Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Câu hỏi ôn tập DL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.8 KB, 5 trang )

Câu 1. Chẩn đoán xác định bệnh ghẻ ngứa
1. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: ngứa, ngứa nhiều về đêm, ngứa tùy thuộc cơ địa mỗi người
- Triệu chứng thực thể
+ Rãnh ghẻ: đường hầm dài vài mm, mảnh giống sợi chỉ, màu trắng hơi xám, ngoằn ngoèo, sờ
hơi cộm, vị trí: kẽ ngón tay, nếp trước cổ tay, cạnh bên bàn tay phía xương trụ
+ Mụn nước nơng kích thước 1 – 2mm, chứa dịch trong hay trắng đục, sắp xếp riêng rẽ
+ Sẩn cục: nách, bìu trẻ em
+ Sẩn hồng ban, vết trầy xước
+ Vị trí: kẽ ngón tay, ngón chân, lịng bàn tay, bàn chân, nếp trước cổ tay, nách, đầu vú, quanh
rốn, vùng da bộ phận sinh dục, trẻ em có thương tổn ở mặt nhưng người lớn khơng có
2. Dịch tễ:
 Xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới, khơng có sự khác nhau về giới tính và chủng tộc, bệnh
gặp ở lứa tuổi, mọi thành phần kinh tế và xã hội.
 Tỉ lệ mắc cao hơn ở nơi có điều kiện vệ sinh kém, nơi ở đơng đúc.
 Bệnh có thể xảy ra thành dịch liên quan đến thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, thảm họa
chiến tranh, nơi tập trung đông người như trại tị nạn.
 Những người mắc bệnh là nguồn lây chính, lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa người
với người như chơi với trẻ bị nhiễm, ngủ chung với người mắc bệnh hoặc lây qua tiếp xúc
tình dục ngồi ra có thể lây gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như quần áo, mùng mền, khăn
trải giường bị nhiễm.
 Ghẻ tăng sừng hay còn gọi là ghẻ Nauy gặp ở người suy giảm miễn dịch như người già,
người nhiễm HIV, người ghép tạng
3. CLS: cạo sang thương xem dưới kính hiển vi thấy con cái ghẻ, trứng hoặc phân
Câu 2. Chẩn đoán sơ bộ chốc
1. Dịch tễ:
 Chốc thường xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, vệ sinh kém, sống đơng đúc chật
chội.
 Chốc có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở trẻ 2 – 5 tuổi. Sự lây lan có thể xảy ra ở
những nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học.
 Chốc bóng nước hầu như phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 90% trường hợp xảy ra ở trẻ


nhỏ hơn 2 tuổi
2. Sang thương:
 Thương tổn diễn tiến nhanh.
 Bắt đầu là dát đỏ, nhanh chóng xuất hiện bóng nước, bóng nước nhỏ trịn đều, khơng căng
trên dát đỏ, chất dịch lúc đầu trong sau đó hóa mủ, xung quanh có quầng viêm rồi vỡ ra rỉ
dịch, kế đó khơ lại đóng mày màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong, khi tróc ra
để lại vết lở màu đỏ ẩm ướt khi lành không để sẹo, nhưng có thể tăng hoặc giảm sắc tố
3. Vị trí: thường gặp ở đầu, mặt, cổ, tay, chân hoặc ở những vùng da mà hàng rào bảo vệ bị tổn
thương
4. Cơ năng: ngứa
5. Thực thể
- Chốc khơng bóng nước: khơng có biểu hiện tồn thân
- Chốc bóng nước: sốt, mệt mỏi, suy yếu, tiêu chảy
Câu 3. Đặc điểm lâm sàng chàm ngoại sinh
1. Chàm tiếp xúc
- Hồng ban giới hạn rất rõ, có hình dáng của vật tiếp xúc, có tính viêm nhiều, phù nề, mụn nước
nhiều, có khi thành bóng nước, rất ngứa
- Vị trí: hay gặp nơi tiếp xúc, sau đó lan rộng ra chỗ khác
2. Chàm vi trùng
- Mảng hồng ban giới hạn rõ bởi 1 đường viền thượng bì
- Vị trí: ở nếp gấp sau tai, nếp dưới vú, bẹn
3. Chàm kí sinh trùng


