Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương thức sản xuất châu Á và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.78 KB, 22 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Trong bài tựa cuốn “ Phê phán kinh tế chính trị học”-1859, C.Mác đề cập
một lần tới vấn đề PTSXCA, sau đó ơng cịn luận giải thêm một số nội dung liên
quan như: hình thái cơng xã, hình thức sở hữu Châu á, về Châu á cổ đại, Châu á
thời Mác…Nhưng luận giải cụ thể PTSXCA là gì, như thế nào.. thì Mác chưa đề
cập rõ, do vậy đã làm nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau về PTSXCA.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà Sử học về vấn đề này, tác giả tập
trung nghiên cứu nhằm luận giải PTSXCA gồm những đặc trưng cơ bản nào? Có ý
nghĩa gì với sự phát triển của xã hội Việt Nam thời cổ đại?
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về PTSXCA có nhiều tác giả với nhiều cách tiếp cận, cụ thể:
+ Nguyễn Lương Bích: PTSXCA không phải là một PTSX theo lý luận
của Mác.
+ Nguyễn Hồng Phong:
+ Nguyễn Danh Phiệt: liệt kê các quan niệm
+ Văn Tạo: PTSXCA là một PTSX sau CXNT, trước PK
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phương thức sản xuất Châu á
- PTSX thời kỳ Hùng Vương
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp của CNDVBC và CNDVLS( đặc biệt là lý luận về HTKTXH
của Mác).
5. Bố cục đề tài
Gồm hai phần
- Lý luận của chủ nghĩa Mác về PTSXCA
- Vận dụng tiếp cận PTSX thời kỳ Hùng Vương
6. Ý nghĩa của đề tài
Iloveyou

1



I. TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á
1. Qúa trình hình thành tư tưởng của Mác về phương thức sản xuất châu Á
Khái niệm phương thức sản xuất châu Á chính thức ra đời từ tác phẩm Góp
phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Mác(1859). Đó chính là kết quả của q
trình nghiên cứu của Mác, từ tác phẩm Hệ tư tưởng Đức(1845-1846) đến tác phẩm
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị. Qúa trình nghiên cứu Mác đã phát hiện
ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á và chính thức đưa ra sử dụng
khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “ hình thái Á châu”
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), Các Mác nêu lên những
tư tưởng cơ bản:
Một là, “Sự phân cơng lao động cũng đồng thời là hình thức khác nhau của
sở hữu”1 và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: thứ
nhất, hình thức sở hữu bộ lạc, thứ hai, hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà
nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức
sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện Nhà nước, trong đó một giai cấp thống trị
tất cả các giai cấp khác.
Hai là, Tiếp đến trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, không chỉ dừng
lại ở việc tìm ra các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Mác còn
phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một
phương thức sản xuất xã hội nhất định. Mác chỉ rõ: “ Những quan hệ xã hội đều
gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất . Do có những lực lượng sản xuất
mới, lồi người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương
thức sản xuất, cách kiếm sống, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của
mình”2, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thay thế nhau từ
Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Chủ nghĩa
xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến, phát triển của nền
kinh tế - xã hội. Nhưng nhìn sang phương Đơng, Mác và Ănghen lại thấy xã hội đó
có những nét đặc thù riêng biệt (đặc thù riêng là “ Nhà nước chuyên chế Phương

Đông – chuyên chế châu Á” và “ chế độ công xã nông thôn”) mà không thể lấy đặc
điểm các hình thái kinh tế- xã hội kể trên để giải thích. Mãi đến năm 1859, trong
tác phẩm ''Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị" của Mác nghiên cứu về
phương Đông, khái niệm ''Phương thức sản xuất châu Á" chính thức ra đời.
Nhưng phương thức sản xuất châu Á là gì, nó có những đặc trưng cơ bản nào
thì Mác lại khơng giải thích, mặc dù ơng ln đề cập nhiều vấn đề của châu á. Tuy
nhiên ý kiến đó cũng giúp chúng ta nhận thấy nó bao hàm những đặc điểm của chế
1

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 1, Nxb ST, H.1980, tr 270.

2

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980, tr 254.

2


độ kinh tế xã hội ở châu Á mà Mác cũng như Ăngghen thường đề cập trong tác
phẩm của mình.
Nghiên cứu về “Nhà nước phương Đông”, Mác nhận định: “ ở châu Á từ
những thời kỳ xa xưa, thường thường chỉ có ba ngành quản lý: Bộ tài chính hay là
bộ cướp bóc nhân dân của chính nước mình, Bộ chiến tranh hay là bộ cướp bóc
nhân các nước khác, và sau cùng là Bộ cơng trình cơng cộng”1 .
Về công xã nông thôn, Mác chỉ ra: “ Mặt khác nhân dân Ấn độ sống rải rác
trên khắp lãnh thổ đất nước, sống tập trung trong những trung tâm nhỏ bé nhờ vào
mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và thủ công nghiệpcả hai hình thức đó đã từ lâu lắm, gây ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ
công xã nông thôn, chế độ ấy làm cho tổ chức của mỗi đồn thể nhỏ đó có tính
chất độc lập, và đẩy nó vào tình trạng sinh sống biệt lập” 2 , Mác nhấn mạnh tính
chất đặc biệt của nó bao giờ “ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chun chế

phương Đơng, hạn chế lí trí con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, trở
thành một cơng cụ ngoan ngỗn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nơ
lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động
lịch sử”3.
Ngồi những nét đặc thù trên, trong xã hội phương Đông, Mác khẳng định: “
Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia’ và “ tình hình
khơng có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khóa thật sự ngay cả cho
thiên giới phương Đơng”4. Trên báo Diễn đàn Niu York, ngày 10-6-1853 với nhan
đề Sự thống trị của Anh ở Ấn độ, Mác đã vạch rõ chính chế độ cơng xã nơng thơn
đã quyết định diện mạo của xã hội Ấn độ cổ đại và xã hội phương Đông trong
nhiều thế kỷ như sau: “ Cả hai hình thức đó – một mặt, nhân dân Ấn độ giống như
tất cả các nước phương Đông giao cho chính phủ trung ương trơng nom những
cơng trình cơng cộng lớn, những cơng trình này là điều kiện chủ yếu của nông
nghiệp và thương nghiệp của những nước ấy, mặt khác nhân dân Ấn độ sống rải
rác trên khắp lãnh thổ đất nước, sống tập trung trong những trung tâm nhỏ bé nhờ
vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và thủ cơng
nghiệp- cả hai hình thức đó đã từ lâu lắm, gây ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là
chế độ công xã nông thôn, chế độ ấy làm cho tổ chức của mỗi đồn thể nhỏ đó có
tính chất độc lập, và đẩy nó vào tình trạng sinh sống biệt lập”5.
1

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980, tr.554.

2

Sđd, tr.552.

3

Sđd, tr.559.


4

C.Mác - Thư gửi Ăngghen, ngày 2-6-1853, trích theo C.Mác,P.Ăngghen, V.I.Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản,
Nxb Khoa học xã hội, H.1975, tr.47-48

5

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980, tr.552.

3


Đến tác phẩm Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn độ
viết tháng 7-1853, C.Mác nhấn mạnh: “ Ngay các chế độ Daminđarri và Raiatvari,
dú có xấu xa đến thế nào chăng nữa, cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất,
nghĩa là cái mà xã hội châu Á đang rất khát khao”1.
Đến công trình Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa viết từ
tháng 3-1857 đến tháng 3-1858, ở một chương trong cuốn Nguyên lý phê phán
chính trị kinh tế học, C.Mác đã làm rõ thêm mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sự
chiếm dụng: “ con người đối xử với đất đai một cách hết sức ngây thơ như với sở
hữu tập đoàn, hơn nữa của một tập đồn tự sản xuất và tái sản xuất ra mình trong
lao động sống. Mỗi cá nhân chỉ là kẻ sở hữu hay kẻ chiếm hữu với tư cách là một
khâu của tập đoàn ấy, với tư cách là một thành viên của tập đồn ấy..Hình thức ấy
hồn tồn khơng mâu thuẫn với tình hình sau đây là: giống như trong đại đa số
những hình thái cơ bản của châu Á, cái thể thống nhất có tính chất kết hợp đứng
trên tất cả những tập đồn nhỏ đó xuất hiện ra là người sở hữu tối cao hay người sở
hữu duy nhất, vì thế những cơng xã thực tế lại chỉ xuất hiện ra là những kẻ chiếm
hữu cha truyền con nối”2.
Các hình thức sở hữu, chiếm dụng đó nảy sinh trên cơ sở kết hợp giữa kinh

