PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2
A.
1.
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2.
Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 3
4.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
5.
Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 3
6.
Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................... 3
B.
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................. 4
1.
1.1
1.2
Tổng quan về công tác bảo vệ môi trường ................................................ 4
Các khái niệm công cụ ................................................................................... 4
1.3
Đặc điểm, vai trò ........................................................................................ 7
2.
Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................... 7
3.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn ......................................................................... 7
4.
Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 7
C.
PHIẾU HỎI...................................................................................................... 8
D.
KẾT LUẬN .................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 14
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, tại tất cả các địa danh ở Việt Nam đều đang có một vấn đề
bức xúc: vấn đề về bảo vệ môi trường. Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đặc
biệt tăng cao trong những năm gần đây, ảnh hưởng tới đời sống của tất cả mọi người
cũng như ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội của nước Việt Nam nói chung. Đối với
ngành du lịch – một ngành có đóng góp quan trọng đối với kinh tế cả nước hiện nay –
việc môi trường ngày càng ô nhiễm có tác động xấu, làm giảm tính hấp dẫn của những
địa điểm du lịch, những danh lam thắng cảnh. Quận 1, một trong những địa điểm du
lịch nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cũng đang gặp những vấn đề như
trên.
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra sự ô nhiễm môi trường tại Quận 1, trong
đó một phần quan trọng của sự ô nhiễm này chính là khách du lịch đến Quận 1 gây ra.
Bởi vậy, với đề tài “Thái độ của khách du lịch đối với việc bảo vệ môi trường tại Quận
1 dưới ảnh hưởng của công tác bảo vệ môi trường của địa phương” nhằm đem lại một
trong các phương pháp để nâng cao ý thức của các du khách về vấn đề bảo vệ môi
trường tại nơi này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thái độ của khách du lịch tại Quận 1 - Thành phố Hồ Chí
Minh đối với việc bảo vệ môi trường. Qua đó tìm ra mối quan hệ giữa công tác bảo vệ
môi trường với thái độ của du khách. Đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao công
tác bảo vệ môi trường có tác động tới thái độ của khách du lịch trong việc bảo vệ môi
trường để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do khách du lịch.
Nhận biết được thái độ của khách du lịch tại Quận 1 đối với việc bảo
vệ môi trường.
Tìm ra mối quan hệ giữa công tác bảo vệ môi trường với thái độ của
du khách.
2
Tìm ra các phương pháp nâng cao công tác bảo vệ môi trường có tác
động tới thái độ của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường để
giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do khách du lịch.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm kiếm tài liệu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
- Xây dựng các khái niệm công cụ
Nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực tiễn về công tác bảo vệ môi trường và thái độ của
khách du lịch về vấn đề bảo vệ môi trường
Tìm ra và thực nghiệm những phương pháp tăng cường công tác bảo
vệ môi trường có tác động tới thái độ của du khách
4. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của khách du lịch về vấn đề bảo vệ môi trường tại Quận 1 - Thành phố
Hồ Chí Minh dưới ảnh hưởng của công tác bảo vệ môi trường của địa phương.
5. Khách thể nghiên cứu:
Khách du lịch tại Quận 1
Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6. Giả thiết nghiên cứu:
Thái độ của khách du lịch về vấn đề bảo vệ môi trường bị ảnh hưởng
thuận chiều với công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Theo đó, nếu
tăng cường các công tác bảo vệ môi trường thì thái độ bảo vệ môi trường
của khách du lịch sẽ tốt hơn.
3
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Tổng quan về công tác bảo vệ môi trường:
Thế giới: vấn đề bảo vệ môi trường được rất nhiều nước trên thế
giới quan tâm và thực hiện. Rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được tác động tốt
tới thái độ của khách du lịch được áp dụng, bởi đó việc bảo vệ môi trường của nhiều
nước, đặc biệt là những nước phát triển trên thế giới được đảm bảo.
Việt Nam: Là một nước đang phát triển, các công tác bảo vệ môi
trường còn kém, thái độ của du khách chưa tốt, do đó ô nhiễm môi trường của Việt
Nam trở nên rất trầm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi với tên cũ là Sài
Gòn) là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong
những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp
loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội
Quận 1 là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm
giáo dục đào tạo, y tế lớn của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, là khu vực phát
triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời với sự phát
triển này, các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức bối, khó giải quyết.
