Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Môn ngôn ngữ báo chí _Từ thành công của nhà báo hữu thọ, một số suy nghĩ về ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề chất lượng đào tạo báo chí đã được đặt ra từ nhiều năm nay ở
nước ta. Tuy nhiên, khi xã hội có sự thay đổi căn bản – từ thời bao cấp
chuyển sang thời hội nhập, nhất là khi nước ta ngày càng mở cửa, hội nhập
sâu rộng với khối ASEAN, TPP, WTO và nhiều tổ chức quốc tế thuộc các lĩnh
vực khác thì vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng báo chí càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo chí truyền
thơng sẽ là kim chỉ nam cho việc hiện thực hóa hoạt động dạy và học trong
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí.
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo báo chí cần được xây dựng
trên nhiều khía cạnh với các lĩnh vực đánh giá khác nhau. Chúng ta cần một
bộ tiêu chí khoa học được thực hiện bởi sự đóng góp của các khoa học liên
ngành. Ngơn ngữ với tư cách là một trong những công cụ quan trọng vào bậc
nhất của sáng tạo báo chí; dưới góc độ của ngôn ngữ học, tham luận đề xuất
một số ý kiến trong việc xây dựng tiêu chí sử dụng ngơn ngữ trong phong
cách báo chí.
Khơng chỉ xuất phát từ những vấn đề lý luận chung, tham luận căn cứ trên
cơ sở khoa học của những đánh giá về giá trị sử dụng ngơn ngữ theo phong
cách báo chí của nhà báo Hữu Thọ để đề xuất tiêu chí với hy vọng góp thêm ý
kiến có tính thực tiễn, khả thi trong việc định hướng đánh giá chất lượng đào
tạo và bồi dưỡng báo chí truyền thơng.
Trong một bài tham luận, người viết khơng thể trình bày hết những
thành cơng của nhà báo Hữu Thọ, mà chỉ chọn lọc một số thành cơng tiêu
biểu, có tính thực tiễn (nếu nhìn từ yêu cầu hiện nay của xã hội đối với báo
chí). Hy vọng từ những thành công của ông, các nhà hoạch định chính sách
đào tạo bồi dưỡng báo chí có những cơ sở đưa ra các tiêu chí cụ thể trong hệ
thống u cầu về ngơn ngữ báo chí.

1



I. Nhà báo (NB) Hữu Thọ và những thành công tiêu biểu trong
sáng tạo tác phẩm báo chí – nhìn từ góc độ ngơn ngữ học
1. Sự nghiệp báo chí của NB Hữu Thọ
Nhà báo Hữu Thọ sinh ngày 8 tháng 1 năm 1932 (tức 1 tháng 12 năm
Tân Mùi) tại Hà Nội. Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thọ. Trong q trình làm
báo, ơng lấy nhiều bút danh: Hữu Thọ, Nhân Nghĩa, Nhân Chính...
Từ tháng 8 năm 1957, nhà báo Hữu Thọ bước vào con đường làm báo
chuyên nghiệp. Trong suốt q trình làm báo, ơng có nhiều tích lũy về nghề
nghiệp, về quan điểm làm báo, viết báo. Có thể khái qt tư tưởng xun suốt
trong q trình làm báo của ông trong lời “tự bạch” sau đây:
- “Tơi khơng biết viết thế nào để thành cơng vì mỗi bài báo là một sự
thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi
người” [Đề từ tập Người hay cãi]
Nhà báo Hữu Thọ đạt được nhiều giải thưởng: các Giải Nhất hoặc A
của Hội Nhà báo Việt Nam (08 giải); các giải thưởng của thành phố Hải
Phòng; giải thưởng Hùng Vương (tỉnh Vĩnh Phú) về các bài viết ủng hộ các
sáng kiến, mô hình đổi mới; giải báo chí Quốc gia 2009.
Ghi nhận những đóng góp của ơng, nhà nước đã giành tặng ông những
danh hiệu, huân huy chương cao quý, xứng đáng, điển hình như huy chương
“Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”, huân chương Kháng chiến hạng Nhất, huân
chương Kháng chiến hạng Ba, huân chương Lao động hạng nhất, huân
chương Độc lập hạng nhất.
2. Những thành công tiêu biểu trong sáng tạo tác phẩm báo chí
của NB Hữu Thọ – nhìn từ góc độ ngơn ngữ học
2.1. Thành cơng trong cách xử lý từ ngữ theo hướng “đại chúng hóa”
Một trong những đặc điểm cần yếu của ngơn ngữ báo chí là tính đại
chúng. Làm thế nào để ngơn ngữ có tính đại chúng, đây là cách xử lý ngơn từ
theo nguyên tắc vừa tôn trọng cái chung vừa thể hiện cái riêng của mỗi tác giả.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ơng có các biện pháp sau:
2