tế thủ công nghiệp và nông nghiệp và đã cho ra đời chế độ cống nạp – một chế độ
bóc lột lao động thặng dư mà Nhà nước thu của thành viên công xã. Quan hệ kinh
tế trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự chậm ra đời và khó phát triển của đô thị như
Mác viết: “ Lịch sử châu á – đó là thể thống nhất khơng phân biệt giữa thành thị và
nơng thơn. (ớ đó, những thành phố thật sự có thể được xem một cách giản đơn là
dinh lũy của vua chúa, là một cục bướu mọc trên chế độ kinh tế theo đúng nghĩa
của nó”3.
Hình thức Á châu sẽ tồn tại bền vững nhất và lâu nhất sở dĩ là do những tiền
đề của hình thức ấy: cá nhân không trở thành độc lập đối với công xã, quy mô sản
xuất chỉ nhằm đảm bảo sự tồn tại của bản thân, nông nghiệp và nghề thủ công làm
một. Như vậy, tới tác phẩm Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa tư
tưởng của Mác như đã chín muồi cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất
châu Á.
Năm 1867, 14 năm sau khi viết bài báo trên, trong bộ Tư bản, Mác đã nhắc
lại đầy đủ những ý kiến và tài liệu mà ông đã viết về vấn đề này, trong thư gửi
Ăngghen , Mác đã trích một đoạn của Lịch sử Giava để thấy rằng tình hình các
cơng xã nơng thơn ở Giava, thuộc Đơng nam á cũng khơng khác gì ở Ấn Độ và các
nơi khác của Châu Á. Mác chú trọng đặc biệt đến sự tồn tại lâu dài những cơng xã
nơng thơn và cho rằng đó là cơ sở quyết định hình thái nhà nước, quyết định tồn
bộ diện mạo của xã hội châu Á.
1

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980, tr.563.

2

C.Mác-P.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb st, H.1976, tr.14.

3


Sđd, tr.16

4


Với những ý kiến trên, chúng ta chỉ thấy có một lần Mác đưa ra khái niệm
phương thức sản xuất châu Á, nhưng lại đề cập nhiều đến những đặc điểm châu Á,
chủ yếu là công xã nông thôn với chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, về tài sản
của nó. Vậy phương thức sản xuất châu Á và đặc điểm châu Á có liên quan gì với
nhau không? Khi nghiên cứu các phương thức sản xuất cổ đại, phong kiến, tư bản,
Mác đều nói theo tính chất hoặc thời đại của nó, riêng phương thức sản xuất châu Á
thì Mác nói theo khu vực và chỉ rõ đó là phương thức sản xuất của một khu vực
nhất định, tức châu Á. Như vậy, phương thức sản xuất châu Á và những đặc điểm
của nó là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Những đặc điểm của châu Á mà
Mác-Ăngghen đã nói tới chính là nội dung của phương thức sản xuất châu Á .
Đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa Kinh tế chính trị học, Mác đã chính
thức đưa ra khái niệm “ phương thức sản xuất châu Á ”. Trước đó, Mác nêu lên quan
điểm lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, và điều
kiện mất đi của một chế độ xã hội: “ Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con
người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ
- tức những quan hệ sản xuất. Những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình
độ nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ…” “ Không một chế độ xã
hội nào lại diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó đã
tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫn còn chưa phát triển, và những quan hệ sản
xuất mới, cao hơn, không bao giờ xuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất
của những quan hệ đó cịn chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ” 1. Từ
những luận điểm đó, Mác khẳng định: “ Cho nên, nhân loại bao giờ cũng chỉ
đặt ra cho minh những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì xét kỹ hơn,
bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những
điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó có rồi, hay ít ra cũng đang trong

quá trình hình thành. Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á , cổ
đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần của hình thái
kinh tế - xã hội” 2. Cho tới đây, đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á đã
được Mác khẳng định. Đó là:
Chế độ cơng xã nơng thơn với tất cả những sự trì trệ và bảo thủ của nó.
Nhà nước chuyên chế phương đông.
Chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm
dụng của các cơng xã.
Sự bóc lột theo kiểu nạp cống.
Sự không tách rời thủ công nghiệp với nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời
và khó phát triển.
Sự tồn tại lâu dài nhất và kiên trì nhất của “ hình thái châu Á”.
1

C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980, tr.637.

2

Sđd, tr. 638.

5


Sau đó Mác lại tiếp tục phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập 1
bộ Tư bản( xuất bản năm 1867) nhằm nên thêm những nét đặc thù của công xã
châu Á trong phương thức sản xuất châu Á . Đó là:
Trong phương thức sản xuất châu Á sản xuất hàng hóa chậm phát triển( Mác
cũng chỉ ra những yếu tố biểu hiện sự suy tàn của chế độ công xã)
Tô và thuế kết hợp làm một: “ với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất và
đồng thời là vua chúa, thì địa tơ và thuế khóa làm một” , tệ cho vay nặng lãi cũng

tồn tại dai dẳng. Tiêu biểu như vương triều Babilon ở Lưỡng hà cổ đại: “ Thời
Hămmurabi, cho vay nặng lãi đã trở thành một ngành kinh doanh của giới quý tộc,
có thu nhập cao. Vật cho vay có thể là tiền, bạc có thể là ngũ cốc với lãi suất khá
cao, thơng thường là 20%, có khi lên tới 30%” 1, gây ra tình trạng suy sụp về kinh
tế và hủ bại về chính trị.
Nhà nước chỉ huy những người lao động bằng hiệp tác giản đơn tạo nên
những cơng trình cơng cộng lớn.
Tính độc chun của phường hội và và sự hình thành các đẳng cấp xã hội
Sự duy trì các tơn giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên
Nhìn chung lại, tư tưởng của Mác về phương thức sản xuất châu Á đã ra đời
qua một quá trình tư duy khoa học sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, ln có sự bổ
sung, hồn thiện và phát triển.
2. Đặc trưng chủ yếu của PTSXCA theo tư tưởng của C.Mác
a, Chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất
Trong bức thư gửi Ăngghen ngày 2-6-1853, Mác nhấn mạnh một đặc điểm
của xã hội Ấn Độ là: “ Nhà vua là người sở hữu duy nhất toàn bộ ruộng đất”. Phần
cuối thư, Mác có đoạn khen Phơrăngxoa Becnie( một y sỹ Pháp), tác giả cuốn Du
lịch Ấn Độ: “ Becnie đã nhận xét chính xác rằng hình thức cơ bản của mọi hiện
tượng ở Phương Đông – Ông ta nói Thổ Nhỹ Kỳ, Ba tư, Ấn Độ khơng có chế độ tư
hữu ruộng đất. Nó chính là vấn đề then chốt ở đấy, mà cả thiên đường Phương
Đông cũng là như thế”. Như vậy, ở phương Đông khơng có chế độ tư hữu về ruộng
đất, mà chế độ sở hữu phổ biến là chế độ sở hữu công cộng hoặc sở hữu Nhà nước
về ruộng đất. Nhà vua đại biểu cho Nhà nước cũng là kẻ nắm nhà nước và có
quyền phong đất đai trong lãnh thổ của mình cho bất cứ ai.
Do đặc điểm khí hậu địa lý – nằm trên những con sơng có phù sa màu mỡ,
phì nhiêu hình thành nền sản xuất nơng nghiệp từ rất sớm, “ ở những vùng đất
thấp của Đông nam Á lục địa và trên đảo Java núi lửa phì nhiêu, các vương quốc
hình thành ít nhất từ thế kỷ 5 sau CN trên cở sở trồng lúa, đặc biệt là lúa nước, một
1


Vũ Quang Hà- Trần T.Mai Hoa, Lịch sử triết học Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
H.2000, tr.205

