
do”.......................................................................................................tr. 3
2. Giá trị của tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập tự do” nói chung
và trong việc bảo vệ, giữ gìn tồn vẹn chủ quyền quốc gia dân tộc
hiện nay..........................................................................................tr. 4
C. KẾT LUẬN...........................................................tr. 11
A. LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa như “một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Hệ thống tư tưởng của Người ra đời thông qua sự tiếp thu văn hóa và tinh hoa nhân
loại đồng thời áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong tình trạng thực tiên của đất
nước. Bối cảnh lịch sử của Cách mạng Việt Nam đã góp phần quy định vị trí, cũng như
vai trị to lớn của hệ thống tư tương Hồ Chí Minh, nơi những giá trị truyền thống tốt đạp
của dân tộc Việt Nam được kế thừa và phát triển.
Mang giá trị trong cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, cùng với giá trị thời đại to
lớn, “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” trong hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vừa có vai trị như một chân lý bất hủ, vừa là lẽ sống với giá trị lớn lao trong học
thuyết của Bác hồ về Cách mạng. Không những vậy, quan điểm này còn trở thành mục
tiêu và động lực thôi thúc nhân dân ta tạo nên những chiến thắng lừng lẫy trịn sự nghiệp
đấu tranh vì nền độc lập nước nhà, cổ vũ đấu tranh vì quyền lợi con người và tiến bộ nhân
loại, đặc biệt là với những quốc gia đang phải chịu cảnh xiềng xích trên tồn thế giới.
Cả xưa và nay, tư tưởng “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” luôn nắm giữ một vị
thế quan trọng được đề cập và đánh giá cao trong những cuộc bàn luận quy mơ quốc tế.
Có thể nói rằng chân lý “khơng có gì q hơn độc lập, tự do” mang giá trị to lớn về mặt
thực tiễn lịch sử, ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại xưa và nay, xứng đáng để trở thành một
chân lý đúng đắn của mọi thời đại.
3
B. NỘI DUNG CHÍNH
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và câu nói “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”
Trong lịch sử của nền văn minh nhân loại, mối quốc gia đều ghi dấu ấn của mình
bằng những nét văn hố đặc trưng mang tính dân tộc sâu sắc. Nếu xét trên phương diện
đấu tranh để giữ gìn nền độc lập chủ quyền của dân tộc thì chiến đấu chống ngoại xâm
không mang nét riêng cá biệt cho bất cứ dân tộc nào. Nhưng đối với Việt Nam, ở phương
diện này lại có một điểm độc đáo chính mà rất nhiều nước trên thế giới phải công nhận là
Việt Nam luôn phải đấu tranh, chiến đấu với những kẻ thù mang sức mạnh gấp nhiều lần
để giữ gìn sự toàn vẹn cho lãnh thổ.
“Là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng
sự quyết tâm, bằng lòng yêu nước, Người đã đưa dân tộc Việt Nam ta thoát khỏi cảnh lầm
than, thoát khỏi ách nơ. Bác đã đúc kết và nói lên một chân lý nổi tiếng khơng ai khơng
biết: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”.
“Khơng có gì q hơn độc lập tự do - Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 17-7-1966,
giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn quyết
liệt”. Đây là sự kế thừa, tiếp nối tinh thần và ý chí quyết giành “độc lập tự do” cho dân
tộc đã từng được khẳng định trong bản “Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945)” và “Lời kêu
gọi tồn quốc kháng chiến (tháng 12-1946)”. “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” - lời
kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác - là khát khao bỏng cháy của dân tộc Việt Nam, là giá
trị to lớn trong học thuyết Hồ Chí Minh và cũng chính là mục đích chiến đấu, là nguồn
động to lớn thúc đẩy làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam.
