Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.74 KB, 13 trang )

Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền
quốc tế của đồng Nhân dân tệ
Lê Thanh Bình

Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 10/09/2021
Ngày nhận bản sửa: 25/10/2021
Ngày duyệt đăng: 06/12/2021

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích các tiêu chí để một đồng tiền trở thành đồng

tiền quốc tế, áp dụng cụ thể đối với đồng Nhân dân tệ giai đoạn từ 2000 đến 2021,
đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. Sử dụng bộ tiêu chí về 3 chức
năng của đồng tiền quốc tế (đơn vị tính tốn giá trị, phương tiện trao đổi, lưu trữ
giá trị) cho cả khu vực tư nhân và chính thức, thu thập các số liệu liên quan, tác giả
đưa ra các bằng chứng về việc thực hiện các chức năng này của đồng Nhân dân tệ.
Trong nhiều chỉ số, đồng Nhân dân tệ có sự thay đổi đáng kể ở cả khu vực tư nhân
và khu vực chính thức. Trong vai trò phương tiện trao đổi, đồng Nhân dân tệ xếp
hạng thứ 6 trên hệ thống SWIFT (năm 2019) và thứ 8 trên khảo sát của BIS (năm
2020). Việc Nhân dân tệ có mặt trong rổ tiền tệ SDR vào năm 2016 đánh giá bước
ngoặt của đồng Nhân dân tệ trên con đường trở thành đồng tiền quốc tế.
Từ khoá: hoán đổi tiền tệ, Nhân dân tệ, quốc tế hoá, quyền rút vốn đặc biệt

A few comments about Renminbi’s ability to become an international currency

Abstract: The article focuses on analyzing the criteria for a currency to become an international currency,
specifically applied to the renminbi from 2000 to 2021, especially after the 2008-2009 financial crisis.
Using a set of criteria on the three functions of money (unit of value, medium of exchange, store of
value) for both the private and official sectors, collecting revelant data, the author presents evidences
of the implementation perform these functions of the renminbi. In many indices, the renminbi saw
significant changes in both the private and official sectors. As the medium of exchange, the renminbi


ranks 6th on the SWIFT system (2019) and 8th on the BIS survey (2020). The renminbi’s inclusion in
the SDR basket in 2016 assesses the renminbi’s turning point on the way to becoming an international
currency.
Keywords: currency swaps, renminbi, internationalization, special drawing rights
Le, Thanh Binh
Email:
Banking Academy of Vietnam

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

103

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 236+237 - Tháng 1 & 2. 2022


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

1. Giới thiệu
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ
2 thế giới vào năm 2010 (Ito, 2010). Với
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao
hơn so với Hoa Kỳ qua các năm, nền kinh
tế Trung Quốc có xu hướng vượt Hoa Kỳ
trong tương lai. Sức mạnh kinh tế của Trung
Quốc đang mở rộng từ châu Á ra thế giới.
Cùng với đó, q trình đưa đồng Nhân dân
tệ (CNY) của Trung Quốc trở thành đồng
tiền quốc tế đang diễn ra rất sôi động.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề quốc
tế hoá đồng CNY mới chỉ dừng lại qua các
bản tin và các nghiên cứu thiên về khía cạnh
chính trị của vấn đề. Do đó, bài viết này sẽ
tập trung vào khía cạnh kinh tế của việc quốc
tế hố đồng CNY. Yếu tố kinh tế của một
đồng tiền quốc tế thể hiện qua nhiều khía
cạnh, ví dụ như đồng tiền đó được sử dụng
rộng rãi trong các giao dịch xuất nhập khẩu
và thanh toán quốc tế, trái phiếu phát hành
bằng đồng tiền đó thu hút được các nhà đầu
tư nước ngồi, tỷ trọng đồng tiền đó trong
dự trữ ngoại hối của các quốc gia khác. Bài
viết sẽ sử dụng bộ tiêu chí của một đồng tiền
quốc tế cho cả khu vực tư nhân và khu vực
chính thức của Ito (2017), thu thập số liệu
và đưa ra nhận định về vị trí của đồng CNY
hiện nay. Các số liệu được thu thập từ năm
2000 đến năm 2021, tập trung vào giai đoạn
sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. Tuỳ
theo các tiêu chí, các số liệu sẽ được lấy cho
các khoảng thời gian thích hợp.
Bài báo sẽ có những nội dung sau đây:
Phần 2 phân tích bối cảnh cho việc quốc tế
hố đồng CNY; Phần 3 đề cập các tiêu chí
để một đồng tiền trở thành đồng tiền quốc
tế, áp dụng đối với đồng CNY; Phần 4 là
những đánh giá và nhận xét đối với tồn bộ
q trình quốc tế hố đồng CNY.
2. Bối cảnh cho việc quốc tế hoá nhân

dân tệ

Mặc dù nguồn gốc của khủng hoảng tài
chính 2008 - 2009 (GFC) là thị trường nhà
ở dưới chuẩn của Hoa Kỳ, đồng đô la Mỹ
(USD) tăng giá so với đồng Euro (EUR) và
hầu như tất cả các loại tiền tệ của thị trường
mới nổi, phản ánh nhu cầu tăng tính thanh
khoản của USD của các tổ chức tài chính
trong quá trình xố nợ. Khủng hoảng tài
chính giai đoạn 2008 - 2009 đã có những
tác động sâu sắc về kinh tế chính trị cũng
như những thiệt hại về kinh tế và tài chính
đối với các nước Châu Á. Trong nửa cuối
năm 2008, đồng tiền ở một số nền kinh tế
mới nổi ở châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc
và Indonesia, đã giảm giá mạnh. Đồng yên
Nhật (JPY) tăng giá so với USD khi các
Ngân hàng Trung ương (NHTW) Hoa Kỳ
và châu Âu đưa ra các giao dịch mua tài sản
lớn trong khi NHTW Nhật Bản không hành
động (Ito, 2017).
Vào mùa hè năm 2008, Trung Quốc đã đình
chỉ việc tăng giá đồng CNY có trật tự, và
đồng CNY lại được cố định theo USD. Điều
này được chính quyền Trung Quốc coi là
đóng góp vào sự ổn định tài chính ở châu Á
(Ito, 2010). Tại hội nghị thượng đỉnh G20
ở London vào tháng 4/2009, Trung Quốc
tun bố gói kích thích tài chính trị giá 580