6


kỹ thuật cho phép một số dân tương đối lớn sống trên được một vùng đất tương đối
nhỏ”1, những con sơng cũng rất hung dữ địi hỏi phải trị thủy và làm thủy lợi, đã
quy định nền sản xuất nông nghiệp phải có sự điều chỉnh, phân phối nước qua hệ
thống đê điều, kênh mương tưới nước và đưa nước vào ruộng, và chỉ nhà nước
bằng khả năng huy động sức mạnh lao động tập thể mới có thể làm được, đồng
thời do sự xâm lấn, cướp bóc của ngoại bang tạo nên tính tất yếu là các cơng xã
phải nằm dưới sự quản lý, bảo hộ của nhà nước để giữ vững độc lập, duy trì sự tồn
tại của mình.
Chế độ sở hữu nhà nước là kết quả của một q trình quốc hữu hóa ruộng
đất, những cơng xã nông thôn tự do trở thành công xã lệ thuộc vào nhà nước và
phải nộp tô thuế cho nhà nước. Chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên các công xã
nông thôn là đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á, quyền sở hữu nhà nước
biểu hiện ở quyền hưởng dùng trong sản phẩm thặng dư, quyền thu địa tô do nông
dân công xã cống nạp.( các công xã chiếm hữu đất trong quá trình khai hoang và
tranh chấp với các công xã láng giềng, nhà vua thừa nhận quyền chiếm hữu đó
dưới sự sở hữu tối cao của nhà vua) . Kể chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền
con nối là các công xã. Kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải thực
hiện nghĩa vụ nộp cống cho kẻ sở hữu.
b, Nhà nước chuyên chế phương Đông
Các công xã nông thông đã tồn tại ở đâu thì đều là cơ sở của hình thức nhà
nước chun chế phương Đơng, Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở
hữu tối cao về ruộng đất, được xác lập trên mối quan hệ: kẻ thống trị là nhà vua và
đẳng cấp, giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống phẩm( địa tô).
Nhà nước thực hiện ba chức năng, ngồi việc bóc lột nhân dân trong nước bằng

hình thức tơ kết hợp thuế làm một và đi cướp bóc nhân dân các nước khác, nhà
nước đó cịn có chức năng là chăm lo xây dựng các cơng trình mỹ quan và công
cộng, nhất là trị thủy trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm đời sống.
Trên cơ sở của chế độ sở hữu nhà nước thiết lập lên trên các công xã nông
thôn, tất cả các xã hội phương Đơng đều giống nhau là từ cổ đại đã hình thành nên
một nhà nước quân chủ tập trung. Chính nhà nước quân chủ tập trung và chuyên
chế đã bảo tồn chế độ sở hữu nhà nước, do đó cũng bảo tồn người nông dân tự do –
kẻ đống thuế và đi lính cho nhà nước qn chủ. Do đó nhà nước cũng chống lại
quá trình tập trung ruộng đất trong tay tư nhân, q trình nơng nơ hóa nơng dân tự
do, làm giảm số lượng thần dân của nhà nước. Một nhà nước mạnh là một nhà
nước tập trung - thống nhất. Sức mạnh của nó là ở người nơng dân tự do hoặc là
nông dân công xã nông thôn.
Trong xã hội phương thức sản xuất châu Á, nhà nước qn chủ mà sức mạnh
của nó dựa trên nơng dân tự do các công xã nông thôn cho nên nhà nước qn chủ
đã ln ln kìm hãm sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ tư nhân( tức là việc
1

Sdd, tr.43

7


nơ lệ hóa nơng dân tự do) kìm hãm sự phát triển của chế độ phong kiến ( tức là hạn
chế nơng nơ hóa nơng dân) kìm hãm thành thị phát triển( chống lại sự giàu có của
tư nhân, làm giảm tác dụng của kinh tế hàng hóa đối với q trình tư hữu hóa
ruộng đất)
c, Cơng xã nơng thơn
Khi nghiên cứu công xã nông thôn Ấn độ - điển hình của cơng xã nơng thơn
châu Á, Mác nói rõ nhũng công xã nông thôn ấy đã xuất hiện và tồn tại từ thời viễn
cổ cho đến thời kỳ Mác nghiên cứu. Như vậy, tức là công xã nông thôn đã tồn tại

qua nhiều hình thái xã hội khác nhau ở châu Á, từ thời đại nguyên thủy cho tới
khoảng thế kỷ XIX, cũng là lúc chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào châu Á.
Nhưng tại sao công xã nông thôn châu Á lại tồn tại dai dẳng như vây, Bởi vì
hồn cảnh lịch sử châu Á, theo Mác là châu Á và phương Đơng vì khí hậu và địa
thế, vì nền nơng nghiệp phải tưới nước vào ruộng, mà muốn đưa nước vào ruộng
trong trình độ văn minh phát triển chậm thì phải sử dụng lao động tập thể. Do đó,
cơng xã nơng thơn là chế độ xã hội thích hợp hơn với nền sản xuất nơng nghiệp
phương Đơng, khi nền nơng nghiệp chưa thay đổi thì cơng xã nông thôn chưa thay
đổi. Mặt khác do nhà nước chuyên chế phương Đông đã xuất hiện từ sớm và tồn
tại lâu dài cùng nền thủy nông, đồng thời nhà nước chun chính cũng có tác dụng
duy trì lâu dài cơng xã nơng thơn làm cơ sở tồn tại của nó. Chính hồn cảnh lịch sử
đó đã tạo điều kiện cho sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn( nhưng đặc điểm
và thời gian tồn tại ở mỗi nước có sự khác nhau).
Theo Mác, con đường phát triển chung của cơng xã nơng thơn diễn ra theo
hai hình thức: thứ nhất, yếu tố tư hữu trong công xã thắng yếu tố cơng hữu mà đưa
xã hội từ hình thái ngun thủy sang hình thái xã hội có giai cấp( công xã nông
thôn ở Tây Âu đã phát triển như vây). Thứ hai, yếu tố công hữu vẫn lấn át yếu tố tư
hữu, chính cơng xã nơng thơn châu Á phát triển theo con đường này và yếu tố công
hữu đã tồn tại lâu dài trong công xã nông thôn châu Á. Nhưng khơng phải là nó
vẫn giữ ngun trạng thái tồn tại thời nguyên thủy, cho nên công xã nông thôn
châu Á dù yếu tố công hữu vẫn chiếm ưu thế nhưng vẫn đưa xã hội châu Á sang xã
hội có giai cấp.
Mỗi cơng xã nơng thơn châu Á gồm một số gia đình trên cơ sở huyết thống,
sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Đặc điểm rõ nhất là chế độ sở
hữu chung về ruộng đất, trên sự kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp và trên sự phân công cố định những khu vực đất đai rộng lớn cho từng cá
thể trong công xã nắm giữ, những cộng đồng ấy theo nền kinh tế tự nhiên, tự cấp,
tự túc khép kín, sản phẩm làm ra trước hết là phục vụ nhu cầu cho chính dân trong
cơng xã nên tuyệt nhiên khơng thể trở thành hàng hóa, khiến cho sản phẩm khơng
có liên quan gì với sự phân cơng tổ chức lao động sản xuất và phân phối sản phẩm,

chỉ có sản phẩm thừa mới trở thành hàng hóa, và trước hết là lọt vào tay nhà nướcvua và công xã, kinh tế hàng hóa chậm ra đời và kém phát triển. Trong cơng xã cịn
8


duy trì lâu dài những tàn tích lạc hậu cổ đại, tình trạng thấp kém, hạn chế của tư
duy phản ánh trong tơn giáo, tín ngưỡng và sự thần thánh hóa tự nhiên.
Khi Mác nêu lên khái niệm phương thức sản xuất châu Á là muốn nói đến
những nét đặc thù tồn tại đan xen, thống nhất trong hình thái kinh tế xã hội ở thời
kỳ châu Á cổ đại mà khơng có ở nơi nào khác. Giải thích khái niệm phương thức
sản xuất châu Á phải tìm nó ngay trong những đặc điểm điển hình của xã hội châu
Á, tìm ở cái gì đã tồn tại bền vững nhất trong xã hội châu Á từ sau thời kỳ nguyên
thủy đến trước khi chủ nghĩa tư bản thâm nhập.
Cái tồn tại bền vững nhất chính là chế độ cơng xã nơng thơn với hình
thức sở hữu cơng cộng về ruộng đất, về tài sản của nó. Sự tồn tại lâu dài những
công xã nông thôn ở châu Á đã là cơ sở cho sự hình thành nhà nước chun
chính ở châu Á. Như Mác nói, chế độ cơng xã nơng thơn chính là chế độ xã hội
đặc biệt ở châu Á.
d, Tính trì trệ bảo thủ và tồn tại dai dẳng của những xã hội châu Á
Sự duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu về ruộng đất và tính
nhị ngun của cơng xã( chế độ sở hữu công xã về ruộng đất và nền kinh tế tư
nhân của từng nông dân cá thể).
Sự tàng trữ lâu dài của các tàn dư cổ đại
Sự duy trì và củng cố của các quan hệ thị tộc, thân tộc
Sự thống trị của tập quán truyền thống
Sự chậm ra đời và phát triển của đô thị và kinh tế hàng hóa , đơ thị gắn liền
với dinh lũy của vua chúa, là nơi xa hoa, nơi hưởng thụ của vua chúa hay như là “
cái bướu của nền kinh tế” chứ không phải là trung tâm sản xuất, trao đổi bn bán
hàng hóa như các đơ thị ở Hy lạp cổ đại. Nhà nước châu Á thường hạn chế sự phát
triển của thành phố, của thương nhân và của ngoại thương. Chế độ thuế má hà
khắc cùng nạn cướp ngày của bọn quan lại đã làm cho nghề bn khơng được đảm