“Trong cuộc chiến tranh với dân tộc ta, đế quốc Mỹ đã huy động và sử dụng một
lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh khổng lồ hòng tiêu diệt lực lượng cách
mạng nước ta. Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới gần 700 tỉ USD
(nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới gần 1.000 tỉ USD) gấp gần 3 lần số tiền Mỹ chi
trong cuộc chiến tranh thế giới hai (khoảng 341 tỉ USD) và gấp 20 lần Mỹ chi các cuộc
chiến tranh ở Triều Tiên (khoảng 54 tỉ USD…). Mỹ cũng đã huy động tới 70% lục quân,
60% lính thuỷ đánh bộ, 40% hải quân và 60% không quân của nước Mỹ, với hơn 6,5
triệu lượt thanh niên trực tiếp tham gia chiến tranh ở Việt Nam cùng với 22.000 xí nghiệp
quốc phịng trên nước Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh ở Việt Nam. Một vài số liệu trên
cho chúng ta thấy rõ hơn dã tâm của kẻ thù, qua đó cũng cho thấy tính chất nguy hiểm,
mức độ khó khăn, ác liệt mà dân tộc ta phải chịu đựng…Chưa dừng lại ở đó, Mỹ đã sử
dụng 15 triệu tấn bom đạn các loại, cùng hàng chục triệu lít chất độc màu da cam thả
xuống chiến trường Việt Nam, làm 17% diện tích ở nước ta bị phơi nhiễm, gần 5 triệu
người dân Việt Nam phải mang dị tật suốt đời và còn ảnh hưởng nhiều đến cả thế hệ con
cháu họ trong tương lai. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, bình quân mỗi người
phải chịu đến 45,5 kg bom đạn, tính ra thì cứ 1 km 2 phải chịu 6 tấn bom đạn”. Tuy nhiên,
với một sách lược kiên định “thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người”, xã
hội chủ nghĩa miền Bắc đã hết lòng, hết sức chi viện cho chiến trường tiền tuyến lớn miền
Nam. “Trong những năm kháng chiến (1954 - 1975), 70% các hộ gia đình ở miền Bắc có
từ 1-2 con tham gia bộ đội hoặc thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước”.
Bằng ý chí “khơng có gì q hơn độc lập tự do”, dân tộc Việt Nam ta đã “đánh cho
Mỹ cút”. Những trang vàng son chiến đấu chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc
Việt Nam được vinh dự ghi thêm tên những con người đã làm nên huyền thoại: “Người
con gái biệt động Võ Thị Thắng - trước đòn khảo tra dã man của quân thù vẫn nở nụ
cười chiến thắng”, “Nguyễn Văn Trỗi - trước giờ phút bị quân thù xử bắn, hai tay bị trói
chặt mà đơi mắt vẫn sáng ngời niềm tin chiến thắng đã nhìn thẳng vào mặt qn thù hơ
vang ba lần: Hồ Chí Minh mn năm!”; “Nguyễn Viết Xuân - nhằm thẳng quân thù mà
bắn”; “10 cô gái Đồng Lộc - ở quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất của cuộc đời
mình đã hy sinh cho sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc”.
Lợi dụng đó, quân đội và nhân dân ta tiến hành cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975” mà đỉnh cao là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trong hồn cảnh mưa
bom bão đạn, khói lửa chiến tranh triền miên suốt 55 ngày đêm, ta đã “đánh cho Nguỵ
nhào”. Có thể nói ta đã hồn thành xuất sắc và vô cùng trọn vẹn những mong muốn của
Bác Hồ. Cũng chính từ đây cả “giang sơn Việt Nam cùng quy về một mối”, đất nước ta
được thống nhất hoàn tồn. Chiến thắng vang dội mang tính quyết định này đã khắc hoạ
đậm nét tính hiện thực của chân lý “khơng có gì q hơn độc lập tự do” trong cơng cuộc
giữ gìn “non sơng gấm vóc”, giữ gìn bóng hình duyên dáng của “mảnh đất hình chữ S
tươi đẹp”.
