Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN THẦY CƯỜNG HTK 14 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.3 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1. ĐẶT VẤN ĐỀ ----------------------------------------------Trang 3
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ------------------------------------Trang 5
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng
2.3. Các biện pháp đã tiến hành
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. KẾT LUẬN ------------------------------------------------Trang 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------- Trang 13
PHỤ LỤC 1

1


CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
Chữ viết tắt
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
TDTT: Thể dục thể thao
GDTC: Giáo dục thể chất
THCS: Trung học cơ sở
ĐHĐN: Đội hình đội ngũ

2



1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, TDTT đã được xem như một bộ phận không thể thiếu của
nền văn hóa nhân loại nhằm hồn thiện con người với quan niệm vận động là
sức khỏe, là sự sống. TDTT mang lại sự phát triển hài hòa của một cá thể:
"Trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt
thể chất". Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đưa TDTT vào hàng quốc sách trong chiến lược phát triển con người và coi
đó là biện pháp: "Bồi bổ sức khỏe hữu hiệu, ít tốn kém, làm cho khí huyết lưu
thơng, tinh thần đầy đủ và già trẻ, gái, trai ai cũng có thể làm được", đồng thời
Bác cũng kêu gọi toàn dân tập Thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước
nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi
một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là
cả nước mạnh khoẻ". Thấm nhuần tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt
là sự nghiệp trồng người, thế hệ tương lai của đất nước.
GDTC nói chung và Thể dục trong nhà trường nói riêng, giữ vai trị
quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực,
tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể
bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
GDTC trong trường phổ thông gồm nhiều nội dung như: Chạy nhanh,
chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, bài thể dục phát triển chung, ĐHĐN, đá cầu,
ném bóng, bóng chuyền, bóng đá, cầu lơng,... trong đó, đá cầu là một nội
dung được đưa vào dạy chính khóa và theo phân phối chương trình, học sinh
được tập luyện từ lớp 6 đến lớp 9. Phân môn Đá cầu rèn luyện cho học sinh
tác phong nhanh nhẹn, sự khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng tạo, tâm lý
vững vàng, tự tin, quyết đốn, tính kỷ luật, tinh thần tập thể, qua đó góp phần
3



hình thành nhân cách. Tuy nhiên, qua một thời gian giảng dạy nội dung đá
cầu, mặc dù đã vận dụng những kiến thức đã học để hướng dẫn nhưng kết quả
tập luyện của học sinh chưa thực sự đạt yêu cầu. Trước thực tế đó, tơi đã
mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng thành công SKKN: “Biện pháp nâng cao
chất lượng dạy - học nội dung Đá cầu ở trường Tiểu học và THCS Huỳnh
Thúc Kháng, Chư Sê, Gia Lai” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng day-học nội dung Đá cầu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung Đá cầu cấp THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài như:
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài như:
Phương pháp điều tra;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chất lượng dạy - học nội dung Đá cầu cấp THCS ở trường Tiểu học và
THCS Huỳnh Thúc Kháng, năm học 2018-2019.

4



2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Cũng như bao môn thể thao khác, việc đá cầu thường xuyên giúp cho
cơ thể người tập phát triển dẻo dai, cân đối, các cơ quan vận động như cơ,
xương, khớp,... được vận động thường xuyên, giúp hạn chế những vấn đề như
đau lưng, mỏi lưng,... xảy ra do ngồi học hoặc làm việc quá lâu.
Dù là đá cầu thi đấu hay đá cầu nghệ thuật, trong q trình chơi, tồn
thân sẽ phải vận động như di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, tấn cơng, móc cầu,...
địi hỏi đơi chân phải nhanh nhẹn, mắt phải tập trung quan sát, phán đoán
đường cầu để thực hiện động tác đỡ hay đá cầu cho phù hợp, khơng chỉ có
chân, mắt mà phải sử dụng cả đầu, ngực, để xử lý các tính huống khác nhau,...
Với sự hoạt động của hầu như toàn cơ thể nên dễ dàng tiêu hao khối lượng
mỡ thừa trong cơ thể.
Trong q trình luyện tập sẽ giúp cho hệ hơ hấp phát triển, dung tích
sống tăng lên, tần số hơ hấp giảm, tạo thuận lợi cho cơ thể vận động tốt trong
cả thời kỳ ưa khí và yếm khí.
Đối với hệ tuần hồn, đá cầu sẽ giúp các mao mạch có khả năng giãn
nở tốt hơn, góp phần giúp cho việc cung cấp và vận chuyển năng lượng cho
cơ thể hoạt động trong khoảng thời gian dài.
Chơi đá cầu còn giúp cho cơ quan thị giác phát triển tốt, với một quả
cầu nhỏ và tốc độ bay nhanh, nên đòi hỏi đòi mắt phải tập trung quan sát
hướng cầu bay.
Đá cầu là một biện pháp giải tỏa căng thẳng nhanh nhất, cứ mỗi cú
vung chân đá trái cầu, biết bao nhiêu bực tức theo đó mà bay xa, đem lại một
tinh thần cực kỳ sảng khối.
Để có được những lợi ích trên, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh
biết chơi đá cầu. Thơng qua các tiết học chính khóa, học phải nắm được
những kiến thức cơ bản về đá cầu cùng những phương pháp tập luyện phù
5



