BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC ĐỂ PHÂN TÍCH “HIỆN
TƯỢNG THA HĨA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI”.
LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm: 1
Lớp: QT46B
Mơn: Triết học Mác - Lênin
Giảng viên: TS. Nguyễn Thanh Hải
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2021
MỞ ĐẦU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu về hiện tượng tha hóa của con người và vấn đề giải phóng con
người bằng những kiến thức Triết học. Tìm hiểu chủ yếu về bản chất của con người, quan
hệ giữa người với người, người với vật trong q trình tha hố và sự bùng nổ đỉnh điểm
là khi con người đứng lên chống lại chế độ tư hữu, tự giải thoát bản thân ra khỏi sự kìm
hãm, cưỡng ép. Dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin, đưa ra những phân tích
về thực trạng xã hội nói chung và học sinh-sinh viên nói riêng.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề cương đưa ra một số phương pháp làm tiểu luận như:
Phương pháp hệ thống: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phân tích
Phương pháp thống kê, tham khảo tổng kết tài liệu
3. Đóng góp đề tài:
Tìm hiểu và phân tích hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng, góp phần nâng cao sự
đánh giá khách quan, toàn diện hơn về con người. Liên hệ thực tế với hiện trạng học sinh
- sinh viên Việt Nam hiện nay và giải pháp để xóa bỏ hiện tượng tha hóa trong bản chất
con người.
4. Cấu trúc của bài tiểu luận:
Bài tiểu luận này được sắp xếp thành 3 phần:
A. Mở đầu: Giới thiệu chung, hoàn thành các mục cơ bản của bài tiểu luận.
B. Nội dung:
Chương 1: HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI
Chương 2: VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Chương 3: SỰ PHÁT TRIỂN TỰ DO CỦA MỖI NGƯỜI LÀ ĐIỀU KIỆN CHO
SỰ PHÁT TRIỂN TỰ DO CỦA MỌI NGƯỜI
Chương 4: THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN
VIỆT NAM HIỆN NAY
C. Kết luận: Hệ thống lại những luận điểm, nội dung chính của bài tiểu luận.
NỘI DUNG
Chương I : Hiện tượng tha hóa
1. Định nghĩa
“Tha hóa” là một khái niệm đề cập đến sự di chuyển và thay đổi của một vật thể
theo hướng trái với bản chất của nó. “Tha hóa” khơng chỉ là một vấn đề ngày nay mà nó
đã được quan tâm trong nhiều thế hệ, được xem xét trong suốt lịch sử triết học, kinh tế
học và nhiều ngành khoa học khác. Riêng ở Việt Nam hiện nay, nó bị ảnh hưởng bởi nền
kinh tế thương trường đã khiến mọi người xa lánh về nhiều mặt, từ sự tham nhũng tại nơi
làm việc băng hoại tư tưởng, băng hoại giá trị đạo đức. Nó gây ra tác động tiêu cực khơng
nhỏ đến sự phát triển và tiến bộ của đất nước.
Thực chất của hiện tượng tha hóa con người chính là việc lao động của con người
bị tha hóa. Theo C.Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là q trình lao động và sản
phẩm của lao động từ mục đích ban đầu là để phục vụ con người, để phát triển con người
đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. Một khi bị tha hóa con
người sẽ đánh mất mình trong lao động, tức trong hoạt động đặc trưng và bản chất của
con người. Một ví dụ đơn giản chính là việc những người công nhân trở thành những kẻ
nô lệ trong những nhà máy xưởng vì bị bóc lột nặng nề bởi những chủ công. Hay những
vở hài kịch của Vua Hề Sác-Lơ cũng chính là biểu hiện cho sự châm biếm hiện tượng tha
hóa lao động vào thế kỉ XIX.
Tham khảo nguồn: Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa đến các hiện
tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay (lyluanchinhtri.vn)
2. Phân tích
a. Ngun nhân
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của con
người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp.
Vậy nguyên nhân của sự tha hóa là do đâu?
Khác với Phơ-bách, Mác tìm thấy nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất con
người xuất phát từ “lao động bị tha hóa”. Lao động tha hóa làm cho con người tha hóa
khỏi con người, mỗi cá thể trở nên xa lạ với cá thể khác trong đời sống và dẫn đến đời
sống cá nhân xa lạ với nhau. Khi “lao động tha hóa” thì sản phẩm của người lao động tạo
ra trở thành cái đối lập, chi phối cuộc sống của con người. Theo quan điểm triết học MácLênin, nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất. Hiện tượng tha hóa con người ngày càng trở nên sâu sắc. Nhưng tha hóa con người
được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, ngay cả sức lao động, cái năng lực bản chất của con người cũng đã thuộc về người
khác. Chế độ đó đã tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất
khiến đại đa số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản, chiếm hữu
toàn bộ các tư liệu sản xuất của xã hội. Mặt khác, những người khơng bị thay thế bởi máy
móc sẽ bước vào q trình lao động dưới mục đích này, khi khoa học, cơng nghệ, kỹ
thuật ngày càng phát triển mạnh thì máy móc cũng từ đó mà thay thế người lao động
nhiều hơn, chun mơn hóa lao động càng sâu. thuần túy, thực hiện những thao tác mà
dây chuyền sản xuất quy định. Cho nên nền sản xuất máy móc chạy theo lợi nhuận đã
“ném” một bộ phận công nhân trở về với lao động “dã man” và biến bộ phận công nhân
này
thành
những
cái
máy
khơng
hơn
khơng
kém.
Vì vậy, những người vơ sản buộc phải làm th cho các nhà tư sản, phải để các nhà tư
sản bóc lột mình và sự tha hóa lao động bắt nguồn từ đó. Mà lao động bị tha hóa là nội
dung chính yếu, nguyên nhân, thực chất của sự tha hóa con người. Sự phát triển của xã
hội đã làm cho phân cơng lao động có tính đối kháng trong chủ nghĩa tư bản, làm cho con
người phát triển một cách phiến diện.
b. Biểu hiện
Biểu hiện của con người tha hóa là khi con người bị đánh mất chính mình trong
lao động, tức là trong hoạt động đặc trưng, bản chất của con người. Khi bị phụ thuộc, chi
phối thì con người lao động không phải để sáng tạo mà chỉ để đảm bảo sự tồn tại của thể
xác. Điều đó chứng minh rằng họ đang thực hiện chức năng của con vật trừ khi họ thực
hiện những hoạt động ăn uống, sinh con là con người vì lúc này họ được tự do thoải mái
thực hiện. Biểu hiện của một sự tha hóa lồi đó là cái vốn có của súc vật trở thành cái của
con người. Phân công lao động có tính chất đối kháng làm cho con người trở nên bị lệ
thuộc bởi các điều kiện lao động, biến họ trở thành những người phiến diện. Ngoài ra, khi
xã hội phát triển đã làm xuất hiện chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, con người là chủ thể
trong quan hệ tư liệu sản xuất nhưng phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất - thứ do con
người tạo ra, như vậy họ lại phải phụ thuộc vào sản phẩm do chính mình tạo ra. Mặt
khác, để có được tư liệu thì người lao động phải làm việc cho các chủ tư bản, sản phẩm
của họ làm ra càng trở nên xa lạ với chính mình và chủ sở hữu dùng những sản phẩm đó
để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu
tư liệu sản xuất bị đảo lộn, tha hóa vì mối quan hệ vốn có thể coi là quan hệ giữa người
với người thì nay đã trở thành quan hệ giữa người với vật. Cùng với sự thay đổi về các
lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội ngồi những biến đổi tích cực thì vẫn cịn những cá nhân
có những chủ nghĩa sống, triết lý sống tiêu cực được biểu hiện qua những việc như: dùng
tiền xác định mọi giá trị khác trong đời sống, đây là cũng một phần của sự tha hóa con
người; coi lợi ích vật chất là trên hết chẳng hạn như việc phân chia tầng lớp giữa người
giàu và người nghèo gây nên sự bất công trong các dịch vụ xã hội, điển hình như người
cơng nhân bị tha hố - bị vắt kiệt sức lao động thì cũng dẫn đến việc ông chủ tư bản cũng
tự đánh mất mình trong việc bóc lột người lao động; lối sống chủ nghĩa cá nhân đặt lợi
ích của bản thân lên hàng đầu hay với thời đời công nghệ thông tin tiết bộ thì xuất hiện
vài bộ phận có lối sống có hiện tượng lệch chuẩn khơng lành mạnh. Sự phát triển của xã
hội đã khiến con người không tự kiểm sốt được hành động của chính mình.