Ta có thể thấy được rằng điều thiêng liêng, quý giá, mang một ý nghĩa không thể
thay thế đối với một dân tộc là độc lập và tự do. Bác Hồ đã từng nhìn thấy những nguy cơ
đe doạ đến lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy mà trong “Tun ngơn độc lập” người đã trích dẫn
những tun ngơn của chính những nước đang lăm le xâm lược nước ta: Pháp và Mỹ. Hai
quốc gia này luôn đề cao quyền bình đằng của con người, của dân tộc họ. Cho nên nếu
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đem quân sang xâm lược Việt Nam tức là họ đã phản bội
lại tổ tiên của họ, họ phủ nhận những thành quả lớn lao mà máu xương của tổ tiên họ đã
phải đổ xuống để làm nên. Dùng chính những lý lẽ của đối phương làm vũ khí tấn cơng
lại chính đối phương chính là thủ pháp “gậy ơng đập lưng ông” – nét độc đáo làm nên
“thương hiệu” những tác phẩm văn học của “bậc đại tri thức”. Để có thể chiến thắng
những kẻ thù lớn mạnh thì sức mạnh của một mình Hồ Chủ tịch hay sức mạnh của một
con người đơn lẻ là khơng đủ. Nó phải là sự tổng hoà của rất nhiều yếu tố mà quan trọng
nhất là sức mạnh toàn dân, cả dân tộc cùng đứng lên chống giặc, phát huy nguồn năng lực
tiềm tàng đến từ sức mạnh nội lực của đất nước. Tuy nhiên ta hồn tồn có thể tranh thủ
thêm những sự đồng tình, sự hỗ trợ đến từ những bạn bè quốc tế hay chính là nguồn sức
mạnh ngoại lực vô cùng quý giá. Điều này trong chân lý “khơng có gì q hơn độc lập tự
do” cũng chỉ ra vô cùng rõ ràng.“Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại, giữa nội lực của mỗi con người với các nguồn ngoại lực, bao giờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng coi trọng việc phát huy sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của mỗi cá nhân
trên tinh thần chủ động sáng tạo, dựa vào sức mình là chính”.
Sau khi kết thúc chiến tranh, dân tộc bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, là một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta – giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.
Tư tưởng “ khơng có gì q hơn độc lập tự do” cũng vẫn được đưa và áp dụng một cách
triệt để. Nhiệm vụ được đặt ra trong thời kỳ này là xây dựng “đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn” cùng với công cuộc đổi mới theo sự chỉ dẫn của Bác Hồ: “chống lại
những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Học tập và làm theo
những chỉ dạy đó, quả thực đất nước ta đã có những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc cả về
kinh tế lẫn chính trị xã hội, cả trong nước lẫn trên trường quốc tế.
2. Giá trị của tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập tự do” nói chung và
trong việc bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia dân tộc hiện nay
* “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là một “mệnh đề đấu tranh - đấu tranh cho
chân lý”. Để hoàn thiện và làm rõ hơn cho “mệnh đề đấu tranh này” Chủ tich Hồ Chí
Minh đã đưa ra bốn luận điểm vô cùng sắc bén, đầy lý lẽ và vơ cùng thuyết phục
Một là, có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả. “Đất nước khơng thể phồn vinh, dân tộc
không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm no, áo ấm và cuộc đời hạnh phúc nếu
khơng có được độc lập, tự do”. Bác đã từng khẳng định trong lời “suy rộng ra” của bản
“Tuyên ngôn độc lập” rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Lời suy
luận này mang ý nghĩa sống còn trong thời bấy giờ bởi bản tuyên ngôn của nước Mỹ và
nước Pháp mới chỉ đề cao quyền bình đẳng của con người nhưng chưa nói gì đến quyền
bình đẳng của dân tộc nhất là trong khi các nước đế quốc lớn chưa công nhận quyền bình
đẳng của các dân tộc “nhược tiểu”. Hay nói cách khác, lời suy rộng ra đó hàm chứa một ý
nghĩa sâu xa, chuyển vấn đề từ phạm trù nhân quyền sang vấn đề chống lại chủ nghĩa thực
dân, điều mà rất nhiều quốc gia trên thế giới lúc ấy chưa làm được. Đây giống như một
phát súng lệnh mở đầu cho phong trào dân tộc sẽ nổ ra như một “dòng thác cách mạng”
nửa cuối thế kỉ XX, làm tan rã cả một hệ thống các nước thuộc địa thuộc quyền cai trị cả
các nước đế quốc và thực dân. Nói tóm lại dù ở trong thời đại nào thì độc lập tự do đối
với một dân vẫn luôn là “xuất phát điểm”, là nền móng vững chãi cho bất cứ sự phát triển
nào trong tương lai.