hợp để có thể điều khiển quả cầu nhảy múa theo ý muốn của mình. Vì đây là
nội dung mới, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự quan tâm thường xuyên
đến bài tập của các em và có phương pháp dạy học hợp lý, giúp học sinh hiểu
được lợi ích, tác dụng của đá cầu; đồng thời đưa ra các biện pháp đúng đắn để
giúp học sinh hình thành và củng cố kỹ năng đá cầu.
2.2. Thực trạng
Theo phân phối chương trình, ở bậc THCS, học sinh được học các kỹ
thuật gồm: di chuyển, tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân,
tâng cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân, đỡ cầu bằng ngực,
đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân, phát cầu thấp chân chính diện
bằng mu bàn chân, phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
Qua quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy một số hạn chế mà học sinh gặp
phải như:
- Không thực hiện được động tác kỹ thuật, đặc biệt là tâng cầu.
- Không xác định được phương hướng, vị trí của cơ thể mình trong
khơng gian.
- Hoạt động nhóm chưa có hiệu quả.
- Khơng dám trình diễn trước tập thể.
- Tập theo kiểu đối phó, khơng tích cực.
Tất cả những điều trên đã dẫn đến hiệu quả của quá trình dạy và học chưa
cao.
Qua quan sát, phỏng vấn trên lớp và trao đổi với học sinh, tơi ghi nhận
được một số ngun nhân chính đã ảnh hưởng đến quá trình học và tập luyện
của các em.
- Quả cầu không đủ số lượng, chất lượng kém.
- Học sinh khơng có tiền mua cầu để tự tập ở nhà.
- Một số học sinh nghỉ học nhiều buổi nên không cập nhật được động
tác, đến khi ôn tập thì khơng biết nên gây ra tình trạng chán học, không thực

hiện được.

6


- Vốn tiếng Việt chưa nhiều nên khó có thể nghe và hiểu được các thuật
ngữ chun mơn. Từ đó, không nắm được cách thực hiện động tác.
- Học sinh của trường đa số là con em dân tộc Jarai. Gia đình các em
cịn nghèo nên khơng có đồng phục thể dục, thiếu thốn về trang phục đi học.
Quần áo bị rách, hở đường chỉ may, hư khóa, đứt khuy, thiếu cúc, khơng
đúng kích cỡ ( do người khác cho ) nên học sinh có thái độ rụt rè, ngượng
nghịu khơng dám tập; hoặc có tập thì thực hiện qua loa.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành
Để cải thiện tình trạng trên, tơi bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn về nhiều vấn đề
liên quan, trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các trường
khác; trên cơ sở đó tơi tiến hành thực nghiệm một số biện pháp như sau nhằm
tổ chức có hiệu quả q trình dạy – học nội dung đá cầu:
2.3.1. Làm đồ dùng dạy-học
2.3.1.1. Tự làm quả cầu
Để tập đá cầu thì người tập không thể thiếu quả cầu. Tuy nhiên đối với
học sinh trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, để sở hữu một quả cầu để tập ở
lớp và ở nhà quả là một vấn đề khó. Học sinh của trường đa số là người đồng
bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, tiền ăn cịn chưa đủ thì lấy
đâu tiền mà mua cầu. Một quả cầu 201 có giá trên 10.000 đồng, một quả cầu
da cá (cầu lông vịt) mua tại tạp hóa gần trường là 7.000 đồng. Như vậy học
xong nội dung đá cầu, học sinh phải tốn một khoản tiền khơng nhỏ. Nhà
trường cũng có đầu tư cơ sở vật chất cho môn đá cầu nhưng số lượng không
nhiều, mà chất lượng lại kém, sau vài tiết đã hư hết. Và để đảm bảo có dụng
cụ cho học sinh tập luyện, giáo viên đã phải bỏ tiền để mua cầu. Tuy nhiên, đó
là chỉ là giải pháp tạm thời.

