Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Một số giống ca cao phổ biến hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.56 KB, 3 trang )

Một số giống ca cao phổ biến hiện nay
Qua kết quả điều tra cho thấy các giống ca cao hiện nay chủ yếu là các giống
cho năng suất thấp, không hiệu quả kinh tế, mức độ phân ly cao (khoảng
50% không cho năng suất hoặc năng suất rất thấp). Do người dân thường có
thói quen dùng hạt của những trái trên cây có năng suất cao để nhân giống;
trong khi ca cao là cây giao phấn nên rất dễ có sự phân ly tạo ra những cá
thể không tốt, năng suất thấp. Do đó để nâng cao năng suất và chất lượng
cây ca cao, các viện nghiên cứu, trường đại học đã du nhập, khảo nghiệm để
tìm ra giống ca cao thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam.
Tính đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã có
một tập đoàn giống ca cao trên 60 giống, trong đó đã chọn được một số
giống cho năng suất cao có nhiều triển vọng.
Đặc tính chung: là một loại cây thân gỗ nhỏ, trong điều kiện tự nhiên cây cao
từ 10 – 20 m. Đối với cây trồng cắt tỉa cành thường khống chế chiều cao cây
trung bình khoảng 5 – 7m, đường kính 10 – 18 cm. Ca cao sinh trưởng tốt dưới
bóng che, do đó có thể trồng ca cao xen một số loài cây kinh tế khác. Thời
gian sinh trưởng của cây có thể kéo dài từ 25 – 40 năm, thích nghi ở nhiệt độ
30 – 32
0
C, tối thiểu 18 – 21
0
C; ẩm độ thích hợp từ 70– 80%. Đây là loài cây
mẫn cảm rõ với nhiệt độ, vũ lượng và ẩm độ quá cao hay quá thấp. Cây có
thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau: đất triền dốc, đất cát, phù sa ven
sông, nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và nguồn nước, độ pH từ 5 – 8,
tối ưu khoảng 5,5 – 6,7. Được trồng phổ biến ở các vùng Tây Nguyên, Duyên
hải miền Trung, Đông Nam Bộ và một số tỉnh của miền Tây Nam Bộ.

Những đặc tính chủ yếu của một số giống phổ biến hiện nay:
a) Giống CCL - 01: có nguồn gốc nhập nội từ Cu Ba năm 1978. Giống
có khả năng sinh trưởng tốt, tán rộng trung bình. Lá non của giống có màu


hồng, lá trưởng thành dài 37 cm, rộng 13,5 cm, dài cuống 1,9 cm. Quả màu xanh
phớt tím, đầu quả thắt eo mạnh, đuôi quả rất nhọn, vỏ quả sần sùi. Quả chín có
trọng lượng trung bình 811,6 g; số hạt/quả: 31,8; chỉ số quả: 27,1, hạt to trung
bình, trọng lượng 1,16 g. Năng suất: 4,01 kg hạt khô/cây; 4,41 tấn hạt khô/ha,
kháng được bệnh thối quả (Phythopthora palmivora) ở mức độ trung bình.
Thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu hoạch chính vào 2
đợt: tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.
b) Giống CCL – 03: được thu thập tại xã Hoà Khánh, tỉnh Daklak năm
1980. Giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, tán trung bình. Lá non màu hồng
nhạt. Lá trưởng thành dài 29 cm, rộng 12,7 cm, dài cuống 1,9 cm, vỏ quả màu xanh,
thắt eo nhẹ, đuôi quả tù. Quả chín có trọng lượng 700 g; số hạt/quả: 38,3; chỉ
số quả: 22,3. Trọng lượng hạt trung bình 1,17g. Năng suất: 3,54 kg hạt
khô/cây; 3,89 tấn hạt khô/ha. Giống có khả năng kháng cao với bệnh thối
quả. Thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu hoạch chính vào
2 đợt: tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.
c) Giống CCL – 05: được thu thập từ huyện Cái Răng, tỉnh Tiền Giang
năm 1980. Giống có thân, cành, khoẻ, tán dày. Lá non màu hồng nhạt. Lá
trưởng thành dài 30,6 cm, rộng 11,3 cm, dài cuống 1,7 cm. Quả có vỏ màu
xanh, thắt eo nhẹ, đuôi quả nhọn, vỏ sần sùi. Quả chín có trọng lượng trung
bình 478 g; số hạt/quả: 38,7; chỉ số quả: 19,1. Trọng lượng hạt thuộc loại lớn
1,35 g có năng suất 3,26 kg hạt khô/cây; 3,62 tấn hạt khô/ha, có khả năng
kháng cao với bệnh thối quả. Thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời
gian thu hoạch chính vào 2 đợt: tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.
d) Giống CCL – 06: có nguồn gốc từ huyện Cái Răng, tỉnh Tiền Giang
năm 1980 có khả năng sinh trưởng khỏe, tán dày, có lá màu đỏ thẫm. Lá trưởng
thành dài 30,6 cm, rộng 11,3 cm, dài cuống 1,8 cm, quả có vỏ màu đỏ đậm, đầu
quả thắt eo nhẹ, đuôi quả nhọn, bề mặt vỏ ít sần sùi. Quả chín có trọng lượng
500g; số hạt/quả: 29; chỉ số quả: 26,5, trọng lượng hạt 1,3g. Năng suất: 2,45
kg hạt khô/cây; 2,7 tấn hạt khô/ha có khả năng kháng bệnh thối quả cao có
thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu hoạch chính vào 2