Hai là, Người muốn đưa ra cách để có thể giành lại độc lập tự do từ tay của đế quốc
thực dân. Trong mọi hồn cảnh Hồ Chủ tich ln nêu cao tinh thần “tự lực tự cường”. Đối
với việc giành lại chủ độc lập chủ quyền cho dân tộc cũng như vậy. Các nước thuộc địa
đang phải chịu cảnh bị kìm kẹp, bóc lột, hay là chính cả nước Việt Nam ta muốn có được
độc lập tự do thì khơng có bất cứ cách nào khác ngoài tự thân vận động, vùng lên đấu
tranh địi quyền tự chủ. “Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự thì vấn đề quyết
định trước hết là phải giành cho được độc lập, tự do, phải vùng lên xố bỏ mọi gơng cùm
xiềng xích, mọi sự áp bức, nơ dịch, thốt khỏi kiếp làm trâu làm ngựa”. Như vậy
thì“Khơng có gì q hơn độc lập tự do” còn là một “mệnh đề hành động”. Rõ ràng đây là
một tư tưởng đúng đắn mà chân lý “khơng có gì q hơn độc lập tự do” đã chỉ ra. “Một
dân tộc khơng thể có được độc lập, tự do, nếu dân tộc ấy không tự đứng lên để giải phóng
cho chính mình, nếu dân tộc ấy khơng biết tự cứu lấy mình, khơng có con đường đấu
tranh đúng đắn”. Độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc là “khơng có gì q hơn”. Đó
cịn là thành quả đấu tranh bền bỉ của Việt Nam nói riêng và toàn bộ những nước thực
dân, những dân tộc cịn đang chịu cảnh áp bức nói riêng.
Với tinh thần “khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu và làm nên
Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành lại sự tự do, giành lại nền độc lập và đứng lên làm
chủ vận mệnh, xây dựng cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho chính mình”. “Cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam” để giành lấy độc lập, tự do đã thực sự nằm trong
phạm trù của cách mạng vơ sản. Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là con đường cách
mạng vô sản”. Người cịn chỉ rõ: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi
ách nô lệ”.
=> Như vậy, mệnh đề “không có gì q hơn độc lập tự do” khơng chỉ được xem xét
với tư cách là “một chân lý đấu tranh”, “một động lực dân tộc”, mà còn cần phải được
xem xét với tư cách là một “mệnh đề cách mạng - gắn với phạm trù cách mạng vô sản,
gắn với cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người, một sự nghiệp vĩ đại mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu, hy
sinh cả cuộc đời”.
Ba là, một khi đã làm thì phải làm đến cùng huống hồ đó cịn là việc gắn liền với lợi
ích của chính chúng ta, mỗi người dân Việt Nam. Một khi có kẻ nào lăm le đến lãnh thổ
“hình chữ S tươi đẹp” thì tồn dân cần phải đồng lịng, nhất trí quyết tâm đứng lên bảo vệ
Tổ quốc đến hơi thở cuối cùng thậm chí ngay cả khi phải “nhắm mắt xi tay” hi sinh
thân mình cũng khơng nề hà, sợ sệt. Trong chính thời kì máu lửa ấy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi: “Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.Đây là một lời động viên đồng thời cũng là một lời khẳn
định mang đầy ý chí quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Quả
thực khơng ngồi sự kì vọng, toàn thể quân và dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu với
tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc được đẩy lên mức cao nhất cùng với khẩu hiệu
mang đầy nét chí khí của một bậc anh hùng thời bấy giờ “quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”. Dù là nam hay nữ, đàn ơng hay đàn bà, dù có thuộc bất cứ tầng lớp nào… chỉ cần
là người Việt Nam thì sẽ “quyết khơng sợ” chiến đấu đến khi “qt sạch chúng đi”.