tỷ USD, đóng góp 50 tỷ USD vào quỹ cứu
trợ khủng hoảng của Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF). Với hành động này Trung Quốc đã
bắt đầu hành xử như một quốc gia lớn trong
kiến trúc tài chính quốc tế (He, 2014).
Những nỗ lực tiếp theo của chính quyền
Trung Quốc nhằm cải cách kiến trúc tài
chính quốc tế có liên quan chặt chẽ với
sáng kiến “Quốc tế hóa CNY”. Zhou (phiên
âm tiếng Việt là Chu Tiểu Xuyên- Thống
đốc NHTW Trung Quốc (PBoC) giai đoạn
2002 - 2018) thường được coi là người khởi
đầu cho q trình quốc tế hóa CNY. Zhou
(2009) cho rằng hệ thống tài chính quốc tế
nên được cải cách để có vị thế mạnh hơn và
đồng CNY của Trung Quốc phải nằm trong

104 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022


LÊ THANH BÌNH

Bảng 1. Các tiêu chuẩn của đồng tiền quốc tế
Tiêu chuẩn Khu vực tư nhân

Khu vực chính thức

+ Được các quốc gia khác neo giá
+ Lập hoá đơn thương mại
+ Tỷ trọng cao trong giỏ tiền tệ (chính thức hoặc trên

(trade invoicing)
thực tế) của các NHTW nước ngoài
+ Thành phần của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
+ Tiền tệ can thiệp của các cơ quan quản lý tiền tệ
+ Thanh toán thương mại khác
Phương
+ Thanh toán giao dịch tài + Các giao dịch tài chính của chính phủ (chẳng hạn
tiện trao đổi
chính quốc tế
như viện trợ phát triển chính thức ODA)
+ Ngân hàng Trung ương hốn đổi tiền tệ
Chức năng + Tiền gửi xuyên biên giới
+ Dự trữ ngoại hối (của các quốc gia khác)
lưu trữ giá + Đầu tư chứng khoán
+ Quỹ của cải của nhà nước (của các quốc gia khác)
trị
xuyên biên giới
Nguồn: Ito (2017)
Đơn vị tính
tốn giá trị

rổ tiền tệ của quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Theo đó, CNY với tư cách là tiền tệ của nền
kinh tế lớn thứ hai, phải là đơn vị tiền tệ cấu
thành của SDR. Việc sử dụng CNY rộng
rãi hơn cũng góp phần vào lợi ích quốc gia
của Trung Quốc (Huang và Lynch, 2013).
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bằng cách
giảm rủi ro tiền tệ với tư cách là nhà nhập
khẩu, sẽ chấp nhận việc lập hóa đơn và

thanh toán bằng CNY. Nếu cho vay quốc
tế bằng CNY, các cơ quan quản lý tiền tệ
Trung Quốc có thể giúp đỡ một quốc gia
đang gặp khủng hoảng bằng cách mở rộng
giao dịch hốn đổi CNY, để có thể tránh
được khủng hoảng thanh khoản.
Như vậy cuộc khủng hoảng tài chính 20082009 đã làm cho các quốc gia nhận thấy
sự hạn chế của hệ thống tài chính khi phụ
thuộc quá lớn vào đồng USD. Đúng vào
thời điểm đó, Trung Quốc đã nổi lên như
một nhân tố giúp hạn chế ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính đến khu vực châu Á
và thế giới. Được hỗ trợ bởi sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế, những nỗ lực của
Trung Quốc đưa CNY trở thành đồng tiền
quốc tế đã được bắt đầu.
3. Các chỉ tiêu quốc tế hoá đồng CNY

Bảng 1 cung cấp các chỉ tiêu để một đồng
tiền trở thành đồng tiền quốc tế. Về mặt lý
thuyết một đồng tiền luôn được xét trên ba
tiêu chuẩn: đơn vị tính tốn giá trị, phương
tiện trao đổi, lưu trữ giá trị (Miskin, 2011).
Đồng tiền quốc tế cũng có đầy đủ các tiêu
chuẩn kể trên, được thống kê trong Bảng
1. Nghiên cứu này sẽ xem xét cho phạm vi
cả khu vực tư nhân và khu vực chính thức.
Khu vực chính thức ở đây bao gồm NHTW
và Bộ Tài chính. Nội dung của Bảng 1 dựa
theo các chỉ tiêu mà Ito (2017) đưa ra, có

điều chỉnh cho phù hợp với bài viết.
3.1. Đơn vị tính tốn giá trị
3.1.1. Khu vực tư nhân
Khi hàng hoá được xuất khẩu, hợp đồng
xuất khẩu phải xác định giá hàng hoá bằng
một loại tiền tệ xác định. Nếu một chiếc ô
tô được xuất khẩu từ Nhật Bản sang Pháp,
giá của nó sẽ được ghi nhận bằng đồng JPY
hoặc đồng EUR. Việc giá hàng hóa được
tính bằng đơn vị tiền tệ của nhà xuất khẩu
hay đơn vị tiền tệ của nhà nhập khẩu phụ
thuộc vào khả năng đàm phán của hai bên
cũng như vị thế quốc tế của hai loại tiền tệ
đó. Để đo lường mức độ sử dụng đơn vị
tính tốn giá trị của khu vực tư nhân, số liệu

Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

105


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

thống kê tốt nhất là tỷ lệ xuất khẩu và nhập
khẩu của quốc gia đó tính theo đồng tiền
của quốc gia đó và tỷ lệ xuất khẩu, nhập
khẩu của các quốc gia khác tính theo đồng
tiền của quốc gia đó (Ito và cộng sự, 2012),
Đối với đồng CNY, để gia tăng vị thế đồng
tiền quốc tế, PBoC đã thúc đẩy việc lập hoá