Thứ nhất: ít sử dụng các loại từ gây nên sự khó tiếp nhận cho người đọc.
Đó là các loại từ: biệt ngữ, tiếng lóng, từ địa phương, từ ngoại lai (từ mượn).
Đầu tiên, là sự chọn lọc trong cách dùng biệt ngữ, tiếng lóng.
Đây là nhóm từ thuộc lớp từ xét theo phạm vi xã hội. Tiếng lóng, biệt ngữ
có phạm vi hoạt động hẹp, vì vậy, phần lớn cơng chúng sẽ khó hiểu nghĩa của
tiếng lóng (nếu như khơng chú thích). Tiếng lóng, biệt ngữ làm hạn chế tốc độ
tiếp nhận bài báo, hạn chế mức độ hiểu nội dung tác phẩm, đó là chưa kể tới việc
có thể hiểu sai, lạc vấn đề nhà báo muốn nói - vì tiếng lóng, biệt ngữ cũng là một
loại “mã” , không phải độc giả nào cũng “giải mã” giống nhau.
Tất nhiên, khơng thể nói tiếng lóng, biệt ngữ khơng có giá trị trong việc
làm báo. Tuy nhiên, cách dùng tiếng lóng, biệt ngữ như thế nào, dùng với mật độ
ra sao, còn cần đến độ nhạy cảm trong tay viết của nhà báo. Tiếng lóng, biệt ngữ
vẫn được Hữu Thọ sử dụng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
NB Hữu Thọ hạn chế tối đa việc dùng chêm, xen từ ngoại lai.
Việc chêm, xen từ ngoại lai là hiện tượng thường gặp trên các trang
viết hiện nay. Nhiều nhà báo cho rằng, đó là vì độc giả trẻ hiện nay yêu cầu
một cách viết mới, lạ, phong cách, cho nên việc chêm, xen các tiếng ngước
ngoài - chủ yếu là tiếng Anh - đã trở thành “mốt” ; mặt khác do sự hội nhập,
xã hội nhiều thay đổi, nhiều khái niệm mới được gọi bằng tên nước nên việc
chêm, xen là điều dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, với nhà báo Hữu Thọ, ơng
ln tìm được những biện pháp ngôn ngữ phù hợp để hạn chế tối đa việc phải
dùng từ ngữ ngoại lai. Đó là các cách: chọn lựa và chỉ sử dụng những từ ngữ
không có vốn từ tiếng Việt thay thế; chọn lựa những từ nước ngoài đã trở nên
quen thuộc, đã được đưa vào vốn từ dân tộc; tìm các cách diễn đạt đồng nghĩa
để tạo điều kiện tối đa cho việc dùng vốn từ thuần Việt, thậm chí, nếu khơng
cần thiết, từ Hán - Việt cũng được thay thế bằng từ thuần Việt, ví dụ:
Dùng “hao” “ngót” thay cho “lãng phí” (“Lại chuyện hao” , “Vẫn lại
chuyện hao” ); “Tính” thay cho “nghĩ” “cảm thấy” (Anh tính có xấu hổ khơng?)