Ý chí kiên định “khơng có gì quý hơn độc lập tự do” đã thực sự là nguồn động viên
to lớn thôi thúc lớp lớp các thế hệ người Việt Nam khoác balo lên đường chiến đấu chống
kẻ thù xâm phạm độc lập, tự do, làm nên “chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”, làm nên “Đại thắng mùa Xuân vĩ đại năm 1975”, thu giang
sơn về một mối, giành lại hoàn toàn độc lập, tự do cho dân tộc, tạo bước đệm đưa cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bốn là, khi đã có được nền độc lập, tự chủ mà ta cứ mãi ngủ quên trong chiến thì dù
sớm dù muộn ta cũng sẽ bị các nước khác một lần nữa lăm le dịm ngó.Ta cần phải làm
cho nền độc lập tự chủ ấy đã ý nghĩa nay càng ý nghĩa hơn bằng việc chăm lo cho đời
sống của nhân dân, từ đó xây dựng và phát triển đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng yếu
cũng là quyết sách được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu lúc bấy giờ. “Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân” hay nói cách khác chỉ đúc kết trong hai từ là “tự do” và “hạnh phúc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ ham muốn tột bậc của Người là “làm sao cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người còn chỉ ra rằng: “Nếu nước độc lập
mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Người cũng đã từng nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết
đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì”. Trước lúc ra đi “vị cha già của dân
tộc” vẫn đau đáu lo nghĩ cho dân, cho nước, cho những đứa con của chính mình. Trong
Di chúc Người để lại lời nhắn nhủ muốn Đảng và Nhà nước cần phải đưa ra những chính
sách thật sự sáng suốt và hiệu quả để mang lại ấm no hạnh phúc cho người dân, đồng thời
xây dựng và phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh hơn.
Giá trị thực tiễn to lớn của mệnh đề “khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ
được biểu hiện trong mỗi thời kì chiến tranh với những trận mưa bom bão đạn, khói lửa
mịt mù, con người ln nằm trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết mà
trong trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước nó vẫn vẹn nguyên ý nghĩa vốn. Tuy
nhiên ta cần phải làm cho nền độc lập tự chủ vốn đã giá trị càng trở nên sâu sắc hơn nữa,
đó là “cơm ăn, áo mặc, việc làm, học hành, quyền làm chủ, quyền con người, cuộc sống
thường ngày của mọi người dân”.
=> Bốn nội dung cơ bản trình bày ở trên đã đan xen, hoà quyện tạo nên một chỉnh thể
hoàn chỉnh, hợp nhất thể hiện rõ ràng, hoàn thiện nhất giá trị to lớn của chân lý “không có
gì q hơn độc lập tự do”. Điều đó có nghĩa rằng tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập
tự do” mang một nội hàm vô cùng to lớn, mang ý nghĩa lý luận sâu sắc. Có thể nói tư
tưởng này đã vượt lên trên sự hạn chế về thời gian, dù trong thời đại nào thì nó vẫn vẹn
nguyên giá trị vốn có. Trong giai đoạn phát triển đầy cơ hội nhưng cũng vô cùng thách
thức như hiện nay, tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập” vẫn là “kim chỉ nam”, là
“ngọn đèn chỉ lối soi đường” đưa đất nước đến đài vinh quang, đưa người dân đến với ấm
no, hạnh phúc. Cuối cùng, đặt trong bối cảnh hiện tại ta có thể suy ra rằng: “độc lập, tự
do khơng chỉ là vấn đề về chính trị, vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc, mà còn là độc
lập, tự do trên tất cả các phương diện, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với
mỗi con người và đối với cả dân tộc”.