đơn thương mại bằng CNY. Các quy định
về việc sử dụng CNY đã được dỡ bỏ cho
trao đổi thương mại giữa một số thành phố
của Trung Quốc và Hồng Kông vào năm
2009. Việc bãi bỏ quy định đã được mở
rộng cho 20 tỉnh, thành phố và khu tự trị,
bao gồm cả Bắc Kinh, vào tháng 6/2010.
Vào ngày 23/8/2011, 11 tỉnh khác và khu
tự trị được phép sử dụng CNY trong các
khu thương mại xuyên biên giới và với các
đối tác thương mại ở mọi nơi trên thế giới
(Mizuho, 2012). Trong sáu tháng đầu năm
2011, các giao dịch thương mại được thanh
toán bằng CNY đã tăng lên 957 tỷ, tăng
gấp 13 lần so với cùng kỳ trong năm trước
đó. Trong giai đoạn 2014- 2015, các khoản
thanh toán bằng CNY ở mức 1,5 - 2,0 nghìn
tỷ CNY mỗi quý (Ito, 2017). Giai đoạn từ
2018 đến nay, thanh toán bằng CNY cho
thương mại xuyên biên giới ln ở mức

cao, đạt trên 50 nghìn tỷ vào mỗi q đầu
năm 2021 (Hình 1)
3.1.2. Khu vực chính thức
Khi nói đến một đồng tiền quốc tế thực
hiện chức năng đơn vị tính tốn giá trị khu
vực chính thức, thứ nhất là đồng tiền đó
được các quốc gia khác neo giá. Ví dụ như
rất nhiều quốc gia cố định tiền tệ với đồng
USD. Một số quốc gia Trung Âu cố định

tiền tệ của họ với EUR. Ở châu Á, Hồng
Kơng đang cố định tiền tệ của mình với
USD và Brunei với đô la Singapore (Ito,
2017). Hiện nay, về mặt chính thức, khơng
có quốc gia nào cố định tiền tệ với đồng
CNY. Tuy nhiên, một số đồng tiền của
các quốc gia châu Á dường như biến động
chặt chẽ với đồng CNY. Điều này xảy ra
vì nhiều quốc gia trong khu vực có giao
dịch xuất nhập khẩu lớn với Trung Quốc.
Vì vậy, việc đồng tiền các quốc gia này trở
nên có liên quan chặt chẽ với đồng CNY
cũng là điều tự nhiên (Ito, 2010).
Thứ hai, khi tiền tệ nằm trong giỏ tiền tệ
được sử dụng rộng rãi, thì tiền tệ đó có thể
được coi là tiền tệ quốc tế. Cơ quan tiền tệ
Singapore nhất quán về việc theo đuổi sự

Đơn vị: tỷ CNY
Nguồn: CEIC

Hình 1. Thanh tốn bằng CNY cho thương mại xuyên biên giới

106 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022


LÊ THANH BÌNH

Bảng 2. Cấu thành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
Đơn vị: %

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

2015

USD

42

42

40

39

45

44


41,9

41,73

EUR

EUR chưa ra đời

29

34

37,4

30,93

Mark (Đức)

19

19

21

21

Franc (Pháp) 13

12


11

11

JPY

13

15

17

18

15

11

9,4

8,33

GBP

13

12

11


11

11

11

11,3

8,09

CNY

Không có trong rổ tiền tệ SDR

2 đồng tiền khơng được sử dụng nữa

10,92
Nguồn: Ito(2017) và IMF

ổn định tỷ giá hối đoái đối với rổ tiền tệ của
các đối tác thương mại của họ. Những loại
tiền tệ trong rổ của Singapore, dù khơng
được tiết lộ chính thức, có thể được tính là
một loại tiền dự trữ quốc tế được xác định
rộng rãi. Trong thế giới hậu khủng hoảng
tài chính châu Á và hậu khủng hoảng tài
chính thế giới, nhiều quốc gia quản lý tiền
tệ của họ một cách linh hoạt, mà không
công bố các loại tiền tệ cố định trong rổ
tiền tệ. Nếu tỷ giá hối đoái của một đồng

tiền cùng biến động với đồng tiền được đề
cập, thì đó là dấu hiệu cho thấy đồng tiền
đó có thể là một phần của rổ tiền tệ khác.
Ví dụ: nếu đồng ringgit của Malaysia cùng
biến động với đồng CNY của Trung Quốc,
nhiều hơn so với USD và các loại tiền tệ
khác, thì đồng CNY của Trung Quốc có thể
được coi là một phần của mỏ neo trong giỏ
ringgit của Malaysia (Ito, 2017).
Ito (2017) cũng cho rằng các đồng tiền châu
Á đã nâng tỷ trọng đồng CNY hơn so với
đồng USD vào rổ tiền tệ của các nước này
sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Bởi vì đồng CNY đã tăng tính linh hoạt so
với USD, các đồng tiền châu Á có nhiều
khả năng cùng biến động với đồng CNY
hơn so với USD. Ví dụ, khi đồng CNY của
Trung Quốc tăng giá so với USD, các đồng
tiền châu Á có xu hướng tăng giá so với

USD và ngược lại.
Thứ ba, thành phần của rổ tiền tệ trong
SDR: SDR được tạo ra vào năm 1969, được
hình thành như một đơn vị tính tốn giá trị
tại IMF. SDR là tài khoản dự trữ có tính
chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự
trữ của các quốc gia thành viên. Bốn loại
tiền tệ đã nằm trong rổ SDR kể từ khi đồng
Euro ra đời và loại bỏ một số loại tiền tệ
của châu Âu: USD, EUR, JPY và bảng Anh

(GBP). Khoản cho vay của IMF cho một
quốc gia đang gặp khủng hoảng được tính
bằng SDR, nhưng các khoản thanh toán và
tái thanh toán thực tế được thực hiện bằng
một trong các loại tiền tệ cấu thành SDR.
Theo nghĩa đó, SDR là một đơn vị tính tốn
giá trị, nhưng không phải là phương tiện
trao đổi. Khi một đồng tiền được đưa vào
rổ tiền tệ cấu thành SDR, việc trở thành
đồng tiền quốc tế trong đơn vị tính tốn
giá trị khu vực chính thức là một thành tựu.
Năm 2009, Thống đốc Zhou của PBoC cho
rằng CNY nên trở thành một loại tiền tệ cấu
thành SDR (Zhou, 2009). Tháng 11/2015,
IMF quyết định đưa CNY vào rổ tiền tệ
SDR, việc này có hiệu lực từ tháng 10/2016
(IMF, 2021).
Như vậy, năm 2015 đồng CNY đã có mặt
trong SDR với tỷ trọng 10,92%, cao hơn
so với đồng JPY và GBP (Bảng 2). IMF

Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

107


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

cho rằng có hai tiêu chuẩn để xem xét các
đồng tiền vào rổ tiền tệ SDR. Đó là (1)

đảm bảo các đồng tiền của các quốc gia
có xuất khẩu lớn nhất, (2) đảm bảo rằng
tiền tệ là đại diện nhất để sử dụng trong các
hệ thống tài chính và thương mại tồn cầu
(tính quốc tế của đồng tiền). Trung Quốc dễ
dàng đáp ứng tiêu chuẩn (1) bởi vì thực tế
Trung Quốc là một trong ba nhà xuất khẩu
lớn nhất thế giới sau Mỹ và khu vực Euro
với tỷ trọng 10,5% xuất khẩu toàn cầu giai
đoạn 2010 - 2014 (IMF, 2015). Tuy nhiên
tiêu chuẩn (2) thì có những tranh luận nhất
định về tính quốc tế của đồng CNY.
Tiêu chuẩn (2) là một tiêu chuẩn khá chặt
chẽ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiêu
chuẩn (2) đồng nghĩa với việc đồng tiền
được tự do chuyển đổi, khơng có bất kỳ
kiểm sốt về tài khoản vốn. Tuy nhiên,
Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp kiểm
sốt vốn đối với đồng CNY. IMF (2015)
định nghĩa tiêu chuẩn (2) là (i) đồng tiền
được sử dụng rộng rãi trong thanh toán
quốc tế, (ii) đồng tiền được sử dụng rộng
rãi trên thị trường ngoại hối quan trọng.
Cụ thể là, IMF đã xem xét ba khía cạnh của
thuật ngữ “được sử dụng rộng rãi”: (a) Tỷ
lệ CNY được giữ trong dự trữ ngoại hối
của các quốc gia khác; (b) Tỷ lệ CNY được
sử dụng trong các giao dịch ngoại hối; và
(c) Tỷ lệ CNY được sử dụng trong khoản
nợ (liability) ngân hàng quốc tế và dư nợ

trái phiếu quốc tế. Các chỉ tiêu (a) và (b)
này giống với một số chỉ tiêu trong bảng
1. Thực chất ở đây chính là khảo sát đồng
CNY có đáp ứng được một số điều kiện của
đồng tiền quốc tế hay không. Kết quả khảo
sát của IMF (2015) cho thấy đồng CNY
đáp ứng được cả 3 điều kiện (a), (b), (c)
nêu trên. Chi tiết về kết quả khảo sát được
trình bày trong IMF(2015), bài viết khơng
nhắc lại tại đây.
3.2. Phương tiện trao đổi

3.2.1. Khu vực tư nhân
Để đo lường việc sử dụng một đồng tiền
làm phương tiện trao đổi, bài viết dựa vào
hai chỉ số đó là xếp hạng SWIFT và “Khảo
sát ba năm một lần về các giao dịch tiền
tệ” của Ngân hàng Thanh toán quốc tế
(BIS). SWIFT (Hiệp hội Viễn thông liên
ngân hàng và tài chính quốc tế) là một hệ
thống thanh tốn tồn cầu giữa các tổ chức
tài chính trong đó các thơng điệp về hướng
dẫn thanh tốn có thể được truyền đi một
cách an tồn thơng qua một hệ thống mã
được tiêu chuẩn hóa (SWIFT, 2020). Loại
tiền nào được sử dụng để thanh toán là một
chỉ báo tốt về việc sử dụng tiền tệ quốc tế.
Bảng 3 cho thấy đồng CNY đã có bước
tiến lớn qua các năm trong thanh toán
SWIFT, từ vị trí thứ 20 (2012) lên vị trí thứ

6 (2020). Tuy nhiên, nếu xét tương quan
giữa các đồng tiền (hình 2) thì đồng CNY
vẫn ở vị trí khiêm tốn so với đồng USD
và EUR. Hai đồng tiền này chiếm tới 70%
giao dịch trên SWIFT. Bảng xếp hạng cho
thấy mức sử dụng thực tế của các đồng tiền
thông qua hệ thống SWIFT. Nó bao gồm
các giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu cũng
như các giao dịch tài chính.
Bảng 4 cho thấy sự thay đổi về thứ hạng
theo thời gian và tỷ lệ giao dịch tiền tệ
thống kê bởi BIS. BIS thực hiện ba năm
Bảng 3. Xếp hạng thanh toán SWIFT của
đồng CNY
Năm

Xếp hạng

Tỷ lệ

2012

20

0,25%

2013

11


0,87%

2014

7

1,55%

2015

5

2,09%

2016

6

1,72%

2018

5

1,66%

2020

6


1,65%

108 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022

Nguồn: SWIFT


LÊ THANH BÌNH

Hình 2. Xếp hạng SWIFT, tháng 01/2020

một lần một cuộc khảo sát về tất cả các
giao dịch tỷ giá hối đoái bao gồm tất cả các
ngân hàng và các tổ chức tài chính khác ở
hầu hết các quốc gia. Đồng USD và EUR
ln ở vị trí dẫn đầu qua thời gian với tỷ lệ
khá cao (tỷ lệ ở đây được gấp đơi vì mỗi
giao dịch được ghi nhận đồng thời ở 2 đồng
tiền). Tương tự, đồng JPY và GBP ln ở
vị trí số 3 và số 4. Đồng CNY đã đi lên từ
vị trí 29 (năm 2004) lên vị trí 9 (năm 2013)
và năm 2019 ở vị trí 8.
3.2.2. Khu vực chính thức
Trong khu vực chính thức, chức năng
phương tiện trao đổi của một đồng tiền quốc
tế thể hiện khi chính phủ sử dụng đồng tiền
đó để cho vay các quốc gia khác. Một cách
sử dụng chính thức khác làm phương tiện
trao đổi là giao dịch hoán đổi NHTW. Khi
NHTW mở rộng giao dịch hoán đổi sang