bảo. Vì các thành phố châu Á khơng bao giờ thốt ra khỏi sự kiểm sốt, kiềm chế
của nhà nước quân chủ chuyên chế, nên thương nhân cũng chưa bao giờ có thể
vươn lên một đẳng cấp xã hội cao hơn, được tham gia chính quyền và phát huy ảnh
hưởng của mình. Tuy vậy, sự phát triển đi lên của sức sản xuất vẫn làm cho xã hội
phương thức sản xuất châu Á bị giải thể từng bộ phận. Phương thức sản xuất châu Á
thường kéo dài cho nên sự giải thể của nó là do quá trình phong kiến hóa và sau đó
là q trình thực dân hóa tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, giải thích nội hàm khái niệm phương thức sản xuất châu Á phải gắn
liền với những đặc điểm của xã hội phương Đông, mà đặc biệt là chế độ công xã
nông thôn châu Á sẽ cho chúng ta những hiểu biết ban đầu về một số đặc trưng cơ
bản của phương thức sản xuất châu Á và cũng là cơ sở để ta xác định trạng thái sinh
9


hoạt tâm lý, tư tưởng , tập quán… trong mối quan hệ với tồn tại xã hội của người
châu Á qua các giai đoạn khác nhau.
Từ quá trình nghiên cứu trên đây, ta có thể rút ra một số đặc điểm của xã hội
phương Đông cổ đại như sau:
Sản xuất nông nghiệp dựa trên công tác thủy lợi là nền tảng kinh tế của cả xã
hội
Sự tồn tạo phổ biến và lâu dài hình thức sở hữu cơng cộng về ruộng đất
Sự bảo tồn dai dẳng của công xã nông thơn-một hình thức tổ chức xã hội mà
trong đó duy trì nền kinh tế tự nhiên và nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy
Thể chế nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Hai thành phần dân cư chủ yếu là quý tộc và nông dân cơng xã, nên quan hệ
bóc lột là quan hệ giữa q tộc và nơng dân cơng xã, hình thức bóc lột bằng tơ
thuế.
Ta thấy rằng, xã hội phương Đơng cổ đại tồn tại và phát triển không phải
dựa trên sự bóc lột sức lao động của nơ lệ mà dựa trên sự bóc lột nơng dân cơng xã
bằng tơ thuế, có thể nói, xã hội phương Đơng cổ đại khơng phải là xã hội chiếm

hữu nơ lệ điển hình. Đối chiếu với những đặc điểm của phương thức sản xuất
Châu Á ta có thể khẳng định xã hội phương Đơng cổ đại hồn tồn phù hợp với
mơ hình xã hội mà C.Mác gọi là “ Phương thức sản xuất Châu Á”. Quá trình
nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á đã xuất hiện một số quan điểm cho
rằng đây là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt, tồn tại song song với xã hội
chiếm hữu nô lệ, nhưng như vậy là trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, bởi vì, triết học Mác đã khẳng định rằng lịch sử phát triển xã hội lồi người đã
và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội và đó là quy luật xã hội khơng có ngoại
lệ, tuy nhiên, hạt nhân của chủ nghĩa duy vật lịch sử là quy luật về sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng,
vậy nên, q trình nghiên cứu vận dụng quy luật trên địi hỏi sự sáng tạo không nên
quá cứng nhắc, rập khuôn sẽ giúp chúng ta phát hiện nhiều điều mới mẻ trong lịch
sử phát sinh và phát triển của xã hội loài người.

10


II. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á Ở VIỆT NAM
1. Khái lược sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở phương Đông
cổ đại và Việt Nam
Ở các nước phương Đơng nói chung và Việt nam thời cổ đại nói riêng, do
điều kiện thiên nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu màu mỡ cùng nguồn nước dồi
dào, và nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật và thủy lợi, cư dân trên lưu vực các dịng
sơng lớn đã có thể thu hoạch mỗi năm hai vụ lúa. Nông nghiệp tưới nước là ngành
kinh tế quan trọng, chủ yếu, và là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại
phương Đông. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp dựa trên công tác thủy lợi
chính là nền tảng dẫn đến sự hình thành những đặc điểm riêng về chính trị, xã hội
và văn hóa của các quốc gia này. Cơ sở kinh tế xã hội là nông nghiệp tưới nước
nên tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Do nhiều yếu tố chi phối, ở các
nước phương Đông, ruộng đất vấn là ruộng đất chung của công xã, được chia

11


thành từng khoảnh, sau đó hàng năm hoặc vài năm một lần được đem chia cho các
thành viên để cày cáy và nộp tô, thuế cho công xã. Mặc dù có mức độ khác nhau,
nhưng những hình thức ruộng cơng như thế đã tồn tại và được bảo tồn lâu dài ở tất
cả các vương quốc phương Đơng. Đó là ruộng “ nôm” của Ai cập, ruộng “ tỉnh” ở
Trung quốc, ruộng “ Halixơ” ở Ấn độ, và ruộng “ lạc” ở Việt nam.
Theo lý luận chung, xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành khi cơng cụ
bằng sắt xuất hiện, khoảng thiên niên kỷ thứ I TCN( ở Hy lạp và La mã cổ, nhà
nước xuất hiện với sự phát triển cao của công cụ lao động, đó là thời kỳ đồ sắt đã
phổ biến), nhưng ở Ai cập, khu vực Lưỡng hà, Ấn độ và Trung quốc nhà nước đã
hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV-III TCN( Việt nam là II TCN). Lúc đó cư
dân ở đây mới chỉ biết tới công cụ bằng đồng, thậm chí ở Ai cập mới chỉ có cơng
cụ bằng đá và gỗ. Mặc dù vậy, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi( đất đai màu mỡ,
phì nhiêu, phân bổ từng dải rộng lớn và tập trung cao) và sự phát triển của nền kinh
tế nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân ở khu vực này không những đã tạo ra sản
phẩm dư thừa mà cịn có nhiều cống hiến to lớn trên nhiều lĩnh vực cho nền văn
minh nhân loại như: kim tự tháp Ai cập, vườn treo Babilon... và là cơ sở cho sự ra
đời của các dân tộc phương Đông, của nhà nước trong khi ở xã hội phương Tây:
quốc gia, dân tộc hình thành khi cách mạng tư sản nổ ra làm thủ tiêu các thành
bang, lãnh địa cát cứ, phân tán.
Nhà nước cổ đại phương Đơng được hình thành trên cơ sở liên kết các thị
tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc trong đó quan hệ thân tộc và những truyền thống
của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo tồn. Do nhu cầu của sản xuất nông nghiệp,
con người buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi. Trong
các cơng xã thị tộc, sự liên kết đó cịn được củng cố và gắn bó chặt chẽ hơn nhờ
các quan hệ huyết tộc, khi xã hội nguyên thủy tan rã, con người lại gắn bó trong
các cơng xã nơng thôn, một số công xã gần gũi nhau tập hợp lại thành một tiểu
quốc, người đứng đầu được gọi là vua và được tôn vinh từ một trong số những