c. Hiện tượng tha hóa ngày nay
Xã hội đang phát triển khơng ngừng, tồn tại bên cạnh nó là sự cạnh tranh quyết liệt
giữa từng cá nhân hay các tổ chức khiến tình trạng tự tử ở Hàn Quốc cao thứ 5 sau những
căn bệnh nan y. Những áp lực từ xã hội và phải làm việc hàng giờ đồng hồ với tình trạng
khó chịu, gị bó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và tiêu cực hơn hết là việc phải tự tử.
Chính cơ chế vận hành của nền kinh tế tạo ra tình trạng tha hóa lao động và đẩy người lao
động đến con đường chấp nhận cái chết của mình.
Tham khảo nguồn: Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc và những con số “biết nói”
(thanhgiang.com.vn)
“Điều đó càng chứng minh trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại vấn đề tha hóa nhưng
nó diễn ra theo một hình thức mới, nó mang cái vỏ bọc tự nguyện tự giác nhưng bản chất
nó là do cơ chế, chính sách ở mức độ vĩ mô tạo nên.” - TS. Nguyễn Thanh Hải.
d. Hệ quả
Theo C. Mác “Tha hóa là q trình con người tự đánh mất những năng lực bản
chất người của mình, trở thành một thực thể khác”. Như vậy, hậu quả của tha hóa trước
hết là một q trình xã hội, mà ở đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó
biến thành lực lượng đối lập, chống lại con người, làm con người xa lạ với con người.
Khi lao động bị tha hóa, con người trở nên què quặt, phiến diện, khuyết thiếu trên
nhiều phương diện khác nhau (C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, Sđđ, t.42, tr.131). Đây là
hệ quả của sự phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật và việc sử dụng thành tựu của nó
chỉ nhằm mục đích vì lợi nhuận và nhằm tăng lợi nhuận.
Lao động bị tha hóa tức là
khi họ lao động một cách tự nguyện, mong muốn theo ý của chính bản thân họ thì theo tự
nhiên việc lao động đó chỉ là phương tiện duy trì sự tồn tại thân xác con người, làm cho
lao động trở nên đối lập với giới tự nhiên, khơng cịn với mục đích ban đầu là cải tại với
tự nhiên, phục vụ cuộc sống, cải thiện đời sống của chính mình. Lao động bị tha hóa
khiến cho bản thân con người trở thành phương tiện để tồn tại, mọi hoạt động tinh thần
khác bị loại khỏi đời sống con người. Như vậy, chính vì sự tha hóa con người đã khiến
cho đặc điểm khác biệt của con người so với động vật thành cái tiêu cực với con người.
Sự tha hóa con người dẫn đến kết quả bản chất có tính lồi con người, cũng như tài sản
tinh thần có tính con người trở nên xa lạ, khơng cịn xuất hiện nữa. Chính vì thế mà
chúng ta có thể khẳng định rằng sự tha hóa trong lao động đã biến cái vốn có của con
người thành cái bị tách biệt, đối lập khỏi con người trở thành một cái gì rất xa lạ. Đồng
thời sự tha hóa về lao động cũng dẫn đến sự tha hóa của mỗi người với người khác. Nói
tóm lại, sự tha hóa đã làm con người tự đánh mất những năng lực bản chất con người
thành thực thể khác.
e. Biện pháp khắc phục
Con người vốn bẩm sinh là sinh vật có tính xã hội, do đó con người chỉ có thể
phát triển bản chất chân chính của mình trong xã hội. Chính vì sự tha hóa mà sự tự do
phát triển con người đó bị kiềm hãm một cách nghiêm trọng, như vậy bắt buộc con người
phải tự giải phóng bản thân về thể chất lẫn tinh thần thì mới có cơ hội phát triển tồn diện
bản thân nhất. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có một lực lượng làm cuộc cách
mạng xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột bất cơng; xóa bỏ được chế độ tư bản chủ nghĩa, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Hay nói cách khác là phải xóa bỏ được chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu. Hơn hết, lực lượng thực hiện nó phải là người bị tước đoạt tư liệu
sản xuất. Những người là giai cấp vô sản, sức mạnh giải phóng của họ khơng phải là sức
mạnh của những cá nhân đơn độc mà chỉ khi họ nhận thức được và tổ chức được những
lực lượng của bản thân thành những lực lượng xã hội thì giải phóng con người mới thực
hiện được. Nhưng ở đây khơng chỉ là sự giải phóng cho họ, vì sự giải phóng của họ bao
hàm sự giải phóng tồn thể nhân loại hay nói cách khác là thốt khỏi sự tha hóa, đặc biệt
là trong lao động. Cách mạng vơ sản sẽ là điều kiện khắc phục cũng như là biện pháp duy
nhất để giải phóng con người khỏi sự tha hóa và tạo bước tiến để con người phát triển tự
do, toàn diện. Trước tiên muốn tạo nên mồi lửa nhen nhóm trong mỗi ý chí của những
người thuộc giai cấp vơ sản thì phải cần một chủ thể nào đó truyền cho họ những lý
tưởng đúng đắn, mang tính chất quyết định, làm thổi bùng lên ý chí đấu tranh mạnh mẽ.
Sau đó là những bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng vơ sản, chính việc giành quyền thống
trị chính trị về tay giai cấp vơ sản là một bước ngoặc, điều kiện tất yếu để xóa bỏ sự tha
hóa. Sau khi giành chính quyền đó là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, việc này chính là
phương thức duy nhất để xóa bỏ hồn tồn sự tha hóa và là bước đầu tiên cho sự phát
triển tự do của mỗi người, và là của cả xã hội, nhân loại.
Khắc phục sự tha hóa là một q trình lâu dài cần nhiều thời gian, mà việc trước
tiên là phải xóa bỏ chế độ tư hữu. Cách mạng vơ sản là điều kiện của sự khắc phục tha
hóa và phát triển con người. Điều kiện tất yếu trước hết là phải tiến hành cách mạng vô
sản, giành quyền thống trị chính trị về tay giai cấp vơ sản. Thứ hai là xây dựng chủ nghĩa
cộng sản, đây cũng chính là phương thức duy nhất để xóa bỏ hồn tồn mọi sự tha hóa và
phát triển tự do tồn diện con người.