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “khơng có gì quý hơn độc lập tự do” là tư tưởng
mang “tính cách mạng sâu sắc và triệt để”. Điều này được thể hiện ở một điểm là dù nó
được ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể cùng với mốc thời gian cụ thể nhưng ý nghĩa và
nội hàm của nó khơng chỉ gói gọn trong khoảng thời gian đó, thời kỳ đó mà nó gắn liền
khơng thể tách rời với cả một sự nghiệp lâu dài – giải phóng đất nước, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người - một sự nghiệp vĩ đại mà Người đã phấn đấu, hy sinh cả cuộc
đời. “Đấu tranh giành độc lập, tự do, vì độc lập, tự do đã thực sự nằm trong phạm trù
của cách mạng vơ sản”.
Tính cách mạng sâu sắc, triệt để của tư tưởng này còn biểu hiện cụ thể ở nội hàm
của tư tưởng không chỉ là giành lại độc lập, giành lại chủ quyền mà còn bao gồm cả việc
chăm lo đến đời sống của nhân dân sau thời kỳ sau chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nhấn mạnh: “Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Người cũng từng khẳng định “cách mạng giải phóng dân tộc phải
phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hồn tồn”.
Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội không phải là những giáo lý cứng nhắc
và xa lạ với lợi ích vật chất và tinh thần của con người, mà nó hết sức cụ thể và thiết thực.
Người nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” .
Có thể gọi đó là chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh”, một quan niệm không trái với
truyền thống đạo lý lâu đời của Việt Nam, phù hợp với xu thế của sự phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò, tầm quan trọng của Đảng và Nhà nước càng được
làm sáng tỏ thêm thông qua chân lý sáng suốt “không có gì q hơn độc lập tự do” mà
nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, bên cạnh đó
cũng phải tăng cường quốc phịng, bảo đảm an ninh quốc gia. Để có thể hồn thành một
cách xuất sắc những nhiệm vụ đó thì Đảng và Nhà nước ta cần phải “phát huy sức mạnh
tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển đảo, biên
giới, vùng trời của Tổ quốc. Thêm vào đó cũng cần nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh
thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài để tạo
nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận
dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên”.
Trước những tình hình biến đổi phức tạp hiện nay, chân lý “khơng có gì q hơn
độc lập tự do” nhắc nhở rằng: “Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định con đường phát
triển của dân tộc mình; phải giữ vững độc lập, tự chủ cả về chính trị và kinh tế, không bị
phụ thuộc, lệ thuộc vào bên ngồi dù có đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường
giao lưu và hợp tác quốc tế”, dù đang ở trong “sân chơi” của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Đặt trong hoàn cảnh Việt Nam đang mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế như
hiện nay, nội dung tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập tự do” đã mở rộng hơn rất
nhiều, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ khó khăn hơn cho đất nước. Chiến tranh vũ
trang để giành độc lập tự do nhưng giờ đây ta cần phải bắt đầu một cuộc chiến mới, một
cuộc chiến trường kì để giành lại độc lập tự do trên mọi mặt, mọi phương diện của đời
sống xã hội. Thời kỳ hội nhập và hợp tác như hiện nay càng làm cho cuộc chiến này trở
nên phức tạp hơn nhưng với sự định hướng của chân lý “khơng có gì q hơn độc lập tự
do” ta sẽ khơng bao giờ có thể đi chệch hướng so với những gì cha ơng ta để lại . Ở đây,
cần phải vận dụng một cách nhanh nhẹn, sáng tạo và linh hoạt phương châm “dĩ bất
biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân lý “khơng có gì quý hơn độc lập tự do” nhắc nhở Đảng và nhân dân Việt Nam
rằng, “những cái gì là “bất biến” phải kiên định, giữ vững để có thể “vạn biến" được với
tình hình”. Cái “bất biến” ở đây chính là “sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập
tự do của Tổ quốc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thồ, an ninh quốc gia, lợi ích đất nước, bản
sắc văn hóa dân tộc, tự do, hạnh phúc, cuộc sống hịa bình của nhân dân,… là tất cả
nhũng gì Đảng và nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ, giữ gìn”. Dù có phải chịu những
áp lực mạnh mẽ đến từ những “luật chơi” trong các quan hệ kinh tế quốc tế, những quốc
gia, những tổ chức quốc tế là đối tác quan trọng thì ta vẫn khơng bao giờ được từ bỏ
những cái “bất biến” ấy. Trái lại luôn càng phải giữ một tinh thần chủ động, cùng với ý
chí “khơng có gì q hơn độc lập tự do” để tranh thủ, tận dụng những điều kiện quốc tế
thuận lợi vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, vừa bảo vệ vững chắc những cái gì thuộc về “bất biến”.
