22 lời đồn về sức khỏe (Phần 1)
Trong xã hội hiện đại, bạn có cơ hội cập nhật thông tin
sức khỏe bởi nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là qua
internet, truyền hình và cả những thông tin truyền
miệng. Với lượng thông tin phong phú như vậy, bạn sẽ
rất khó nhận biết đâu là thông tin chính xác và hữu ích,
đâu là những thông tin không đáng tin cậy. Chắc hẳn
bạn cũng không tránh khỏi băn khoăn về những vấn đề
liên quan đến sức khỏe mà mình được “nghe nói” – bất
kể nguồn thông tin này xuất xứ từ đâu thì nó cũng
khiến bạn tốn không ít thời gian và công sức để thẩm
định chúng.
Có rất nhiều những quan niệm sai lầm nhưng vẫn được
nhiều người truyền đạt cho nhau. Bạn cần nhận biết và
tránh mắc phải. Sau đây là 22 quan niệm không đúng về
sức khỏe thường được gặp nhất.
22 lời đồn về sức khỏe (phần 2)
Mời bạn xem bài bằng hình ảnh tại đây
Ảnh: Inmagine
1. Củ cà rốt rất độc hại vì chúng được bảo quản bằng
thuốc tẩy.
Đây là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng nhưng vẫn “hù
dọa” được rất nhiều phụ huynh. Sự thật là, cà rốt được rửa
qua (chứ không phải được bảo quản) trong dung dịch clo
nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể gây hại cho thực
phẩm. Theo các chuyên gia, cách làm này hoàn toàn không
gây hại cho người sử dụng và đây cũng chính là phương
pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều loại trái cây, rau quả
bảo quản lạnh khác.
2. Chế độ ăn uống nhiều detox sẽ tốt cho ruột già.
Câu trả lời là không, thậm chí là có thể gây nguy hiểm.
Richard Harkness, một dược sĩ tư vấn và tác giả của 5 cuốn
sách về chứng cứ trên cơ sở tự nhiên và y học, đã khẳng
định rằng sự “làm sạch ruột kết” là dựa trên một vài lý
thuyết sai lầm. Cụ thể, các lý thuyết sai lầm này cho rằng
chất thải thường bám lại một ít vào vành đại tràng và giữ
lại các độc tố cùng những ký sinh trùng gây bệnh nguy
hiểm cho cơ thể. Trên thực tế, các chuyên gia không tìm
thấy bất kỳ bằng chứng khoa học nào về việc detox có khả
năng thanh tẩy các chất độc tố và ký sinh trùng trong cơ thể
bạn.
3. Làm việc nhiều khi đói bụng thì cơ thể sẽ tăng cường
đốt cháy lượng mỡ thừa.
Đúng, nhưng bạn đừng mong đợi mình sẽ giảm cân hiệu
quả theo cách này. Chỉ khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn mới
đốt cháy hàm lượng mỡ thừa lẫn carbohydrate.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy cơ thể sẽ đốt cháy lượng
mỡ thừa nhiều hơn một ít trong khi bạn vận động hoặc làm
việc mà không có lượng calo dự phòng (tức là khi bạn đang
đói), nhưng trên tổng thể thì lượng calo bị đốt cháy là như
nhau. Có nghĩa là bạn không hề tiêu hao được nhiều năng
lượng hơn khi làm việc trong lúc đói bụng.
4. Sự dụng điện thoại trong bệnh viện sẽ gây nguy hiểm.
Nhiều người vẫn còn ngộ nhận rằng việc nghe điện thoại
trong bệnh viện có thể gây ra nguy hiểm. Năm 2007, một
cuộc nghiên cứu ở Hà Lan đã đưa ra kết luận rằng sự giao
thoa của sóng điện thoại di động với các thiết bị y tế có thể
làm tắt máy hô hấp nhân tạo hay phá hỏng máy điều hoà
nhịp tim. Nhưng chỉ một thời gian sau đó, một cuộc nghiên
cứu khác của các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã đưa ra
kết luận hoàn toàn ngược lại. Bạn hãy yên tâm, vì điện
thoại hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các thiết bị y tế.
Trước đây, cũng có một vài bệnh viện cấm sử dụng điện
thoại di động nhưng sau khi các nhà khoa học đưa ra những
bằng chứng thuyết phục về việc không có bất kỳ sự giao
thoa nào giữa điện thoại di động và các thiết bị y tế trong
bệnh viện, lệnh cấm này đã hoàn toàn được gỡ bỏ.
5. Uống nước lọc giúp giảm cân?
Nước lọc chỉ có thể giúp bạn giảm cân nếu nó khiến bạn ăn
ít hơn. Bạn chỉ cần thêm nước vào một chế độ ăn uống bình
thường để thúc đẩy việc giảm cân. Nhưng nếu bạn uống
nước có pha đường hoặc ăn kèm với các loại bánh snack,
khoai tây rán thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị tăng cân.
6. Ăn quá nhiều đường là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu
đường.