3


“gạn” thay cho “cố gắng” (Tôi gạn hỏi) ; “tiếng” thay cho “danh nghĩa” (Dù sao
thì cũng được tiếng là bảo vệ sản xuất tập thể)
Thêm nữa, NB Hữu Thọ ít dùng từ địa phương.
Từ địa phương được dùng trong một phạm vi khơng gian nhất định. Do
đó, báo chí khi dùng từ địa phương cũng sẽ hạn chế cách hiểu của cơng
chúng. Nhiều từ địa phương có nghĩa tương đương với từ vựng toàn dân
(TVTD), nhưng khi vỏ ngữ âm khác biệt sẽ gây nên sự khó hiểu cho người
đọc; hơn nữa, nhiều từ địa phương khơng có từ tương đương với TVTD. Như
vậy, việc dùng từ địa phương để truyền tải thơng điệp mang tính phổ thơng,
đại chúng trong phong cách báo chí là khơng phù hợp.
Thứ hai: NB Hữu Thọ ưu tiên dùng từ thuần Việt và từ ngữ theo cách
nói/tư duy dân gian/nhân dân
Từ thuần Việt và những từ ngữ theo cách nói của nhân dân/dân gian
được lựa chọn sử dụng trong tác phẩm mang lại sự dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối
với bạn đọc.
Theo kết quả khảo sát, nhà báo Hữu Thọ sử dụng từ thuần Việt rất
đặc sắc. Tỷ lệ từ Hán - Việt trung bình trên bốn thể loại tiểu phẩm, bình
luận, ghi chép, điều tra là 51,3% cho thấy sự không quá chênh lệch giữa từ
Hán - Việt và từ thuần Việt (tỷ lệ từ Hán - Việt trong vốn ngôn ngữ dân tộc
chiếm hơn 70%).
Việc lựa chọn lời ăn tiếng nói của nhân dân được thể hiện thông qua sự
lựa chọn vốn từ khẩu ngữ toàn dân, các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ được
vận dụng theo phương thức của phong cách viết. Với sự lựa chọn và xử lý
như vậy, lối diễn đạt của ông trở nên không chỉ giàu sắc thái biểu cảm, sinh
động mà cịn giúp cơng chúng dễ dàng trong việc tiếp nhận thơng tin.
Ví dụ các thành ngữ “năm bỏ làm ba, chín bỏ làm mười”, “một điều

nhịn là chín điều lành” trog câu “Cái này (bệnh “an phận”) cũng có nguồn gốc
sâu xa của người Việt. Đó là bệnh xuê xoa, “năm bỏ làm ba, chín bỏ làm
mười”, rồi “một điều nhịn là chín điều lành”
4