3. Tạm kết
Vì vậy, việc khắc phục tình trạng tha hố khơng chỉ liên quan đến việc xóa bỏ chế
độ tư hữu tư bản mà còn liên quan đến việc khắc phục sự tha hoá trong các mặt khác của
đời sống xã hội. Việc giải phóng con người bình thường, nhất là giải phóng người lao
động là một quá trình lâu dài và phức tạp, cùng theo đó việc giải phóng con người khẳng
định sự tiến hóa khơng ngừng để chống lại những cái cũ, những vấn đề làm con người
dần trở nên tha hóa, làm nhận thức của con người bị bào mịn.
Chương II: Vấn đề giải phóng con người
1. Định nghĩa
“Vĩnh viễn giải phóng tồn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức”. Đây là một
trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về
con người. Theo triết học Mác, giải phóng con người là xóa bỏ việc người bóc lột người,
xóa bỏ sự tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản chất chân chính của
mình. Giải phóng con người được các nhà triết học kinh điển triển khai trong nhiều nội
dung lý luận và trên nhiều phương diện khác nhau. Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, để giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng
đầu. Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao động sáng tạo
trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then chốt. Điều kiện và
tiền đề để giải phóng triệt để con người là xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất và sức sản xuất ở trình độ rất cao. Đó là q trình lịch sử lâu dài. (theo
giáo trình triết học Mác – Lênin trang 462)
a. Theo tư tưởng các học thuyết khác
Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin hồn tồn khác
với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và đang tồn tại trong
lịch sử. Tơn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống tạm,
khỏi bể khổ cuộc đời để lên cõi niết bàn hoặc lên thiên đường ở kiếp sau. Một số học
thuyết triết học duy vật cũng đã đề xuất tư tưởng giải phóng con người bằng một vài
phương tiện nào đó trong đời sống xã hội: pháp luật, đạo đức, chính trị. Tính chất phiến
diện hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, về các quan hệ xã hội và do những
hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm đó sa vào lập trường duy tâm,
siêu hình. (theo giáo trình triết học Mác – Lênin trang 462)
b. Theo tư tưởng triết học Mác-Lênin
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc giải
phóng những con người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến
tới giải phóng tồn thể nhân loại. Việc giải phóng con người được quan niệm một cách
toàn diện, đầy đủ, ở tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội
và nhân loại với tư cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau. Mục tiêu cuối cùng trong
tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin là giải phóng con người trên tất cả các
nội dung và phương diện: lao động, chính trị, kinh tế, xã hội, năng lực, con người cá
nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại,…(theo giáo trình triết
học Mác – Lênin trang 462)
2. Phân tích
a. Giải thích vì sao con người muốn giải phóng
Phương diện lao động
Ph. Ăngghen đã nhận xét: “Từ sự phân công xã hội lớn lần đầu tiên, đã nảy sinh ra
sự phân chia xã hội lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nơ lệ, kẻ bóc
lột và người bị bóc lột” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995, t. 21, tr. 240)
Thật vậy, vào thời công xã nguyên thủy, khi mà năng suất lao động cịn thấp và
khơng tạo ra được giá trị thặng dư buộc con người ta phải phân phối sản phẩm lao động
một cách bình qn. Chính vì thế, ở xã hội công xã nguyên thủy chưa hề xuất hiện khái
niệm ràng buộc, bóc lột hay áp bức.
Nhưng đến cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, lực lượng sản xuất trở nên phát triển
hơn. Biểu hiện cụ thể là phân công xã hội đã thay thế phân công tự nhiên và công cụ lao
động bằng kim loại (đồng, sắt) đã thay thế cơng cụ lao động thơ sơ. Điều đó dẫn đến việc
xuất hiện giá trị thặng dư. Sự phân công lao động tự phát ở trong gia đình làm nghề nơng
cho phép nó sử dụng thêm một hay nhiều sức lao động của người ngồi, song bản thân
cơng xã lại khơng có sẵn sức lao động thừa, tự do. Thế nhưng, chiến tranh đã cung cấp
sức lao động đó. Trước đây, người ta khơng biết dùng tù binh để làm gì và lấy gì để ni
sống tù binh, vì vậy, chỉ giản đơn đem giết đi. Bây giờ người ta để cho họ sống và sử
dụng sức lao động của họ, biến họ thành nô lệ và chế độ nô lệ xuất hiện.
Từ đó ta có thể thấy khái niệm áp bức, bóc lột, ràng buộc đã được ra đời. Chủ nô
nắm quyền sở hữu cả tư liệu sản xuất và nơ lệ, người nơ lệ khi đó có giá trị rẻ mạt như
một món đồ ngồi chợ, họ trở thành một “cơng cụ biết nói”. Nơ lệ chịu sự chi phối hồn
tồn của chủ nơ. Chủ nơ cưỡng bức nơ lệ phải lao động cật lực nhưng chỉ cấp cho nơ lệ
một ít tư liệu sinh hoạt đủ sống và chiếm đoạt bộ phận sản phẩm cịn lại, gồm khơng chỉ
sản phẩm thặng dư mà cả một phần sản phẩm tất yếu của nơ lệ. Lao động nơ lệ hồn tồn
do bị cưỡng bức, nên người nơ lệ khơng những khơng hứng thú lao động mà cịn tìm cách
phá hoại sản xuất.
Từ đây đã hình thành nên khái niệm “tha hóa lao động”.
Khi những người nơ lệ bị áp bức đến cùng cực, đạt đến cực đại của giới hạn chịu
đựng thì họ đã đứng lên khởi nghĩa để giải phóng bản thân. Những cuộc khởi nghĩa của
nơ lệ nổ ra ở khắp nơi, tuy bị thất bại, nhưng cũng đã làm lung lay tận gốc chế độ chiếm
hữu nô lệ. Những chủ nô thức thời nhận ra rằng nếu giải phóng cho nơ lệ, rồi đem ruộng
đất của mình chia thành những mảnh nhỏ giao cho nô lệ được tự do canh tác và chịu một
số nghĩa vụ nhất định đối với chủ đất, thì họ sẽ quan tâm đến sản xuất và có lợi cho chủ
đất hơn. Đó là nguyên nhân ra đời lệ nông - tiền thân của nông nô thời trung cổ, bước
chuyển sang chế độ phong kiến.
( />Phương diện dân tộc
Lịch sử nước ta đã ghi lại những cuộc kháng chiến trường kỳ, uy dũng của ông cha
ta để giải phóng dân tộc khỏi bàn tay đơ hộ của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Trong 61
năm đô hộ (1884-1945), Pháp đã ra sức chèn ép, bóc lột nhân dân ta. Chúng ta có thể
nhìn rõ những hình ảnh ấy qua các tác phẩm văn học như: Lão Hạc, Chí Phèo của Nam
Cao hay Tắt đèn của Ngơ Tất Tố. Sau khi Pháp rút quân thì Mỹ lại chen mình vào xâm
lược Việt Nam (1954-1975). Dấu ấn tội ác sâu sắc nhất mà Mỹ để lại có lẽ chính là cuộc
thảm sát Mỹ Lai năm 1968 với châm ngôn “Thà giết thừa cịn hơn bỏ sót”. Và rồi những
áp bức, bóc lột, chèn ép ấy cũng vượt quá sức chịu đựng của người dân. Họ tận mắt nhìn
thấy đồng bào mình ngã xuống một cách oan ức, khơng nhắm mắt, khơng tồn thây. Nhân
dân đã quyết định đứng lên, với sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước.