Nguồn: SWIFT

một NHTW khác và thực hiện nó, các loại
tiền tệ đã được trao đổi giữa hai NHTW.
Đây là cách sử dụng hốn đổi tiền tệ chính
thức trên tồn thế giới. Có hai loại thỏa
thuận hốn đổi: (i) trong những thời điểm
bình thường, khi nhu cầu được dự đoán,
và (ii) trong những thời điểm khủng hoảng
khi những thỏa thuận đặc biệt nhanh chóng
được tạo ra (Ito, 2017).
Bảng 5 mơ tả các giao dịch hốn đổi ngoại tệ
của PBoC. Có thể thấy, hoạt động này được
diễn ra rộng khắp, từ các nước trong khu vực
đến các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ. Thoả
thuận hốn đổi có thể là một chiều hoặc hai
chiều tuỳ từng đối tác. Mặt khác, Trung
Quốc cũng tham gia hốn đổi khủng hoảng
(crisis swap) với các nước có nhu cầu. Ngay
cả sau khi khủng hoảng kết thúc (khủng
hoảng tài chính 2008-2009), Trung Quốc
vẫn đề nghị có một thỏa thuận hoán đổi song

Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

109


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ


Bảng 4. Khảo sát BIS về phân phối tiền tệ của doanh thu ngoại hối
Tỷ lệ được tính theo %
2004

2007

2010

2013

2016

2019

Tỷ lệ

Xếp Tỷ lệ
hạng

Xếp Tỷ lệ
hạng

Xếp Tỷ lệ
hạng

Xếp Tỷ lệ
hạng

Xếp Tỷ lệ

hạng

Xếp
hạng

USD

88,0

1

85,6

1

84,9

1

87,0

1

87,6

1

88,3

1


EUR

37,4

2

37,0

2

39,0

2

33,4

2

31,4

2

32,3

2

JPY

20,8


3

17,2

3

19,0

3

23,0

3

21,6

3

16,8

3

GBP

16,5

4

14,9


4

12,9

4

11,8

4

12,8

4

12,8

4

AUD

6,0

6

6,6

6

7,6


5

8,6

5

6,9

5

6,8

5

CAD

4,2

7

4,3

7

5,3

7

4,6


7

5,1

6

5,0

6

CHF

6,0

5

6,8

5

6,3

6

5,2

6

4,8


7

5,0

7

CNY

0,1

29

0,5

20

0,9

17

2,2

9

4,0

8

4,3


8

HKD

1,8

9

2,7

8

2,4

8

1,4

13

1,7

13

3,5

9

NZD


1,1

13

1,9

11

1,6

10

2,0

10

2,1

10

2,1

10

Đồng
tiền

Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)


phương tiền tệ với các quốc gia (Ito, 2017).
Vào cuối năm 2019, PBoC đã ký các thỏa
thuận hoán đổi tiền tệ song phương với các
ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý
tiền tệ của 39 quốc gia và khu vực, bao gồm
các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế
giới, cũng như các thị trường nhân dân tệ lớn
ở nước ngoài, với tổng giá trị hơn 3700 tỷ
CNY (PBoC, 2020).
Vì khơng quốc gia nào trong các quốc gia
ở Bảng 5 và các tổ chức tài chính có các
khoản nợ phải trả đáng kể bằng CNY nên
việc hốn đổi CNY khơng thể giải quyết
vấn đề thanh khoản. Nhưng bằng cách mở
rộng các giao dịch hoán đổi này, PBoC cho
rằng họ đang giúp đỡ các quốc gia đang gặp
khủng hoảng. Hơn nữa, các giao dịch hốn
đổi thúc đẩy giao dịch ngay cả khi chúng
khơng liên quan như hỗ trợ thanh khoản.
Thơng báo về hốn đổi được đi kèm với
một tuyên bố giải thích rằng thỏa thuận này
là nhằm mục đích thúc đẩy thương mại và
đầu tư song phương và tăng cường hợp tác
tài chính (Ito, 2017). Mục tiêu của Trung
Quốc là khuyến khích các nước mua hàng

xuất khẩu của Trung Quốc bằng CNY. Cụ
thể là “tiếp tục đẩy mạnh hợp tác tiền tệ với
các NHTW và cơ quan quản lý tiền tệ khác
trên toàn cầu, tối ưu hóa khn khổ hợp

tác tiền tệ và làm cho hợp tác tiền tệ song
phương đóng vai trị tích cực hơn trong
việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư
song phương cũng như duy trì ổn định tài
chính” (PBoC, 2020).
3.3. Chức năng lưu trữ giá trị
3.3.1. Khu vực tư nhân
Chỉ tiêu này được nhìn nhận bằng cách thu
hút tiền gửi và chứng khoán bằng đồng nội
tệ (ở đây là đồng CNY) và cho phép các
nhà đầu tư nước ngoài giao dịch chúng.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài mong
muốn nắm giữ tiền gửi, chứng khoán bằng
đồng tiền của một quốc gia phản ánh lòng
tin và triển vọng của đồng tiền quốc gia đó.
Các nền kinh tế mới nổi thường gặp khó
khăn trong việc định giá trái phiếu Chính
phủ bằng đồng tiền của mình và đưa chúng
ra thị trường nước ngồi, do các nhà đầu

110 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022


LÊ THANH BÌNH

Bảng 5. Giao dịch hốn đổi tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC)
Thời gian

Quốc gia


2001- 2004

Thái Lan

2003- 2006

Indonesia

2002- 2003

Malaysia

2003- 2007

Philippines

2002

Nhật Bản

2002

Hàn Quốc

2009

Hoán đổi khủng hoảng (crisis swap): Argentina (70 tỷ CNY), Belarus (20 tỷ CNY),
Hồng Kông (200 tỷ CNY), Indonesia (100 tỷ CNY), Hàn Quốc (180 tỷ CNY) và
Malaysia (80 tỷ CNY)


2010

Hoán đổi tiền tệ song phương: Iceland (3,5 tỷ CNY), Singapore (150 tỷ CNY)

2011
2012
2013
2014-2019

Nội dung
Trung Quốc cung cấp USD để đổi lấy tiền tệ của nước khác
Trung Quốc cung cấp CNY để đổi lấy peso của Philippines
Trung Quốc cung cấp CNY để đổi lấy JPY và won Hàn Quốc

