Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu GAI CỘT SỐNG, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, ÐAU THẦN KINH TỌA HAY THOÁT VỊ ÐĨA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.79 KB, 3 trang )

GAI CỘT SỐNG, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, ÐAU THẦN KINH
TỌA HAY THOÁT VỊ ÐĨA ÐỆM?

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Những tên bệnh như trên đôi khi làm bạn bối rối và tự hỏi: Rốt cuộc
thì mình bị bệnh gì? Có người hoảng sợ nghĩ rằng mình bị nhiều
bệnh quá, người khác lại cho rằng chẳng qua đó là những cách gọi
khác nhau của một bệnh.
Khi bạn bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân thì thường là bị
đau thần kinh tọa (ÐTKT). Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh
ngồi) là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thần kinh của
vùng thắt lưng hợp thành và sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi
xuống chân. ÐTKT thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây
ra, thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ Tuy nhiên, còn có thể do
nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm
đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa
Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể, giúp ta có thể cúi, ngửa hoặc
vặn mình, cột sống cần phải uốn cong được, chính vì vậy mà nó không
phải một khúc xương dài như ở tay chân mà là một cột được tạo ra bởi
các đốt sống xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt sống là đĩa đệm. Ðĩa đệm
có hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là chất
nhầy, gần giống như tròng trắng trứng gọi là nhân nhầy. Khi bao xơ bị
rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là
khối thoát vị. Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện
tượng như đau, tê, yếu liệt Khi thoát vị ở vùng thắt lưng, các rễ tạo
thành thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra ÐTKT. Còn khi thoát vị nằm ở
vùng cổ thì có thể gây đau cổ, vai, hoặc gây ra đau, tê, yếu liệt tay chân.
Nếu thoát vị ở vùng ngực, chứng đau thần kinh liên sườn là triệu chứng
có thể gặp. Các đĩa đệm ở vùng cổ và vùng thắt lưng hay bị thoát vị
nhất.
Thế nào là "gai" cột sống?


Khi khối thoát vị lồi ra, sẽ kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày
xương sẽ mọc ra theo, tạo thành những vành xương mà trên phim X-
quang ta nhìn thấy như những cái gai nên gọi là "gai" cột sống. Nếu khối
thoát vị đĩa đệm gây đau tê hay yếu liệt, khi đi khám bệnh, các bác sĩ sẽ
giải quyết nó trước khi "gai" hình thành. Các khối thoát vị không gây
triệu chứng gì (thường thì do chúng không gây chèn ép vào thần kinh)
nên mới có đủ thời gian để tạo ra những cái "gai". Vì vậy bạn chớ vội lo
sợ khi biết mình có "gai" cột sống. Chỉ có rất ít những "gai" cần phải
"nhổ" bỏ. Ngoài ra, mấu gai là tên gọi một bộ phận của cột sống, không
liên quan gì đến loại "gai" mà chúng ta đang nói đến.
Tại sao các nhân nhầy lại có thể thoát ra ngoài bao xơ thành khối
thoát vị?
Ðấy là do quá trình thoái hóa gây nên. Thoái hóa nói cho cùng là sự già
đi của cơ thể con người. Ðây là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Khi ta
mới biết đi thì đĩa đệm đã bắt đầu thoái hóa, càng lớn tuổi quá trình
thoái hóa diễn ra càng nhanh. Không chỉ riêng đĩa đệm mới bị thoái hóa
mà nhiều bộ phận trong cơ thể cũng vậy. Bao xơ của đĩa đệm bị thoái
hóa trở nên dòn chứ không còn dai, chắc nữa, và thế là nó bị nứt ra, mở
đường cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Thoái hóa có vai trò quan
trọng nhất trong việc gây ra các thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên những yếu tố
khác như viêm khớp, làm việc nặng, chấn thương cũng làm cho bao xơ
yếu đi và nứt nẻ. Ngoài ra, thoái hóa còn có thể làm các bộ phận khác
của cột sống trở nên sần sùi, phình to ra và chèn vào các rễ thần kinh,
giống như các khối thoát vị của đĩa đệm, hoặc chèn vào những bộ phận
khác của cột sống gây đau lưng, đau cổ.
Như vậy, thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ
đó sinh ra "gai" cột sống, ÐTKT. Thoái hóa cột sống còn có thể gây đau
lưng, đau cổ hoặc ÐTKT mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài
ra, nó còn là nguyên nhân của một số bệnh khác, được gọi chung là bệnh
lý thoái hóa của cột sống. Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên

nhân chính gây ÐTKT. Còn nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ thì bạn thường
được chẩn đoán "hội chứng cổ - vai - tay" hoặc điều gì đó tương tự.
Nhìn chung, mỗi tên gọi đều có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên hiện
nay việc sử dụng những tên gọi này còn chưa thống nhất nên làm bối rối
cho không ít người.?

×