Chúng ta vẫn cịn rất nhiều phương diện để nói về khái niệm giải phóng con
người. Nhưng từ những hình ảnh của hai phương diện trên, chúng ta cũng phần nào lý
giải được lý do mà con người muốn đấu tranh, muốn giải phóng. Đó là khi mong muốn, ý
chí… của bản thân họ bị chèn ép, bóc lột, kiềm hãm vượt quá giới hạn chịu đựng, con
người sẽ đứng lên đấu tranh để giải phóng mình khỏi sự giam cầm, ràng buộc ấy. Họ sẽ
mong muốn và đấu tranh giành lại quyền lợi, giành lại tự do và giải phóng mình khỏi thế
bị
kìm
hãm.
|
b. Phương pháp giải phóng con người
Triết học Mác-Lênin thực chất là học thuyết giải phóng con người, vì sự phát triển
tồn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dẫn đến giải phóng nhân loại.
Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác-Lênin hồn tồn khác với tư tưởng
giải phóng con người trong một số học thuyết khác và tôn giáo. Các học thuyết triết học
duy tâm và tơn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống để
sang một kiếp khác. Những quan niệm này cịn mang tính chất phiến diện, hạn hẹp, có
những hạn chế trong lịch sử dẫn đến sự cực đoan trong nhận thức của con người.
Điển hình là thảm kịch ở Jonestown năm 1978 - sự kiện phi tự nhiên gây thương
vong lớn nhất của Mỹ và phần lớn nạn nhân là người da màu. Jim Jones đã sáng lập giáo
phái mang yếu tố Kitô giáo Peoples Temple, một trong những giáo phái đa chủng tộc đầu
tiên ở miền Trung Tây nước Mỹ. Jones đã thu hút nhiều tín đồ, có thêm nhiều nguồn tài
chính; khoe về những khả năng phi thường như lấy tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người
hay đọc suy nghĩ người khác. Mặc dù, Peoples Temple tham gia vào nhiều hoạt động
nhân đạo nhưng Jones đối xử với các tín đồ một cách tồi tệ, sỉ nhục, đánh đập, tống tiền
và “tẩy não” để cống nộp cho giáo phái. Jones ngày càng trở nên hoang tưởng, thậm chí
cịn nêu ý tưởng “tự sát cách mạng” để giải thốt mình khi kẻ thù xuất hiện; yêu cầu các
tín đồ uống thuốc độc để tự tử tập thể, trong đó có cả trẻ nhỏ. Ông cho rằng những đứa
trẻ “xứng đáng được hưởng sự yên bình”. Vụ tự sát tập thể nhưng thực chất khơng khác
gì một vụ tàn sát với gần 1.000 người tử vong. Như vậy, ta cũng thấy được mặt phiến
diện, tiêu cực trong quan niệm giải phóng con người của một số học thuyết khác và tôn
giáo, những quan niệm này dẫn đến sự tiêu cực, mang tính chất siêu hình trong nhận thức
của con người gây ra những hậu quả khó lường.
( />C.Mác đã coi giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, “phát triển sự
phong phú của bản chất con người” là “mục đích tự thân” của sự phát triển và tiến bộ xã
hội. Q trình giải phóng con người là một q trình lịch sử lâu dài. Để con người được
giải phóng triệt để phải xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
và tư liệu sản xuất; đó là điều kiện và tiền đề để giải phóng con người. Theo quan điểm
của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải phóng con người là xóa bỏ người
bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về là chính mình, phát triển bản tính chân
chính của mình. C.Mác cho rằng xã hội tư bản là một bước tiến trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Nội dung bước tiến là cơ sở cho sự phát triển của con người, là điều kiện
cho giải phóng con người, giải phóng xã hội. Khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu nằm trong
tay của giai cấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng. Do vậy, nếu khơng
xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản thì tình trạng con người chưa được giải phóng, vẫn phải chịu
sự nơ lệ vào người khác vẫn tồn tại. C.Mác cũng đã khẳng định: “Không thể thực hiện
được một sự giải phóng thực sự nào khác nếu khơng thực hiện sự giải phóng ấy trong thế
giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực”. Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa cũng đồng thời với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ sở để
giải phóng con người, xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức. Những quan
điểm mang tính khoa học và cách mạng đã cho ta thấy được quan điểm giải phóng con
người của triết học Mác-Lênin mang đầy tính nhân văn, nhân đạo.
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác đã coi việc rút ngắn thời gian lao
động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc tám
giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Phong trào này xuất hiện ở các nước có
nền công nghiệp phát triển, sau này lan rộng ra các nước khác, được nhiều nước khác trên
thế giới tán thành. Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, giai cấp
công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh giành
độc lập, tự do, giành những quyền lợi kinh tế, xã hội. Vào ngày 1/5/1938, một cuộc biểu
tình lớn thu hút tầng lớp nhân dân lao động với nhiều ngành nghề khác nhau tham gia do
Đảng lãnh đạo. Cuộc biểu tình đánh dấu cho bước trưởng thành về tổ chức lãnh đạo của
Đảng và nhà nước ta; đánh dấu cho sự đấu tranh giành lại quyền lợi, tự do, dân chủ và
phát triển con người. Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và
giải phóng con người, ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc
của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất”. Con người được đặt lên vị trí hàng đầu và
được coi đó là nhiệm vụ trung tâm; nhằm mục tiêu phát triển con người, vì cuộc sống ấm
no, tự do và hạnh phúc. Những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chủ
trương đổi mới, phát triển kinh tế, “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức”, là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội” - cuộc cách mạng vì con người, do con người, phát triển con
người. Hiện nay, Việt Nam bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát huy nguồn lực
con người, phát triển nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển xã hội.
Chính vì thế, để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội phải được đặt trong mối liên hệ
không thể tách rời với kế hoạch phát triển nguồn lực con người, đảm bảo được quyền lợi
của mỗi con người.
( />c. Biểu hiện của việc đấu tranh giải phóng con người
Chúng ta phải cơng nhận rằng một trong những thành quả mang ý nghĩa tượng
trưng sâu sắc cho việc hồn tồn giải phóng con người đó là việc thành lập nên xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa không phải là xã hội tước đoạt sự tự do của con
người như một số tư tưởng luận điệu xuyên tạc mà đó thực sự là chế độ tốt đẹp nhất trong
lịch sử nhân loại, là xã hội mà ở đó, con người khơng những được giải phóng hồn tồn
khỏi những sức mạnh nơ dịch của tự nhiên và xã hội, mà còn được phát triển một cách
toàn diện. Cũng như C.Mác đã viết: "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả
năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng
sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác". Việc chúng ta hình thành nên xã
hội cộng sản chủ nghĩa thực sự là “một quá trình lịch sử tự nhiên” (C.Mác), nó chính là
khát vọng, ước mơ, sự lựa chọn cuối cùng của con người trong quá trình phát triển vươn
tới xã hội tốt đẹp nhất và đó cũng chính là mục đích cuối cùng, cao nhất của học thuyết
Mác-Lênin. Sức mạnh của con người đã được khẳng định quá rõ ràng qua việc giải
phóng chính bản thân mình và hình thành nên một xã hội tốt đẹp chưa từng có.
d. Ý
nghĩa
Theo lịch sử, con người là hình thức tiến hóa cao nhất trong
giới động vật và gần như tách ra khỏi giới động vật, cứ tưởng chừng
như họ sẽ không phải chịu sự quy định của cái tất yếu, không bị phụ
thuộc, điều khiển bởi bất cứ sức mạnh, quyền lực nào; tuy nhiên về
lịch sử, về cả không gian lẫn thời gian thì con người ít được tự do,
cũng chẳng khác gì nhiều các loài vật bởi con người vẫn tự giam
cầm chính nhau. Lịch sử ngày càng tiến bộ, biến đổi thì khát vọng ý
chí giải phóng con người, hướng tới phát triển tự do, tự tại và toàn
diện của con người lại càng thể hiện rõ là nhu cầu tự thân vận động
phát triển của con người và là mục tiêu cao nhất mà mọi thời đại
nào cũng phải hướng đến. Những bước tiến của nền văn minh về vật
chất và tinh thần lại là một bước con người tiến tới tự do nhiều hơn.