người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất
lãnh thổ và tập trung quyền lực. Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên,
trong đó vua là người đứng đầu quan lại, tăng lữ có quyền lực tối cao, tuyệt đối gọi
là chế độ chuyên chế cổ đại hay chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Nguyên nhân là do cơ chế của công xã sinh ra, người đại diện cho cơng xã là người
có uy tín và giàu có đứng đầu để liên kết và chỉ huy các công xã làm thủy lợi, trị
thủy và sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân thứ hai làm tăng quyền chuyên chế là
ruộng đất, bước vào xã hội có giai cấp điều kiện kinh tế lúc đó làm thủ tiêu các
quan hệ cộng đồng. Cái “ không là của ai” trong cộng đồng được coi là của một
người đại diện cho cộng đồng. Vua tự nhận là người có quyền sở hữu tối cao về
ruộng đất, như Trung quốc: “ Dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải là
đất của vua”. Nông dân công xã chấp nhận thân phận là thần dân, mặc dù họ là
người tự do trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân thứ ba là do vai trị của tơn
giáo, khi tơn giáo phát triển vua được thần thánh hóa. Ở Ấn độ vua đồng nhất với
thần, Trung quốc vua là thiên tử, Lưỡng hà vua được thần tín nhiệm giao cho quản
12


lý đất nước. Như vậy, do những điều kiện kinh tế xã hội trên, sau khi công xã
nguyên thủy tan rã đã hình thành nhà nước đều mang tính chất thống nhất và tập
quyền với một thể chế chính trị duy nhất, đó là chế độ quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền.
Về mặt cơ cấu giai cấp và quan hệ xã hội, do sản xuất đóng vai trị chủ đạo
nên bộ phận đơng đảo nhất và giữ vai trị chủ yếu trong xã hội là nông dân công
xã, họ sống theo các gia đình phụ hệ, có chút ít tài sản riêng( nhà cửa, nông cụ, ..)
và tự lao động trên phần ruộng được chia nhưng vẫn duy trì và gắn bó với nhau
trong cơng xã, dựa vào cơng xã làm thủy lợi và thu hoạch. Ngoài hoa lợi phục vụ
cho cuộc sống, họ có nghĩa vụ đóng góp sản phẩm cho công xã, sau cùng là cho
bọn quý tộc, quan lại thông qua người đứng đầu công xã. Tầng lớp quý tộc gồm
các quan lại trung ương và địa phương, người chỉ huy quân đội và quý tộc tăng lữ

vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu thị tộc, bộ lạc, đó là những người giàu có,
quyền thế, sống sung sướng trên sự bóc lột nhân dân bằng tô thuế. Họ trực tiếp thu
của nông dân hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế. Nô lệ chủ yếu là
tù binh chiến tranh và do những thành viên công xã mắc nợ không trả được hoặc
phạm tội. Song họ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân cư xã hội, làm việc cày cấy
trong khu ruộng của đền miếu hay vận chuyển gỗ đá…nhưng chủ yếu phục vụ
trong gia đình quý tộc, quan lại và trong cung vua, họ có mối quan hệ khá thân
thiện( được nương nhẹ về vị trí xã hội) với tầng lớp thống trị họ, có một số học giả
nhấn mạnh tới tính chất nơ lệ gia trưởng. Với số lượng ít và chủ yếu để phục vụ
cho nhu cầu riêng lẻ về lợi ích của vua, quan, q tộc( khơng giống nơ lệ điển hình
ở Hy lạp và La mã) nên nô lệ phương Đông cổ đại không thể và chưa bao giờ đóng
vai trị chủ đạo trong sự tồn tại và phát triển của xã hội đó. Sự hưng-thịnh của các
quốc gia phương Đơng phụ thuộc sự bóc lột tơ thuế nơng dân cơng xã bằng quan
hệ bóc lột là quan hệ giữa quý tộc, quan lại và nông dân cơng xã, hình thức bằng tơ
và thuế.
Có thể nhận thấy, xã hội cổ đại phương Đông không dựa trên sự bóc lột sức
lao động của nơ lệ mà dựa trên sự bóc lột nơng dân cơng xã bằng tơ và thuế. Ta có
thể khẳng định rằng xã hội phương Đông cổ đại không phải xã hội của chế độ
chiếm hữu nơ lệ “điển hình” ở phương Tây và là xã hội “ phù hợp” với phương
thức sản xuất châu Á mà C.Mác đã nêu ra.
Ở Việt nam, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về phương thức sản xuất
châu Á nhưng các học giả đều thống nhất khẳng định có sự tồn tại của cơng xã
nơng thơn trong đời sống kinh tế xã hội.
Phương thức sản xuất châu Á đã tồn tại lâu dài với phương pháp canh tác thủy
nông, với chế độ công xã nông thôn, với hình thái nhà nước qn chủ chun chế
của nó, thậm chí cịn tồn tại đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt nam, chi phối xã
hội Việt Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc phương thức sản xuất châu Á tuy khơng cịn
tồn tại nữa nhưng những tàn tích của nó vẫn cịn duy trì ở mức độ nhất định: đó là
chế độ cơng điền, cơng thổ, hình thức tổ chức thơn xã với các chế độ hành chính,
13



hương ẩm tồn tại phổ biến trong xã hội thuộc địa, là tàn dư của phương thức sản
xuất châu Á ở các thời đại trước và được chính thực dân Pháp nuôi dưỡng, làm cơ
sở cho chế độ thống trị của nó.
Quyền sở hữu tối cao về tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhà vua: dưới đó
là triều đình với các đẳng cấp quan liêu, quý tộc và sư sãi, dưới nhà vua là quyền
sở hữu công xã( được gọi là sở hữu chồng, hay sở hữu kép). Lao động thặng dư
được biểu hiện qua cống nạp, một phần cho nhà vua, một phần cho bộ máy quản lý
cơng xã. Về hình thức bóc lột là tơ và thuế mà ở đây có nét đặc thù khác xã hội
chiếm hữu nô lệ hay phong kiến là tô và thuế kết hợp làm một( kể cả cống nạp
những sản phẩm đặc sản địa phương và sản phẩm thủ công mỹ nghệ..)
Ở Việt nam, ba chức năng của nhà nước phương thức sản xuất châu Á được
thể hiện rất rõ, việc thu tô thuế, cống nạp đã được thực hiện rất nghiêm ngặt. Về
chức năng thứ ba là làm các cơng trình cơng cộng thì tiêu biểu nhất là trị thủy, thủy
lợi đã làm rất iệu quả. Các đê, đập, kênh, mương được đào đắp từ rất sớm, đảm bảo
cho nông nghiệp phát triển; giáo thông bước đầu được quan tâm( như kênh nhà Lê
do Lê Hoàn đào từ thế kỷ X..). Đặc biệt là các cơng trình mỹ quan mà Mác nói
nhiều đến ở các nước phương Đơng, nhất là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… thì ở Việt
Nam, các đền đài chúa quán phát triển từ Đinh, Lê, Lý, Trần… rất nhiều, đã biểu
hiện rất rõ chức năng này của nhà nước chuyên chế phương Đông.
Riêng về chức năng đi cướp bóc các dân tộc khác thì do hoàn cảnh đặc thù:
Việt Nam ở cạnh một nước lớn là Trung Quốc hay xâm lược, nên phải lo chống
ngoại xâm và dẹp các cuộc nổi loạn trong nội bộ để thống trị đất nước hơn là có
điều kiện đi cướp bóc các dân tộc khác. Ngồi ra ở Việt Nam, nhà nước còn chăm
lo nhiều đến chức năng bảo vệ chế độ cơng xã, đặc biệt là tính cơng hữu về ruộng
đất, tức đất chỉ là của vua và dưới là do các công xã quản lý, chống lại và sau là
hạn chế tư hữu. Đồng thời là bảo vệ thần dân, tức nông dân công xã trong việc đấu
tranh chống ngoại xâm cũng như khắc phục thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sức sản
xuất…

Nhìn chung lại, đại đa số tác giả nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở
Việt Nam đều thừa nhận sự hiện diện của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã
hội Việt nam. Về mốc khởi đầu hầu hết đều thừa nhận là nó bắt đầu từ khi giải thể chế
độ cộng sản nguyên thủy. Nhưng còn mốc kết thúc thì nảy sinh nhiều quan niệm: đến
XI, XV, lại có quan điểm cho là tới thế kỷ XIX trở về trước, xã hội Việt Nam truyền
thống vẫn “ nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á ..”
Như vậy, trong lịch sử xã hội Việt Nam có phương thức sản xuất châu Á tồn
tại cho đến thế kỷ XII( thế kỷ này coi như là giao thời giữa PTSXCA chuyển sang
XHPK) và còn ảnh hưởng đậm nét xuyên suốt quá trình xây dựng xã hội nước ta
thời phong kiến, phải đến khi chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược thì tính chất ảnh
hưởng của nó mới nhạt dần). Đến thế kỷ XIII, khi nhà nước chính thức ban bố
chính sách cho các làng xã bán cơng điền thành tư điền(1254) thì quá trình chuyển
sang xã hội phong kiến mới chính thức được thực hiện.
14