- Ngồi sang thương ghẻ ở vị trí đặc hiệu cịn có sang thương chàm ở cùng hay ngồi vị trí đặc
hiệu
Câu 4. Đặc điểm lâm sàng chàm thể tạng người lớn
- Sang thương đa dạng: hồng ban, mụn nước, vẩy, mày, vết cào xước, mảng lichen hóa
- Đối xứng, chủ yếu ở nếp gấp hay mặt duỗi chi
- Bệnh tái đi tái lại nhiều lần

- Ngứa nhiều, bệnh nhân gãi làm móng tay láng bóng
- Thường kèm da vẩy cá 2 cẳng chân (10%)
- Dày sừng nang lông
- 1% biến thành đỏ da tồn thân
- Có thể có một hay nhiều triệu chứng phụ: khô da vẩy cá, vẩy phấn trắng, chàm nang lông, vẻ mặt
xanh xao, biểu hiện mắt và quanh mắt, xạm da quanh mí
Câu 5. Cách chăm sóc chàm sữa
- Khơng cho nhập viện vì mơi trường bệnh viện có thể làm trẻ bị nhiễm trùng thêm
- Không nên chủng ngừa
- Không nên điều trị bằng các thuốc mạnh như corticoid, kháng sinh liều cao
Câu 6. Đặc điểm nấm thân do nấm sợi tơ
- Tác nhân: Trichophyton, Microsporum
- Hồng ban giới hạn rõ, hình trịn, bầu dục, đa cung, có mụn nước ở rìa, trung tâm lành, teo da, ngứa
nhiều khi ra nắng, ra mồ hôi
Câu 7. Đặc điểm nấm bẹn do nấm sợi tơ
- Tác nhân: Epidermophyton, Trichophyton
- Lâm sàng: đốm trịn hay hình đa cung, giới hạn rõ, teo da, rìa có mụn nước, trung tâm lành hay ít
mụn nước (tiến triển ly tâm), ngứa, nhiều hơn lúc ra mồ hơi
- Vị trí: từ 1 bên bẹn lan sang bên kia, lên xương mu, ra kẽ mông, xuống đùi, lên thắt lưng
Câu 8. So sánh nấm móng do vi nấm sợi tơ và candida
Nấm sợi tơ
Tác nhân
Trichophyton
Móng mất bóng, giịn, dày lên, có màu bẩn.
Trên mặt móng bị lỗ chỗ, hoặc có những
đường rãnh., móng bị lẹm dần, phần cịn lại
xù xì, vàng đục
Dưới móng có bột vụn
Tổn thương bắt đầu từ bờ tự do hay 2 cạnh
bên


Nấm hạt men
Candida Albicans
Móng cứng, sần sùi, màu nâu bẩn

Khơng có bột vụn dưới móng
Nếp da quanh móng sưng đỏ đau, ấn vào có
thể có mủ chảy ra
Tổn thương từ chân móng

Câu 9. Nguyên tắc điều trị trúng độc da do thuốc
- Ngưng toàn bộ các thuốc đã và đang sử dụng nghi ngờ gây dị ứng
- Xử trí các vấn đề liên quan đến tổng trạng trước như chống
- Cần điều trị tồn diện: nâng tổng trạng, kháng sinh chống nhiễm khuẩn (tại chỗ, toàn thân tùy
trường hợp)
- Vitamin C liều cao
- Chỉ sử dụng corticoid khi cần thiết
Câu 10. Liệt kê các dạng lâm sàng của trúng độc da do thuốc
- Phát ban dạng trứng cá do dùng
thuốc
- Bóng nước: hồng ban sắc tố cố định
tái phát, hồng ban đa dạng
- Rụng tóc
- Teo và xơ teo