Chính vì thế mà khi con người đã tìm ra được con đường giải phóng
cho chính mình thì nó đã đem lại ý nghĩa vơ cùng to lớn đến sự phát
triển, trường tồn của nhân loại.
Qua q trình lao động, giải phóng bản thân cải biến thế giới bằng chính những tri
thức của mình thì đã thay đổi toàn bộ mặt của thế giới vật chất, sự phát triển của lịch sử
và con người trở thành chủ thể của lịch sử. Con người vốn dĩ là một chủ thể tích cực, tự
giác và sáng tạo, chính vì thế khi được giải phóng sẽ kiến tạo nên những hình thái ý thức
xã hội mà ở đó sẽ tạo điều kiện cho mọi cá nhân, mọi con người thể phát huy tất cả năng
lực, sức mạnh tiềm ẩn của mình và có phát triển một cách tồn diện nhất, để thực sự xứng
đáng với hai từ “Con Người” đã và đang tồn tại từ xa xưa. Một khi vấn đề áp bức, giam
cầm con người được hóa giải tức là con người đã hồn tồn được giải phóng thì xã hội
lồi người sẽ tiến tới một trạng thái phát triển như một “liên hợp”, ở đó khơng cịn áp
bức, bóc lột, khơng cịn giai cấp và mâu thuẫn đối kháng lẫn nhau , con người được giải
phóng và phát triển một cách tồn diện và theo ý chí của chính bản thân họ nhất. Như thế
chúng ta có thể nói rằng tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của
người khác, của cộng đồng, của xã hội loài người, như C. Mác Ph.Ăngghen đã từng
khẳng định rằng: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người”. Mà hơn hết việc giải phóng con người đã hồn tồn mang lại
những ý nghĩa có tính trường tồn và phát triển vì nó đã chứng minh được việc giải phóng
con người là sản phẩm của sự đấu tranh, tư duy, phát triển của con người.
Việc nhận ra rằng đấu tranh giải phóng con người là sứ mệnh lịch sử của Triết học
thì chỉ mãi đến sau này chính C. Mác mới nhận ra bởi vì tất cả các nhà triết học trước kia
chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách mà vấn đề là cải tạo thế giới. Chúng ta phải nhận
ra rằng giải phóng thế giới, cải tạo thế giới không chỉ đơn thuần về tự nhiên mà ở đây giải
phóng thế giới chính là giải phóng con người, cải tạo thế giới là cải tạo con người.
/>Chương III: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của mọi người”
Như chúng ta đã biết thì vấn đề con người vốn đã luôn được đặt ra từ rất sớm.
Lịch sử loài người là lịch sử tiếp cận vấn đề con người. Có lẽ vì thế mà đã có nhiều quan
niệm cho rằng: “vấn đề con người khơng cịn là vấn đề mới mẻ”. Nhưng khơng! Vấn đề
con người có là vấn đề lớn hay khơng, khơng phải được xem xét dưới góc nhìn thời gian
mà nó tùy thuộc vào cách tiếp cận từ góc nhìn bản chất. Và một trong những vấn đề con
người không bao giờ cũ mà lại ln có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tồn tại của
lồi người đó là sự tự do, sự giải phóng của con người, của thế giới. Tự do là một động
lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển con người và sự tiến bộ xã hội. Tự do là sự khát
khao, là mục tiêu đấu tranh giành và giữ không mệt mỏi của nhiều dân tộc trên thế giới.
Sự phát triển tự do của mỗi người chỉ có thể đạt được khi con người thốt khỏi sự tha
hóa, thốt khỏi sự nơ dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay khơng
cịn, khi con người khơng cịn bị trói buộc bởi sự phân công lao động xã hội. Mặt khác,
con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc và nhân
loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Chính vì thế mà chúng ta có
thể nói rằng “Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tự
do của tất cả mọi người”. Đó là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của việc giải
phóng con người”. Mặc dù, C.Mác đã khẳng định như thế từ rất lâu tuy nhiên không phải
ai cũng hiểu hay thực sự muốn hiểu bản chất ý nghĩa bên trong câu nói đó. Chính câu nói
ấy đã vạch ra cho con người hướng đi đến sự tự do hoàn thiện và đúng nghĩa nhất.
1. Định nghĩa:
Sự phát triển là gì? Phát triển là quá trình quá trình vận động, thay đổi về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết
một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự
thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Như vậy phát triển ở đây là cả về mặt thể chất
lẫn về tinh thần. Sự tự do phát triển của con người là quá trình thay đổi một cách tự do,
theo ý chí của mỗi con người, khơng có sự dẫn dắt hay ép buộc của bất kì cá thể nào hết,
sự thay đổi đó xuất phát từ chính ngụn vọng, mong muốn của họ. “Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” tức là khi mỗi cá nhân
khi có được quyền tự do phát triển về mặt vật chất lẫn tinh thần, ý chí thì đó sẽ là tiền đề,
nền móng, manh nha cho sự phát triển tự do của mọi người và rộng hơn hết đó là sự phát
triển của cộng đồng, xã hội, nhân loại.
2. Phân tích:
a. Giải thích
Khi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, lao động khơng cịn bị tha
hóa, con người được giải phóng, khi đó xã hội là sự liên hiệp của các cá nhân, con người
bắt đầu được phát triển tự do. Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân
với giai cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Cá
nhân và xã hội không tách rời nhau. Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp thành, mỗi cá nhân
là một phần tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó, quan hệ cá nhân – xã hội là
tiền đề, điều kiện tồn tại và điều kiện phát triển của cá nhân lẫn xã hội. Do vậy, sự phát
triển tự do của mỗi người tất yếu là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những
giá trị vật chất và tinh thần. Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng
có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên. Điều đó cũng có nghĩa là sự phát triển tự do của
mọi người, sự phát triển của xã hội là tiền đề cho sự phát triển của mỗi cá nhân trong đó.
(Theo Giáo trình Triết học Mác-Lênin trang 464)
b. Biểu hiện
Câu nói ấy của C.Mác giống như một chân lý bởi nó đã được chứng minh trong
suốt chiều dài lịch sử tồn tại của nhân loại. Ngược về dịng thời gian, như chúng ta đã biết
thì xã hội tư bản vốn là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại; là cơ sở cho
sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng
nhân loại. Tuy nhiên chỉ vì sở hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã trở
thành nguyên nhân và suy đến cùng, đó là nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất gây ra
những tai hoạ khủng khiếp cho con người, làm tha hố con người. Họ khơng thể làm chủ
bản thân, khơng thể có quyền tự do lựa chọn về cách họ sống và làm việc, họ luôn bị đầu
độc tư tưởng bởi giai cấp tư sản và họ chính là giai cấp vơ sản. Sau thời gian dài đằng
đẵng bị áp bức, bóc lột như thế, khơng thể tự do phát triển bản thân thì cũng đến lúc họ
phải thay đổi hiện thực đó, họ nhận ra rằng chỉ khi bản thân được giải thoát, được tự do
phát triển để sinh sống, để làm việc thì đó mới là niềm động lực nền móng cho mọi
người xung quanh có dũng khí tiến lên, phá vỡ mọi ràng buộc. Trước hết là giai cấp vô
sản liên hiệp lại, thành lập các đoàn thể, tạo điều kiện cho sự ra đời chính đảng vơ sản.