Nói một cách khái quát, vốn từ vựng dân tộc đã được Hữu Thọ sử dụng
với tinh thần “đại chúng hóa”. Đó là một trong các nguyên nhân lý giải về sức
lan tỏa các tác phẩm của ông trong xã hội.
Thứ 3: NB Hữu Thọ có sự chọn lọc từ mượn trong cách sử dụng.
Trước hết là sự chọn lọc trong cách sử dụng từ Hán - Việt. Hữu Thọ
chỉ sử dụng từ Hán - Việt với tỷ lệ lớn trong những thể loại/loại mà bản thân
nó yêu cầu một lượng lớn từ Hán - Việt như thể loại bình luận. Với các thể
loại khác, căn cứ vào từng mảng nội dung để ông sử dụng từ Hán Việt. Bên
cạnh đó, trong những ngữ cảnh cụ thể, Hữu Thọ sẽ chọn dùng hay không
dùng từ Hán - Việt. Chẳng hạn như, trong loại câu bình luận, từ Hán - Việt
thuộc khả năng lựa chọn đầu tiên, song ở các loại câu như câu tường thuật,
câu cảm thán…từ thuần Việt là loại từ được ưu tiên.
Với từ mượn gốc Ấn – Âu (khơng xét đến trường hợp từ được quốc tế
hóa), sự lựa chọn của Hữu Thọ chỉ dành khi trong tiếng Việt khơng có từ
tương đương về nghĩa.
Với các biện pháp sử dụng từ ngữ như vậy, Hữu Thọ đã khơng chỉ đáp
ứng được u cầu về tính đại chúng trong phong cách báo chí mà cịn góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2.2. Thành công trong việc góp phần bảo vệ và làm giàu, đẹp hơn
vốn từ dân tộc
Thơng qua các bài viết của mình, ơng đã góp phần làm giàu thêm vốn
từ dân tộc, bằng cách bổ sung một lượng lớn và mới các từ văn hóa, trong đó,
khơng thể khơng nói đến các định danh quốc tế, các viết tắt quốc tế và từ mới.
Có hai con đường cơ bản làm giàu vốn từ dân tộc. Một là tạo từ mới

(hoàn toàn) và khẳng định giá trị của chúng bằng cách sử dụng các từ đó với
tần suất lớn trong các hồn cảnh giao tiếp linh hoạt với những tiện ích giao
tiếp khơng thể phủ nhận. Dần dần, từ mới sẽ có vị trí trong vốn từ dân tộc.
Thứ hai, tạo từ mới theo cách làm mới từ cũ hoặc “điển tích hóa” tác phẩm

5


báo chí/văn học bằng các định danh cố định. Nhà báo Hữu Thọ đã làm giàu
thêm vốn từ dân tộc bằng hai con đường cơ bản đó.
Khơng bàn đến lớp từ mới được tạo ra từ xã hội được ông chủ động vận
dụng theo phong cách cá nhân, với nhóm các từ mới do chính ơng sáng tạo
nên cũng có nhiều điều để thế hệ cầm bút thế hệ sau học tập. Tất nhiên, đó là
những từ mới lâm thời. Tuy nhiên, ơng thường đặt chúng vào những ngữ
cảnh có điều kiện để thoát từ trang viết đi vào đời sống ngơn ngữ văn hóa
tồn dân. Năng lực ngơn ngữ tiềm ẩn khả năng góp phần làm giàu vốn từ dân
tộc như vậy, không phải nhà báo nào cũng thực hiện được.
Việc từ ngữ trong tác phẩm đi vào xã hội cần sự sàng lọc của thời gian,
tuy nhiên, ta có thể nhận ra khả năng làm giàu vốn từ dân tộc của một nhà báo
thông qua cách dùng từ của họ: cách dùng đó có đáp ứng nhu cầu của cuộc
sống hay khơng, có phù hợp với tư duy, văn hóa dân tộc hay khơng.
Trong hệ thống từ của mình, Hữu Thọ đã vận dụng nhiều phương thức
chuyển nghĩa từ theo tư duy, văn hóa, truyền thống dân tộc, ví dụ: báo (vừa là
con báo, vừa là nhà báo - trong tiểu phẩm “Sợ báo hơn sợ hổ” – văn hóa chơi
chữ; đồng ca (chỉ những người khơng làm được việc hoặc chỉ làm những việc
vô nghĩa lý nhưng vẫn được hiện diện trong “tập thể” , khó có thể truy cứu
trách nhiệm cho những người này) – kiểu nói tránh; đổi ngơi (chỉ sự “chuyển
vai” giữa người lãnh đạo và các “tay chân” trong những công việc tư lợi) - ẩn
dụ dân gian (Sao đổi ngôi)
Thêm nữa là khả năng tạo mới các ngữ cố định (NCĐ). Trong tác

phẩm, nhiều NCĐ chỉ có tính chất lâm thời, nhưng khả năng hoạt động độc
lập của chúng trong giao tiếp cũng rất lớn. Bởi lẽ, do khái niệm mà các kết
hợp này tạo nên đã và đang phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đây là “nguồn”
của việc bổ sung từ mới vào từ vựng dân tộc. Có thể kể đến các kết hợp: GDP
xanh, GDP sạch; cơng nghệ “dìm”, phí ngoại giao, đầu tư quan hệ…

