Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.42 KB, 4 trang )

99

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO
SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÕA BÌNH
Giảng viên: Trần Thị Na
Phạm Thị Minh Huyền
Khoa Tiểu học và THCS
Tóm tắt: Kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh là một trong những kỹ năng cơ bản được chú
trọng trong q trình dạy học bộ mơn tiếng Anh cho sinh viên trường CĐSP Hịa Bình.
Thực tế cho thấy việc học tiếng Anh của của sinh viên không chuyên ở trường Cao đẳng
sư phạm Hịa Bình vẫn cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu. Từ thực tế đó, bài
viết đã đề xuất và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho sinh
viên khơng chun góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh trong
trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
Từ khóa: Kỹ năng đọc hiểu, sinh viên không chuyên, biện pháp.
I. Đặt vấn đề:
Để sử dụng thành thạo tiếng Anh thì người học phải rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản:
Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu (KNĐH) là một trong những kỹ năng
cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Để có được KNĐH tiếng Anh
thì người học phải có q trình luyện tập đọc thường xuyên, lâu dài với những hình thức
và nội dung khác nhau.
Thực tế cho thấy việc học và sử dụng ngoại ngữ của sinh viên (SV) không chuyên ở
trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Hịa Bình vẫn cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là KNĐH
tiếng Anh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là vốn từ vựng của
sinh viên quá ít ỏi, đặc biệt là vốn hiểu biết về lịch sử, đất nước, con người, về nền văn hóa
của các nước nói tiếng Anh. Kiến thức ngữ pháp của SV còn yếu, việc hiểu bản chất và
vận dụng ngữ pháp theo ngữ cảnh thường hay nhầm lẫn. SV còn bị ảnh hưởng bởi tiếng
mẹ đẻ dẫn đến hiểu sai và sử dụng sai tiếng Anh; khả năng nhận thức tư duy trừu tượng
cịn hạn chế…cũng gây khó khăn cho SV khi tiếp thu bài học đọc hiểu dẫn đến kết quả học
tập chưa cao. Từ thực tế trên việc áp dụng một số bieenjphaps nhằm nâng cao KNĐH tiếng
Anh cho sinh viên khơng chun trường CĐSP Hịa Bình là rất cần thiết.


2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và khái quát hóa: nghiên cứu tài liệu,
sách chun khảo, cơng trình của các học giả phương pháp dạy KNĐH, những quan niệm,
bản chất, đặc điểm, nội dung, yếu tố đảm bảo cho học tập KNĐH của SV.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: (1)Thông qua trao đổi phỏng vấn đồng nghiệp
và học sinh; (2) Quan sát sư phạm nhằm xác định những khó khăn mà SV khơng chun


100

trường CĐSP Hịa Bình thường gặp khi học KNĐH để đề xuất áp dụng phương pháp dạy
học phù hợp nhằm giúp giảng viên (GV) và SV dạy và học KNĐH Tiếng Anh hiệu quả
hơn.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Tầm quan trọng của KNĐH tiếng Anh
Đọc hiểu là kỹ năng (KN) quan trọng trong 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. KN này
cung cấp cho SV rất nhiều thơng tin thú vị mang tính cập nhật cũng như các cấu trúc và lối
diễn đạt cần thiết để phát triển những KN còn lại. Trong 4 KN trên, đọc và nghe được xếp
vào nhóm KN lĩnh hội; nói và viết được xếp vào nhóm KN truyền thụ. Các KN có mối
quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó đọc và phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để người
học có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngơn nữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu biết
thêm về văn phong, cách sử dụng ngơn ngữ mà mình đang học.
Bên cạnh đó, đọc giúp mở mang đầu óc, lĩnh hội tri thức của nhân loại. KNĐH
tiếng Anh phục vụ rất nhiều cho việc học tập của mọi người. Đọc hiểu bằng tiếng Anh
giúp SV tăng vốn từ vựng, hiểu được cách hành văn cũng như dùng cấu trúc câu,… qua đó
sẽ giúp các KN khác như viết, nghe, nói được nâng lên rất nhiều.
3.2. Một số khó khăn khi dạy, học KNĐH tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại
trƣờng CĐSP Hịa Bình
* Khó khăn về từ vựng: Đa phần SV được hỏi đều thẳng thắn chia sẻ rằng từ vựng
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau gây ra không ít khó khăn trong q trình đọc hiểu văn bản.