2. Những đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á thời kỳ Hùng Vương
Thời kỳ Hùng Vương dựng nước là thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy, sự tồn tại và những đặc điểm kinh tế xã hội chính của thời kỳ này vẫn cịn là
đề tài lịch sử chưa có những kiến giải thỏa đáng, đặc biệt là trên góc độ tiếp cận về
lý luận hình thái kinh tế xã hội của C.Mác. Thời kỳ Hùng Vương dựng nước gắn
liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước và sự ra đời của Nhà nước Văn Lang,
chế độ công xã nông thôn cùng đời sống sinh hoạt, tập quán, truyền thống của
những cư dân người Việt đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt
Nam.
Xã hội Văn Lang - Âu Lạc là xã hội chiếm hữu nô lệ hay là xã hội thuộc
phương thức sản xuất châu Á và quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội thời kỳ này
diễn ra như thế nào? Nghiên cứu giai đoạn lịch sử này, các học giả nhận ra rằng, sự
chuyển từ một phương thức sản xuất thuộc xã hội này sang một phương thức sản
xuất thuộc xã hội khác, ở nước ta, đều không thông qua các cuộc cách mạng triệt

để( trừ Cách mạng Tháng 8). Nên các di sản thuộc các phương thức sản xuất khác
nhau cứ mặc nhiên tồn tại một cách dai dẳng, đan xen, gạch nối, hoặc chồng chất
lên nhau khiến chúng ta khó phân biệt được rạch ròi di sản nào là thuộc phương
thức sản xuất xã hội nào để lại. Hơn nữa, khi nghiên cứu xã hội Việt Nam thời kỳ
Văn Lang, các nhà sử học cho rằng: Xã hội Văn Lang khơng có chế độ chiếm hữu
nơ lệ điển hình như Hy Lạp, mà chỉ có chế độ nơ lệ gia đình. Vậy, chế độ nơ lệ gia
đình là gì? Phải chăng đó là một yếu tố kinh tế- xã hội có trong một phương thức
sản xuất riêng biệt mà phương thức sản xuất đó chỉ xuất hiện ở châu Á chứ khơng
có ở một nơi nào khác.
Thời kỳ Hùng Vương với nhà nước Văn Lang chính là một thời kỳ mà hình
thái kinh tế ngun thủy đã chuyển hóa mạnh mẽ sang một hình thái kinh tế khác
với những đặc điểm nổi bật như xã hội đã phân hóa giai cấp, có Nhà nước thuộc
thời đại văn minh. Thời đại Hùng Vương với thời gian tồn tại khoảng 2.000 năm
trước Cơng ngun, đó là một giai đoạn lịch sử kéo dài từ sơ kỳ thời đại đồng thau
đến sơ kỳ thời đại sắt. Có thể nói, đó là thời kỳ mà lịch sử xã hội thời Hùng Vương
vận động phức tạp, chứa đựng nhiều sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội để dẫn đến việc hình thành Nhà nước phôi thai đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam. Căn cứ theo sử cũ về vị trí 15 bộ lạc của nước Văn Lang, đồng thời
căn cứ vào quá trình chuyển hóa lịch sử từ nước Văn Lang thời Hùng Vương đến
nước Âu Lạc thời An Dương Vương, cũng như căn cứ vào hai quận Giao Chỉ, Cửu
Chân thuộc hai nước Triệu và Hán, ta có thể xác định được địa bàn của nước Văn
Lang thời đó là vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ Việt Nam và một phần phía Nam thuộc
tỉnh Quảng đông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay. Điều đáng chú ý là, vào đầu
thời kỳ Hùng Vương, tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, trong đời sống của
xã hội cư dân có xuất hiện nhiều thay đổi quan trọng về kinh tế. Đó là sự phát triển
mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi, đặc biệt là sự phát triển của
nghề làm gốm, nghề chế tác đá và nghề luyện kim loại đồng thau. Dù giai đoạn
này, công cụ sản xuất bằng đá vẫn chiếm ưu thế, nền kinh tế vẫn còn mang đậm
hơi thở của bầy đàn ngun thủy, nhưng nó chính là nền móng cho xã hội Hùng
15



Vương phát triển rực rỡ ở các giai đoạn sau. Do vậy, trải qua các giai đoạn Đồng
Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... công cụ bằng đá đã được thay thế dần bằng các công cụ
đồng rồi công cụ sắt. Làm cho nền kinh tế của xã hội cư dân Hùng Vương càng
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng. Đó là nền kinh tế nhiều ngành nghề bao
gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp như trồng lúa nước, làm đá, gốm, mộc, đan lát,
dệt, nhuộm, luyện kim, đúc đồng, luyện sắt... Trong đó, trồng lúa nước vẫn là
ngành kinh tế chủ đạo và đạt đến một trình độ sản xuất khá cao.
Đánh giá một cách tổng quát trong khoảng hai ngàn năm trước Công nguyên,
nền kinh tế thời kỳ Hùng vương đã trải qua những bước phát triển lớn lao. Từ nền
sản xuất cịn mang tính chất ngun thủy với những cơng cụ bằng đá cịn phổ biến
giai đoạn đầu đã phát triển thành nền sản xuất với những công cụ bằng đồng, bằng
sắt và lấy nông nghiệp lúa nước làm cơ sở phát triển cho các giai đoạn cuối. Riêng
bản thân ngành nơng nghiệp lúa nước cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ như từ
việc dùng cuốc tới việc dùng cày (với lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của gia
súc) đã minh chứng cho nhận định trên. Sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế cũng
dẫn đến những hậu quả mới về mặt xã hội, đó là dân cư từ các vùng đồi núi, trung
du và vùng cao đã tràn xuống khai phá, chiếm lĩnh vùng đồng bằng rộng lớn ở khu
vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả... làm thay đổi cả cảnh quan địa lý vùng châu
thổ và tạo ra một cục diện mới cho cuộc sống văn minh nông nghiệp thời đại Hùng
Vương. Việc thay đổi môi trường cư trú này gây nên những chuyển biến sâu sắc về
hơn nhân, gia đình, cũng như tồn bộ kết cấu xã hội. Chế độ phụ hệ dần dần được
xác lập, rồi đến cuối thời Hùng Vương những gia đình nhỏ đã ra đời và trở thành tế
bào, trở thành đơn vị kinh tế của xã hội. Cùng với quá trình ra đời và phát triển của
gia đình nhỏ, công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho cơng xã nơng thơn
- một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã
nguyên thủy để chuyển sang xã hội có giai cấp. Trong tác phẩm ''Nhưng hình thái
có trước nền sản Xuất tư bản chủ nghĩa”, Mác đã phân tích ba loại hình cơng xã
nơng thơn khác nhau: hình thức Châu Á, hình thức Cổ Đại và hình thức Giai Cấp.

