VỠ TỬ CUNG
Tử cung có thể vỡ lúc mang thai hay vỡ trong
chuyển dạ. Vỡ trong lúc mang thai thường hiếm
gặp và nếu có thường xảy ra trên vết mổ cũ hay
trên một tử cung có bất thường bẩm sinh về giải
phẫu, đơi khi có thể xảy ra do nhau cài răng
lược hay do chấn thương trực tiếp.
I. NGUYÊN NHÂN
Vỡ tử cung có thể xảy ra nguyên phát
trên một tử cung nguyên vẹn bình
thường, hay nứt vỡ sẹo mổ cũ, thường
chia làm hai loại: vỡ tử cung trong thai
kỳ và vỡ tử cung trong chuyển dạ.
1.1. Vỡ tử cung trong thai kỳ
- Trên tử cung có sẹo mổ cũ như sẹo mổ
lấy thai
- Trên tử cung dị dạng bẩm sinh: tử cung
một hay hai sừng, tử cung đôi.
- Do chấn thương mạnh, trực tiếp vào
bụng.
- Thủ thuật ngoại xoay thai.
- Nhau cài răng lược…
1.2. Vỡ tử cung trong chuyển da
- Do tắc nghẽn của cuộc chuyển da
-Do sử dụng thuốc tăng co để khởi phát
hay thúc đẩy chuyển dạ: oxytocin,
prostaglandin…
- Tử cung căng dãn quá độ như: đa thai,
đa ối, con to…
-Vỡ do chấn thương (hiếm gặp)
II .PHÂN LOẠI
2.1: Theo giải phẫu
2.2: Theo vị trí
2.1.1:Vỡ tử cung hoàn toàn
-thường chiếm 80% trường hợp vỡ tử cung nằm ở đoạn dưới
trên một tử cung bình thường
khơng có sẹo mổ cũ, vị trí vỡ là bờ trái, mặt trước đoạn
dưới của tử cung, vết rách có thể kéo dài xuống đến cổ tử
cung
- Thai và nhau bị đẩy vào trong ổ bụng, thai chết do nhau
bong, nước ối vào trong khoang phúc mạc gây viêm phúc
mạc…
-Tổn thương này thường xảy ra trong chuyển dạ, sanh thủ
thuật khó khăn, bờ rách thường nham nhở, các mạch máu
bị đứt gây xuất huyết nội, hoặc tụ máu dây chằng rộng
(khó cầm máu và dễ nhiễm khuẩn).
2.1.2. Vỡ tử cung khơng hồn tồn (vỡ tử
cung dưới phúc mạc)
Là chỉ rách cơ, lớp phúc mạc đoạn dưới
còn nguyên vẹn.
- Máu chảy từ chỗ vỡ tụ giữa 2 lá phúc
mạc của dây chằng rộng, gây khối máu
tụ lan xuống đến tiểu khung.
2.1.3. Vỡ tử cung do nứt vết mổ cũ
- Trong nứt, vỡ những sẹo mổ cũ, tổn
thương thường nằm trên đoạn dưới tử
cung.
- Vết sẹo ở thân hay ở đoạn dưới, tốc
dọc theo chiều dài sẹo, thường gọn,
khơng nham nhở chảy máu ít, ít bị rách
màng bào thai, trừ những trường hợp
vỡ quá nặng
.2.1.4. Vỡ phức tạp
- Vỡ có kèm theo tổn thương trực tràng,
bàng quang….
- Vỡ không trên sẹo mổ cũ thường gặp ở
mặt trước đoạn dưới của tử cung nhất,
theo sau là rách thành bên tử cung,
vách trực tràng âm đạo hay thành sau.
- Trong 3-4% trường hợp bàng quang có
thể cũng bị chấn thương hay rách vỡ.
2.2 : Theo vị trí
Vỡ tử cung ở đoạn dưới : tổn thương
thường ở bên góc eo tử cung và thường ớ
bên phải
Vỡ tử cung ở bên thân tử cung : thường
gặp ở mlt ở đoạn thân hay sẹo bóc nhân
xơ tử cung
Vỡ tử cung ở đáy thân tử cung
Rách CTC kéo dài đến đoạn dưới hay eo
tử cung
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
3.1. Triệu chứng của nứt vết mổ cũ
- Thường âm thầm, sản phụ kêu đau
vùng tử cung có sẹo mổ cũ, đau liên tục
ngồi cơn gị đôi khi chỉ phát hiện sau
khi kiểm tra tử cung sau sanh,sau thủ
thuật.
- Nếu để lâu sẽ có ảnh hưởng đến dấu
hiệu sinh tồn, gây choáng.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
(TT)
3.2 :Vỡ trên tử cung khơng có sẹo mổ cũ
Triệu chứng dọa vỡ tử cung
- Cơn co tử cung dồn dập, sản phụ đau bụng nhiều, vật vã.