Không giống như việc thuốc lá gây ra ung thư phổi, các
nghiên cứu cho thấy rằng, đường không trực tiếp gây ra
bệnh tiểu đường mà chỉ gây tăng cân. Tăng cân lại làm tăng
nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, cách tốt
nhất để bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường không phải là
kiêng ăn đường mà là hạn chế bị tăng cân.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng
lượng đường dư thừa cũng có thể là nguyên nhân làm tăng
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bất kể trọng lượng của bạn ở
mức nào đi chăng nữa. Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ sẽ
bị tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ tăng lượng
đường hấp thụ vào cơ thể hàng ngày hoặc hàng tuần trong
vòng 4 năm.
7. Cơ bắp có thể chuyển thành lượng mỡ thừa.
Không đúng. Các mô mỡ và cơ bắp hoàn toàn khác nhau.
Các chuyên gia còn cho biết rằng lượng cơ bắp của bạn sẽ
giảm dần khi bạn bắt đầu bước sang tuổi 30, đặc biệt là nếu
như bạn không tập luyện để giữ một cơ thể thể khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, cơ bắp cũng có sự chuyển hóa thành mỡ nhưng
tỷ lệ này vô cùng thấp: chỉ là 3 % trong suốt 10 năm.
8. Nước súc miệng Listerine có công dụng đuổi muỗi.
Hoàn toàn không phải. Các bằng chứng khoa học của
Trường Đại học Y tế công cộng Kentucky đã cho thấy
những người bôi nước súc miệng Listerine lên cánh tay vẫn
có thể bị muỗi “ghé thăm” như những người bình thường
khác.
Mặc dù vậy, thông tin về nước súc miệng đuổi muỗi này
đến nay vẫn khiến nhiều người ngộ nhận. Các chuyên gia
cũng cho biết thêm rằng, sở dĩ nhiều người vẫn tin vào điều
này vì trong nước súc miệng Listerine có chứa chất
Eucalyptol – một thành phần được tìm thấy trong các thuốc
xịt côn trùng bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, nồng độ này là
dưới 1%, một tỷ lệ quá thấp để chúng có thể gây ra bất cứ
tác động nào.
9. Thực phẩm cay sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.
Sự thật có thể khiến bạn thất vọng nhưng điều này không
đúng với khoa học. Các chuyên gia khẳng định rằng, tỷ lệ
trao đổi chất của bạn chỉ được xác định bởi giới tính, chiều
cao, cân nặng, thành phần cơ thể và tuổi tác. Ngoài ra, các
yếu tố xác định lượng calo cơ thể đốt cháy hằng ngày phụ
thuộc vào các hoạt động mà bạn thực hiện cộng với cả
nguồn năng lượng tiêu hao bởi các cơ quan trong cơ thể
như tim, bộ não, dạ dày…. Mùi vị của thực phẩm hoàn toàn
không liên quan gì đến chuyện trao đổi chất.
Mặc dù trong thực phẩm cay có thể khiến cở thể bạn nóng
lên, tim đập nhanh hơn trong thời điểm bạn thưởng thức
chúng, nhưng về lâu dài, bạn đừng hy vọng nó có thể làm
nên bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ lệ trao đổi chất của cơ
thể bạn.
10. Thuốc nhỏ mắt có thể gây ra bệnh viêm xoang.
Những tin đồn về bệnh viêm xoang do thuốc nhỏ mắt gây
ra cũng đã khiến không ít người lo lắng. Mới nghe qua, bạn
thấy có vẻ như đây là một lời cảnh báo hợp lý bởi thuốc
nhỏ mắt đôi khi có thể chảy vào mũi của bạn và gây ra cảm
giác khó chịu. Nhưng sau quá trình nghiên cứu, các chuyên
gia đã khẳng định rằng bạn không nên lo lắng về điều này.
Thuốc nhỏ mắt không hề liên quan đến bệnh viêm xong
hay nhiễm trùng xoang. Nếu sau khi dùng thuốc nhỏ mắt
mà xảy ra các triệu chứng khó chịu giống như dấu hiệu của
bệnh viêm xoang thì đó cũng chỉ là những biểu hiện của dị
ứng chứ không có gì nghiêm trọng.
11. Bột mì trắng được tẩy bằng những chất hóa học
nguy hiểm.
Không đúng. Đây là một lời cáo buộc vô căn cứ. Một số lời
đồn đại cho rằng bột mì được tẩy trắng bằng alloxan – một
hợp chất có thể gây ra bệnh tiểu đường. Nhưng các chuyên
gia đã bác bỏ điều này. Bột tẩy tự nhiên có chứa hợp chất
xantophyll, sau khoảng thời gian là vài tuần phản ứng với
oxy trong không khí sẽ chuyển bột sang màu trắng tự nhiên
và hoàn toàn đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia cũng cho biết, alloxan cũng có thể xuất
hiện trong quá trình này với vai trò là một chất phụ và số
lượng cực nhỏ. Theo Tiến sĩ Julie Jones – Khoa Dinh
dưỡng Đại học Catherine thì lượng alloxan được xem là an
toàn khi nó ở vào khoảng thấp hơn 0,03 mg trên một lát
bánh mì.