Đặc trưng cơ bản của hình thức Châu Á là công xã nông thôn bảo tồn lâu dài
trong đó quyền sở hữu ruộng đất hồn tồn thuộc về cơng xã, cá nhân chỉ có quyền
sử dụng mà thơi. “Trong hình thức Châu Á khơng có sở hữu mà chỉ có việc chiếm
dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế là cơng xã, do đó, sở hữu tồn tại với tư
cách là sở hữu chung về ruộng đất''. Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia đình
sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Cơng xã nơng thơn ở nước ta,
ngồi quan hệ láng giềng, địa lý, quan hệ huyết thống được bảo tồn, trong làng cịn
có họ và có rất nhiều làng mang tên họ như hoàng Xá, Cao xá, Đặng Xá, Lê Xá...
Cơng xã nơng thơn có kết cấu vừa làng vừa họ'', công xã Việt nam ngày xưa gọi là
Chạ, là Làng: “ chung chạ”, “ ăn chung ở chạ”, “ trong họ ngồi làng”…, đó là sự
kết hợp lâu dài với cơng xã gia đình (cơng xã thị tộc) trên cơ sở quan hệ địa lý và
quan hệ huyết thống, đặc điểm này làm cho sự gắn bó bên trong công xã càng trở
nên bền chặt hơn, ở Việt nam dựng nước nhưng nước không phủ định làng mà họ
hàng làng nước kết hợp bền chặt với nhau. Trong làng có họ, làng là đơn vị cơ sở
của nước( việc làng việc nước), là cơ sở hình thành nên mối quan hệ “ nhà – làng –
16


nước” cố kết, duy trì sự tồn tại dân tộc và bảo tồn văn hóa dân tộc trong q trình
dựng nước và giữ nước.
Thời Hùng Vương, ruộng đất tư hữu chưa xuất hiện, toàn bộ ruộng đất
cày cấy cùng với rừng núi, sơng ngịi, ao hồ trong phạm vi cơng xã đều thuộc
quyền sở hữu của công xã. Vùng đồng bằng, chế độ công điền, công thổ của làng
vẫn tồn tại phổ biến mãi đến thế kỷ XV. Ruộng đất của cơng xã được phân chia cho
các gia đình thành viên sử dụng, trong đó, đơn vị sản xuất chủ yếu là gia đình nhỏ.
Ngồi ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, cơng xã cịn có thể giữ một
bộ phận ruộng đất để cày cấy chung nhằm sử dụng cho những chi phí cơng cộng.
Cơng việc khai hoang, làm thủy lợi và những lao động cơng ích khác đều được tiến
hành bằng lao động hợp tác của tồn thể cơng xã. Rừng núi, ao hồ, sơng ngịi... của
công xã đều thuộc quyền sử dụng chung của thành viên công xã. Cách phân chia

ruộng đất công lúc bấy giờ được thực hiện bằng các tục lệ còn mang tính chất bình
đẳng, dân chủ của cộng đồng cơng xã. Tựu trung có hai cách phân chia ruộng đất
cơng của làng xã: phân chia theo định kỳ và phân chia một lần. Cách phân chia
định kỳ ra đời chậm hơn và là một biện pháp để đối phó với mối đe dọa của chế độ
tư hữu ruộng đất, nhằm xác định quyền sở hữu ruộng đất của công xã và bảo vệ
chế độ cơng thổ. Thời Hùng Vương chưa có ruộng đất tư hữu nên cách phân chia
ruộng đất phổ biến của các cơng xã lúc đó có thể là cách phân chia một lần chứ
không phải là cách phân chia định kỳ.
Tóm lại, cơng xã nơng thơn ra đời và tồn tại phổ biến trong thời Hùng
Vương tuy có những sắc thái riêng nhưng vẫn nằm trong loại hình cơng xã Á
Châu. Tiền đề vật chất có ý nghĩa quyết định của sự phân hóa xã hội là sự phát
triển của sức sản xuất đến mức độ tạo ra sản phẩm thặng dư của xã hội. Do vậy,
vào giai đoạn kỹ thuật đồng thau và sơ kỳ đồ sắt, năng suất lao động càng được
nâng cao và sản phẩm thặng dư càng tăng lên. Sự phân công lao động lần thứ nhất
ra đời do sự hình thành những bộ lạc chăn nuôi tách khỏi những bộ lạc trồng trọt.
Nghề chăn nuôi phát triển dưới dạng chăn nuôi gia súc nhỏ kết hợp chặt chẽ với
nông nghiệp và những ngành kinh tế khác. Sự phân công lao động xã hội lần thứ
hai diễn ra khi thủ công nghiệp tách rời khỏi công nghiệp.
Ở nước ta, nghề trồng lúa nước phải tôn trọng thời tiết theo đúng lịch
nông nghiệp, nên công việc lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm.
Nên cư dân nơng nghiệp có thời gian ''nơng nhàn'' để làm và phát triển các nghề
thủ cơng. Đó chính là lý do để người dân chun mơn hóa nghề nghiệp trong một
chừng mực nhất định khi các nghề thủ công vẫn chưa tách khỏi nền kinh tế nông
nghiệp. Có lẽ chỉ có nghề luyện kim do yêu cầu kỹ thuật phức tạp và do vị trí kinh
tế trọng yếu của nó nên đã tách rời khỏi nền kinh tế nông nghiệp sớm nhất. Những
sản phẩm tuyệt đẹp của văn hóa đơng Sơn như trống đồng, thạp đồng chứng tỏ
người sản xuất ra chúng chính là những người thợ luyện kim có tay nghề, kinh
nghiệm và trình độ chun mơn hóa cao. Những người thợ thủ cơng này đã tập hợp
thành những tập đoàn sản xuất như các phường thủ cơng nghiệp sau này. Họ có thể
vẫn sống chung trong các cơng xã nơng nghiệp hay có thể lập thành những công xã

thủ công nghiệp, những trung tâm luyện kim.
17


Q trình phân hóa xã hội trên diễn ra từ từ và dẫn đến một tình trạng
phân biệt của cải và thân phận con người vào cuối thời kỳ Hùng Vương. Tuy
nhiên, sự phân hóa theo hai cực chưa cao và mức độ phân hóa khơng nghiêm
trọng. Trên cơ sở tan rã của quan hệ cộng đồng nguyên thủy, một số người bị tụt
xuống vị trí hèn kém, một số người vượt lên trên, tập trung của cải và quyền lực
trong khi mọi người vẫn giữ mức sống bình thường. Do vậy, vào cuối thời Hùng
Vương có ba tầng lớp tồn tại đó là: tầng lớp quý tộc, tầng lớp nô tỳ và tầng lớp dân
tự do của nông thôn công xã. Tầng lớp quý tộc gồm những người trong tầng lớp
thống trị, họ vốn là những tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc...
Lợi dụng địa vị và quyền lực của mình, họ đã chiếm một phần tài sản thặng dư của
xã hội làm tài sản riêng và biến sự đóng góp cộng đồng thành hình thức bóc lột
người sản xuất. Họ dần dần tập trung trong tay nhiều của cải và quyền lực, rồi trở
thành tầng lớp quý tộc, sống cách biệt với tầng lớp nhân dân lao động. Đứng đầu
tầng lớp quý tộc thời kỳ này là vua Hùng, tiếp theo là lạc hầu, lạc tướng, bố chính,
con cái và gia đình. Họ được thế tập về một mặt nào đó, tồn tại như một đẳng cấp
huyết thống. Ngồi một số nơ tỳ phục dịch trong nhà, cơ sở bóc lột chủ yếu của họ
là cơng xã nơng thơn. Họ vừa có mặt đại diện cho cơng xã trên những lợi ích
chung, vừa xem cơng xã như một đơn vị để bóc lột. Với một số tài sản và quyền
lực tập trung trong tay, họ có phần tách ra khỏi cộng đồng nhưng mức độ phân hóa
chưa cao và chưa mang tính chất đối kháng gay gắt. Tầng lớp nô tỳ ở vào địa vị
thấp nhất trong xã hội thời Hùng Vương. Nguồn gốc của họ có thể là các thành
viên cơng xã nghèo khổ hay vi phạm tục lệ công xã nên bị bắt làm nơ tỳ, hoặc có
thể người ngoại tộc bị bán làm nô tỳ. Nô tỳ cũng tham gia sản xuất nhưng chủ yếu
là phục dịch trong những gia đình q tộc. Thực chất họ là những nơ lệ gia đình có
phổ biến ở phương Đơng. P.Ănghen đã nhận xét: ''Nó khơng trực tiếp là cơ sở của
sản xuất mà gián tiếp với tính cách là một nhân tố trong gia đình''.

