Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dựng nước sau trận đại hồng thủy doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.71 KB, 5 trang )

Dựng nước sau trận đại hồng thủy



Đền tưởng niệm vua Hùng ở Công viên văn hóa Suối Tiên Q.9, TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ngày nay Giỗ tổ Hùng Vương đã chính thức thành ngày Quốc giỗ. Dù còn nhiều ý
kiến khác nhau trong giới nghiên cứu, nhưng trong tâm trí người Việt Nam nước ta
vẫn là nước có 4.000 năm văn hiến. Những phát hiện mới nhất về cổ địa chất mà
chúng tôi giới thiệu sau đây là tư liệu quý giá để hình dung rõ hơn về diện mạo đất
nước thời các vua Hùng.
Kỳ 1: Điều gì xảy ra khi “đùng một cái” biển dâng 5 mét rưỡi?

Khi đem quân đánh Tống để ngăn chặn mưu đồ xâm lược, Lê Hoàn đã cho lập Ngọc phả
Hùng Vương. Đó là bản Ngọc phả xưa nhất mà truyền bản hiện nay còn lưu giữ. Trước
đó, Đinh Tiên Hoàng đã cho xây Đền Hùng chính tại nơi đóng đô của các vua Hùng
(được ghi trong Ngọc phả). Điều lạ lùng là trải qua những biến cố lịch sử, Ngọc phả nhà
Lý, Ngọc phả nhà Trần, cả Ngọc phả nhà Lê cũng thất lạc, nhưng Ngọc phả Hùng Vương
thì vẫn còn. Phải chăng những gì thuộc về hồn thiêng sông núi đều là những thứ không
thể hủy diệt được, không thể mất đi được?


Sơ đồ cổ địa lý đồng bằng Bắc Bộ trước biển tiến đột biến cách nay
4115 năm
Hoàng Ngọc Kỷ, 2008


Sơ đồ cổ địa lý sau giai đoạn biển tiến đột biến khi mực nước biển ở +3,5m và ổn định đến tại 1.015
năm, diện tích đồng bằng chỉ còn 1/4 so với trước đó và bằng 1/10 so với hiện nay
Hoàng Ngọc Kỷ, 2008



Về sử liệu, cuốn sử xưa nhất được biết đến (nhưng đã thất truyền) là cuốn Đại Việt sử ký
của Lê Văn Hưu viết thời nhà Trần, không ghi thời Hùng Vương. Nhưng cuốn Đại Việt
sử lược
(còn gọi là Việt sử lược), cũng là cuốn sử xưa nhất viết thời nhà Trần (cuốn này
cũng thất lạc, nhưng được khắc in ở Trung Quốc thời nhà Thanh, nên chúng ta may mắn
còn truyền bản) lại có ghi thời Hùng Vương, tuy ghi một cách sơ sài. Đến thời Lê, thời
Hùng Vương được chính thức ghi thành một Kỷ trong Đại Việt sử ký toàn thư: Kỷ Hồng
Bàng.
Ngô Sỹ Liên đã kết hợp những sử liệu từ Trung Quốc (chủ yếu trong Tiền Hán thư) và
câu chuyện trong cuốn huyền sử viết vào cuối thời Trần: cuốn Lĩnh Nam chích quái. Lấy
nguồn từ Lĩnh Nam chích quái, Ngô Sỹ Liên có đối chiếu với những gì có thể đối chiếu
được, vì vậy trong Kỷ Hồng Bàng ông có xác định niên đại rõ ràng. Vả lại thời kỳ đầu
dựng nước là thời kỳ không thể không có trong lịch sử, vấn đề là diện mạo của nó như
thế nào mà thôi. Việc chính thức đưa Hùng Vương vào sử sách chắc chắn là do chỉ đạo
của vua Lê Thánh Tông, vì việc đó thực hiện cùng lúc với việc nhà vua anh minh này cho
lập Ngọc phả Hùng Vương và tuyên bố “một tấc đất của cha ông cũng không để mất”.
Hơn nữa Lê Thánh Tông chủ trương viết quốc sử trong hoàn cảnh sử liệu bị mất mát
nghiêm trọng do mưu đồ tận diệt văn hóa dân tộc của thế lực phương bắc mỗi lần xâm
lược nước ta, nên ông đã đề nghị tập hợp tất cả các nguồn tài liệu có thể tập hợp được, kể
cả dã sử. Mọi thứ đều được ghi lại để đời sau tiếp tục đối chiếu, thẩm định, điều này có
ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Từ đó đến nay nhiều tài liệu về thời Hùng Vương không ngừng được bổ sung. Đặc biệt từ
cuối thập kỷ 60 và thập kỷ 70 của thế kỷ trước, giữa lúc người Mỹ đem bom dội xuống
miền Bắc và tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, bên cạnh sự đáp trả bằng vũ khí
của chính nghĩa, một chiến dịch khám phá thời kỳ Hùng Vương quy mô lớn nhất trong
lịch sử đã được tiến hành do đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo. Kết quả của
cuộc khám phá này, nhất là kết quả của khảo cổ học, từ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn..., không những chứng minh thời kỳ này là có thật mà còn
phát hiện biết bao nhiêu điều kỳ thú của văn minh dân tộc. Đó là một sự đáp trả bằng văn
hóa.