Bên cạnh những thách thức và việc giữ vững những điều “bất biến” trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, chân lý
“khơng có gì q hơn độc lập tự do” còn nhắc nhở rằng: “Trong khi tập trung cho nhiệm
vụ trung tâm là phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam không được
một phút nào lơi lỏng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, càng phải chú trọng chăm lo xây
dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cửa các lực lượng vũ trang
nhân dân, của quân đội nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống”. Một lần nữa để hoàn thành được nhiệm
vụ này ta vẫn cần “nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức
mạnh của khối đại đoànkết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt
qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất
nước tiếp tục tiến lên”. Một minh chứng điển hình cho chân lý “khơng có gì q hơn độc
lập tự do” trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam ta chính là sự kiện
“Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trên thềm lục đại của Việt Nam”. Trước hành động
ấy, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết buộc phía Trung Quốc phải gỡ bỏ giàn khoan trái
phép HD-981, đồng thời rút tồn bộ những tàu hộ tống có liên quan ra khỏi thềm lục đia,
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ở Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng đã tuyên bố: “Việt Nam mong muốn hồ bình nhưng phải trên cơ sở đảm bảo
độc lập tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, nhất định không chấp nhận
đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hồ bình hữu nghị viễn vơng, lệ thuộc
nào đó”. Việt Nam đã có những hành động cứng rắn để phản đối hành động sai trái cuả
Trung Quốc bởi tất cả những gì ta làm đều phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với
chính nghĩa, được bạn bè quốc tế cùng dư luận hết sức đồng tình. “Bằng mọi biện pháp
hồ bình, kể cả biện pháp pháp lý, tiến hành đấu tranh với Trung Quốc kiên quyết, không
khoan nhượng, đứng vững trên quan điểm lịch sử, quan điểm luật pháp và tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế, trong đó có cộng đồng ASEAN. Lúc này cần phải chủ động, nhưng
bình tĩnh linh hoạt và cảnh giác không để cho kẻ thù lợi dụng, kích động hịng xun tạc
tình hình, hịng chia rẽ tình đồn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
Trung Quốc; đồng thời hiểu đúng, hiểu đầy đủ về âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc
để kiên quyết đấu tranh với hành động cực kỳ nguy hiểm này”. Hay ta cũng có thể kể đến
sự kiện gần đây, ngay trong giai đoạn cả thế giới đang gồng mình chống lại dịch bệnh
nguy hiểm do vi rút Corona gây ra. Theo báo thanhnien.vn: “Đại sứ quán Trung Quốc tại
Ý lợi dụng điều đó để đăng bản đồ có đường lưỡi bị phi pháp ở Biển Đơng trên trang
Facebook chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao. Bài viết được đăng có nội dung:
Forse te ne sei dimenticato, ma noi ricorderemo per sempre. Ora tocca a noi aiutarti…
(tạm dịch: Bạn có thể đã quên, nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp
bạn). Đính kèm bài viết là hình vẽ hai nhân viên y tế mặc trang phục có màu cờ của hai
nước đang cùng nâng đỡ bản đồ của Trung Quốc và Ý, hàm ý tương thân tương trợ. Bên