Sau một thời gian thử nghiệm, tôi đã làm được quả cầu bằng lông gà.
Việc tự làm quả cầu để hướng dẫn cho học sinh tập đá cầu đã giải quyết được
nhiều vấn đề. Thứ nhất, quả cầu lông gà rất dễ làm thủ công với nguyên vật
liêu dễ kiếm nên sau khi được hướng dẫn, học sinh nào cũng tự mình làm
được để học ở lớp và tập ở nhà. Thứ hai, nó có độ nẩy hợp lý, khả năng tự cân
7


bằng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi gió do có trọng lượng nặng hơn những loại khác.
Thứ ba, tuổi thọ của quả cầu làm bằng lông gà nhiều hơn cầu 201 và cầu da
cá. Cầu 201 và cầu da cá(loại được bán ở Chư Sê) hay bị đứt phần nối giữa
trụ và đế, cánh cầu hay bị bong, gãy. Và khi đã hư thì khơng có khả năng phục
hồi. Cịn cầu lông gà hay hư nhất là bị bong phần nụ của trụ cầu, tuy nhiên,
sau khi bong ra, chúng ta dùng lửa hơ nóng đầu trụ(ruột bút) để tạo hình nụ là
có thể chơi tiếp.
Hướng dẫn làm 1 quả cầu
Chuẩn bị: 01 ruột bút bi hết mực, 01 vỏ bia lon, 01 cọng dây thun, kéo,
15 – 20 lông gà (loại lông ở cổ, lưng gà), 01 miếng ruột xe máy (8x8cm), 01
đinh sắt 5cm, búa nhỏ, quẹt ga.
Cách làm: Cắt 02 miếng ruột xe máy có đường kính 3cm làm đế cầu,
dùng đinh sắt xuyên thủng ở tâm. Làm tương tự với vỏ bia lon để làm miếng
đệm (10-15 cái). Lấy ruột bút làm trụ cầu, xỏ vào lần lượt 02 miếng cao su,
10-15 miếng vỏ bia, dùng quẹt ga hơ nóng phần đầu ruột bút, áp đầu đã chảy
nhựa vào mặt bàn sao cho ruột bút bi vng góc với mặt bàn để tạo nụ của trụ
cầu. Tiếp theo, xếp lông gà xung quanh trụ với khoảng cách hợp lý so với các
miếng đệm, dùng cọng thun buộc cố định lông gà vào trụ cầu, cắt phần ruột
bút cịn dư. Sau đó đem chơi thử, nếu chưa ưng ý về độ nẩy, trọng lượng quả
cầu thì điều chỉnh cho phù hợp bằng cách thêm bớt số miếng đệm hoặc
khoảng cách giữa chúng.
2.3.1.2. Tự làm giá treo quả cầu

Giá treo quả cầu được làm từ ống nhựa PVC dùng để treo cố định các
quả cầu, giúp cho việc hướng dẫn học sinh học tâng cầu, phát cầu có hiệu quả
tốt hơn. Nó cũng khắc phục được ảnh hưởng của gió khi học sinh tập luyện,
tiết kiệm được thời gian đi nhặt cầu, giúp học sinh xác định được phương
hướng, vị trí của cơ thể.
Hướng dẫn làm 01 giá treo

8


Chuẩn bị: 02 co nối chữ T 27-32, 02 co nối chữ L 27, 02 ống nhựa
PVC 32 dài 40cm, 02 ống nhựa PVC 27 dài 140cm, 01 ống nhựa PVC
27 dài180cm.
Cách làm: Dựng giá treo theo hình vẽ dưới đây
180cm

