Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sử dụng salbutamol trị bệnh hen doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.93 KB, 5 trang )

Sử dụng salbutamol trị bệnh hen

Không tự ý sử dụng thuốc.
Salbutamol vẫn còn được dùng khá phổ biến trong điều trị hen, nhưng
cần chọn và dùng đúng mới có hiệu quả an toàn. Salbutamol là thuốc kích
thích chọn lọc các thụ thể beta - 2 (ở cơ trơn phế quản ) làm giãn phế quản,
nên dùng chữa hen nhưng hiệu lực thay đổi theo phương pháp dùng dưới
dạng:
Dạng uống: Thuốc đi qua gan rồi vào máu, nồng độ đỉnh trong máu đạt
được sau 2 - 3 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc uống chuyển thành dạng không có
hoạt tính. Sinh khả dụng tuỵệt đối chỉ còn khoảng 40%. Khởi phát chậm, hiệu lực
không mạnh, chỉ có thể dùng cắt cơn hen nhẹ.

Dạng tiêm tĩnh mạch: Thuốc đi thẳng vào máu, đạt được nồng độ cao ngay
trong máu. Phần lớn ở dưới dạng có hoạt tính. Sinh khả dụng tuyệt đối cao hơn
dạng uống. Khởi phát hiệu lực nhanh, mạnh dùng cắt cơn hen nặng.

Dạng hít: Dùng liều thấp, tuy nồng độ thuốc trong máu thấp, đạt nồng độ
đỉnh sau 2 - 4 giờ, nhưng do thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn phế quản nên
khởi phát hiệu lực sớm (chỉ sau 2 - 3 phút, tối đa 15 phút), kéo dài tới 3 - 4 giờ. Là
thuốc chủ lực dùng cắt cơn hen nặng.


Điều trị cho bệnh nhân hen

Cách chọn lựa và cách dung

Trên thị trường hiện có các loại thuốc cắt cơn hen (dạng salbutamol hít như
albuterol, ventolin) và dự phòng hen (dạng hít fluticason, seretite, symbycort). Cần
tham khảo và tuân thủ các ý kiến thầy thuốc, chọn thuốc thích hợp.


Salbutamol hít là thuốc có hiệu lực nhanh mạnh, người hen cần có sẵn để
cắt cơn hen.

Còn nếu cần dự phòng (kiểm soát hen) thì nên dùng coticoid dạng hít
(fluticason budenosid ), hay chế phẩm phối hợp corticoid với chất chủ vận beta -
2 (seretite symbycort).

Tuy nhiên, trong thực tế, hiện nay các bệnh nhân hen vẫn dùng thuốc viên
salbutamol để cắt cơn hen và dự phòng hen, thường dùng không đúng, nên dễ gây
tai biến. Không được dùng salbutamol tuỳ tiện không có chỉ định của bác sĩ.

Mỗi người có tình trạng bệnh khác nhau, ngay trên cùng một người, thì
từng thời kỳ diễn tiến cũng khác nhau.

Khi dùng với liều cũ mà thuốc không có hiệu quả thì có thể thuốc đã bị
nhờn hay bệnh đã chuyển sang nặng.

Cần khám (theo dõi chức năng hô hấp) để thầy thuốc định liều thích hợp
hay đổi thuốc, người bệnh không nên tự ý tăng mãi liều vì sẽ dê vượt quá liều, gây
độc.

×