-

Chàm
Đỏ da toàn thân
Phát ban

Mề đay và phù Quinke
Xạm da khu trú hay toàn thân
Hồng ban nút


-

Phát ban dạng vẩy nến, dạng lichen
Hoại tử da

-

Ngứa


Câu 11. Chẩn đoán sơ bộ zona
- Thương tổn:
 Mảng hồng ban phù nề, kích thước thay đổi và lan ra 1 phần hay toàn bộ vùng da niêm do dây
thần kinh tổn thương chi phối.
 Sau đó các mụn nước nhanh chóng xuất hiện thành chùm trên nền hồng ban:
 Các mụn nước có khuynh hướng liên kết với nhau thành bóng nước có viền đa cung
 Mụn nước lúc đầu căng trong, sau đó lõm ở giữa, dịch trở nên đục rồi bể ra hoặc khơ lại,
đóng mày
 Khi mày rơi ra để lại vết lở hoặc vết loét, lành có thể để lại sẹo trắng có viền thâm.
- Vị trí:
 Bất kỳ vị trí nào, vùng ngực chiếm 2/3 trướng hợp, vùng mặt nhất là nhánh mắt.
 Phân bố 1 bên cơ thể theo đường đi của dây thần kinh cảm giác, không vượt qua đường giữa.
 Có khi thương tổn bên đối diện do những nhánh nối của dây thần kinh hoặc vài mụn nước rải rác
ở ngoài vùng da do dây thần kinh bị tổn thương chi phối.
- Toàn thân: hạch vùng lân cận thường to và đau. Tiền triệu: 1 – 5% trường hợp thường là trẻ em,

người già có thể nhức đầu, mệt mỏi, sốt
- Tuổi: mọi lứa tuổi, thường tăng theo độ tuổi khi miễn dịch tế bào T đối với virus suy giảm
- Cơ năng: đau xuất hiện sớm, đau nhói, nóng bỏng, châm chích
- Tiến triển:
 Tiến triển trong khoảng 7 ngày, sau đó thối lui dần và lành vào khoảng tuần thứ 3,4.
 Đối với người già yếu, suy giảm miễn dịch, bệnh có thể kéo dài hơn, phát ban lan rộng và viêm
nhiều hơn, thỉnh thoảng có bóng nước xuất huyết, hoại tử.
 Đa số mắc bệnh 1 lần, hiếm tái phát
Câu 12. Đặc điểm lâm sàng bệnh vẩy nến
- Thương tổn cơ bản: những dát, những mảng hồng ban tróc vẩy, đơi khi là sẩn có vẩy với đặc
điểm: hồng ban không tẩm nhuận, giới hạn rõ, hình trịn hay đa cung, khơ láng; vẩy gồm những phiến
mỏng, xếp chồng chất lên nhau, dễ tróc và bể vụn, có màu trắng như xà cừ hay lấp lánh như mica
- Vị trí: da đầu, rìa chân tóc, đầu gối, cùi chỏ, vùng hông thiêng,... đối xứng
- Tổn thương móng: tồn bộ hay đa số các móng, bề mặt móng mất bóng, móng dày lên, có tăng
sừng dưới móng; đối xứng
- Hiện tượng Koebner: vẩy nến xuất hiện ngay trên các vết sẹo, vết gãi, vết trầy xước, chỗ tiêm
chích
- Nghiệm pháp Brocq: dùng currete cạo nhẹ trên bề mặt thương tổn từ 30 – 160 lần, nghiệm pháp
(+) khi lần lượt thấy xuất hiện 3 dấu hiệu: vết đèn cầy – dấu vẩy hành – giọt sương máu. Nghiệm pháp này
đặc trưng của bệnh vẩy nến nhưng thường chỉ (+) khi chưa điều trị
(1) Vết đèn cầy: các lớp vẩy mỏng trên tổn thương sẽ lần lượt tróc ra, rải rác như đèn cầy
(2) Dấu vẩy hành: lớp vẩy sau cùng sẽ tróc thành 1 mảng nguyên duy nhất hoặc rách thành miếng
lớn, mép cịn dính vào tổn thương
(3) Giọt sương máu: sau khi lớp vẩy sau cùng tróc ra, trên bề mặt tổn thương từ từ có các giọt máu li
ti đọng lại
Câu 13. Đặc điểm lâm sàng Lupus thể kinh điển
Sang thương da gồm một hay nhiều mảng đỏ, giới hạn rõ, bóp hơi đau. Đối với sang thương điển
hình xếp thành hình vịng đồng tâm
- Hồng ban là dát hay mảng đỏ sung huyết, giới hạn rõ, khơng tẩm nhuận, thường có dãn mao mạch
- Tăng sừng điểm: gồm những vảy khơ rất dính phủ trên bề mặt thương tổn, cho cảm giác hơi nhám