Dưới sự lãnh đạo của chính đảng vơ sản, giai cấp vơ sản dùng bạo lực lật đổ tồn bộ
chính quyền tư sản. Sau khi đạt được chính quyền giai cấp vơ sản sẽ dùng sự thống trị
của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất
cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là giai cấp vô sản đã được tổ chức thành
giai cấp thống trị. Tuy nhiên, sau khi tổng kết thực tiễn đấu tranh giai cấp cấp của các
nước Pháp, Đức, đặc biệt là Cơng xã Pa-ri, thì C.Mác mới bổ sung thêm cho lý luận của
mình và khẳng định rằng:” nông dân là đồng minh tự nhiên với giai cấp vô sản”, “công
nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào, và cũng không thể đụng đến một sợi
tóc nào của chế độ tư sản, trước khi mà đông đảo nhân dân đứng giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản”. Như thế thì trước tiên muốn có sự
tự do phát triển, giải thốt cho cái chung là giai cấp vơ sản thì trước tiên phải quan tâm
đặt nhân dân, những cá thể riêng biệt ấy vào vị trí giữa hai giai cấp để biết học cần gì và
muốn gì, chỉ khi họ giải thốt khỏi sự tha hóa bằng cách thay đổi chế độ tư hữu sang chế
độ công hữu, phát triển được tự do nhất thì giai cấp vơ sản mới có chìa khóa mở ra cánh
cửa tự do phát triển cho mọi người cho xã hội. Như vậy, chính sự tự do phát triển trong ý
thức cũng như trong các hoạt động vật chất đã khiến họ thay đổi bản thân, mạnh mẽ
hơn,nhìn vào đó những con người xung quanh cũng đã từng bị đối xử như họ đã phất lên
ý chí cũng muốn được tự do phát triển mà không phụ thuộc vào bất cứ ai.Sự tự do phát
triển của con người chính là tiền đề là nền tảng cho sự phát triển tự do của mọi người, nói
rộng hơn đó chính là sự tự do của xã hội của nhân loại. Cho đến hiện tại thì câu nói của
C.Mác ln mang đến những giá trị vô cùng ý nghĩa và luôn được nhiều nước trên thế
giới đặt lên hàng đầu trong những vấn đề của con người, đặt biệt là sự phát triển tự do
của mỗi cá nhân cho đến mọi người, cộng đồng, xã hội. Vấn đề phát triển con người toàn
diện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được khẳng định tại Đại XII của Đảng:
“Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng
con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc”. Một trong
những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020 là xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đất
nước luôn chú trọng sự phát triển tự do của con người trong mọi lĩnh vực như nơi sinh
sống, việc làm, tư duy… bên cạnh đó Nhà nước ln có những chính sách hỗ trợ cơng
dân của mình phát triển một cách tự do hồn thiện nhất trong các lĩnh vực như y tế, chính
trị,giáo dục,sản xuất … Chỉ khi một công dân của đất nước thốt ra khỏi sự tha hóa con
người, tha hóa về lao động để có sự phát triển tự do nhất thì mới tạo ra điều kiện thiết yếu
để mọi cơng dân khác có thể phát triển tự do, từ đó dẫn đến sự phát triển của xã hội, của
nhân
loại.
c. Ý nghĩa
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khơng
những mang tính khoa học mà cịn mang tính cách mạng, nó đã góp phần tạo nên cuộc
cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Lý luận này ngày càng được khẳng định tính
đúng đắn, tính khoa học của nó trong bối cảnh hiện nay và lý luận này hiện nay vẫn tiếp
tục là kim chỉ nam cho hành động, cho nền tảng lý luận trong việc nghiên cứu giải phóng
và phát triển con người trong hiện thức ở các nước tiến bộ trên thế giới nói chung, ở Việt
Nam chúng ta nói riêng. Giải phóng con người đem đến sự phát triển tự do của mỗi con
người là điều kiện để phát triển tự do của xã hội. Sự tự do đem lại cho con người quyền
được lao động, quyền được tham gia vào các công việc xã hội, được phát triển và phát
huy được năng lực của mình, quyền được hưởng những nhu cầu cơ bản.
Học thuyết này của C. Mác không chỉ làm nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa
Mác trong thời đại ngày nay mà còn tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con
người và bản chất con người, về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai
trị của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con
người, giải phóng nhân loại, phát triển con người toàn diện. Phát triển với con người nói
chung và sinh viên nói riêng.
Chương IV: Thực trạng học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay
1. Nhận định thực trạng:
Bởi vì tha hóa vốn đã nằm trong bản chất của con người, xuất phát từ con người
và luôn là vấn đề quan trọng của con người nên nó vẫn tồn đọng theo thời gian. Sự tha
hóa ngày nay đã bị ngụy trang bằng nhiều hình thức khác nhau, bằng những “vỏ bọc” đẹp
đẽ hơn nhưng bản chất của nó vẫn khơng thay đổi. Nó vẫn luôn diễn ra thường trực xung
quanh cuộc sống con người, xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống như:
chính trị, kinh tế, giáo dục… Đặc biệt hơn hết, thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay dường
như đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của sự tha hóa bởi những nguyên nhân gián tiếp
cũng như trực tiếp.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều bạn học sinh, sinh viên nhận ra sự tha hóa và tiến hành
giải phóng bản thân khỏi tầm ảnh hưởng của nó. Các bạn đã có thể bước ra khỏi “chiếc
lồng” giam lỏng bản thân và phát triển bản thân. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những bạn vẫn
còn mù quáng và mắc kẹt trong “chiếc hộp” tha hóa. Họ cứ để mặc cho sự tha hóa tác
động vào bản thân và cũng dần dần lún sâu hơn. Có một số ít do bị ảnh hưởng nặng nề
của tha hóa dẫn đến việc chọn hướng giải phóng tiêu cực, đó chính là giải phóng bản thân
khỏi thế giới này để bước đến cõi niết bàn.