Hoán đổi tiền tệ song phương: New Zealand (25 tỷ CNY), Uzbekistan (700
triệu CNY), Mông Cổ (5 tỷ CNY), Kazakhstan (7 tỷ CNY), Thái Lan (70 tỷ CNY),
Pakistan (10 tỷ)
Hoán đổi tiền tệ song phương: UAE (35 tỷ CNY), Thổ Nhĩ Kỳ (10 tỷ CNY),
Australia (200 tỷ CNY), Ukraine (15 tỷ CNY)
Hoán đổi tiền tệ song phương: Brazil (190 tỷ CNY), Anh (200 tỷ CNY), Hungary
(10 tỷ CNY), Albania (2 tỷ CNY), ECB (350 tỷ CNY)
PBoC chủ yếu gia hạn các thoả thuận hoán đổi ngoại tệ đã ký kết trước đó, một
số thoả thuận được mở rộng hơn về khối lượng (chi tiết xem trong PBoC, 2020)
Nguồn: Gao & Yu (2009), Ito (2017) và PBoC(2020)

tư nước ngoài cảnh giác với khả năng mất
giá. Tuy nhiên, một quốc gia mới nổi đang
phát triển nhanh chóng dự kiến ​​sẽ tăng giá
đồng tiền của mình, chẳng hạn như Trung
Quốc, có thể gặp ít trở ngại hơn. Các nhà

đầu tư nước ngoài quan tâm các loại trái
phiếu bằng đồng CNY ở Trung Quốc Đại
lục (trái phiếu Panda) và Hồng Kông (trái
phiếu Dim Sum) do kỳ vọng tăng giá của
các loại trái phiếu này (Ito, 2017).
Trung Quốc là một thị trường tài chính
khá đặc biệt. Hầu hết các tài sản tài chính
trên Đại lục - trái phiếu và cổ phiếu trong
nước - khơng phải người nước ngồi nào
cũng có thể sử dụng được. Thay vào đó,
tài sản CNY được cung cấp trên thị trường
nước ngoài ở Hồng Kong. Các tài sản này
bao gồm: (1) Tiền gửi bằng CNY tại Hồng
Kông, (2) Trái phiếu mệnh giá CNY có thể
được người nước ngoài phát hành ở Trung
Quốc Đại lục (trái phiếu Panda), (3) Trái

phiếu mệnh giá CNY phát hành ra nước
ngoài cho người nước ngoài (trái phiếu
Dim Sum) (HKMA, 2016).
Tiền gửi bằng CNY ở Hồng Kông: Tiền gửi
bằng CNY ở Hồng Kông ra đời vào tháng
2/2004, và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Hình 3 mơ tả số tiền gửi bằng CNY ở khu
vực ngân hàng Hồng Kông. Số lượng tiền
gửi trở nên cao hơn trong năm 2010, tăng
từ 62 tỷ CNY vào tháng 12/2009 lên 315
tỷ CNY vào tháng 12/2010. Số dư tiền gửi
bằng đồng CNY ở Hồng Kông đạt 1.000
tỷ CNY vào tháng 12/2014. Tuy nhiên, số

lượng tiền gửi đã giảm xuống, cịn 721 tỷ
vào tháng 12/2020 (Hình 3). Cùng với đó
số lượng ngân hàng và tổ chức tài chính
tham gia đã tăng từ 38 (năm 2004) lên 141
(năm 2020).
Trái phiếu Dim Sun: Trái phiếu Dim Sun
là trái phiếu được phát hành ra nước ngồi
của các chủ thể tài chính trong nước. Sản

Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

111


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

phẩm này đầu tiên được phát hành ở Hồng
Kông vào năm 2007 bởi Ngân hàng Phát
triển Trung Quốc (CDB). Thị trường trái
phiếu đồng CNY ở Hồng Kông đã phát
triển ổn định và hiện là lớn nhất bên ngoài
Trung Quốc Đại lục. Số trái phiếu đang lưu
hành lên tới 367 tỷ CNY vào cuối tháng
10/2015. Con số này tăng lên 396,8 tỷ CNY
vào cuối năm 2019 (PBoC, 2020).
Ban đầu, các nhà phát hành chỉ là Bộ Tài
chính Trung Quốc và các ngân hàng ở
Trung Quốc đại lục. Từ năm 2011 đến nay,
các tổ chức tài chính và các cơng ty từ các
khu vực khác nhau trên thế giới, các công

ty Trung Quốc đều được tham gia phát
hành. Đồng thời, phạm vi của các nhà đầu
tư đã mở rộng từ các nhà đầu tư tổ chức và
tài sản tư nhân sang các ngân hàng, công ty
và các nhà đầu tư nhỏ lẻ (HKMA, 2016).
Trái phiếu Panda: Trái phiếu Panda là trái
phiếu bằng CNY do các cơng ty và tổ chức
tài chính của các quốc gia khác phát hành.
Trái phiếu này đã được phát hành từ tháng
10/2005. Các đợt phát hành đầu tiên là của
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB). Trong thời

gian đầu, các tổ chức phát hành chỉ giới hạn
trong các tổ chức tài chính quốc tế. Giống
như trái phiếu Dim Sum, quy định về nhà
phát hành trái phiếu Panda, cũng như quy
định về chuyển tiền thu được, đã được nới
lỏng vào năm 2010. Vào cuối tháng 2/2016,
tổng cộng 20,5 tỷ CNY đã được huy động
thông qua trái phiếu Panda với 15 đợt chào
bán. Các tổ chức phát hành bao gồm: Hàn
Quốc; tỉnh British Columbia, Canada;
Daimler; và các ngân hàng có trụ sở tại
Hồng Kơng. Vào tháng 8/2016, chính phủ
Ba Lan trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên
phát hành trái phiếu Panda với khối lượng
3 tỷ CNY (Ito, 2017).
3.3.2. Khu vực chính thức
Các khu vực chính thức nắm giữ tài sản vì

nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là
dự trữ ngoại hối. Tất cả các quốc gia đều
xây dựng và nắm giữ dự trữ ngoại hối (dự
trữ quốc tế). Trong nhiều trường hợp, chúng
là một phần của bảng cân đối NHTW và
trong một số trường hợp khác, bao gồm cả
Nhật Bản và Hoa Kỳ, chúng được giữ một
phần trong tài khoản tài chính của Chính

Nguồn: Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kong (HKMA)

Hình 3. Tiền gửi CNY ở khu vực ngân hàng Hồng Kơng

112 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022


LÊ THANH BÌNH

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Đơn vị: %

Hình 4. Dự trữ ngoại hối phân theo tiền tệ

phủ. Thành phần tiền tệ của dự trữ ngoại
hối tiết lộ cách một quốc gia đánh giá tính
thanh khoản và an toàn trong việc bảo toàn
giá trị của các loại tiền tệ khác. Do đó, mức
độ mà các quốc gia khác nắm giữ tiền tệ
trong dự trữ ngoại hối là thước đo mức độ
quốc tế hóa của các loại tiền tệ.