đợt: tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.
e) Giống CCL – 07: có nguồn gốc nhập nội từ Cu Ba năm 1978, giống
sinh trưởng khoẻ, tán dày. Lá non có màu đỏ đậm. Lá trưởng thành dài 31,5 cm,
rộng 12,1 cm, dài cuống 1,5 cm, quả có vỏ màu xanh, thắt eo nhẹ, đuôi quả hơi
tù, vỏ quả ít sần sùi. Quả chín có trọng lượng trung bình 540g; số hạt/quả:
31,3; chỉ số quả: 28, trọng lượng 1,14 g. Năng suất: 4,46 kg hạt khô/cây; 4,9
tấn hạt khô/ha, có khả năng kháng cao với bệnh thối quả. Thời vụ: trồng từ
đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu hoạch chính vào 2 đợt: tháng 11 – 12
và tháng 3 – 4 năm sau.
f) Giống CCL – 09’S: giống có nguồn gốc từ huyện Cái Răng, tỉnh Tiền
Giang, năm 1980, khả năng sinh trưởng khoẻ, tán dày. Lá non có màu hồng, lá
trưởng thành dài 33 cm, rộng 13 cm, dài cuống 1,9 cm. Quả màu xanh, đầu quả
thắt eo nhẹ, đuôi hơi tù, vỏ ít sần sùi. Quả chín có trọng lượng trung bình 930
g; số hạt/quả: 30; chỉ số quả: 25,5. Hạt to, trọng lượng 1,34 g. Năng suất:
2,42 kg hạt khô/cây; 2,66 tấn hạt khô/ha, đồng thời có khả năng kháng cao
với bệnh thối quả. Thời vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu
hoạch chính vào 2 đợt: tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.
g) Giống CCL – 10: Nguồn gốc: nhập nội từ Cu Ba năm 1978. Lá
trưởng thành dài 33,1 cm, rộng 12,8 cm, dài cuống 1,6 cm. Quả có vỏ màu xanh,
thắt eo nhẹ, đuôi quả tù, bề mặt vỏ ít sần sùi. Quả chín có trọng lượng 590g;
số hạt/quả: 34,2; chỉ số quả: 22,5. Trọng lượng hạt 1,3g. Năng suất rất cao:
5,14 kg hạt khô/cây; 5,65 tấn hạt khô/ha, kháng cao với bệnh thối quả. Thời
vụ: trồng từ đầu đến giữa mùa mưa. Thời gian thu hoạch chính vào 2 đợt:
tháng 11 – 12 và tháng 3 – 4 năm sau.

×