- Đoạn dưới kéo dài, tử cung căng dãn phân thành hai khối,
thắt eo ở giữa như quả bầu (dấu hiệu vòng Bandl).
- Vòng Bandl càng ngày càng đẩy đoạn thân lên cao, làm
hai dây chằng tròn bị kéo dài, căng cứng lên như sợi dây
đàn (dấu hiệu Frommel) sờ được qua thành bụng.
- Tim thai thường có biểu hiện suy.
- Khám âm đạo thường thấy nguyên nhân đẻ khó tồn tại
như khung chậu giới hạn, ngơi thai cao, có dấu chồng sọ,
đầu có bướu huyết thanh hoặc ngơi bất thường.
3.2.1. Triệu chứng của vỡ tử
cung
- Đang đau dữ dội, sản phụ đột nhiên thấy nhói lên rồi
sau đó đau giảm dần, xuất hiện các dấu hiệu của
choáng mất máu: mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân
lạnh …
- Khám: ấn đau khắp bụng, có phản ứng thành bụng,
mất bờ cong ranh giới của tử cung.Thai thốt ra ngồi ổ
bụng có thể sờ thấy phần thai lổn nhổn ngay sát thành
bụng
Khám âm đạo thấy ngôi thai bị đẩy lên cao, máu đỏ
lỗng chảy ra từ lịng tử cung
- Tim thai thường mất.
IV. CHẨN ĐỐN
- Dựa trên bệnh cảnh có chuyển dạ kéo dài hay chuyển
dạ ngưng tiến triển, sau đó xuất hiện triệu chứng dọa
vỡ, mất bờ cong ranh giới của tử cung, phần thai sờ
được nông, tim thai mất. Sản phụ trụy mạch dần.
Hay dựa trên có sẹo mổ cũ trước đó.
- Hay sản phụ đột ngột trụy mạch dần sau một cuộc
sanh khó
Trong vỡ tử cung khơng hồn tồn,
chẩn đốn dễ bị trì hỗn đưa đến
tình trạng nguy kịch cho bệnh nhân.
V. CHẨN ĐỐN PHÂN BIỆT
- Nhau bong non: Cơn gị cường tính
hoặc tử cung co cứng như gỡ . Máu chảy
ra ngồi là máu đỏ sậm, khơng đơng
.Mất tim thai
- Nhau tiền đạo
V. Xử trí
Hồi sức chống chống và Mố lấy thai
cấp cứu.
Nếu trang thiết bị thiếu thốn thì chuyến
tuyến. Hay vượt khả năng chuyên môn mời hổ
trợ hay chuyển cấp cứu sau hồi sức tạm ổn
Xử trí vết rách , vỡ tử cung tùy thuộc vào :
-Tổn thương đơn giản hay phức tạp
-Nguy cơ nhiễm trùng.
-Tùy tình trạng và para có thể bảo tồn hay
cắt tử cung hoàn toàn
VI. Dự Phòng
Trong chuyển dạ
- Theo dõi sát diễn tiến của chuyển dạ, theo
dõi việc thực hiện các nghiệm pháp sanh chặt
chẽ, phát hiện những cản trở của cuộc chuyển
dạ để có chỉ định mổ lấy thai kịp thời.
- Tránh sử dụng các thuốc tăng co không cần
thiết.
- Thực hiện các thủ thuật sanh: đúng chỉ định,
đủ điều kiện, đúng kỹ thuật và cần kiểm tra
cẩn thận sau thủ thuật.
VI. Dự Phòng
. Trong thai kỳ: Quản lý thai nghén tốt, phát
hiện các thai kỳ có nguy cơ như sẹo mổ cũ,
khung chậu giới hạn, con to, đa thai, đa ối, u tiền
đạo…Nên khám thai và sanh ở những cơ sở có
phịng phẫu thuật,tốt nhất nhập viện trước 1
tuần trước ngày dự sanh đối với những thai kì có
nguy cơ
. Trong giáo dục sức khỏe: tuyên truyền vận
động, hướng dẫn các phương pháp sinh đẻ kế
hoạch, tránh để sanh nhiều lần là một trong
những nguy cơ gây vỡ tử cung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Sản phụ khoa, tập 1, Nhà xuất bản
Y Học, 2006.
2. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, 2009.
3. Current Clinical Strategies Gynecology and
Obstetric, 2006.
4. Current Diagnostic and Treatment in
Obstetrics and Gynaecology, 2007.
5. Danforth’s Obstetric s and Gynecology, 10
edition, 2008
6. F. Grary Cunningham, Kenneth J Levono,
Williams Obstetrics, 22 edition