Truyền thuyết và sử liệu ít ỏi đã được bổ sung bằng những sự thật nằm trong lòng đất.
Nhưng những gì tìm kiếm được mới chỉ cho phép phác thảo một diện mạo ban đầu cộng
với rất nhiều tranh luận. Những bí ẩn của thời kỳ Hùng Vương kéo dài trên dưới 2.000
năm trước Công nguyên đang và sẽ là cảm hứng thu hút các sử gia và các nhà khoa học
hiện nay và nhiều thế hệ sau này nữa.
Hai năm trước, khi đọc loạt bài viết liên quan đến thời Hùng Vương đăng trên Báo Thanh
Niên, một nhà địa chất học - tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ có gửi thư đến tòa soạn cho biết ông
sẽ cung cấp những tài liệu về cổ địa lý để góp phần nghiên cứu thời Hùng Vương. Chúng
tôi đã đọc kỹ những tài liệu của ông, đã nhiều lần trao đổi với ông và càng tìm hiểu càng
thấy thú vị.
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Kỷ, thời kỳ địa chất Đệ Tứ (khoảng 2 - 2,5 triệu năm
trước đến ngày nay) Việt Nam có 4 lần biển thoái và 4 lần biển tiến, hình thành 8 tầng
trầm tích nguồn gốc lục địa và biển đan xen chuyển tiếp với nhau.
Những khảo sát địa chất cũng cho thấy trong 4 lần biển tiến thì lần thứ 3 là biển tiến đột
biến. Độ cao và niên đại của đợt biển tiến này có thể đo được.
Thời điểm biển tiến đột biến có niên đại đo được là 4115 năm cách ngày nay (có sai số ±
50 năm). Nước biển dâng với biên độ 5,5 mét. Do mực nước giai đoạn cuối của thời kỳ
biển thoái trước đó là - 2 mét (âm 2 mét) so với mặt nước biển hiện nay, nên mực nước
do biển tiến đột biến thời kỳ này dâng lên 3,5 mét so với mặt nước biển hiện nay. Mực
nước này duy trì ổn định kéo dài một khoảng thời gian là 1.015 năm, đến cách đây 3100
năm biển mới bắt đầu thoái.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên vô cùng thú vị: Đây chính là thời kỳ ra đời Nhà nước Hùng
Vương, là khởi đầu của một nền văn minh mà chúng ta tự hào gọi là lịch sử 4.000 năm
văn hiến.
Nhưng điều gì đã xảy ra khi “đùng một cái” nước biển dâng lên 5,5 mét và điều gì đã xảy
ra khi mực nước cứ “ở lỳ” tại đó hơn 1.000 năm?
Trước hết, hãy nhìn hai tấm sơ đồ địa lý đồng bằng Bắc bộ thời đó trước và sau khi biển
tiến: Diện tích đất đai sau khi biển tiến chỉ còn bằng 1/4 so với thời kỳ trước đó và chỉ
bằng khoảng 1/10 so với diện tích hiện nay. Và chúng ta hãy hình dung: Cả một vùng đất
đai màu mỡ rộng lớn bây giờ gồm Hải Dương, Hưng Yên, Hà Đông, Hà Nội, một phần

của Bắc Ninh... đã chìm trong nước biển. Những nơi trước đây là gò đồi thì biến thành
hàng trăm đảo nhỏ nằm giữa một vùng vịnh nông nhưng rộng lớn bằng 90% diện tích đất
đai bây giờ. Cha ông ta đã phải sống như thế nào, đã phải thích nghi như thế nào với một
cơn đại hồng thủy thực sự như vậy? (Còn tiếp)
Hoàng Hải Vân

×