Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Rối loạn thường gặp ở hệ tiêu hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.85 KB, 6 trang )

Rối loạn thường gặp ở hệ tiêu hóa
Ống tiêu hóa kéo dài từ thực quản, qua dạ dày, đến ruột non, đại tràng
và cuối cùng là trực tràng - hậu môn; cấu tạo bởi hệ thống cơ vòng - cơ dọc
hết sức phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố đan xen bao gồm hệ thống
thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại vi, các đám rối thần kinh, nồng độ
các loại hormon bảo đảm cho một quá trình khép kín từ hấp thu, tiêu hóa,
thải trừ. Đây là một loại tổn thương bệnh lý mới được phát hiện, chiếm tỷ lệ
cao, có đến hơn 30% dân chúng bị rối loạn này.
Rối loạn vận động của thực quản
Các rối loạn thường gặp nhất là co thắt thực quản lan tỏa, co thắt tâm vị và
trào ngược dạ dày - thực quản.
Co thắt tâm vị: Nguyên nhân do cơ thực quản không giãn ra được. Giai
đoạn sớm có thể đau rất nhiều khi nuốt thức ăn hoặc có biểu hiện khó nuốt. Khi
bệnh đã tiến triển, thực quản dần dần nở ra sẽ giảm đau nhưng khó nuốt gia tăng.
Điều trị chủ yếu là sử dụng các ống nong hoặc phẫu thuật cắt cơ vòng thực; những
thuốc có tác dụng làm giãn đoạn dưới cơ thực quản chỉ được sử dụng trong giai
đoạn sớm
Co thắt thực quản lan tỏa: Co thắt thực quản lan tỏa cũng gây đau ngực
nhưng ít hơn co thắt tâm vị. Ở đây do mất sự phối hợp vận động của cơ, do đó chỉ
có nhu động của lớp cơ đoạn dưới thực quản. Điều trị bằng các thuốc làm giảm cơ
vòng thực quản.
Trào ngược dạ dày - thực quản: Nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa rõ,
tuy vậy người ta nói nhiều tới vai trò của cơ thắt thực quản dưới. Các tác nhân làm
yếu hoặc gây giãn cơ góp phần gây ra bệnh trào ngược dạ dày - thực quản như:
uống rượu, hút thuốc; thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sôcôla; các tình trạng
bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, ở phụ nữ có thai, thoát vị hoành Bệnh nhân
thấy nóng rát từ vùng thượng vị, lan ngược lên phía sau xương ức, có khi lên tận
cổ họng; tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước. Ngoài
các triệu chứng trên có thể gặp các triệu chứng như nuốt đau, nôn, ợ hơi; khàn
tiếng, đau họng, ho; tăng tiết nước bọt; hen phế quản Hiện nay điều trị với thuốc
ức chế bơm proton khá hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc duy trì chế độ


ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào
ngược dạ dày - thực quản.


Polyp ruột gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

Rối loạn vận động dạ dày
Chủ yếu là biểu hiện của chậm tiêu cơ năng: Bệnh cảnh lâm sàng chính là
cảm giác đau và khó chịu vùng bụng nhất là vùng thượng vị sau ăn bao gồm rất
nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu, nóng ran, đau tức hoặc cảm giác
căng tức, cảm giác mau no, buồn nôn Các triệu chứng này phải kéo dài trên 3
tháng, ít nhất 3 đợt và thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào loại hình của chậm
tiêu cơ năng:
Chậm tiêu dạng loét: Ngoài biểu hiện của chậm tiêu, bệnh nhân có thêm
các triệu chứng như đau giảm sau khi ăn hoặc uống các thuốc kháng toan, đau có
tính chất chu kỳ và đôi khi đau về đêm làm bệnh nhân thức giấc.
Chậm tiêu dạng vận động: Ngoài biểu hiện chậm tiêu còn có các triệu
chứng khác như buồn nôn và nôn, cảm giác mau no hoặc chán ăn, có thể có cảm
giác trướng bụng hoặc ợ hơi quá nhiều.
Chậm tiêu dạng trào ngược: Có những biểu hiện như chứng nóng sau
xương ức hoặc có biểu hiện trào ngược đi kèm với các biểu hiện chậm tiêu.
Chậm tiêu không đặc hiệu: Đó là các trường hợp bệnh nhân có đầy đủ các
biểu hiện của chậm tiêu cơ năng nhưng không phù hợp với các loại hình trên đây
vì tính chất không đặc hiệu của nó.
Hội chứng ruột kích thích
Trước đây gọi là viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, hiện nay
gọi là hội chứng đại tràng kích thích (IBS). Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều
hơn nam giới và thường xảy ra ở người dưới 30 tuổi. Các triệu chứng thường gặp
rất phong phú và thường không đặc hiệu.
Chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, thường là đi sệt lỏng, ngày 3-4 lần, nhất là

buổi sáng khi mới thức dậy, gia tăng khi lo lắng và giảm khi nghỉ ngơi; hoặc táo
bón hoặc đại tiện phân từng dải nhỏ, hoặc táo bón lỏng xen kẽ, cảm giác đại tiện
chưa hết, sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện hoặc cảm giác mót
sau hậu môn sau khi đại tiện mà không có hội chứng lị.
Khó chịu vùng bụng với cảm giác trướng hơi hoặc đau lâm râm vùng bụng.
Vị trí đau rất thất thường, có thể đau ở hố chậu hoặc hạ sườn, có lúc lại đau lan toả
khắp ổ bụng, nhưng thường là nằm dọc khung đại tràng. Tùy theo tình trạng lâm
sàng mà có chỉ định điều trị cụ thể.
Rối loạn vận động ruột
Tắc nghẽn cơ học: Tắc nghẽn trong lòng ruột có thể do vật lạ, sỏi, lồng
ruột, pôlýp và u. Cũng có thể do từ bên ngoài như thoát vị, xoắn dây chằng bẩm
sinh. Điều trị trong những trường hợp này chủ yếu là phẫu thuật.
Liệt ruột: Thông thường là liệt ruột cơ năng, xuất hiện sau phẫu thuật, sau
dùng thuốc hoặc do nhiễm độc. Biểu hiện chính là bệnh nhân trướng bụng, không
có trung và đại tiện. Điều trị bằng truyền dịch, đặt ống thông dạ dày và hậu môn,
dùng kháng sinh sớm.
Rối loạn vận động trực tràng hậu môn
Liệt cơ vòng hậu môn: Biểu hiện chính là đại tiện không tự chủ, giờ giấc
bất thường; thường phối hợp với táo bón. Căng giãn trực tràng quá một ngưỡng
nào đó sẽ ức chế sự co của cơ vòng trong hậu môn, làm cho một lượng nhỏ phân
và nước chảy ra ngoài.
Hội chứng cơ nâng hậu môn: Đây là cảm giác đau nhẹ kiểu nén ép sâu
trong hậu môn. Thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Chẩn đoán chủ yếu
dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Điều trị chủ yếu là trấn an bệnh nhân, xoa bóp vùng
mu trực tràng, dùng thuốc giãn cơ.
Đau hậu môn: Có thể đây là một biến đổi của hội chứng cơ nâng hậu môn,
ở đây đau nặng nề hơn và xảy ra thất thường, kéo dài từ vài giây hoặc đến vài
phút. Do tính chất thất thường và thường rất ngắn nên khó có thuốc điều trị thích
hợp.
Tóm lại, rối loạn vận động tiêu hóa là vấn đề phức tạp, cần phát hiện và

điều trị sớm để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

×