6


Qua việc sử dụng ngôn từ, nhà báo Hữu Thọ đã góp phần khẳng định
vẻ đẹp của từ ngữ tiếng Việt, mà trước hết là góp phần khẳng định sự chuẩn
mực trong cách dùng từ tiếng Việt.
Vấn đề “chuẩn trong cách dùng từ” là một khía cạnh trong yêu cầu
dùng chuẩn tiếng Việt- là mục đích cần khơng ngừng phấn đấu của các thế hệ
người Việt, đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra trong mục tiêu “giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt”.
Trong việc dùng từ, yêu cầu dùng vốn từ văn hóa dân tộc là yêu cầu
bắt buộc. Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng các khái niệm: “từ phổ thơng”,
“từ tồn dân”, “từ dân tộc” hoặc “từ văn hóa dân tộc” khơng chỉ có nội hàm là
chỉ tính chất và phạm vi sử dụng mà cịn có ý nghĩa của sự giàu tính văn hóa
trong vốn từ của tồn dân tộc, dùng cho mọi cơng dân Việt.
Tuy nhiên, trong thực tế dùng từ, các chủ thể khác nhau sẽ chọn lựa các
lớp từ khác nhau để tạo nên một phong cách riêng cho cá nhân. Với nhà báo
Hữu Thọ, ông dùng vốn TVTD làm nền tảng, trên đó, ơng vận dụng một cách
vừa tự nhiên lại vừa chọn lọc các từ thuộc lớp TVTD. Sự dùng từ kết hợp
giữa cách chọn lọc tự nhiên và cách chọn lọc có ý thức đã khiến cho các từ
trong sáng tạo báo chí của ơng về cơ bản là lớp TVTD - kết tinh của văn hóa
cơng chúng - ghi dấu của một tầm hiểu biết sâu rộng.
Dấu ấn trong vốn từ Hữu Thọ là sự “kết tinh của văn hóa cơng chúng”.
Văn hóa cơng chúng khơng phải là văn hóa của số đơng; khơng phải là kiểu

văn hóa đại trà. Văn hóa cơng chúng có sự dung hịa của những cái chung, có
thể “cuốn” theo nó là những nhóm văn hóa khác.
Từ trong tác phẩm Hữu Thọ được chắt lọc trên cơ sở ngơn từ tồn dân,
dưới ánh sáng của tầm tư duy, trí tuệ, sự hiểu biết, nhạy cảm xã hội sâu sắc.
Tất cả các đặc điểm đó đã khơng chỉ đánh dấu được sự “chuẩn xác” trong
cách dùng từ của ơng mà cịn góp phần tôn vinh vẻ đẹp ngôn từ dân tộc.
Cũng về chuẩn của việc dùng từ, cần phải nói đến sự vận dụng các
nguyên tắc kết hợp về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các thành tố trong từ, trong
7