cạnh đó, nội dung bài đăng còn dành lời cảm ơn đến hai nghệ sĩ thực hiện tác phẩm. Tuy
nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện bản đồ Trung Quốc cố tình chèn hình ảnh
đường lưỡi bị mà nước này từng dùng để thể hiện yêu sách chủ quyền vô căn cứ và trái
luật quốc tế ở Biển Đơng, trong đó có 2 quần đảo Hồng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam. Hàng loạt người phát hiện sự việc đã nhanh chóng chụp màn hình và
kêu gọi phản đối ý đồ xấu của Trung Quốc. Nhiều tài khoản để lại lời nhắn bên dưới bài
viết bằng nhiều thứ tiếng để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều tài
khoản thay nhau đăng bình luận với nội dung: Chúng tơi cảm thơng với người dân Ý và
Trung Quốc trong những thời điểm khó khăn này và u cầu chính phủ Trung Quốc tơn
trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần
đảo Trường Sa và Hồng Sa. Chúng tơi bác bỏ mọi ý đồ thiết lập đường 9 đoạn phi pháp .
Trong bài đăng ngày 2.3 trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại
Việt Nam, đường lưỡi bò cũng được cài vào một cách tinh vi trong tấm hình cuối bài. Qua
đây ta có thể thấy rằng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông chưa bao giờ bị dập
tắt. Thậm chí ngay lúc đang phải ứng phó dịch Covid-19, Trung Quốc cũng khơng ngưng
việc thị uy, đe dọa hịng cưỡng chiếm Biển Đông. Mặc dù tham vọng này bị thế giới phản
đối vì vi phạm luật quốc tế, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tuyên truyền, muốn gây sự ngộ
nhận nên đã liên tục tìm mọi cách để đưa đường lưỡi bị vào tất cả những gì mà họ có thể
làm. Trước nay, Trung Quốc đã cố tình cài cắm đường lưỡi bò trong phim ảnh, đồ chơi trẻ
em, ấn phẩm khoa học bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế”. Vì thế, học tập tinh
thần của chân lý “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, nước Việt Nam ta cần phải ln
sẵn sàng ứng phó trước bất cứ âm mưu nào xâm hại đến độc lập chủ quyền của đất nước.
C. KẾT LUẬN
Sau gần 30 năm đổi mới, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những
đường lối đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã đem lại những thành tựu vô cùng vơ cùng to
lớn đối với q trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã
hội. Cũng chính nhờ vậy mà vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng không ngừng
được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ta vẫn phải đối mặt với
những thách thức lớn như “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới vẫn tồn tại, tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
cịn nghiêm trọng, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tự diễn biến, tự
chuyển hóa có diễn biến phức tạp”. Thế giới ln phát triển, biến đổi không ngừng tạo ra
những cơ hội lẫn những khó khăn đan xen. Tuy nhiên, tinh thần “khơng có gì quý hơn độc
lập, tự do” sẽ mãi là nguồn động lực to lớn cổ vũ, thúc đẩy toàn dân tộc Việt Nam quyết
trí đồng lịng xây dựng và phát triển, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, “vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, tạo nền móng chắc cho
q trình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
%20có%20gì%20q%20hơn%20độc%20lập%20tự%20do.pdf (Theo dangcongsan.vn)
2. (Theo TTXVN)
3. (Tâm Trang tổng
hợp)
4. (Theo Cổng thôn tin điện tử
đại biểu nhân dân Hà Tĩnh)
5. (Theo Ngọc Mai)