Ngồi các từ đơn lẻ cịn có các cụm từ, thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ,… xuất hiện
trong các bài đọc hiểu gây lúng túng cho học sinh trong q trình đọc hiểu.
* Khó khăn về ngữ pháp: Ngữ pháp là một rào cản lớn của SV không chuyên
trường CĐSP Hịa Bình khi đọc hiểu văn bản tiếng Anh. Sinh viên thường gặp khó khăn
trong việc hiểu và sử dụng các động từ, dnag thức và cụm động từ. Một số SV cho biết
không xác định được cụm động từ hày cụm danh từ. Do đó thường mắc lỗi khi làm các bài
tập có các hiện tượng ngữ pháp này.
* Khó khăn về diễn đạt ngơn ngữ: Phần đơng sinh viên đều cho rằng rất khó nắm
bắt nội dung bài đọc thuộc các chủ đề khác nhau. SV thường bỏ qua các giấu hiệu văn bản
như các từ nối nói các mệnh đề giữa các đoạn văn trong bài đọc với nhau. Điều này cản trở
việc hiểu được nội dung chính xác của bài đọc hiểu.
* Khó khăn về KNĐH: Đây là khó khăn lớn nhất của sinh viên không chuyên khi
học KNĐH. Việc SV không nắm rõ các phương pháp đọc hiểu nên khó hiểu được nội dung
cũng như xử lý thông tin liên quan tới bài đọc như làm các dạng bài tập hay trẻ lời câu hỏi


101

đọc hiểu.Nhiều SV không quen sử dụng phương pháp đọc lướt để lấy ý chính hay phương
pháp đọc chi tiết để tìm thơng tin chi tiết hay phương pháp đốn nội dung từ tên tiêu đề,
phụ đề, tranh ảnh minh họa…
3.3. Một số biện pháp nâng cao KNĐH tiếng Anh cho sinh viên khơng chun trƣờng
CĐSP Hịa Bình
* Biện pháp sử dụng „Authentic material: Khái niệm „Authentic‟ có thể hiểu là „đến
từ thực tế‟. Khi nói về dạng tài liệu này như phim, truyện, báo chí, tạp chí. Trong quá trình
dạy KNĐH, GV nên đưa những tài liệu có tính thực tế cao này nhằm giúp SV ý thức được
nguồn kiến thức của nguồn tài liệu này có thể cung cấp kiến thức xã hội tổng quát cũng
như hình thành khả năng sử dụng tiếng Anh.
*Biện pháp đọc mở rộng: Đọc mở rộng (extensitive reading) là phương pháp đọc
theo nhu cầu nhằm khuyến khích SV nâng cao kỹ năng đọc. Đọc mở rộng mang lại nhiều

