Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phuong thuc san xuat chau A (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.37 KB, 13 trang )

ĐỀ BÀI:
Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các
học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương
thức sản xuất châu Á.
BÀI LÀM
Khái niệm phương thức sản xuất châu Á được Mác đưa ra trong tác
phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” năm 1859: “Về đại thể có
thể coi các phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện
đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Quan niệm của Mác về phương thức sản xuất châu Á đã được phát
triển dần dần, thông qua các công trình nghiên cứu trước đó của Mác.Năm
1845-1846, Mác đã phát hiện ra các hình thức sở hữu khác nhau trong lịch
sử: Sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước, sở hữu phong
kiến.Tất cả các hình thức sở hữu này theo Mác đều gắn với sự xuất hiện của
Nhà nước.
Tiếp đến, trong tác phẩm “Sự khốn cùng của Triết học” Mác đưa ra
quan điểm về sự kế tiếp lẫn nhau của các hình thái xã hội, từ cộng sản
nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, qua phong kiến, tư sản đến cộng sản chủ
nghĩa.Tuy nhiên khi nghiên cứu các trường hợp ở phương Đông, nhất là ở Ấn
Độ thì Mác thấy không thể lấy các hình thái kinh tế xã hội trên để giải thích.
Khi nghiên cứu về Ấn Độ, Mác phát hiện những đặc thù cơ bản của xã
hội phương Đông. Đó là Nhà nước chuyên chính phương Đông và chế độ
công xã nông thôn.
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước phương Đông có ba bộ:
- Bộ tài chính (bộ cướp bóc nhân dân chính nước mình).
- Bộ chiến tranh (bộ cướp bóc nhân dân các nước khác).
- Bộ công trình công cộng.
1
Chế độ công xã nông thôn, Mác khẳng định, đó là những trung tâm
nhỏ bé tồn tại vào mối liên hệ giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ
công nghiệp.(Trong công xã nguyên thủy, nông nghiệp và thủ công nghiệp


không tách rời nhau).
Năm 1853 khi gửi thư cho Ăngghen, Mác viết: Nhà vua là kẻ sở hữu
duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia.Tình hình không có chế độ tư hữu
về ruộng đất là chìa khoá thực sự cho thiên giới phương Đông.
Đến năm 1859, Mác chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất
châu Á, coi nó như một trong số những phương thức sản xuất có trong lịch sử
loài người.
Đến trước năm 1868, Mác cho rằng phương thức sản xuất châu Á là để
chỉ một phương thức sản xuất phù hợp với xã hội phương Đông.Nhưng sau
này khi tham khảo công trình nghiên cứu của Morơ (nhà nghiên cứu sinh học
người Đức), Mác cho rằng phương thức sản xuất châu Á không những phù
hợp và xuất hiện phổ biến ở phương Đông mà cả phương Tây trong giai đoạn
quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, Nhà nước.Vì thế
Ăngghen tuy đồng ý với Mác những nội dung và đặc trưng của phương thức
sản xuất châu Á nhưng lại không sử dụng khái niệm phương thức sản xuất
châu Á.
Những đặc trưng của phức thức sản xuất châu Á theo quan điểm của
các tác gia kinh điển (Mác-Ăngghen):
Ở những tác phẩm khác nhau thì những phương sán xuất châu Á được
Mác và Ăngghen chỉ ra (không có tác phẩm riêng biệt nào bàn về phương
thức sản xuất châu Á).Tuy nhiên người ta thống nhất ở mấy đặc trưng sau:
Một, chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (tiêu
biểu nhất là công xã nông thôn ở Ấn Độ)
Hai, Nhà nước chuyên chế phương Đông.
Ba, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua
và sự chiếm dụng của các công xã.
2
Bốn, sự bóc lột theo kiểu cống nạp.
Năm, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, thành
thị chậm ra đời và khó phát triển.

Sáu, sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của các hình thái
châu Á.
Bảy, sản xuất hàng hoá chậm phát triển.
Tám, trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp là một.
Chín, hiệp tác (hợp tác) giản đơn của những người lao động dưới sự
chỉ huy của Nhà nước chuyên chính phương Đông tạo nên những công trình
xa hoa hay có ích.
Mười, tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành những đẳng
cấp xã hội.
Mười một, sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hoá thiên nhiên.
Mười hai, tính trì trệ và sự tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất
châu Á.
Từ đó ta có thể rút ra mấy đặc trưng:
-Về chính trị: Sự tồn tại của Nhà nước chuyên chế đối với quyền lực
tối cao nằm trong một cá nhân người.
-Về xã hội: Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và sự khắc
nghiệt của chế độ đẳng cấp.
-Về kinh tế: Sự phổ biến của sở hữu tập thể về ruộng đất mà người
đứng đầu là nhà vua và không có chế độ tư hữu về ruộng đất.Phát triển công
nghiệp và nông nghiệp không tách rời nhau.Thành thị chậm ra đời và hình
thức bóc lột theo kiểu cống nạp.
-Về văn hoá: Ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo.
Mặc dù phương thức sản xuất châu Á đã Mác- Ăngghen nói tới cách
đây hàng thế kỉ, song đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này.
3
Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Từ những năm 30 của thế kỉ 20 khi các nước Á, Phi, Mĩ là tinh dành
được độc lập đi vào xây dựng đất nước thì các học giả, nhất là các nhà khoa
học Mác xít, đặc biệt quan tâm đến phương thức sản xuất châu Á.

