Các chứng đau bụng cần phẫu thuật ở trẻ
Khi trẻ bị lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử
nếu không phát hiện sớm để mổ kịp thời thì trẻ rất dễ
tử vong. Triệu chứng chung của các bệnh này là đau
bụng dữ dội.
Đau bụng ở trẻ có thể là biểu hiện của các bệnh sau:
Lồng ruột cấp tính ở trẻ em còn bú: Thường gặp ở các cháu
trai bụ bẫm, hay mắc nhất là khoảng 3-7 tháng tuổi, vào lúc
trở trời, nhất là lúc trở gió mùa đông bắc. Biểu hiện: Trẻ
đột nhiên ưỡn người khóc thét, bỏ bú, người tái nhợt, nôn
Trẻ khóc thét khi
bị lồng ruột.
dữ dội và khoảng vài giờ sau đại tiện ra máu, mũi nhầy
hoặc như bã trầu. Nếu được đưa đến viện sớm thì việc bơm
hơi tháo lồng sẽ cho kết quả tốt. Sự chậm trễ có thể gây
hoại tử ruột, phải mổ cắt ruột và việc hồi sức sau mổ sẽ gặp
nhiều khó khăn.
Viêm ruột thừa cấp tính: Có thể gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi.
Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên. Nếu hỏi đau ở đâu, trẻ
thường chỉ vào vùng rốn; nhưng khám bụng thấy có phản
ứng đau ở hố chậu phải. Trẻ mệt mỏi, không chịu chơi như
thường lệ, có sốt nhưng không cao lắm (khoảng trên dưới
38 độ C); buồn nôn hoặc nôn. Nếu không mổ sớm, ruột
thừa bị mưng mủ hoặc hoại tử, vỡ ra và gây viêm phúc
mạc, có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc
nặng. Do đó, khi có biểu hiện trên, phải đưa trẻ đến cơ sở y
tế để khám kỹ, tuyệt đối không dùng kháng sinh hay giảm
đau vì sẽ làm lu mờ các biểu hiện bệnh.
Viêm ruột hoại tử: Thường hay xảy ra ở các cháu bé nông
thôn, lứa tuổi 13-15, hay gặp nhất là 6-9 tuổi. Ngay trước
khi bị bệnh, trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Bệnh thường
phát sinh sau một bữa cỗ (do ăn quá nhiều) hoặc sau khi ăn
nhiều lạc sống, khoai lang sống. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau
bụng dữ dội, nôn ra mật xanh mật vàng, có khi nôn ra giun,
bụng chướng to và đi đại tiện ra máu, mùi thối khẳn. Trẻ
vật vã, mặt nhợt nhạt, hốc hác, đầu chi lạnh và thâm tím
Phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
- Biến chứng do giun: Viêm ruột thừa do giun đũa thường
xảy ra sau khi tẩy giun bằng thuốc quả núi, biểu hiện giống
như viêm ruột thừa thông thường. Nếu không mổ kịp thời,
giun sẽ làm thủng ruột thừa, đi vào ổ bụng gây viêm phúc
mạc rất nặng. Giun cũng có thể gây tai biến tắc ruột; biểu
hiện như tắc ruột thông thường nhưng khi khám bụng trẻ,
có thể sờ thấy búi giun chặt như bó đũa.
Áp xe gan do giun thường gặp ở trẻ 18 tháng đến 3-4 tuổi.
Biểu hiện là sốt kéo dài, thường sốt về chiều, thiếu máu,
suy dinh dưỡng, gan to và đau. Thường thì trước đó 2 tuần
đến 1 tháng, trẻ ốm liên tục mà khởi đầu là đau bụng lăn
lộn, chổng mông, nôn ra giun, đau suốt ngày đêm và khi
đau giảm thì bắt đầu sốt cao.