Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ - quá trình gắn kết giữa phát triển kinh tế với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.69 KB, 5 trang )

Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015

70

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ - QUÁ TRÌNH GẮN KẾT GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
Nguyễn Quang Nhật
Trường Đại Học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh
Email:
(Ngày nhận bài: 26/11/2015; Ngày duyệt đăng: 18/12/2015)
TÓM TẮT
Hiện nay việc tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả
nguồn lực quốc tế là một tất yếu khách quan. Trên cơ sở quan sát thực tiễn và nghiên cứu có
hệ thống một số tài liệu cơ bản, bài tham luận nhằm phân tích và chứng minh xu thế phát
triển kinh tế của Việt Nam cần phát huy tinh thần chủ động hội nhập quốc tế song vẫn đảm
bảo tính độc lập tự chủ, đề ra các quan điểm cần nắm vững cũng như một số giải pháp cần
tập trung thực hiện để đạt được thắng lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: hội nhập kinh tế quốc tế, độc lập tự chủ, đường lối kinh tế đối ngoại.
ABSTRACT
The strengthening and expansion of external economic relations to effectively exploit
international resources has definitely been an objective necessity. Based on practical
observation and systematic study of relevant documents, this paper aims to analyze and
demonstrate this inevitable trend of Vietnamese economic development should promote the
spirit of initiative in international integrations but still maintain its independent autonomy,
then suggest some fundamentals as well as measures in implementation so that the process of
international economic integrations could bring fruitful results.
GIỚI THIỆU
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới
xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh
những mặt tồn tại cần được đánh giá nghiêm
túc, chúng ta vô cùng tự hào với những thành


quả đã gặt hái được, nhất là trong lĩnh vực
kinh tế - đời sống xã hội. Kết quả đó đã minh
chứng tính đúng đắn của Đảng ta trong việc
nhận thức thời thế, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách phù hợp góp phần cải
thiện, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần
của toàn dân và nâng cao vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
(2001, 3) đã xác định: “Đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, đưa đất nước ta trở thành
một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực
lượng
sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát

huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu
quả và bền vững ”. Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI (2011, 5) cũng nêu rõ:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát
triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh. Nhiệm vụ của công

tác đối ngoại là giữ vững môi trường hịa
bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối
ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế


Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015
vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự
chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và
giảm thiểu tác động của quá trình hội nhập
quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu
tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả
các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về
vốn, khoa học - cơng nghệ, trình độ quản lý
tiên tiến”. Có thể nhận thấy quan điểm của
Đảng khẳng định việc phát triển đất nước
phải gắn kết chủ động hội nhập quốc tế song
vẫn đảm bảo giữ vững kinh tế độc lập tự chủ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết được thực hiện trên cơ sở quan sát
thực tiễn và quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin đồng thời kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp khác như: nghiên cứu tài liệu,
phân tích, so sánh, tổng hợp, … Mục đích
nhằm phân tích những cơ sở lý luận và thực

tiễn để khẳng định rằng xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ phải gắn kết phát triển kinh tế
và hội nhập quốc tế theo con đường chỉ đạo
của Đảng là đúng đắn và phù hợp khách
quan, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam để
chỉ ra những khó khăn hạn chế của q trình
hội nhập, đồng thời đưa ra một số kiến nghị
với mong muốn quá trình hội nhập sẽ ngày
càng thắng lợi.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tính tất yếu của việc gắn kết phát triển kinh
tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế
Khi đặt vấn đề về xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, Đảng quan niệm (Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, 2001, 77)
“Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trước
hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển
theo định hướng XHCN, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo tiềm lực kỹ
thuật khoa học và cơng nghệ, cơ sở vật chất
kỹ thuật đủ mạnh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
có hiệu quả và sức cạnh tranh, có thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nền
kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được
với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện
thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập

71

quốc tế”. Như vậy, nền kinh tế độc lập tự chủ
là nền kinh tế không bị lệ thuộc vào nước
khác hoặc vào một tổ chức kinh tế nào về
đường lối, chính sách phát triển, khơng bị bất
kỳ ai dùng điều kiện kinh tế, tài chính, viện
trợ … để áp đặt, khống chế làm tổn hại chủ
quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Trước những biến động của thị trường, trước
sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính ở
bên ngồi, nó vẫn có khả năng duy trì sự ổn
định và phát triển; trước sự bao vây, cô lập
và chống phá của các thế lực thù địch, nó vẫn
có khả năng đứng vững, khơng bị sụp đổ,
không bị rối loạn. Bảo đảm độc lập tự chủ về
kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững chắc
định hướng XHCN và giá trị truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc trong cơng cuộc phát
triển kinh tế, tiến hành cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Đây là một chủ trương
đúng đắn. Bởi vì tự chủ kinh tế dẫn tới độc
lập tự chủ về chính trị, văn hóa và các vấn đề
khác. Sự phụ thuộc quá lớn và kéo dài vào
một quốc gia nào, vào một dịng hàng nào
đều ẩn chứa độ rủi ro và tính dễ tổn thương
của nền kinh tế, có thể dẫn tới bị áp đặt
những điều kiện kinh tế, chính trị, gây tổn hại
đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của
dân tộc. Thực tế cuộc khủng hoảng nợ công
ở Hy Lạp là một minh chứng rõ nét.
Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là xây

dựng một nền kinh tế khép kín, tự cung tự
cấp, mà nó phải được đặt trong mối quan hệ
biện chứng với sự mở cửa, hội nhập, chủ
động tham gia giao lưu, hợp tác và cạnh
tranh quốc tế. Hiện nay, xu hướng tồn cầu
hóa đã tác động mạnh mẽ đối với sự phát
triển kinh tế của nhiều nước khiến vượt khỏi
phạm vi quốc gia, hướng tới phạm vi tồn
cầu cùng với trình độ khoa học - công nghệ
ngày càng hiện đại và sự phân công hợp tác
quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội
hóa sản xuất ngày càng tăng. Ngày nay
không một quốc gia nào có thể phát triển nền
kinh tế của mình mà không gắn với thị
trường thế giới. Hơn nữa, nước ta hiện đang
phát triển theo mơ hình Kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Kinh tế thị trường là
kinh tế mở, có tác dụng thúc đẩy thị trường


Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015
trong nước gắn bó chặt chẽ với thị trường thế
giới. Vì thế, việc nước ta mở rộng quan hệ
quốc tế đối ngoại, gia nhập vào thị trường thế
giới là một tất yếu khách quan. Lợi ích của
việc mở rộng kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện
nay đó là quốc tế hóa đời sống kinh tế, khai
thác có hiệu quả nguồn lực nước ngoài để
phát huy nội lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy
nền kinh tế phát triển nhanh chóng, hiệu quả.

Ngồi ra, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
còn do yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ tổ quốc và an ninh quốc phịng.
Tóm lại quan điểm của Đảng về xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ gắn kết với hội
nhập quốc tế không chỉ đúng về nguyên tắc,
quan điểm, đường lối mà còn là sự đòi hỏi
của thực tiễn khách quan, một xu thế không
thể nào tránh khỏi.
Hiệu quả của chủ trương phát triển kinh tế
gắn với hội nhập quốc tế
Ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX,
nước ta đã gia nhập khối SEV và tích cực
tăng cường mở rộng mối quan hệ giữa các
nước XHCN, tranh thủ lực lượng hịa bình,
tiến bộ cùng đấu tranh buộc Mỹ phải xem xét
xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Trong
thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục chủ trương
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo
hướng đa phương hóa, đa dạng hóa và đã phá
được thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các thế
lực thù địch. Năm 1993, chúng ta khai thông
quan hệ với các tổ chức kinh tế IMF, WB,
ADB. Ngày 25/07/1995 ta gia nhập ASEAN,
tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Ngày 01/01/1996 ta thực hiện lộ trình cắt
giảm thuế quan AFTA. Tháng 03/1996 ta
tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)
với tư cách là thành viên sáng lập. Ngày
15/06/1996, ta gia nhập Diễn đàn hợp tác

kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và tháng
11/1998 được chấp thuận trở thành thành
viên chính thức. Từ một nước thiếu ăn, Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ
nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ
hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ
4 về cao su;… GDP bình qn trung bình
tăng 7%, chính thức đã ra khỏi nhóm nước