lợi ích cho việc học tiếng Anh. Đọc mở rộng cho phép SV hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và
hiểu được cách ngôn ngữ và sử dụng nó ngồi sách vở. Ngồi ra, các bài đọc mở rộng còn
cung cấp cho SV thêm vốn từ vựng, giúp sinh viên rèn luyện tốc độ đọc và khả năng đọc
lưu lốt. Từ đó SV xử lý ngơn ngữ một cách chủ động hơn. Đọc mở rộng còn tạo cơ hội
cho SV lựa chọn những bài đọc phù hợp với năng lực, trình độ và sở thích của mình.
Để tăng cường khả năng đọc ở rộng cho SV, cần tạo cho SV thực hành thói quen
đọc tiếng Anh hàng ngày. GV có thể yêu cầu đọc các mẩu tin ngắn trên các báo điện tử
hành ngày. Khi thực hiện biện pháp này GV hướng dẫn SV lựa chọn những mẩu tin phù
hợp, đảm bảo vừa sức và vừa với kiến thức của SV. Để tổ chức cho SV thực hành đọc mở
rộng, GV có thể giao bài cho SV sau khi thực hiện các giờ học KNĐH trên lớp. GV đề
nghị SV lựa chọn các bản tin có chủ đề phù hợp với chủ đề bài đọc trên lớp. Mục đích của
hoạt động này là củng cố thêm vốn từ vựng và nâng cao khả năng tổng hợp và phát triển ý
về 1 chủ đề đã học.
*Thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá KNĐH: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả
học tập của SV là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học phù hợp với u cầu của
mơn học. Do đó cần phải đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực của SV thông q
đó làm thay đổi cách học của SV. Thơng thường, KTĐG thường dựa vào các bài kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ bằng các văn bản đọc hiểu cho sẵn nên chưa phát huy hết
được năng lực và phân loại SV. Nhằm phát huy tối đa năng lực, tính tích cực của SV cần
phải đa dạng hóa hình thức kiểm tra KNĐH của SV. Trong tồn bộ q trình dạy - học
KNĐH GV có thể thiết kế các loại hình kiểm tra khác nhau như tổ chức học dự án, cho SV
tìm kiếm thơng tin, đọc hiểu mở rộng về các chủ đề có trong nội dung chương trình giảng
dạy, hoàn thành yêu cầu của dự án mà GV đã giao nhiệm vụ. SV trình bày kết quả dự án


102

trước lớp. Căn cứ vào kết quả báo cáo, GV có thể cho điểm. Thơng qua cách kiểm tra này.,
GV không chỉ đánh giá được khả năng đọc hiểu tiếng Anh của SV mà còn kết hợp đánh
giá kỹ năng tìm kiến thơng tin và kỹ năng thuyết trình của SV.

* Kết quả áp dụng biện pháp:
Bảng: 3.1. So sánh kết quả thực hành KNĐH tiếng Anh của SV không chuyên trước
và sau áp dụng biện pháp
Trƣớc khi áp dụng

Sau khi áp dụng

Tốt

Khá

Trung
bình

Yếu

Tốt

Khá

Trung
bình

Yếu

3

7

32


21

7

20

26

10

4,7%

11,0%

50,3%

24,0%

11,0%

31,7%

41,3%

16,0%

Chúng tơi đã tiến hành áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy KNĐH
tiếng Anh cho sinh viên 2 lớp Cao đằng giáo dục Mầm non khóa 28 với tổng số SV là 63.
Qua quan sát các giờ học trên lớp chúng tôi nhận thấy việc thực hành KNĐH nói riêng và

thực hành tiếng Anh nói chung đã tăng lên rõ rệt, trong đó tỷ lệ học tốt tăng từ 4,7% lên
11,0%; khá tăng từ 11,0% lên 31,7%, trung bình giảm từ 50,3% xuống 41,3% và yếu giảm
từ 24,0% xuống còn 16,0%. Qua quan sát sư phạm chúng tôi cũng nhận thấy, SV tự tin và
chủ động, tích cực hơn trong nắm bắt kiến thức và thực hành KNĐH.
4. Kết luận
Từ thực tế giảng dạy tiếng Anh cho SV khơng chun tại trường CĐSP Hịa Bình,
chúng tơi đã áp dụng các biện pháp nâng cao KNĐH cho SV. Trong giờ học SV đã sôi nổi
hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài. Tỷ lệ SV trả lời đúng các câu hỏi của bài đọc hiểu
tăng. Số sinh viên yếu đã giảm. Qua áp dụng các biện pháp chúng tôi đã giúp sinh viên tự
tin hơn trong giao tiếp, tạo động lực, thúc đẩy SV cô gắng hơn trong học tập từ đó cải thiện
đáng kể KNĐH tiếng Anh.
Tài liệu tham khảo:
1. Swam (1985), Teaching and developing reading skill, CUP.
2. Mann, M& Taylore, S (2003), Reading skill for first certificate, MPL.
3. Grabe, W.P, & Stoller, F.L.(2013), Teaching and researching: Reading. NY.



×