1.2 Các khái niệm công cụ: các khái niệm công cụ cần được làm sáng rõ
bao gồm:
1.2.1
Thái độ: là Trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần
kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng
một cách linh hoạt đến phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống
mà nó (phản ứng) có mối liên hệ (Allport). Nhìn chung người ta cho rằng thái độ có 3
thành tố: nhận thức, cảm xúc và hành vi kết hợp lại để truyền tải một phản ứng tích
cực, tiêu cực hay trung lập. Thái độ là một thiên hướng tương đối ổn định để phản
ứng theo một cách thức cụ thể đối với một khách thể có liên quan. Thái độ là một sản
phẩm phức tạp của các quá trình học tập, lĩnh hội, trải nghiệm, cảm xúc bao gồm cả
4
những hứng thú, ác cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm khoa học và tôn giáo cũng
như chính trị (Từ điển Tâm lý học, GS.TS Vũ Dũng).
1.2.2 Khách du lịch:
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời
gian nhất định”. Du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân; một nhóm hay
một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn
ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá
trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện
tượng ở nơi họ đến.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến,
1.2.3
Môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
(Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con
người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý,
hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần
cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta
cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với
người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội
định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh
vật khác.
5
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân
tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội..
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không
thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành
chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
1.2.4
Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống
nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi
trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học
và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi
hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
1.2.5
Công tác bảo vệ môi trường: là những công việc, những
hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện nhằm bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ
môi trường bao gồm 2 nhóm sau:
6
Công tác xử lý môi trường: bao gồm những công việc thu gom, xử
lý rác thải, nhà vệ sinh công cộng,
Công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường: bao gồm việc xây dựng
các cơ sở vật chất như nhà vệ sinh công cộng, thùng rác... và việc
tuyên truyền, nhắc nhở, giám sát nhằm ngăn chặn những việc làm
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
1.3 Đặc điểm, vai trò
Một trong những hoạt động có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
chính là hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có những ảnh hưởng bao gồm cả tích
cực và tiêu cực đến môi trường.
Thái độ của khách du lịch đối với môi trường là một phần rất lớn
trong việc bảo vệ môi trường của địa phương. Thái độ khách du lịch tích cực sẽ góp
phần làm cho môi trường nơi họ đến tốt hơn. Ảnh hưởng của công tác bảo vệ môi
trường tới thái độ của khách du lịch có thể xem là nhân tố quan trọng nhất để cải thiện
nhận thức, hành vi, cảm xúc của người du lịch về việc bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức nghiên cứu:
3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
4. Kết luận và kiến nghị
7
C. PHIẾU HỎI
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Tôi là học viên ngành Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng của Học viện Quản lý giáo dục,
hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về môi trường tại tỉnh thành phố Hồ Chí
Minh nhằm tìm hiểu thực trạng môi trường hiện nay tại nơi quý khách tham quan, từ
đó tìm ra những cách thức tốt hơn để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Xin Ông/Bà
(Anh/Chị) vui lòng cho biết quan điểm của mình bằng cách đánh dấu X vào ô trống
(…. ) và những ý kiến ở các câu hỏi mở.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Ông/Bà (Anh/Chị) có thường xuyên du lịch tại Quận 1 - TP Hồ Chí
Minh không?
□ Đây là lần đầu tiên
□ Một vài lần
□ Thường xuyên
Câu 2: Ông/Bà (Anh/Chị) thấy môi trường ở đây như thế nào?
□ Rất ô nhiễm
□ Ô nhiễm
□ Mức độ chấp nhận được
□ Không ô nhiễm
Câu 3: Xin Ông/Bà (Anh/Chị) chọn câu trả lời vào bảng sau về tình trạng môi
trường tại Quận 1 (với 1 là mức độ đồng ý cao nhất và 5 là mức độ đồng ý thấp
nhất)
8
Mức độ đồng ý
Nội dung
STT
1
1
1
3
4
2
3
4
5
Thùng rác có đầy đủ, sạch sẽ( về
1
đường phố; tại các khu du lịch, các địa danh
tham quan; tại những nơi du khách nghỉ
nghơi; tại các khu dịch vụ thương mại/chợ/
khu bán sản phẩm lưu niệm...)