tổ hợp. Sự kết hợp đúng chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt đã góp phần
tạo nên các từ mới với những nghĩa chuyển độc đáo.
Thêm nữa, những vận dụng sáng tạo của Hữu Thọ tạo nên những đơn
vị tương đương từ như NCĐ mới đã gây ấn tượng mạnh trong độc giả (chẳng
hạn như: 99 chuyện đời, người hay cãi, cơn mưa thử thách, máy công máy tư,
“chiếu cầu hiền” thời cách mạng, bệnh ham ghế, quyền lực mềm, nền dân chủ
thương mại, xâm lăng văn hóa…).
Chuẩn mực về từ trong phong cách của ơng cịn là chuẩn mực của việc
dùng từ phù hợp với phong cách thể loại.
Xuyên suốt tinh thần dùng từ, ơng ln dùng từ có trong vốn từ dân
tộc. Điều đó cho thấy vốn từ của ơng lớn. Có như vậy Hữu Thọ mới đủ sức
thay thế các từ mà theo dòng chảy hiện đại, nhiều nhà báo trẻ đang sử dụng
như là một “mốt” trong cách nói/viết hơm nay. Tuy vậy, ơng cũng khơng phải
là người “bảo thủ”. Hữu Thọ khơng có thái độ cực đoan với từ mới. Ngược
lại, trong các bài báo, nhất là thể loại bình luận, nhiều từ mới với nghĩa mới
đã được ông vận dụng. Sự tôn trọng vốn từ dân tộc luôn đi cùng với việc làm
cho vốn từ dân tộc khơng chỉ phong phú hơn mà cịn là làm cho vốn từ đó
“hịa nhịp” được cùng với “nhịp” hiện đại, đổi mới của dân tộc. Do vậy, chỉ
riêng về vấn đề dùng từ, từ nhà báo Hữu Thọ, các nhà báo trẻ cũng sẽ rút ra

được nhiều bài học, mà đầu tiên là tinh thần tích cực - chủ động - sáng tạo
trên cơ sở của sự kế thừa kết hợp với kiến thức ngôn ngữ, kiến thức xã hội để
góp phần giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần làm giàu có
vốn từ tiếng Việt.
II. Tiêu chí đánh giá ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí – nhìn từ
những đóng góp về ngơn ngữ của nhà báo Hữu Thọ
1. Tiêu chí về năng lực đại chúng hóa ngơn ngữ báo chí

8


Cần phân biệt: đại chúng hóa ngơn ngữ trong phong cách báo chí
khơnng phải là sự nơm na, phổ thơng hóa cách nói/ viết; khơng phải là sự dễ
dãi, chạy theo lối nói/ viết đời thường.
Đại chúng hóa ngơn ngữ báo chí là sự vận dụng ngơn từ một cách sáng
tạo để biểu đạt thông tin bằng tư duy của công chúng; là sự “điều khiển” ngôn
ngữ trên cơ sở của tư duy cơng chúng. Do đó, u cầu này địi hỏi nhà báo
phải hiểu rất rõ nhân dân/ cơng chúng ở từng địa hạt xã hội.
Nhà báo Hữu Thọ ln đặt câu hỏi “viết cho ai”. Do đó, câu chữ của
ông được “vận hành” trong tay viết của một nhà báo nghiêm túc với công việc
nhưng được xử lý thông qua sự am hiểu tư duy của đối tượng tiếp nhận. Do
đó, những tổng kết theo kiểu thành ngữ dân gian sau đây lại được chính nhà
báo tạo nên: hoa hồng kiểu thông đồng; bạn và “bè”, “cán bộ đi bằng bốn
chân”…
Các thành ngữ, tục ngữ, ca dao thể hiện ngôn ngữ dân gian/công chúng
nhưng sự trong sáng, hàm súc, giàu ý nghĩa của ngôn ngữ trong các thể loại
dân gian này luôn là tấm gương để ngôn ngữ viết hướng tới. Do vậy, sự “đại
chúng hóa” ngơn ngữ báo chí cũng là sự học tập cách diễn đạt trong sáng, cô
đúc của nhân dân.
Yêu cầu về sự đại chúng hóa ngơn ngữ báo chí cần thể hiện cụ thể ở

những tiêu chí sau:
a. Tiêu chí về việc vận dụng các lớp từ.
Cần hạn chế những lớp từ tạo nên sự khó tiếp nhận đối với người đọc,
như thuật ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ. Với lớp từ mới, chỉ nên sử
dụng những từ nào đã được phổ biến trong cộng đồng (vd: sống ảo, mạng xã
hội, lướt Web, lên face), với những từ chưa ổn định trong cách tiếp nhận thì
chưa sử dụng trong ngơn ngữ báo chí (thả thính, bánh bèo, sối ca…)
b. Tiêu chí về việc vận dụng vốn từ vựng văn hóa dân tộc.
Nền tảng của việc huy động vốn từ là vốn từ vựng dân tộc, nhưng
phong cách báo chí yêu cầu cao trong việc chọn lọc từ vựng văn hóa dân tộc.
9