IMF đã thu thập dữ liệu về thành phần
tiền tệ của dự trữ ngoại hối và công bố dữ
liệu này trong thống kê IMF’s Currency
Composition of Official Foreign Exchange
Reserves (COFER). Dữ  liệu về COFER
được IMF tổng hợp dựa trên các báo cáo
tự nguyện và bảo đảm bí mật quốc gia. Dữ
liệu hiện nay được nhiều quốc gia và tổ
chức cung cấp cho IMF, bao gồm các quốc
gia thành viên IMF, một số quốc gia không
thuộc thành viên IMF và nhiều cơ quan
nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế. COFER
bao gồm tiền giấy, tiền gửi ngân hàng, trái
phiếu kho bạc, các loại giấy tờ có giá của
chính phủ, dự trữ có thể được sử dụng khi
có nhu cầu thanh tốn.
Hình 4 cho biết tỷ lệ các đồng tiền trong dự

trữ ngoại hối của các nước do IMF thống
kê. Ở đây bài viết chọn ra năm đồng tiền
có tỷ trọng lớn nhất qua các năm. Đáng chú
ý là số liệu về CNY chỉ được cập nhật từ
quý 4/2016. Theo hình 4, đồng USD đứng
đầu, chiếm 65% trong dự trữ ngoại hối năm
2016, tỷ lệ này hiện nay là gần 60%. Đầu
năm 2021, đồng EUR ở vị trí thứ 2 (chiếm
20,5%), đồng JPY ở vị trí thứ 3 (chiếm
5,89%). Trong khi đó đồng CNY chiếm
1,07% từ cuối 2016, tăng lên đạt 2,44%
năm 2021. Như vậy, đồng CNY có bước

tiến đáng kể trong dự trữ ngoại hối của các
quốc gia, nhưng vẫn đứng sau các đồng
USD, EUR, JPY, và GBP. IMF(2015) và
Ito(2017) đều cho rằng việc vắng mặt của
CNY (CNY chiếm một con số rất nhỏ,
khơng có giá trị trong báo cáo) trong cơ
sở dữ liệu COFER trước năm 2016 là một
điểm yếu nhất cho việc đánh giá tính quốc
tế của đồng CNY. Tuy nhiên với số liệu từ
2016 đến nay, chỉ tiêu này của đồng CNY
đã được cải thiện.

Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

113


Một vài nhận định về khả năng trở thành đồng tiền quốc tế của đồng Nhân dân tệ

4. Kết luận
Bài viết phân tích khả năng đồng CNY trở
thành một đồng tiền quốc tế. Sử dụng bộ
tiêu chí đánh giá của Ito (2017) theo ba
chức năng của đồng tiền (đơn vị tính tốn
giá trị, phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị)
ở cả khu vực tư nhân và chính thức, bài viết
đã đưa ra bộ tiêu chí lần đầu được sử dụng
trong nghiên cứu về quốc tế hoá đồng CNY
tại Việt Nam. Cùng với đó, bài viết thu thập
các số liệu về đồng CNY từ năm 2000 đến

2021, tập trung vào giai đoạn sau khủng
hoảng tài chính 2008- 2009 để làm rõ các
chỉ tiêu quốc tế hóa đồng CNY. Các kết
quả nghiên cứu của bài viết đã cung cấp cái
nhìn tồn diện về khả năng CNY trở thành
đồng tiền quốc tế trên tất cả các phương
diện, bổ sung cho những nghiên cứu trước
đây về tính quốc tế của đồng CNY.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Một là, trong một số tiêu chí, đồng CNY có
sự thay đổi đáng kể ở cả khu vực tư nhân và
khu vực chính thức. Trong vai trị phương
tiện trao đổi, đồng CNY xếp hạng thứ 6
trên hệ thống SWIFT (năm 2020) và thứ 8
trên khảo sát của BIS (năm 2019). PBoC đã
tăng cường các giao dịch hoán đổi tiền tệ
với nhiều quốc gia, góp phần đưa CNY trở
thành đồng tiền cho hoạt động thương mại
và đồng tiền trợ giúp thanh khoản. Việc
CNY có mặt trong rổ tiền tệ SDR vào năm
2016 đánh giá bước ngoặt của đồng CNY
trên con đường trở thành đồng tiền quốc tế.
Tỷ lệ nắm giữ CNY cũng gia tăng trong dự
trữ ngoại hối của các quốc gia theo khảo
sát COFER của IMF. Điều này là bước tiến
bộ so với các đánh giá của IMF (2015) và
Ito (2017). Tuy nhiên, một số tiêu chí chưa
được làm rõ (tiêu chí về ODA, tiêu chí về
đồng tiền neo giá). Nhìn chung, đồng CNY
đang dần trở thành một đồng tiền quốc tế

theo các tiêu chí đề ra tại Bảng 1.
Hai là, có thể thấy việc quốc tế hóa đồng

CNY là kết quả của chính sách do PBoC đề
ra cũng như do thị trường định hướng. Các
chính sách bao gồm: loại bỏ các hạn chế
cho việc sử dụng đồng CNY cho thương
mại xuyên biên giới, từng bước mở cửa thị
trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển của
thị trường trái phiếu CNY ở nước ngoài
(offshore market) (PboC, 2020). Trong
tương lai, quốc tế hóa CNY (việc trở thành
thành phần tiền tệ trong SDR) sẽ đẩy nhanh
quá trình tự do hóa tài chính và nới lỏng
kiểm sốt vốn. Thêm vào đó, việc đẩy
mạnh các thỏa thuận hốn đổi tiền tệ sẽ
khuyến khích tài trợ thương mại bằng CNY
và dùng CNY làm dự trữ ngoại hối.
Ba là, điểm yếu của đồng CNY trong quá
trình trở thành đồng tiền quốc tế là các biện
pháp kiểm sốt vốn vẫn được Trung Quốc
duy trì. Nhiều quốc gia đã gặp khủng hoảng
tiền tệ khi các biện pháp kiểm sốt vốn bị
bãi bỏ, do dịng vốn ra vào lớn (Ito, 2007).
Hiện tại, CNY có hai thị trường: thị trường
nước ngồi ở Hồng Kơng (offshore) và thị
trường trong nước ở Thượng Hải (onshore).
Trên thị trường Hồng Kông, đồng CNY
offshore (CNH) không dao động trong một
biên độ chặt chẽ như đồng CNY onshore