2. Biểu hiện thực trạng:
Trước hết, nói đến vấn đề giáo dục thì đây là tình trạng có rất nhiều vấn đề để nói
đến mà khơng thể nào liệt kê hết: học sinh, sinh viên gian lận trong thi cử bằng nhiều
hình thức khác nhau như là quay cóp, xem trộm bài thi, đánh dấu bài thi, nhờ người thi
hộ, sử dụng các thiết bị hiện đại để hỗ trợ trong việc thi cử,... Cịn trong q trình học thì
lại càng nảy sinh nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn đó là việc chạy theo thành tích;
học cho qua mơn, cho đủ yêu cầu của nhà trường; học không chú trọng kiến thức; học
một cách phi khoa học làm dẫn đến kết quả không mong muốn…Về vấn đề đạo đức thì
đây cũng là một thực trạng khá nhức nhối hiện nay, đa số học sinh có những nhận thức và
hành vi sai lệch so với những giá trị truyền thống từ xưa đến nay; những phẩm chất
truyền thống như nhân ái, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách,
uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, trung thực,...nó khơng cịn được đa số học sinh
tiếp nhận cũng như áp dụng nữa, nó chỉ cịn được xem là sự lựa chọn trong lối sống của
học sinh, sinh viên, theo nhận thức của họ thì nó khơng còn là sự cần thiết để rèn luyện
nhân phẩm con người. Ngoài ra, hiện tượng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, không
tuân theo quy định ngày càng nhiều; ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân khơng
cịn được xem trọng và tăng cường nữa; bên cạnh đó, việc khơng xem trọng, mơ hồ giá trị
tinh hoa dân tộc đã là điều đáng nói, ấy vậy mà đa số cịn có hiện tượng chê bai tinh hoa
dân tộc đua địi theo văn hóa nước ngồi, thật đáng phê phán! Và đặc biệt hơn, đó là hiện
tượng bạo lực học đường; nó đã, đang và sẽ diễn ra trong thực tế cuộc sống của chúng ta;
nó được xem như là một trong những nguyên nhân cốt lõi của việc học sinh nghỉ học hiện
nay, nó khơng chỉ là ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng về tinh thần, chính sự ám
ảnh đó đã khiến các bạn trẻ mang nỗi sợ tâm lý và khơng cịn muốn giao tiếp với mọi
người, từ đó dẫn đến những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng. Và khi nói về lối sống thì
khơng có ai có thể phủ nhận rằng lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay đang đi theo
hướng tiêu cực một cách đáng báo động; phần lớn học sinh khơng cịn lối sống lành
mạnh, khoa học như những năm trước bởi vì sự phát triển về các kĩ thuật khoa học, sự du
nhập lối sống của nhiều nền văn hóa khác nhau, học sinh sinh viên áp dụng nhưng khơng
nhận ra rằng có những cái khơng phù hợp với chinh bản thân mình, sự đua địi chạy theo
xu hướng… tất cả khiến cho lối sống bị thay đổi một cách đáng kể. Một bộ phận không
nhỏ đã chạy theo lối sống buông thả, lười học tập, lười tu dưỡng đạo đức, không muốn
vận động phát triển mà vẫn đua đòi muốn bắt kịp xã hội, vướng vào những tệ nạn xã hội
như hút thuốc, dùng chất kích thích, đánh nhau, lừa đảo,.. những điều ấy đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng sâu sắc đến mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu đi vào con đường
bế tắc trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là trong khi chưa được trang bị, thiếu kiến
thức về những vấn đề này. Còn rất nhiều những hiện trạng khác về vấn đề tha hóa của
sinh viên, học sinh hiện nay khơng thể liệt kê hết, nhìn qua số liệu theo báo cáo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa ra con số thống kê (chưa đầy đủ) thì từ năm 2009 đến nay, học
sinh, sinh viên liên quan đến trên 8.000 vụ việc pháp luật hình sự, trong đó các hành vi
gây rối trật tự cơng cộng có 935 vụ, tội phạm ma túy có 357 vụ, giết người có 37 vụ, trên
6.000 vụ trộm, cướp tài sản…Bạo lực học đường tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn xảy ra
tại nhiều địa phương. Tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ
tập thành băng nhóm gây rối trật tự công cộng, phạm pháp diễn biến phức tạp. Theo báo
cáo sơ bộ của công an 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, từ năm 2010 đến nay, có trên
7.700 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật; như vậy hiện trạng sinh
viên, học sinh bị tha hóa là vơ cùng nghiêm trọng, cần có những biện pháp khắc phục
cũng như ngăn ngừa sự tha hóa một cách hiệu quả nhất, và đó là nhiệm vụ chung của
mình,
của
tồn
xã
hội.
/>3. Ngun nhân:
Gián tiếp:
Đi cùng với phát triển không ngừng của nhân loại, mỗi vai trị trong xã hội nói chung,
học sinh-sinh viên nói riêng vẫn có những thực trạng tiêu cực và thường bắt nguồn từ
những mối quan hệ cơ bản xung quanh người học sinh như: gia đình, nhà trường, bạn bè
và các mối quan hệ xã hội xung quanh, hoặc đơn giản là do vật chất. Người che chở, dạy
dỗ và truyền đại cho một đứa trẻ khi còn chưa nhận thức được, chưa được rèn giũa về bản
chất trong mình. Nếu hồn cảnh gia đình bị hạn chế, nhận thức truyền đạt cho đứa trẻ bị
sai lệch hay cách dạy bao che cho sai lầm của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách
nhìn nhận, bản chất, đạo đức, khiến chúng đi sai hướng, từ đó có thể hình thành trong đứa
trẻ tiêu cực, chống đối xã hội hay tệ hơn là hình thành nên nhân cách sống lệ thuộc, dần
đánh mất đi bản thân. Nhà trường cũng là một mối quan hệ giáo dục tương tự như gia
đình, nếu hai yếu tố cơ bản này bị thiếu sót sẽ dẫn tới thế hệ dần bị sai lầm, tha hoá theo
thời gian. Nguyên nhân tiếp theo cần đề cập là do mối quan hệ độc hại quanh quẩn ta và
do vật chất tác động vào. “Đồng tiền che mờ con mắt” - “Có tiền là có tất cả” câu nói này
hồn tồn khơng hề sai, vì nói yếu tố trọng yếu và là điểm yếu cho sự biến chất trong đạo
đức, trong lao động cũng từ đây mà ra, nó sẽ càng dễ dàng tác động tới mỗi người, đặc
biệt là học sinh - sinh viên trong thời đại đang phát triển nhiều như hiện nay. Muốn có
được thành tựu, muốn đạt được lợi ích cho cá nhân nhiều hơn nữa… đó sẽ là những cám
dỗ khơng thể chối từ được.
Trực tiếp:
Những nguyên nhân dẫn đến con đường tha hố có hai ngun nhân chính là trực tiếp và
gián tiếp. Sau gián tiếp thì đây là một số nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến con người
về vấn đề tha hố.Ngun nhân trực tiếp phải nói đến lợi ích của mỗi cá nhân trên hết lợi
ích của cộng đồng.Lối sống của một bộ phận thanh niên, trí thức hiện nay đang có hiện
tượng bị lệch chuẩn đó chính là một lối sống thực dụng, sùng bái vật chất. Do sinh viên
hiện nay tiếp thu không chọn lọc, đua đòi theo nhiều lối sống xa hoa sống buông thả, ham
hưởng thụ và lười lao động, lười học tập dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực : mang tài liệu
vào phịng thi , trao đổi tài liệu, nhìn bài nhau , hỏi bài nhau ,…Đối với tầng lớp học sinh
sinh viên đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ, thích hưởng thụ, đua địi, xa hoa lãng phí,
xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Hiện tượng tha hóa trong хã
hội Việt Nam hiện naу đang là một tháᴄh thứᴄ lớn ᴄho ѕự phát triển ᴄủa đất nướᴄ. Đã đến
lúᴄ ᴄần ᴄó một “ᴄuộᴄ ᴄhiến” ᴄhống “tha hóa”một ᴄáᴄh nghiêm túᴄ, triệt để ᴠới quуết tâm
ᴄhính trị ᴄao,nhằm phát huу đượᴄ ѕứᴄ mạnh ᴄủa toàn dân tộᴄ trong хâу dựng ᴠà phát
triển đất nướᴄ nếu khơng nó sẽ tác động đến con người hiện nay nhất là tác động về mặt
tiêu cực sẽ rất khó để huỷ bỏ những bất cập mang tên “tha hố”.