72
thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập
trung bình. Bảo hiểm y tế được mở rộng,
nhiều bệnh đã được đẩy lùi hay khống chế.
100% dân số phổ cập trung học cơ sở. Việc
kiện tồn các tổng cơng ty, thí điểm thành lập
các tập đồn kinh tế nhà nước đạt một số kết
quả. Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp
tăng hơn 2,3 lần, số vốn tăng 7,3 lần so với
giai đoạn 2001 - 2005. Doanh nghiệp cổ phần
trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh phổ biến. Liên tục gặt nhiều thành quả
huy chương trên các cuộc thi quốc tế. Vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Như vậy, quan điểm chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế gắn liền với xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ đã có những thành cơng nhất
định. Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
mở rộng thị trường, tranh thủ tiếp cận, ứng
dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại,

tranh thủ các nguồn vốn, kiến thức quản lý
để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh về cơ bản đã hồn thành. Chính thơng
qua đó, chúng ta có điều kiện học tập kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát
triển, giúp giảm bớt thời gian xây dựng cơ sở
vật chất XHCN, theo kịp quá trình tốc độ
phát triển kinh tế thế giới.
Xem xét các kết quả đạt được, chúng ta nhận
thấy rằng hội nhập kinh tế có hai mặt tác
động đến quá trình xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ. Trước hết nó tác động to lớn đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực
lượng sản xuất, đưa lại tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế so
sánh của từng vùng, từng địa phương và quốc
tế. Đồng thời, sự chuyển giao khoa học công nghệ của các nước vào nước ta trên quy
mơ rộng và sâu ngày càng nhiều, góp phần
hiện đại hóa đất nước một cách hiệu quả.
Khơng những thế, tồn cầu hóa kinh tế đã tạo
ra hệ thống thông tin mạng, tạo điều kiện cho
nước ta tiếp cận được thông tin của thị
trường quốc tế, đẩy mạnh công tác đối ngoại
đầu tư.



Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015
Bên cạnh đó nó có tác động tiêu cực đến q
trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thể
hiện qua việc các nước công nghiệp phát
triển thao túng và gây áp lực về kinh tế và
chính trị đối với các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Ngồi ra, trục trặc ở
một khâu nào đó sẽ tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự phát triển kinh tế ở nước ta.
Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng năng
lượng, biến động giá cả, thị trường chứng
khoán tụt dốc … đều gây tác động không nhỏ
đến nền kinh tế. Hoặc sự tự do hóa thương
mại ở một khía cạnh nào đó đem lại lợi thế
cho các nước bằng hình thức thuế quan và
phi thuế quan bất lợi để chi phối hàng hóa
nước khác. Hội nhập cũng cũng kéo theo tội
phạm xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế,
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy…
Vì thế, để đảm bảo cho quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế thắng lợi, đáp ứng yêu cầu
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, ta cần
phải nắm vững các quan điểm sau:
 Giữ vững độc lập tự chủ và định
hướng XHCN, đảm bảo vững chắc an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp
của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo.

 Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình
vừa hợp tác, vừa đấu tranh dựa trên ngun
tắc đơi bên cùng có lợi, tơn trọng độc lập chủ
quyền của nhau. Ta phải có lộ trình hợp lý,
vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất
nước, vừa đáp ứng quy định của các tổ chức
kinh tế quốc tế mà mình tham gia. Phải ln
ln cảnh giác không mơ hồ trước mọi âm
mưu đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng
quan hệ thương mại quốc tế nhằm xâm nhập,
chống phá dưới nhiều hình thức.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tóm lại, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
là quá trình gắn kết phát triển kinh tế với hội
nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng
nhưng tỉnh táo, chọn lọc. Hội nhập kinh tế
quốc tế là điều kiện cần thiết để xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, có tự chủ về kinh