27
140cm

32
Khi sử dụng, chúng ta dùng dây dù (lấy ở bao xi măng) để treo cố định
quả cầu với khoảng cách tùy thuộc vào nội dung tập luyện (sẽ đề cập cụ thể ở
phần tiếp theo).
2.3.2. Áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau cho từng nội
dung
Như đã nói ở trên, học sinh đồng bào thiểu số khó tiếp thu những thuật
ngữ chun mơn, kể cả tiếng Việt, vì vậy, trong các tiết học mới, giáo viên
tránh phân tích kỹ thuật dài dịng, nên nói ngắn gọn, dễ hiểu. Qua thực tế tơi
thấy, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh dân tộc rất kém. Các em chỉ
biết làm theo và rất chăm chỉ. Do đó, tranh thủ thời gian để học sinh được tập

nhiều lần thì các em mới ghi nhớ được.
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật tâng cầu
Để giúp học sinh nắm vững và thực hiện tương đối đúng kỹ thuật tâng
cầu, giáo viên cho học sinh tập theo tuần tự sau:
Trước tiên cần cho học sinh tập mô phỏng kỹ thuật tâng cầu tại chỗ, di
chuyển khi khơng có cầu. Tập từ chân thuận tới chân khơng thuận, sau đó kết
hợp làm động tác tâng cả hai chân luân phiên.
Tiếp theo tập với cầu treo cố định trên giá để giúp học sinh làm quen
với cầu.
Cuối cùng, cho học sinh tự tung cầu rồi tự dùng đùi (má trong, mu bàn
chân) tâng lên.

9


Khi tập tâng cầu cần lưu ý hướng dẫn học sinh giữ lưng thẳng, mắt chú
ý quan sát đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá cho nhịp nhàng.
Với nội dung này, giáo viên nên thường xuyên tổ chức thi đua, trình
diễn trước lớp để các em thể hiện sự tiến bộ của mình. Nhưng phải chú ý đến
trang phục của học sinh trước khi mời học sinh đó lên để tránh trường hợp
học sinh đó xấu hổ không tập được.
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực
Để học sinh nắm và vận dụng tương đối tốt kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực,
giáo viên nên tiến hành giảng dạy tuần tự theo các bước sau:
Bố trí học sinh đứng thành hai hàng đối diện nhau, cách nhau khoảng
2m và yêu cầu học sinh đứng đúng tư thế chuẩn bị, hướng dẫn tập mô phỏng
kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực tại chỗ. Sau đó, cho tập với cầu, một em tung, một
em thực hiện đỡ cầu bằng ngực. Yêu cầu học sinh dùng sức hợp lý để cầu nẩy
về phía trước khoảng 1m. Nội dung này có thể cho thi đua bằng trị chơi “đỡ
cầu trúng đích”.

Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền cầu
Để học sinh nắm và vận dụng tương đối tốt kỹ thuật chuyền cầu, giáo
viên nên tiến hành giảng dạy tuần tự theo các bước sau:
Bố trí học sinh đứng thành hai hàng đối diện nhau, cách nhau khoảng
2,5m và yêu cầu học sinh đứng đúng tư thế chuẩn bị, hướng dẫn tập mô
phỏng kỹ thuật chuyền cầu tại chỗ. Tiếp theo, cho tập với cầu, một em tung,
một em thực hiện kỹ thuật chuyền cầu sao cho quả cầu bay vòng cung về phía
trước mặt bạn đối diện. Sau đó cho tập chuyền cầu theo nhóm 2 hoặc 3 người.
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật phát cầu
Để giúp học sinh nắm vững và thực hiện đúng động tác phát cầu, giáo
viên nên tiến hành giảng dạy tuần tự theo các bước sau:
Tập tung cầu: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác tung
cầu lên cao ngang tầm mặt sao cho khi cầu rơi xuống nằm trong khu vực được
tạo bởi hai trục bàn chân và cách mũi chân sau khoảng 50 – 60cm.

