Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020 - 2021 đầy đủ chi tiết | Lớp 10, Giáo dục công dân - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.44 KB, 5 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (2020 – 2021)
MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN – KHỐI 10
HÌNH THỨC: TỰ LUẬN ( 4 câu)
Câu 1: Thế nào là mâu thuẫn, thế nào là mặt đối lập? Vì sao hai m ặt đ ối l ập
vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau? Cho ví dụ minh họa về sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?
- Theo triết học Mác – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai m ặt đ ối
lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Nội dung
Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà
Mặt đối lập của mâu trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện
thuẫn
tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái
ngược nhau.
Sự thống nhất giữa các Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn
mặt đối lập
tại cho nhau.
Các mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều
Sự đấu tranh giữa các
hướng trái ngược nhau nên chúng tác động, bài trừ, gạt bỏ
mặt đối lập
nhau.

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có hai mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Hoạt động
sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm. Chúng
thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể, khơng có sản xuất sẽ khơng có sản phẩm
để tiêu dùng, ngược lại khơng có tiêu dùng thì sản xuất mất lý do tồn tại. Đồng thời
chúng cũng luôn tác động bài trừ nhau.
Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như th ế nào.
Cho ví dụ minh họa?
Chất


- Chất biến đổi sau.

Sự
đổi

biến

Lượng
- Lượng biến đổi trước.

- Chất biến đổi nhanh chóng, - Lượng biến đổi chậm, từ từ,
đột biến.
dần dần.
- Chất mới ra đời thay thế chất - Sự biến đổi về chất của sự
cũ. Khi chất mới ra đời lại hình vật, hiện tượng được bắt đầu
thành một lượng mới phù hợp từ lượng.
với nó.

Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt


độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC
đến dưới 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút
1083oC, chất thay đổi, chuyển đồng từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng
mới tương ứng với chất mới.
Câu 3: Thế nào là độ, điểm nút của sự vật, hiện tượng? Có ý kiến cho
rằng: “Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật,
hiện tượng” đúng hay sai? Vì sao? Cho ví dụ?
-


Độ là điểm giới hạn trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi v ề ch ất
của sự vật, hiện tượng.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đ ổi v ề
chất của sự vật, hiện tượng.
Ý kiến mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật,
hiện tượng là sai vì chất của sự vật, hiện tượng chỉ biến đổi khi l ượng đ ạt t ới
điểm nút.
Ví dụ: Học sinh lớp 9 phải trải qua 9 tháng học tập và vượt qua kì thi tuy ển
sinh mới được lên lớp 10.

Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ đ ịnh siêu
hình. Cho ví dụ minh họa?
PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH
- Diễn ra do sự can thiệp, tác
động từ bên ngoài.
- Phủ định hoàn toàn cái cũ.

PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
- Diễn ra do sự phát triển bên
trong bản thân sự vật, hiện
tượng.
- Kế thừa các yếu tố tích cực
của cái cũ.

- Triệt tiêu sự phát triển.
Ví dụ: Bạn An đem quả trứng
đi chiên.

- Là cơ sở của sự phát triển.
Ví dụ: Bạn Bình đem quả trứng

cho gà mẹ ấp.

Câu 5: Trình bày khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong
q trình nhận thức? Trong 2 giai đoạn của quá trình nh ận th ức: nh ận th ức
cảm tính và nhận thức lý tính thì giai đoạn nào quan tr ọng h ơn? Vì sao?
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực ti ếp
của các cơ quan cảm giác với sự vật hiện tượng, đem lại cho con người hiểu bi ết
về các đặc điểm bên ngồi của chúng.
- Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài li ệu do nh ận
thức cảm tính mang lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, t ổng
hợp, khái qt hóa... tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
- Trong 2 giai đoạn của q trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận th ức lí
tính thì cả 2 giai đoạn đều quan trọng như nhau. Vì:


+ Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức, cho bi ết đặc đi ểm bên
ngoài của sự vật hiện tượng, cung cấp thông tin, tài liệu cho nhận th ức lí tính,
khơng có nhận thức cảm tính thì khơng có nhận thức lí tính.
+ Nhận thức lí tính là giai đoạn sau của nhận thức, cho biết bản ch ất, quy lu ật c ủa
sự vật hiện tượng, giúp con người nhận biết sâu sắc và đầy đủ hơn về sự vật hi ện
tượng, củng cố, kiểm chứng nhận thức cảm tính.
Câu 6: Thực tiễn là gì? Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào quan trọng
nhất? Vì sao? Trình bày các vai trị của thực tiễn đối với nhận thức?
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch s ử - xã h ội
của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Gồm 3 hình thức hoạt động cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động s ản
xuất vật chất quan trọng nhất vì nó quyết định sự tồn tại của con người,
quyết định các hoạt động khác.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

● Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi nhận thức của con người đều bắt
nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con
người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
● Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn luôn vận động, đặt ra yêu cầu,
nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thực phát triển.
● Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là vận
dụng tri thức khoa học vào trong thực tiễn nhằm cải tạo hiện thực khách quan,
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
● Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra
kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của
chúng.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành?
Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Vi ệc kết h ợp gi ữa h ọc
với hành có tác dụng thế nào đối với q trình học tập của em?
- Ngun lí giáo dục: "Học đi đôi với hành” là yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ
thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn. Bởi vì thực tiễn có vai trị rất quan trọng đối với nhận
thức (thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận
thức và là tiêu chuẩn của chân lí).
+ Học đi đơi với hành: nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục
học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã
tiếp nhận được.
+ Áp dụng lí luận, lí thuyết vào thực tiễn để lí thuyết được áp dụng và phát huy hiệu quả
trong nhận thức, chứ không chỉ là lý thuyết suông.
+ Cũng thông qua hoạt động thực hành, thực tế (tác động vào thực tiễn) giúp kiểm
nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.
Câu 8: “Một cơn áp thấp nhiệt đới khi gió mạnh dần lên cấp 7 thì chuyển thành
bão”. Các em hãy chỉ ra đâu là: Chất (chất cũ, chất mới); lượng; độ; điểm nút?


- Chất cũ: cơn áp thấp nhiệt đới

- Chất mới: bão
- Lượng: gió mạnh dần lên
- Độ: dưới cấp 7
- Điểm nút: cấp 7
---HẾT---




×