2
Đường phố trong lành, sạch sẽ
4
Có các biện pháp xử lý khi vứt rác
bừa bãi
Nhà vệ sinh công cộng tại các địa
5
điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu của du
khách
6
Có nhân viên nhắc nhở về việc giữ vệ
sinh môi trường
7
Có nhân viên giám sát, bảo vệ môi
trường
8
Có khẩu hiệu giữ gìn vệ sinh, cấm vứt
rác bừa bãi, cấm ngắt hoa...
9
Các khẩu hiệu đó khiến du khách
quan tâm
10
Trên các phương tiện thông tin đại
chúng có thực hiện tuyên truyền lợi ích của
9
5
việc bảo vệ môi trường
Sự sạch sẽ của nơi du lịch là tác động
11
tới việc du khách tuân thủ các quy định về
vệ sinh, về bảo vệ môi trường nơi đó
Ý kiến khác: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Câu 4: Ông/Bà (Anh/Chị) thấy người dân tại Quận 1 có ý thức giữ gìn môi
trường thế nào?
□ Rất tốt
□ Tốt
□ Tạm chấp nhận được
□ Kém
□ Rất kém
Câu 5: Ý kiến của Ông/Bà (Anh/Chị) khi một số du khách cho rằng không cần
bảo vệ môi trường tại các địa điểm du lịch bởi đó không phải là nơi họ sinh sống:
□ Hoàn toàn đồng ý
□ Đồng ý
□ Không đồng ý, không phản đối
□ Phản đối
10
Câu 6: Ông/Bà (Anh/Chị) sẽ làm gì trong trường hợp không có thùng rác nào
xung quanh:
□ Vứt rác ngay ở nơi nào có thể vứt rác như gốc cây, hè đường, sông
hồ...
□ Cố gắng tìm một thùng rác, nếu không có sẽ vứt tạm ở một nơi khuất
□ Chỉ vứt rác vào thùng rác hoặc nơi quy định để rác.
Câu 7: Ông/Bà (Anh/Chị) nghĩ sao khi một số khách du lịch cho rằng họ không
gây ra ô nhiễm khi vứt rác không đúng nơi quy định vì họ chỉ ở lại đó trong thời gian
ngắn:
□ Hoàn toàn đồng ý
□ Đồng ý
□ Không đồng ý, không phản đối
□ Phản đối
Câu 8: Ông/Bà (Anh/Chị) nghĩ về một số khách du lịch cho rằng nếu nơi họ
đến sạch sẽ thì họ sẽ có ý thức hơn việc bảo vệ môi trường?
□ Đồng ý, môi trường họ đến có tác động đến ý thức giữ gìn môi trường của du
khách
□ Không đồng ý cũng không phản đối, tùy từng trường hợp
□ Phản đối, việc bảo vệ môi trường phụ thuộc vào ý thức của mỗi người
Câu 9: Ông/Bà (Anh/Chị) sẽ làm gì khi nhìn thấy người khác vứt rác không
đúng nơi quy định?
□ Nhắc họ vứt rác đúng nơi quy định
□ Tự mình nhặt bỏ vào nơi quy định
11
□ Mặc kệ, không phải việc của mình
Câu 10: Theo Ông/Bà (Anh/Chị), để môi trường tại Quận 1 tốt hơn thì phải có
những biện pháp nào?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Câu 11: Xin Ông/Bà (Anh/Chị) cho biết một số thông tin cá nhân
- Giới tính:
□ Nam
□ Nữ
- Nơi ở: .........................................................................................................................
- Nghề nghiệp: .............................................................................................................
-Tuổi:............................................................................................................................
-Trình độ học vấn: .......................................................................................................
12
D. KẾT LUẬN
Như vậy về tổng thể đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu điều
tra phỏng vấn thông qua phiếu hỏi để khai thác thông tin và đưa ra số liệu dựa trên
thực tế.
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên thang đo: định danh, định khoảng, định hạng và
một số câu hỏi mở phù hợp với khách thể nghiên cứu là khách du lịch trong nước và
nước ngoài ở nhiều độ tuổi khác nhau. Giúp chúng ta có thể đưa ra những biện pháp
phù hợp để khắc phụ vấn đề ô nhiễm hiện tại của địa phương
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Đo lường và đánh giá tâm lý – Ts. Cao Xuân Liễu
2. Từ điển Tâm lý học – Gs.Ts Vũ Dũng
3. Hoàng Mộc Lan (2013),Giáo trình phương pháp nghiên cứu tâm lý học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
Học viên
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
14