(Badkar, 2013). Ví dụ năm 2019, tỷ giá hối
đối của CNY/USD có biến động đáng kể,
nhưng vẫn phù hợp với tỷ giá hối đoái của
CNY/USD, chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa
CNH/USD và CNY/USD được thu hẹp nhẹ
và kỳ vọng giảm giá nhìn chung ổn định.
Chênh lệch tỷ giá hối đối trung bình giữa
hai cặp tỷ giá CNH/USD và CNY/USD
trong năm 2019 là 96 điểm (point basic),
thu hẹp 32 điểm so với năm 2018 (PBoC,
2020). Như vậy, sự xuất hiện của CNH là
để Trung Quốc duy trì sự kiểm sốt vốn đối
với CNY (Ito, 2017). Hệ quả là, thị trường
vốn trong nước (onshore) và ngoài nước
(offshore) bị chia cắt, mặc dù thị trường
chứng khoán được kết nối bởi sàn giao dịch
Thượng Hải- Hồng Kông. Để CNY thực sự

114 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022


LÊ THANH BÌNH

trở thành đồng tiền quốc tế, các biện pháp
kiểm soát vốn cần được loại bỏ.
Bốn là, mặc dù nghiên cứu đã cố gắng thu
thập các số liệu để minh chứng cho các chỉ
tiêu ở Bảng 1, một số chỉ tiêu vẫn chưa đủ
số liệu để làm rõ. Đó là các chỉ tiêu về vốn
ODA, về dự trữ ngoại hối của các quốc gia

(giai đoạn trước 2016). Điều này địi hỏi
các nghiên cứu mới phải có những chỉ tiêu
bổ sung để làm rõ khía cạnh này của đồng
CNY. Trong tương lai, tốc độ quốc tế hoá
đồng CNY phụ thuộc nhiều vào tiến trình
tự do hố tài khoản vốn của Trung Quốc.
Vì vậy, các nghiên cứu chỉ ra sự liên quan

giữa việc phát triển thị trường tài chính, tự
do hố tài khoản vốn và tính quốc tế của
đồng CNY sẽ được quan tâm trong thời
gian tới. Mặt khác, nhiều quốc gia châu Á
sẽ đưa CNY vào trong rổ tiền tệ và quản
lý đồng tiền của quốc giá đó để đồng tiền
của họ cùng biến động với đồng CNY
(Ito, 2017). Hoán đổi tiền tệ có thể được
sử dụng để cứu trợ một quốc gia đang gặp
khủng hoảng. Theo đó, sự hình thành của
một khối CNY có thể thành hiện thực. Đây
cũng là một hướng nghiên cứu mới cho chủ
đề quốc tế hoá đồng CNY ■

Tài liệu tham khảo
Bank of International Settelement (BIS) (2019) “Triennial Central Bank Survey: Foreign Exchange Turnover in April
2019”. Switzerland, September 2019.
Badkar, Mamta (2013) “The Difference Between the Confusing Onshore and Offshore Renminbi Market”. https://www.
businessinsider.com/difference-between-onshore-and-offshore-renminbi-2013-2
Eichengreen Barry, & Kawai Masahiro. (2014) “Issues for Renminbi Internationalization: An Overview”. ADBI
Working Paper 454.
Haihong & Yongding Yu (2009), “Internationalisation of the renminbi”, Bank of International Settlements, BoK-BIS

Seminar on currency internationalisation: Lessons from the global financial crisis and prospects for the future in
Asia and the Pacific, 19-20 March 2009.
He, Alex (2014), “China in the G20 summitry: Review and Decision-Making Process”. CIGI Papers No.46.
Hong Kong Monetary Authority (HKMA) (2016) “The Global Offshore Renmibi Business Hub”. Hong Kong Monetary
Authority.
Huang Yukon & Clare Lynch (2013). “Does Internationalizing the RMB Make Sense for China?” Cato Journal, vol.
33, no. 3 (Fall 2013): 571-555.
International Monetary Fund, (2015), “Review of the Method and Valuation of the SDR” November 13, 2015.
International Monetary Fund, (2021), “Review of the Method and Valuation of the SDR” March 3, 2021.
Ito, Takatoshi, (2007), “Asian Currency Crisis and the IMF, Ten Years Later: Overview” Asian Economic Policy
Review, vol. 2, no. 1, June 2007: 16-49.
Ito Takatoshi (2010), “China as Number One: How about the Renmibi?” Asian Economic Policy Review 5, 249-276.
Ito Takatoshi, Satoshi Koibuchi, Kiyotaka Sato, & Junko Shimizu (2012), “The Choice of an Invoicing Currency by
Globally Operating Firms: A Firm-Level Analysis of Japanese Exporters” International Journal of Finance and
Economics, vol. 17 (4), October: 305-320.
Ito Takatoshi (2017), “A New Financial Order in Asia: Will a RMB bloc emerge?”, Journal of International Finance,
2017 :232-257.
Mishkin, Frederic S., and Apostolos Serletis (2011), “The Economics of Money, Banking and Financial Markets”
Toronto: Pearson Addison Wesley.
Mizuho Bank (2012), “Measure to Ease the Restrictions on Cross-Border RMB Settelment of Goods Exports”. Mizuho
China Business Express, No.214.
People’s Bank of China (PBoC) (2020), “2020 RMB Internationalization Report”. People’s Bank of China.
SWIFT (2020) “RMB Tracker Monthly reporting and statitics on renmibi (RMB) progress towards becoming
international currency”. RMB Tracker, February 2020 Edition.
Zhou Xiaochuan (2009) “Reform the international monetary system”. People’s Bank of China.
Website: /> /> /> />
Số 236+237- Tháng 1 & 2. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

115




×