Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phòng ngừa bệnh tiểu đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.66 KB, 5 trang )

Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Có một thực trạng là số lượng người bị đái tháo đường trên thế giới đang
gia tăng với tốc độ đáng ngại, họ phải đối mặt với tình trạng chung sống cả đời với
thuốc và kiểm soát lượng đường trong máu, rất dễ biến chứng nhưng nguy hiểm
hơn là có tới 65% số bệnh nhân còn chưa biết mình mắc bệnh. Tuy vậy, chúng ta
hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này với quá trình hình thành những thói
quen tốt.

Giảm trọng lượng. Chỉ cần giảm được 5% số cân nặng, cho dù là ở những
người béo phì cũng có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường tới 70%. Trung bình giảm
được 2-3 kg là tránh được nguy cơ một cách đáng kể. Vì thế, hãy kiểm soát lượng
tiêu thụ calo mỗi ngày và nên có chế độ ăn uống để có thể giảm cân một chút cũng
được.
Đi bộ càng nhiều càng tốt, nếu không có tác dụng giảm cân thì cũng làm
cho bạn khỏe hơn. Các nhà khoa học ở Phần Lan đã chứng minh, những ai tập
luyện khoảng 4 tiếng một tuần, trung bình 35 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ
bị đái tháo đường tới 80%. Tại sao đi bộ lại có tác dụng kỳ diệu đến vậy, nguyên
nhân là vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách
tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin giúp vận chuyển đường
máu vào tế bào, địa chỉ cần đến để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, nếu không
nó sẽ quẩn quanh trong mạch máu, bám dính vào thành mạch máu dần dần sẽ sinh
ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý. Bắt đầu ngày mới với yoga, tập
thiền hay đi bộ. Trước khi bắt tay vào hoạt động nào đó như trả lời điện thoại, khởi
động xe, cho con ăn, hãy hít sâu và thở ra thật chậm 3 lần. Chủ nhật, hãy dành trọn
ngày để nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình, tránh dành cả ngày vào những việc lặt vặt
như mua sắm, làm thêm hay dọn dẹp nhà cửa…
Ngủ ngon cũng là cách ngăn ngừa đái tháo đường. Một nghiên cứu của Đại
học Yale, Mỹ đối với 1.709 nam giới phát hiện những ai thường chợp mắt chưa
đầy 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần bình thường. Khi mất
ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ tác động tới hormone kiểm soát lượng


đường huyết. Để ngủ ngon, tránh uống cà phê buổi tối, xem tivi quá khuya và hãy
gác công việc lại.



Xây dựng mối quan hệ tốt và tránh căng thẳng. Bệnh tiểu đường thường tấn
công phụ nữ sống độc thân với tỷ lệ cao hơn 2,5 lần so với những người sống cùng
bạn đời hay con cái. Điều này xuất phát từ vai trò của tình trạng hôn nhân - gia
đình đối với quá trình rối loạn khả năng chuyển hóa glucose dẫn tới đái tháo
đường. Riêng tình trạng căng thẳng mạn tính sẽ làm cho lượng đường huyết tăng
đột ngột. Khi bị stress, cơ thể sẽ có phản ứng tức thì, thể hiện ở chỗ tim đập nhanh
hơn, nhịp thở nhanh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin,
đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao. Vì thế, tránh căng thẳng
là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ ăn lý tưởng: Tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia,
cà phê. Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho thấy, những người bị
đái tháo đường type 2 và những người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường
huyết thấp hơn nếu họ dùng khoảng 2 thìa giấm trước khi ăn bữa chính. Lý do là
giấm chứa axit axetic có thể khử một số enzym tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá
trình hấp thu carbohydrate. Vì thế, món rau trộn ít dầu và giấm rất có lợi cho sức
khỏe, là món ăn lý tưởng để khai vị. Ngoài ra, cần cân nhắc món thịt đỏ và thức ăn
qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói bởi hàm lượng cholesterol trong các loại
thực phẩm này có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nếu có thể,
năng sử dụng món ăn có hương vị quế, bởi các nhà khoa học Đức đã chứng minh
quế rất có tác dụng kiểm soát đường huyết.
Một xét nghiệm máu đơn giản về đường huyết sẽ giúp con người ta biết
được những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, từ đó có những thay đổi về chế độ
ăn uống và tập luyện hợp lý. Những đối tượng nào nên thử đường huyết: Người
trên 45 tuổi, với độ tuổi thấp hơn nhưng có nguy cơ đáng ngờ như béo phì, tiền sử
gia đình, huyết áp và cholesterol trong máu cao. Bình thường, mỗi xét nghiệm

cách nhau khoảng 3 năm, nếu ở giai đoạn tiền đái tháo đường, khoảng cách giữa
mỗi xét nghiệm có thể gần hơn, từ 1-2 năm.

×