Tầng lớp dân tự do của cơng xã nông thôn: là tầng sản xuất chủ yếu Họ được
công xã chia ruộng đất cho cày cấy, ''khẩn ruộng đó mà ăn'' nhưng lại bị Lạc hầu
''ăn ruộng''. Một hình thức bóc lột đã bao trùm lên cơng xã và trên thực tế đã biến
công xã thành cơ sở và đơn vị bóc lột. Tuy nhiên, những đặc điểm của loại hình
cơng xã Á Châu vẫn bảo đảm cho cơng xã quyền tự trị rộng lớn và bảo đảm cho
các thành viên công xã một cuộc sống tương đối ổn định, tự do, hạn chế xu hướng
nơ lệ hóa và nơng nơ hóa. Hình thức bóc lột cống nạp hay lao dịch dù có chứa
đựng mầm mống của chế độ nô dịch nhưng không thể coi những thành viên của
công xã nông thôn là nô lệ hay nông nô. Xã hội thời Hùng Vương đã tồn tại song
song ba tầng lớp. Mặc dù ba tầng lớp này chưa đủ điều kiện để trở thành ba giai
cấp nhưng nó minh chứng cho q trình phân hóa xã hội sâu sắc. Giàu, nghèo,
sang, hèn va sự bất bình đẳng trong xã hội nảy sinh đã tạo ra một cơ sở xã hội cần
thiết cho quá trình hình thành Nhà nước. Tuy rằng, sau đó, Nhà nước Văn Lang ra
đời có phần sớm hơn điều kiện chín muồi của sự phân hóa xã hội, nhưng bên cạnh
chức năng thống trị và bóc lột, Nhà nước Văn Lang cũng đã hoàn thành hai chức
năng quan trọng khác, đó là xây dựng các cơng trình thủy lợi và thực hiện công
cuộc chống ngoại xâm.
18


Nhìn một cách tổng quát ''Nhà nước Văn Lang ra đời vào cuối thời Hùng
Vương là kết quả của quá trình chuyển biến nền kinh tế - xã hội của một hình thái
Nhà nước phơi thai cịn in đậm dấu ấn của chế độ bộ lạc công xã trên đường
chuyển hóa từ xã hội nguyên thủy sang nền kinh tế - xã hội của một xã hội có sự
phân hóa giai cấp sơ kỳ với những đặc trưng chung của phương Đông mà Các Mác
gọi là ''Phương thức sản xuất châu Á''.
3. Ý nghĩa của vấn đề đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Việt nam hiện nay
Với khoảng 80 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề
liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn(tam nông). Thực tiễn xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN

đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
Chính vì vậy, Đảng ta ln đặt nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ở vị trí chiến
lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững,
ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố
dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Từ quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất Châu Á ta nhận thấy vai trị
của nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn trong sự nghiệp xây dựng đất nước qua
các giai đoạn lịch sử là hết sức to lớn, thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trên các vấn đề sau:
Một là, phát huy truyền thống yêu nước của giai cấp nông dân trong lao động
sản xuất, thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.
Giải phóng mạnh mẽ sức lao động, phát triển lực lượng sản xuất, bởi phát triển lực
lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa nhất, là nguyên nhân cuối cùng quyết định mọi
biến đổi và phát triển xã hội ở nông thôn. Nông nghiệp phát triển mạnh là tiền đề vật
chất cho công nghiệp hố đồng thời tạo ra sự tăng tiến của tích luỹ từ nơng nghiệp,
nơng thơn đóng góp cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố và góp phần vào ổn định chính
trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân
Hai là, phát huy nội lực, tính cần cù, sáng tạo của nơng dân. Đẩy mạnh lưu
thơng hàng hố nơng sản trong nơng thơn; xây dựng nông nghiệp, nông thôn là thị
trường rộng lớn và cung cấp nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn tạo ra xu hướng thu hút lao
động ở nông thôn vào công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp không những diễn
ra ở thành thị, mà lâu dài là trên địa bàn nơng thơn đang dần được đơ thị hố. Cần
coi trọng việc giáo dục đào tạo, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân lực ở nơng thơn.
Ba là, tổ chức tốt phong trào nông dân, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam
vững mạnh là trung tâm và nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước của nông dân
về xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nơng dân
19



văn hố, thơn, ấp, bản làng văn hố, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,
giúp nhau xố đói giảm nghèo và làm giàu, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp
hướng lịng dân, lịng người và tồn xã hội vào cuộc chiến chống nghèo nàn lạc
hậu, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư ở nơng thơn.
Hướng trọng tâm của các phịng trào thi đua yêu nước, phải đem lại lợi ích thiết
thực mới tập hợp và phát huy được sức mạnh của nông dân. Trước hết tập trung vào
các vấn đề nông dân quan tâm nhất là: Phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử
dụng tổng hợp tài nguyên nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nước cho sinh
hoạt và cải thiện mơi trường, phịng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai. Phát triển các
tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thuỷ nông của người nông dân.
Nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào thi đua “xây dựng gia đình
nơng dân văn hố; thơn, ấp, bản, làng văn hố”, đó là dịng chảy cùng chiều, trợ
lực cho quan hệ sản xuất phát triển và sự hợp tác lao động có văn hố trong nơng
dân, nơng thơn.
Bốn là, phát huy vai trị của giai cấp nơng dân trong khối đại đoàn kết dân tộc,
nâng cao hiệu quả trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh, xây dựng nơng thơn an tồn, ổn định, phát triển.
Dịng tư tưởng lớn nhất có vai trị chủ đạo ở nơng thơn là: nông dân tuyệt
đối tin tưởng vào Đảng, đi theo Đảng, theo con đường Bác Hồ đã chọn. Sức mạnh
tinh thần ấy được nhân lên và bồi đắp bền vững khi quyền làm chủ của nông dân
được tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật. Nông dân tham gia ngày một nhiều hơn
về xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng nơng thơn an
tồn - phát triển chính là tăng cường sự giám sát của quần chúng vào tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, là cơ sở và là một trong những giải pháp tích cực
giữa “nói đi đơi với làm" cùng với chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
mức hưởng thụ văn hố cho nơng dân, tăng cường khối đại đồn kết tồn dân tộc
sẽ thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước.
Phát huy vai trị của giai cấp nơng dân Việt Nam trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là cuộc cách mạng lớn mà trong

đó giai cấp nơng dân là một lực lượng chính trị-xã hội, là một lực lượng sản xuất,
là lực lượng lớn gìn giữ, bảo lưu và phát triển nền văn hố dân tộc. Với vai trị đó
giai cấp nơng dân là người trực tiếp tham gia đồng thời là đối tượng trực tiếp thụ
hưởng thành quả. Phát huy vai trò của giai cấp nơng dân là một q trình động, các
yếu tố quyết định q trình đó khơng thể tách rời sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, sự hợp tác phát triển với giai cấp cơng nhân, đội ngũ trí
thức trong khối đại đồn kết tồn dân tộc. Lợi ích thiết thực của nơng dân lúc này
là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, là việc làm
và thu nhập… tiến nhanh và tiến mạnh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
20


dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"./.

Tài liệu tham khảo
1. C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 1, Nxb ST, H.1980.
2. C.Mác-P.Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, tập 2, Nxb ST, H.1980.
3. C.Mác - Thư gửi Ăngghen, ngày 2-6-1853, trích theo C.Mác,P.Ăngghen,
V.I.Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb Khoa học xã hội, H.1975.
4. C.Mác-P.Ăngghen, Tồn tập, tập 1, Nxb st, H.1976.
5. Nguyễn Lương Bích, Phương thức sản xuất châu á là gì?, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, Số tháng 9-1963.
6. Vũ Quang Hà( Chủ biên)- Trần T.Mai Hoa, Lịch sử triết học Lưỡng Hà và
Ai Cập cổ đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.2000.
7. Hội nông dân Việt nam, Nông dân Việt nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nxb
Khoa học xã hội, H. 1986.

21



8. Phan Huy Lê( Chủ biên), Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh
Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb ĐH và GDCN, H. 1991.
9. Mary Somers Heidthues, Lịch sử phát triển Đơng Nam Á, Nxb Văn hóa
thơng tin, H.2007.
10. Nguyễn Hồng Phong, Về phương thức sản xuất châu á – Lý luận và thực
tiễn, Tạp chí Ngiên cứu lịch sử, số 1-1959.( Trích trong Xã thơn Việt nam, Nxb
Văn – Sử - Địa, H.1959).
11. Nguyễn Danh Phiệt, Quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất châu á
ở Việt Nam, Tạp chí Ngiên cứu lịch sử, Số 5-1980.
12. Tổng cục chính trị, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, tập 2( Phần Chủ
nghĩa Duy vật lịch sử), Nxb QĐND, H.2007
13. Văn Tạo, Phương thức sản xuất châu á – Lý luận Mác-Lênin và thực tiễn
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.1996.
14. Viện khảo cổ học, Ủy ban KHXH Việt Nam, Hùng Vương dựng
nước( tập 4), Nxb Khoa học xã hội, H.1974.
15. Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hồng Hưng,
Thời đại Hùng Vương, Nxb Văn hóa thơng tin, H.1978.

22



×