Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng vitamin A kéo dài có hại không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.33 KB, 5 trang )

Dùng vitamin A kéo dài có hại không?

Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với
cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường, cần thiết cho sức
khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mặt luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu
thần kinh trong võng mạc, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường
của phôi thai và thai nhi, cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng
lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai
Vitamin A có rất nhiều trong gan, cá, thịt, sữa, trứng trong các loài thực
vật như gấc, cà rốt, cà chua, rau xanh Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nếu
như sử dụng không đúng cách, chúng ta sẽ gặp phải những tác dụng bất lợi của
vitamin A mà điển hình là tình trạng ngộ độc cấp hoặc mạn.
Ngộ độc cấp: Khi dùng liều cao, người lớn > 1.500.000UI/ngày, trẻ em >
300.000UI/ngày, thường xuất hiện sau khi uống thuốc 4 - 6 giờ, biểu hiện hoa mắt
chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, tiêu chảy, co giật, mê sảng.
Ngộ độc mạn: Khi dùng liều trên 100.000UI/ngày trong 10 - 15 ngày, biểu
hiện mệt mỏi, kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to, da đổi màu, nứt nẻ, rụng
tóc chảy máu, tăng calci, phù nề, trẻ em có thể tăng áp lực nội sọ, ù tai ngừng phát
triển xương dài phụ nữ có thai dùng kéo dài sẽ gây quái thai.
Đáng lưu tâm nhất là khả năng gây ngộ độc cho gan. Uống vitamin A quá
nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc gan phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ
gan. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (> 25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ
độc mạn tính và tổn thương gan. Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000 -
40.000 đơn vị/ngày trong một năm, nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng
vài tháng. Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng.
Tóm lại, dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, song chúng ta cũng
không nên lạm dụng nó, tốt nhất trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác
sĩ.
Khi nào cần phối hợp kháng sinh?




Hiện nay với sự xuất hiện của các kháng sinh có hoạt tính cao, phổ tác dụng
rộng nên đối với nhiễm khuẩn nhẹ và vừa thì không cần thiết phải phối hợp các
thuốc kháng sinh với nhau trong điều trị.

Tuy nhiên trong những trường hợp: bệnh nhân nhập viện với tình trạng
bệnh nặng mà không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm vi sinh được; bệnh nhân bị
nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện (viêm phổi, nhiễm khuẩn máu sau mổ, những
trường hợp này thường gặp những chủng vi khuẩn có tính kháng thuốc cao) hoặc
các nhiễm khuẩn hỗn hợp cần phải phối hợp kháng sinh nhằm nới rộng phổ tác
dụng.

Việc phối hợp kháng sinh còn có tác dụng làm tăng hoạt lực của thuốc để
đối phó với những trường hợp gặp vi khuẩn có độ kháng thuốc cao, thường được
áp dụng khi điều trị cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS, sau
ghép cơ quan phải dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài để làm tăng tốc độ diệt
khuẩn hoặc với nhiễm khuẩn nặng ở các vị trí khó thấm kháng sinh như viêm
màng não, viêm xương, viêm màng trong tim

Để làm giảm sự xuất hiện kháng thuốc của vi khuẩn người ta cũng sử dụng
phương pháp phối hợp này. Chẳng hạn như trong điều trị lao, trong giai đoạn tấn
công các phác đồ điều trị đều gồm từ 3 thứ thuốc trở lên.

Như vậy, việc phối hợp kháng sinh trong điều trị chỉ nên làm khi tiên lượng
cho thấy khả năng dùng kháng sinh đơn độc không đủ hiệu quả chữa bệnh. Không
nên phối hợp tràn lan vì dễ gặp tương tác bất lợi do đối kháng về cơ chế tác dụng
hoặc tăng độc tính khi sử dụng các kháng sinh có độc tính trên cùng một cơ quan
sẽ lợi bất cập hại.


×