Hướng mới điều trị bệnh đái tháo
đường týp 1 (Kỳ II)
Sơ đồ ghép tế bào tiểu đảo của tụy điều trị ĐTĐ týp I.
Kỳ II: Hướng điều trị mới
Ghép tụy
Các nghiên cứu cấy ghép tụy nhân tạo kết hợp với dùng thuốc ức chế miễn
dịch cho BN ĐTĐ týp 1 đem lại kết quả rất khả quan. Tuy nhiên có nhiều thách
thức khi áp dụng phương pháp này vào thực hành lâm sàng mà thách thức lớn nhất
là thiếu nguồn cho tiểu đảo tụy. Để khắc phục thì có 2 hướng, thứ nhất là sử dụng
tế bào nguồn đa dòng để cấy ghép mà không cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch
lâu dài để ngăn ngừa loại thải mảnh ghép; thứ 2 là cấy ghép dị loài từ insulin của
lợn nhưng bị trở ngại bởi nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Tụy nhân tạo: Về nguyên lý, tụy nhân tạo là một hệ thống được cấy vào
trong cơ thể có khả năng đo đường máu liên tục và trên cơ sở đó sẽ hoạt hóa một
bơm cơ học để phân phối insulin trực tiếp cho gan. Đây thực sự là một phương
pháp cung cấp insulin rất sinh lý và có khả năng ứng dụng cao. Tuy nhiên trong
thời gian tới vẫn cần có sự cải tiến nhiều nữa thì mới mong có được những thiết bị
này.
Bơm insulin: Đây là một hệ thống có độ chính xác rất cao, có một đầu kim
được đặt ở dưới da và bơm insulin liên tục theo chế độ đặt sẵn. Hiện nay một số
bơm dạng này đã được sử dụng trong điều trị một số BN ĐTĐ ở Mỹ và châu Âu.
Lưu ý là chỉ nên sử dụng thiết bị này cho những BN được huấn luyện kỹ và dưới
sự giám sát chặt của các nhân viên y tế.
Dụng cụ đo đường máu không cần chích máu: Có tới hơn 90% các BN
ĐTĐ không muốn thử đường máu mao mạch hằng ngày do sợ đau. Vì thế đo
đường máu không cần chích máu là ước mơ của cả thầy thuốc và người bệnh. Đã
có một bước tiến dài trong việc phát minh một đầu dò (sensor) có độ chính xác và
nhạy, cho phép đo đường máu liên tục mà không cần chích máu, có khả năng lưu
giữ số liệu và khả năng cảnh báo hạ đường máu. Phát minh này hỗ trợ rất nhiều
cho kiểm soát tốt đường máu và làm giảm nguy cơ bị hạ đường máu, nhất là hạ
đường máu không có triệu chứng.
Kiểm soát đường máu quanh và sau bữa ăn: Muốn hạn chế biến chứng
ĐTĐ thì phải kiểm soát tốt không những đường máu lúc đói mà cả đường máu
quanh và sau bữa ăn bằng cách sử dụng insulin nhanh trước bữa ăn (lispro, aspart,
glulisine và có thể cả insulin hít nữa). Dạng đồng phân của amylin là pramlintide,
dùng vào trước bữa ăn và kết hợp với insulin đã được chứng minh có tác dụng làm
giảm đường máu sau ăn, giảm HbA1C, giảm cân nặng và giảm liều insulin ở cả
BN ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2, có thể sắp được đưa ra thị trường. Tuy nhiên có một
hạn chế là thuốc chỉ có dạng tiêm và lại không thể trộn lẫn với insulin nên phải
tiêm nhiều lần.
Điều trị làm giảm sự phá hủy tế bào beta do nguyên nhân tự miễn: Một số
phương pháp điều trị bằng cách sử dụng kháng nguyên được cho là có vai trò
trong quá trình tự miễn phá hủy tế bào beta gây bệnh ĐTĐ týp 1 bao gồm các
mảnh của chuỗi insulin B, GAD64, và protein shock nhiệt (heat-shock protein)
đang được thử nghiệm trên lâm sàng. Ngoài ra có nhiều nghiên cứu khác nhằm tìm
ra các đích miễn dịch khác ở người và động vật bị ĐTĐ týp 1. Ví dụ nghiên cứu
trên chuột NOD bị ĐTĐ thấy những phương pháp này có thể ngăn ngừa tiến triển
của viêm các tiểu đảo tiết insulin và phòng ngừa được ĐTĐ týp 1. Tuy nhiên hiệu
quả ở trên người thì còn phải nghiên cứu thêm.
Các phương pháp tái tạo và kích thích tế bào beta phát triển và ức chế tế
bào beta chết theo chương trình. Dựa trên đặc tính sinh học của tế bào beta, người
ta đã thử nghiệm và phát hiện nhiều yếu tố có khả năng kích thích sự phát triển
của các tiểu đảo tụy như GLP-1, exendin-4, IGF-1, nitric oxide, và các yếu tố
chuyển dạng tế bào beta như yếu tố chuyển dạng tụy - tá tràng 1 (PDX-1)... ở động
vật trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, người ta chưa rõ tính đặc hiệu của các tác
nhân này. Bắt buộc phải điều trị kèm bằng các thuốc ức chế miễn dịch để phòng
ngừa các tế bào beta mới được tái tạo bị phá hủy. Điều lý thú là hướng điều trị này
có thể có
hiệu quả ở
cả các BN
ĐTĐ týp 2.
Các
thuốc
insulin
không
dùng
đường
tiêm:
Insulin B làm giảm quá trình hủy tế bào beta gây bệnh ĐTĐ
týp I.
Insulin dạng hít: Insulin hít là 1 dạng thuốc thay thế insulin tiêm đang tiến
gần đến hiện thực nhất. Gần đây, pha III của một thử nghiệm lâm sàng đã chứng
minh rằng hít insulin trước các bữa ăn có thể đạt hiệu quả giống như tiêm insulin
nhanh. Do thuốc insulin hít có thời gian tác dụng ngắn nên vẫn phải dùng phối hợp
với các dạng insulin tiêm tác dụng chậm hoặc bán chậm để bảo đảm được nồng độ
insulin nền và khả năng kiểm soát tốt đường máu suốt 24 giờ. Tuy nhiên, một lợi
điểm không thể chối cãi của insulin hít là BN cảm thấy chất lượng cuộc sống tốt
hơn, và họ hài lòng hơn với điều trị. Mặc dù cả các nhà nghiên cứu và BN đang
mong đợi dạng thuốc này nhưng có lẽ cần có những nghiên cứu lớn hơn và lâu dài
để xác định mức độ an toàn và hậu quả lâu dài của thuốc lên phổi cũng như tăng
khả năng hấp thu thuốc vào máu, kỹ thuật tạo dạng sương mù, và quan trọng nhất
là mức độ an toàn của phổi khi dùng thuốc trong thời gian dài.
Insulin tấm dán: Nguyên lý giống như tấm dán nicotin dùng trong cai
nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, các phân tử nicotine có kích thước bé nên có thể được
hấp thu dễ dàng qua da còn phân tử insulin to hơn nên không dễ được hấp thu. Để
khắc phục trở ngại này, các nhà nghiên cứu đã cố gắng phát triển các phương pháp
giúp insulin ngấm qua da tốt hơn như sử dụng siêu âm hoặc dòng điện, hoặc hóa
chất để đưa insulin đi qua da.
Insulin viên: Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu dạng thuốc insulin
uống bằng cách kết hợp công nghệ sản xuất thuốc uống thông thường với công
nghệ tấm dán, sản phẩm là các tấm dán nhưng không phải ở ngoài da mà ở trong