73
tế mới có thể chủ động hội nhập quốc tế có
hiệu quả, đảm bảo được chủ quyền quốc gia
và lợi ích dân tộc trong tình hình hiện nay.
Một số đề xuất đảm bảo độc lập tự chủ về
kinh tế
Trước hết, chúng ta cần nhất quán và trung
thành với đường lối, chính sách mà mình đã
chọn. Có nghĩa là chúng ta đã lựa chọn định
hướng phát triển kinh tế XHCN thì phải kiên

trì theo định hướng đó, khơng bị động và lệ
thuộc bên ngồi, khơng chịu sức ép của bất
cứ ai vì mục đích khơng lành mạnh của họ.
Thứ hai, phải xây dựng thực lực kinh tế đủ
mạnh bằng chính cơng sức của bản thân
chúng ta, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân và có phần tích lũy để tái sản xuất
mở rộng kinh doanh. Kế đó, phải có thể chế
kinh tế - xã hội bền vững với một thống các
quy phạm pháp luật hồn chỉnh, các cơ quan
quản lí nhà nước có năng lực, và các tổ chức
kinh tế hoạt động hiệu quả. Không những
thế, phải xây dựng đội ngũ tri thức lành nghề
đầu tư chất xám cao để làm chủ công nghệ
nhập khẩu và sáng tạo công nghệ mới của đất
nước, đảm bảo cho sự trao đổi bình đẳng về
kinh tế và cơng nghệ với bên ngồi, cũng như
có chế độ đãi ngộ nhân tài cao tránh chảy
máu chất xám. Đồng thời, luôn luôn giữ
vững được ổn định kinh tế vĩ mơ với hệ
thống tài chính - tiền tệ lành mạnh, đảm bảo
giữ được cán cân thương mại và cán cân
thanh tốn, có dự trữ ngoại tệ cần thiết, có
chiến lược vay và trả nợ hợp lý, khơng để bị
động và lệ thuộc. Cuối cùng, phải bảo đảm
an tồn và có chiến lược phát triển các yếu tố
có tính sống cịn như như an ninh lương thực,
an tồn năng lượng, an tồn mơi trường, cùng
với nâng cấp cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế
và xã hội một cách đồng bộ và có chất lượng.

Một số đề xuất chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế hiệu quả
Thứ nhất, các cơ quan ban ngành, các đồn
thể chính trị cần tiến hành cơng tác tư tưởng,
tun truyền giải thích trong tồn Đảng, tồn
dân về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là
một xu thế khách quan, tránh các tư tưởng
bảo thủ bài ngoại hay sính ngoại cực đoan
chủ nghĩa. Thứ hai, chúng ta cần xây dựng


Bản tin Khoa học Trẻ số 1(2), 2015
chiến lược về hội nhập với lộ trình tổng thể
làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát
triển từng ngành, từng lĩnh vực của các thành
phần kinh tế, có kế hoạch quảng bá phát triển
những ngành nghề truyền thống, có phương
án hỗ trợ nhũng ngành cịn non trẻ, tránh
khơng để bị cơng ty tập đoàn nước ngoài nào
giữ thế độc quyền hay nắm thị phần đa số.
Thứ ba, cần có biện pháp và phương hướng
chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới
cơng nghệ, tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh
cho nền kinh tế nói chung và từng mặt hàng

74
nói riêng. Thứ tư, chính phủ cần ban hành
các quy định, văn bản pháp quy, hướng dẫn
cụ thể cũng như tích cực tạo lập đồng bộ cơ

chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay. Song song đó, phải đẩy mạnh giáo
dục, đào tạo khoa học - công nghệ, bồi
dưỡng thu hút nhân tài để phục vụ kịp thời
cho quá trình hội nhập. Đồng thời cũng cần
chú ý kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị
với kinh tế đối ngoại, gắn kết chủ trương hội
nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an
ninh quốc phòng, củng cố và tăng cường Ủy
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế để
đảm bảo cho tiến trình hội nhập đạt kết quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1987). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb. Sự
thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội



×