10


Tập đá lăng chân: Giáo viên cho học sinh đứng cách giá có treo các quả
cầu khoảng 50cm, yêu cầu học sinh tự làm động tác lăng chân chạm vào quả
cầu thì dừng bàn chân lại.
Tập tự do với cầu: Khi thực hiện động tác đá cầu ở vị trí cố định đã
thành thạo thì cho học sinh tự tung cầu và thực hiện động tác phát cầu. Lúc
này cần hướng dẫn học sinh phối hợp giữa tay tung cầu và chân đá sao cho
nhịp nhàng, đúng lúc. Mắt phải nhìn theo cầu rơi để khơng bị đá trượt.
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật di chuyển
Như đã đề cập ở trên, khả năng xác định phương hướng của học sinh
đồng bào rất kém, nhất là các em lớp 6, do đó, để giúp học sinh thực hiện
được nội dung di chuyển, sau khi triển khai đội hình, giáo viên phải vẽ đồ
hình di chuyển theo từng vị trí đứng, kết hợp dùng hiệu lệnh tay để hướng dẫn

học sinh di chuyển sang trái/phải, trước/sau.
Tóm lại, mục tiêu trước hết của tiết học thể dục đá cầu là giúp học sinh
biết chơi đá cầu, vì vậy người giáo viên phải tìm tòi, vận dụng sáng tạo tất cả
các biện pháp sư phạm cần thiết để hoàn thành.
Những cách làm trên, đối với mọi người có thể khơng hợp lý nhưng
riêng cá nhân tơi đã mất nhiều thời gian để tìm tịi và áp dụng có hiệu quả tại
cơ sở.
4.4. Kết quả đạt được
Với việc nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp học và tập luyện cho
học sinh dân tộc Jarai khi tiếp cận với nội dung đá cầu; từ đó rút ra phương
pháp hiệu quả nhất, vận dụng vào tiết dạy nhằm giúp học sinh nắm vững kiến
thức, thực hiện tương đối đúng các kỹ thuật động tác đã đem lại hiệu quả rõ
rệt.
- Về phía học sinh :
+ Các em đã tự làm được quả cầu để học ở lớp, tập luyện, vui chơi ở
nhà. Kết quả học tập tốt hơn, cụ thể được nêu ở Phụ lục 1.
- Về phía giáo viên :
+ Khơng cịn lo lắng về việc thiếu quả cầu cho học sinh tập luyện.
11


+ Chủ động hơn trong việc soạn kế hoạch dạy học.
+ Áp dụng được nhiều phương pháp, hình thức giảng dạy để nâng cao
hiệu quả quá trình giáo dục của phân môn đá cầu và các phân môn khác.
Từ những kết quả trên, tơi nhận thấy có thể áp dụng rộng rãi SKKN
trong thực tế ở các trường có HS đa số là người đồng bào dân tộc Jarai, có
điều kiện kinh tế khó khăn.
3. KẾT LUẬN
Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng
cao chất lượng dạy – học nội dung Đá cầu ở trường Tiểu học và THCS

Huỳnh Thúc Kháng, Chư Sê, Gia Lai” tôi xin nêu lên những kinh nghiệm
sau:
+ Muốn giảng dạy có hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Thể
dục cho học sinh THCS nói chung và học sinh vùng khó khăn nói riêng giáo
viên phải khơng ngừng đầu tư trí tuệ, cơng sức vào việc đổi mới phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung, chương trình giảng dạy, đối tượng
giảng dạy, phương pháp bộ môn.
+ Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập, tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của
việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
Cần dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các tài liệu chuyên ngành để rút
kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
+ Tạo ra khơng khí vui tươi trong giờ học, đồng thời giáo dục cho các
em tính tổ chức kỷ luật cao, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần tập thể.
Từ đó giúp các em u trường, ham học, lơi cuốn các em hăng say nỗ lực hơn
trong các môn học văn hóa khác và phát triển tồn diện tố chất thể lực.
+ Tham mưu tốt với Ban giám hiệu, để tạo cơ sở vật chất tối thiểu phục
vụ cho việc dạy học môn Thể dục.

12


Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tơi, nên SKKN
chắc chắn cịn nhiều sai sót hoặc có nhiều vấn đề chưa đề cập đến, do vậy tơi
kính mong các đồng nghiệp tham khảo, góp ý để xây dựng cho SKKN ngày
càng hồn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung đá cầu.
Người viết

Nguyễn Tiến Cường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vụ Thể dục Thể thao quần chúng (2003), giảng dạy và huấn luyện
Đá cầu, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×