Nghĩa là, cần loại trừ lớp từ có lối sử dụng dễ dãi. Ví dụ, hiện nay, trong lớp
từ mới, có một số từ như: vãi (sợ vãi), girl bánh bèo, thả thính…Những từ
kiểu như vậy khơng nên xuất hiện trên báo chí.
c. Tiêu chí về việc vận dụng chính xác nguồn ngơn ngữ sẵn có trong
dân gian
Đó là các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, ca dao cũ, mới. Việc vận dụng
nhóm ngơn ngữ này khơng chỉ cho thấy sự am hiểu văn hóa dân tộc mà cịn
thể hiện được khả năng bám sát đời sống thực tiễn của nhà báo, khả năng
“bắt” được tư duy dân gian của báo chí. Như vậy, báo chí tránh được sự
nói/viết nhảm, nhàm chán, hời hợt.
d. Yêu cầu về tính phong cách
Bên cạnh phong cách thể loại, nhà báo cần tạo cho mình dấu ấn cá
nhân. Yêu cầu về việc xây dựng phong cách là một “áp lực” khiến nhà báo
phải trăn trở tìm cái riêng khi cầm bút. Ngơn ngữ khơng của riêng ai. Nhưng
không phải ai cũng dùng được ngôn ngữ như một tấm thẻ cá nhân. Áp lực xây
dựng phong cách yêu cầu nhà báo không chỉ vận dụng cái sẵn có mà cịn phải
sáng tạo trên cơ sở hiểu xã hội và lấy văn hóa dân tộc làm chuẩn mực trong

thẩm mỹ sáng tạo.
2. Tiêu chí trong việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Đây cần là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của báo chí. Tốc
độ, mức độ ảnh hưởng của báo chí đối với cơng chúng rất lớn và mạnh mẽ.
Báo chí là một bộ phận góp phần chuẩn hóa tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, vì áp lực
tốc độ - thời gian trong cơng việc, báo chí cũng góp phần “phát tán” những
tạp chất ngơn từ trong xã hội.
Tiêu chí này cần được thực hiện trên các mục tiêu cụ thể sau:
a. Khả năng củng cố và phát huy vốn ngơn ngữ dân gian (thành ngữ,
tục ngữ, điển tích, điển cố, giai thoại, truyện, các loại thơ ca dân gian)
Yêu cầu về sự củng cố vốn ngôn ngữ dân gian địi hỏi nhà báo sử dụng
đúng và chính xác nhóm ngôn ngữ này.

10


u cầu phát huy vốn ngơn ngữ dân gian địi hỏi nhà báo sáng tạo bằng
nhiều cách để đưa vốn cũ “sống” trong xã hội mới, chẳng hạn làm mới kết cấu,
ý nghĩa, cách sử dụng…của chúng. Có nhiều chiều, nhiều cách sáng tạo để vốn
ngôn ngữ truyền thống dân tộc được sống trong đời sống giao tiếp hiện đại.
b. Năng lực làm giàu vốn từ dân tộc
Vốn từ dân tộc được làm giàu bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó,
báo chí là một trong những nguồn cơ bản có khả năng bổ sung từ vựng tồn
dân; trong báo chí tiềm ẩn năng lực làm phong phú cách sử dụng ngơn từ
thơng qua các tình huống linh hoạt trong giao tiếp báo chí, thơng qua các cách
diễn đạt sinh là động của tác phẩm báo chí.
Đó nói chung. Để thực hiện được nhiệm vụ làm giàu vốn từ dân tộc,
mỗi nhà báo cần có những năng lực khiến từ ngữ có điều kiện từ trang viết đi
vào cuộc sống. Đó là các năng lực: tạo từ mới gần gũi với đời sống xã hội và
tư duy của công chúng; tạo các cụm từ cố định có tính khái qt cao; tạo các