+ Quan điểm của các học giả Xô viết: Việc nghiên cứu thảo luận về
phương thức sản xuất châu Á đã được giới học giả Xô viết quan tâm từ
lâu.Trong những năm 1925-1931 đã diễn ra đợt thảo luận về phương thức sản
xuất châu Á.Kết quả là chủ trương không tán thành phương thức sản xuất
châu Á chiếm số đông.
Vào những năm 60-70 diễn ra một đợt hội thảo lần hai về phương thức
sản xuất châu Á ở Liên xô nhưng kết quả không thống nhất và chia thành
bốn quan điểm khác nhau:
Quan điểm 1: Xem phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh
tế xã hội hoàn toàn khác với các hình thái đã được nhận thức.Hình thái này
có những đặc trưng cơ bản là toàn bộ đát đai thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước.Nhà nước này tồn tại trên nền tảng bền vững là các công xã nông
thôn.Những tổ chức sản xuất ra của cải vất chất bị Nhà nước bóc lột dưới
dạng cống nạp.Những nông dân thành viên công xã hợp thành giai cấp bị trị.
Quan điểm 2: Thừa nhận có phương thức sản xuất châu Á nhưng đó
không phải một hình thái kinh tế riêng biệt.Phương thức sản xuất châu Á là
để nói tới những cộng đồng thôn xã có thể có mặt ở nhiều hình thái kinh tế xã
hội khác nhau.Trong số này có người chủ trương coi phương thức sản xuất
châu Á là một giai đoạn quá độ không rõ rệt, không ổn định giữa công xã
nguyên thuỷ và xã hội có giai cấp, Nhà nước.
Quan điểm 3: Coi phương thức sản châu Á chỉ là đặc điểm của châu Á
hay của chế độ chiếm hữu nô lệ hay của chế độ phong kiến.
Quan điểm 4: Phủ nhận sự tồn tại của phương thức sản xuât châu Á.
4
Vào giữa thập kỉ 80, ở Liên Xô tiến hành đợt thảo luận thứ 3 về
phương thức sản xuất châu Á, do Đảng cộng sản Liên Xô chủ trì, khẳng định
sự tồn tại của các quan điểm khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu.
+ Ở Trung Quốc, vấn đề phương thức sản xuất châu Á cũng được quan
tâm. Năm 1929, Quách Mạt Nhược đưa ra quan điểm phương thức sản xuất
châu Á là một giai đoạn phát triển của xã hội có trước chế độ nô lệ.

Năm 1936, nhà sử học Lã Trấn Vũ cho rằng phương thức sản xuất
châu Á chỉ là biến dạng của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Năm 1959, nhà nghiên cứu Lý Quý cho rằng phương thức sản xuất
châu Á là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt nằm giữa xã hội nguyên thuỷ
và xã hội phong kiến, phủ nhận tính phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ, và
khẳng định xã hội Trung Quốc thời Hạ, Ân (Thương) là xã hội thuộc về
phương thức sản xuất châu Á.
Năm 1964, học giả Điền Xương Ngũ khẳng định phương thức sản xuất
châu Á chỉ là “ thành phần của xã hội cộng sản nguyên thuỷ tồn tại trong xã
hội có giai cấp”.
Như vậy quan điểm của các học giả Trung Quốc về phương thức sản
xuất châu Á cũng rất khác nhau.
+ Tại Nhật Bản, những cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á
cũng được tổ chức, với những ý kiến cũng rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng,
phương thức sản xuất châu Á là một giai đoạn của chế độ Cộng sản nguyên
thuỷ. Có quan điểm cho rằng phương thức sản xuất châu Á là thời kì quá độ
từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Cũng có quan điểm lại cho
phương thức sản xuất châu Á là hình thái đầu tiên của xã hội có giai cấp, có
trước chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình kiểu Hy Lạp. Quan điểm tiếp theo lại
xem phương thức sản xuất châu Á là một dạng châu Á của chế độ chiếm hữu
nô lệ. Hoặc cho phương thức sản xuất châu Á là sự hỗn hợp của chế độ nô lệ
và chế độ nông nô.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×