khi sờ, khi cạo chất sừng này sẽ tróc nguyên một khối và mặt dưới để lộ ra những đỉnh sừng ăn sâu vào lỗ
chân lông bị dãn
- Sẹo teo: phát hiện sau nhiều tháng, nhiều năm tiến triển, trung tâm của thương tổn bị lõm có màu
trắng xám, có lẫn sắc tố và dãn mao mạch
Vị trí: chủ yếu ở vùng phơi bày ra ánh sáng
- Da: sóng mũi, gị má, vùng thái dương, vành tai, phần hở trước ngực, lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay
- Niêm mạc
+ Môi thường gặp ở môi dưới, dưới dạng một viền nhỏ màu trắng trên một sẹo teo, đôi khi rải rác có
những vẩy trắng
+ Miệng: mặt trong má có những mảng đỏ, trung tâm lõm, rải rác những chấm trắng, giới hạn bằng
một viền nhỏ tăng sừng


- Da đầu: thường có những mảng rụng tóc có sẹo vĩnh viễn, hay những mảng rụng tóc màu hồng rải
rác có những nón sừng
Câu 14. Tiêu chuẩn chẩn đốn Lupus ban đỏ hệ thống
Không đơn giản trong thời kỳ khởi phát
Trong trường hợp không đủ triệu chứng thường dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của hội thấp khớp Hoa Kỳ
Tiêu năm năm 1982 chẩn đốn dựa vào ít nhất 4/11 tiêu chuẩn
1. Phát ban cánh bướm ở mặt
2. Phát ban dạng đĩa
3. Nhạy cảm ánh sáng
4. Loét miệng
5. Viêm khớp
6. Viêm thanh mạc
7. Tổn thương thận: đạm niệu > 0,5g / 24h, hoặc 3+ hoặc trụ niệu
8. Tổn thương thần kinh: co giật hoặc rối loạn tâm thần
9. Rối loạn huyết học: thiếu máu tán huyết, hoặc giảm bạch cầu < 4000 hoặc giảm lympho bào < 1500
hoặc giảm tiểu cầu < 100.000
10. Rối loạn miễn dịch: LE cell (+) hoặc phản ứng huyết thanh giang mai dương tính giả > 6 tháng. Hiện

nay dựa vào có kháng thể kháng AND chuỗi kép, kháng thể kháng phospholipid
11. Kháng thể kháng nhân (+)
Câu 15. Phân biệt săng giang mai và săng hạ cam mềm
Săng giang mai
Săng hạ cam mềm
TT
Vết lở
Vết lt
TC
- Khơng bờ
- Bờ tróc, bờ đơi
- Đáy sạch
- Đáy dơ
- Nền cứng
- Nền mềm
- Bóp khơng đau
- Bóp đau
- Ln có hạch vùng
- Hạch là biến chứng
SL
Thường một
Thường nhiều
Câu 16. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm niệu đạo cấp do lậu ở nam
1. Tiền sử: tiếp xúc tình dục khơng an toàn
2. Thời gian ủ bệnh: 3 – 5 ngày
3. Lâm sàng
- TC đường tiểu rầm rộ: đau buốt dọc theo niệu đạo trước khi đi tiểu, đau như dao cắt, tiểu gắt,
tiểu nhiều lần
- TC mủ: hơi vàng, nhiều, loãng, dễ ra, ra liên tục
- Khám miệng sáo: sưng đỏ có mủ

4. Soi trực tiếp / nhuộm gam: song cầu (-) hình hạt cafe nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính
Câu 17. Đặc tính giang mai thời kỳ II
- Rất lây do sự lan tràn của xoắn khuẩn trong máu
- Sang thương đa dạng ở da, niêm mạc, có khi ở nội tạng nhưng nơng, khi lành khơng để lại sẹo
- Bệnh diễn tiến thành nhiều đợt
- Phản ứng huyết thanh giang mai dương tính 100%
Câu 18. Chẩn đoán phân biệt bệnh mào gà
1. Sẩn ướt giang mai: sẩn phẳng màu hồng nhạt hơi tái, rất ẩm ướt, trên bề mặt có vết trợt, đáy cứng
hơn. Xét nghiệm xoắn khuẩn Treponema Pallidum (+), VDRL (+)
2. Ung thư tế bào gai: thương tổn là u sùi, tăng sừng, thâm nhiễm cứng, dễ chảy máu, có thể có hạch
di căn, chẩn đoán dựa vào giải phẫu bệnh
3. Sẩn hạt ngọc ở dương vật: sẩn nhỏ, trơn láng, giống như màu da, thường phân bố ở vành và rãnh
qui đầu



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×