định danh mới có giá trị giao tiếp phổ thông…
c. Năng lực chọn lọc, loại bỏ các “tạp chất” trong ngơn ngữ, dùng báo
chí là một cơng cụ truyền tải cách nói/ viết trong sáng của tiếng Việt
Với xu thế làm báo thời hiện đại, những tạp chất trong ngôn ngữ
ngày càng nhiều, như việc dùng từ ngữ phản cảm (gậy tự sướng, đi bụi,
vãi…), lối viết tự do, dễ dãi (về cấu trúc câu; ý nghĩa câu); trách nhiệm
thông tin của nhà báo trên bài viết chung chung, cẩu thả. Việc lây lan cách
dùng sai, thiếu văn minh trong cộng đồng có phần bởi sự tác động truyền
thơng báo chí. Bởi vậy, việc loại bỏ các cách dùng ngôn từ sai, phản cảm
cần nhờ đến năng lực nhà báo.
Bên cạnh đó, báo chí cần truyền đến cơng chúng những cách nói/ viết
trong sáng của tiếng Việt. Đó là những cách dùng từ hay; cách diễn đạt
gọn, hoặc sinh động, giàu hình ảnh; sự sáng tạo trong cách dùng từ, tạo
câu. Mỗi loại hình báo chí có những lợi thế riêng trong việc sử dụng ngôn

11


từ. Mỗi nhà báo cần tận dụng những lợi thế này đề góp phần làm đẹp thêm
ngơn ngữ dân tộc.
Tóm lại: Nhà báo Hữu Thọ đã có những thành cơng tiêu biểu xét dưới
góc độ ngơn ngữ học, đó là thành công trong cách xử lý từ ngữ theo hướng
“đại chúng hóa” và thành cơng trong việc góp phần bảo vệ và làm giàu, đẹp
hơn vốn từ dân tộc. Từ những thành cơng, đóng góp đó, tham luận đề xuất hai
tiêu chí cơ bản trong việc xây dựng hệ tiêu chí về ngơn ngữ báo chí của nhà
báo, đó là tiêu chí về năng lực đại chúng hóa ngơn ngữ báo chí và tiêu chí
trong việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Tồn (tháng 11/ 2012), Tiếng Việt trong bối cảnh hội
nhập và phát triển bền vững của đất nước, Hội thảo Quốc tế Văn học lần thứ
4 “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”.
2. Nguyễn Đức Tồn (2013), Quan điểm mới về chuẩn ngơn ngữ và
chuẩn hóa thuật ngữ, Tạp chí NN số 1.
3. Nguyễn Văn Tu (1999), Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
4. Cù Đình Tú (1970), Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ, tục ngữ, Tạp chí
NN số 2.
5. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt,
Nxb Đại học và Trung học chun nghiệp.
6. Hồng Tuệ (1979), Ngơn ngữ với chính trị và nhiệm vụ của Ngơn
ngữ học, Tạp chí NN số 2.
7. Hoàng Tuệ (1980), Cống hiến của nhân tài đối với tiếng Việt, Tạp chí
NN số 3.
8. Hồng Tuệ (1984), Ngôn ngữ suy nghĩ của LQD về ngôn ngữ, Tạp
chí NN số 2.
9. Phạm Ngọc Trung (chủ biên), (2010), Những vấn đề về văn hóa Báo
chí truyền thơng, Nxb Lao động.

13



×