4. Tác đợng:
Nhận xét
Trong cả kì thi số lượng:
+ Hỏi bài nhau và nhìn bài nhau chiếm % lớn nhất là 84,2 % và 83,5% gần như là
gấp 3 lần số % so với các hiện tượng khác
Cái khác chiếm nhỏ nhất 2,9%
Những hiện tượng khác như trao đổi tài liệu, mang điện thoại,... chiếm % ở mức
vừa phải dao động từ 11,3% đến 36,4 %
=> Suy cho cùng thì các hiện tượng tiêu cực xuất phát từ ý thức bản thân cá
nhân, các yếu tố bên ngoài chỉ tác động một phần nhỏ đến việc tư duy,nhận thức
của học sinh, sinh viên
1. Tiêu cực
Ở xã hội Việt Nam hiện nay nói chung và học sinh sinh viên nói riêng vẫn cịn tồn đọng
những bất cập cần được lên án mang tính chất tha hóa trong học tập như: chạy đua với
thành tích, phân biệt đối xử học đường, bất chấp thủ đoạn gian lận trong thi cử... Do
những tư tưởng sai lệch trong việc tiếp thu tri thức, mang suy nghĩ “Ăn không ngồi rồiHá miệng chờ sung” nên một số cá nhân lười biếng, khơng chí tiến thủ nhưng muốn đạt
được kết quả cao hơn khả năng năng lực của mình như vụ việc gian lận trong kỳ thi
THPT quốc gia năm 2017 tại Hà Giang: hai thí sinh trúng tuyển vào một trường đại học
khối cơng an và có thơng tin về việc thí sinh phải "chạy" 500 triệu đồng để đạt điểm cao
hay vụ cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị phát hiện thi hộ tại hội đồng thi
trường Đại học Phòng cháy chữa cháy,... Phải chăng trong giáo dục cũng đang dần bị
biến chất, con người ta đã dần lãng quên đi vẻ đẹp “nhân cách của người nho sĩ”. Hay
những trào lưu sống ảo, khoe thân phản cảm, chạy theo các xu hướng “bóp méo” giá trị
văn hố dân tộc.
2. Tích cực :
Bên cạnh những tiêu cực trong cuộc sống thì sau khi được giải phóng , con người
đặt biệt là sinh viên hiện nay điều kiện học tập đã tiến bộ hơn trước, từ công nghệ thông
tin cho đến cả máy móc. Thể chất tinh thần ở con người được nâng cao hơn, tự do khám
phá học tập khơng cần đến trường lớp, tự do tìm tịi những kiến thức, giúp tiết kiệm được
rất nhiều thời gian. Điều kiện đi lại và giao tiếp được mở rộng hơn cho học sinh,sinh
viên. Không chỉ dừng lại ở ý thức, khẩu hiệu giải phóng con người mà từng bước thực
hiện giải phóng con người ngồi thực tế đem lại cho con người nói chung và học sinh
sinh viên nói riêng quyền được lao động, quyền được tham gia vào các công việc xã hội
và được phát triển hơn. Đoạt được sự tự do sau khi giải phóng con người đã thay đổi rất
nhiều về mặt tích cực, hồn thành được nhiều mục tiêu và dự định được tương lai của
chính mình. Tự do khám phá học tập, nghiên cứu làm những việc giúp ích được nhiều
cho xã hội. Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại ,chìa khố mở ra cánh cửa cho sự tiến bộ
xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng.
3. Giải pháp
Khơng thể xóa bỏ tồn hiện tượng tha hóa trong bản chất con người, nhưng ta vẫn
có thể kiềm hãm lại hiện tượng đó, đặc biệt là trong nhận thức của giới trẻ. Nâng cao
trình độ nhận thức, chọn lọc vấn đề khách quan toàn diện. Học sinh - sinh viên đừng để
bản thân bị lệ thuộc, trói buộc vào điều kiện xã hội và bị lệ thuộc vào sản phẩm do chính
mình tạo ra, đừng mù qng mà bất chấp thủ đoạn tiêu cực để đạt được.
Ngày nay, nó khơng chỉ đơn thuần là một hiện tượng nữa mà nó là một căn bệnh căn bệnh “thành tích”. Nó dùng để chỉ đến những hành vi gian lận trong thi cử, trong học
tập. Khi mà học sinh và sinh viên sẽ làm đủ mọi cách để kiếm được điểm tốt, lời khen từ
thầy cơ thì đồng nghĩa là căn bệnh “thành tích” đã xuất hiện ở những người đó. Cụ thể tại
những năm gần đây, các tỉnh phía Bắc là tâm điểm của những vụ gian lận thi cử trong đó
nổi tiếng có tỉnh Sơn La khi mà giáo viên chấm điểm thi đã can thiệp vào việc sửa đổi và
nâng điểm lên cao vọt so với những thí sinh thi khác. Vì chính tác động từ gia đình, nhà
trường, xã hội mà học sinh hay sinh viên mới gian lận trong thi cử.
Gia đình là nơi ni dưỡng và phát triển quá trình hình thành nhân cách và đạo
đức. Khi một người thể hiện ra những phẩm chất đó một cách tốt hay xấu thì chúng ta có
thể dễ dàng đánh giá được sự giáo dục của gia đình đó. Có một số ít gia đình có điều kiện
và quyền uy chỉ để ý đến cơng việc, tài chính, mối quan hệ xã hội mà quên đi cách giáo
dục con cái khiến cho chính những đứa con họ có suy nghĩ ỷ lại vào quyền thế của phụ
huynh và dùng mọi cách để gian lận trong thi cử mà không phải lo sợ.
Nhà trường là nơi mà hầu hết mọi người đều phải dành một khoảng thời gian khá
dài để thu nạp những kiến thức, nếu ở nhà có ba mẹ là một người rèn dũa chúng ta trở
thành một người có đạo đức, nhân cách sống tốt thì trên trường thầy cơ chính là những
người truyền tải cho chúng ta những kiến thức bổ ích, cần thiết. Nhưng nhà trường cũng
chính là nơi để học sinh cạnh tranh với từng con điểm, từng thứ hạng. Điều đó vơ tình tạo
ra một áp lực rất lớn cho học sinh, làm cho những học sinh đó phải lao đầu vào học thêm,
học tủ, học bằng bất cứ cách nào mà để số điểm được đạt tối đa hay là tệ hơn là phải quay
cóp.
Xã hội là nơi phức tạp hơn thẩy nếu khơng muốn nói là giữ vai trị gần như quyết
định đến gian lận thi cử nói riêng, đến giả dối và các thói hư tật xấu khác của con người
nói chung.
Ở Canada học sinh được cho là rất sợ đối với những kì thi học kì. Vì vậy những
nhà trường tại Canada đã khắc phục việc đó bằng cách đánh giá những học sinh bằng cả
quá trình học, khả năng làm việc nhóm, tinh thần sáng tạo, hợp tác… Ở Canada họ đề cao
trách nhiệm hơn là việc học thuộc những lý thuyết rồi viết chúng vào những bài thi tự
luận. Vậy nếu có thể áp dụng phương pháp học tập, thi cử này ở chính đất nước chúng ta
thì chắc hẳn sẽ giảm được rất nhiều thực trạng tha hóa học sinh, sinh viên như là:thái độ
trong học tập, những biểu hiện của sự gian lận trong thi cử, chạy đua với từng con
điểm… và khi đó học sinh, sinh viên sẽ được đánh giá một cách công bằng, công tâm
nhất.
Tham khảo: Đánh giá học sinh kiểu Canada - VnExpress
Gian lận và thi cử: Lo âu về một ngày mai (tiasang.com.vn)
KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu về con người, triết học chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nghiên cứu
về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người - hai trong nhiều vấn đề
trải dài xuyên suốt tiến trình lịch sử của triết học và của cả những ngành khoa học khác.