Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận chính sách công phát triển đô thị bền vững và chính sách phát triển đô thị bền vững ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.75 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới từ nền kinh tế sản
xuất nhỏ lẻ, kém phát triển sang nền kinh tế sản xuất phát triển cao với sự phát triển
của tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong mỗi quốc gia. Trong quá trình
phát triển nền kinh tế, tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế thì bất
kỳ mỗi quốc gia nào trong tiến trình phát triển của đất nước mình đều gặp phải
những vấn đề trong quy hoạch phát triển đơ thị để có thể đáp ứng được sự phát
triển nhanh chóng nhu cầu của nền kinh tế. Vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị
không chỉ dừng ở việc quy hoạch một đô thị thật tốt về giao thông, về các yếu tố
hậu cần, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại mà những đô thị được hoạch định đó cần phải đáp ứng được những yêu cầu
cao hơn, có thể đáp ứng được những nhu cầu về đô thị trong những giai đoạn tiếp
theo của tiến trình phát triển. Đó chính là vấn đề phát triển đô thị bền vững – một
vấn đề đang rất được chú trọng trong phát triển đơ thị nói chung hiện nay.
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành phát triển cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong q trình
phát triển này, bộ mặt đơ thị Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi một cách nhanh
chóng nhằm đáp ứng được với những yêu cầu về các đô thị hiện đại để đáp ứng và
phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, Việt
Nam cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới cũng gặp phải những vấn đề
khó khăn trong phát triển đơ thị, đặc biệt là vấn đề phát triển đô thị bền vững. Xuất
phát từ những vấn đề đó, với mong muốn của bản thân em trong việc tìm hiểu một
cách sâu sắc thực trạng phát triển đơ thị cũng như những chính sách của nước Việt
Nam về phát triển đô thị bền vững do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển đô thị
bền vững và chính sách phát triển đơ thị bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” để làm tiểu luận hết mơn mơn học Chính sách phát triển đô thị.
1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ


BỀN VỮNG
1.1.
1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm về sự phát triển mọi mặt nhằm đáp ứng

nhu cầu hiện tại nhưng vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu
trong tương lai. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của
xã hội, là một lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới mà tất cả các
quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm. Mỗi quốc gia sẽ dựa vào những đặc điểm
riêng của mình để hoạch định chiến lược phát triển bền vững sao cho phù hợp nhất
với quốc gia đó.
Khái niệm "phát triển bền vững" (sustainable development) xuất hiện lần đầu
tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động
đến môi trường sinh thái học".
Năm 1987, trong bài báo có tiều đề: “Tương lai chung của chúng ta” (còn gọi
là Báo cáo Our Common Future) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát
triển (WCED) của Liên hợp quốc,phát triển bền vững được định nghĩa cụ thể hơn
đó là "sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không trở ngoại
cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau...". Nói cách khác, phát triển bền
vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội phát triển công bằng,
văn minh và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các
chính quyền, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội... phải cùng nhau có trách
2



nhiệm thực hiện nhằm mục đích dung hịa giữa phát triển kinh tế - xã hội - và bảo
vệ môi trường.
1.1.2.

Khái niệm phát triển đô thị bền vững
Trong một đô thị, có ba loại hình mơi trường khác nhau cùng tồn tại: môi

trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội.
Cả ba loại hình này cần phải cùng được xem xét, bởi vì chúng quan hệ rất chặt chẽ
với nhau, hoặc đại diện hoặc cùng lúc biểu thị các mục tiêu, phương tiện và khó
khăn tới các hoạt động của con người trong đô thị. Một đô thị được coi là bền vững
khi tổng hiệu quả tốt của ba hình thái mơi trường lớn hơn tổng của các hậu quả xấu.
Sự tác động giữa môi trường kinh tế và môi trường vật chất thường được đặc
trưng bằng nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt
động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là
thảm họa về môi trường sinh ra từ đô thị, sự giảm sút của tài nguyên thiên nhiên,
tiếng ồn, ô nhiễm nước và khơng khí, sự thu hẹp của các khơng gian xanh, tắc
nghẽn giao thông và việc sử dụng quá mức năng lượng.
Sự tác động giữa môi trường kinh tế và xã hội làm tăng lên các hiệu quả kể
cả thuận lợi và bất lợi. Hiệu quả thuận lợi xuất phát từ các dịch vụ xã hội như giáo
dục, sức khoẻ, tiện nghi xã hội và những nghề nghiệp có chất lượng. Ngược lại, các
yếu tố bất lợi về kinh tế có thể gây ra các hậu quả xấu về môi trường xã hội.
Sự tác động thứ ba nêu lên những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ các môi
trường vật chất và xã hội. Các khu cây xanh cho sinh hoạt công cộng là nguồn môi
trường tốt cho phúc lợi xã hội. Mặt khác, sự xuống cấp của các cơng trình lịch sử,
sự mất mát của những cơng trình văn hố hoặc các vấn đề về sức khoẻ đơ thị là
những ví dụ về hậu quả của mơi trường vật chất lên môi trường xã hội.
Nhiều tài liệu cho rằng một trong những đòi hỏi ban đầu cho phát triển đô thị
bền vững là khả năng tồn tại lâu dài, với ba yếu tố cơ bản:

3


1.

Phương tiện sinh sống (sự đầy đủ về nước sạch, thực phẩm, khơng khí,
khơng gian trống, năng lượng và xử lý chất thải);

2.

An tồn (khơng có chất độc, bệnh tật, tiếng ồn và các mối nguy hiểm trong
mơi trường);

3.

Hài hồ (mức độ của mỗi cá nhân cảm nhận sự tiện lợi đối với môi trường
xung quanh).

Một số điểm quan trọng được xem xét ở đơ thị bền vững có thể là: Sự tham gia
của dân cư trong việc quyết định chính sách và phát triển cộng đồng; Hình dáng
cấu trúc của đơ thị liên hệ chặt chẽ với tính chất sử dụng; Sự liên kết cao hơn giữa
các khu vực tự nhiên và khu vực xây dựng; Đi bộ, xe đạp và giao thơng cơng cộng
là hình thức cơ bản của giao thơng; Có tính tập thể về bảo tồn văn hoá và tài
nguyên tự nhiên cho các thế hệ mai sau; Cung cấp các cơ hội công bằng về chất
lượng sống cho mọi người trong cộng đồng; Giảm chi phí về năng lượng và tài
nguyên; Giảm mức độ chất thải do tái chế.
Tóm lại, đơ thị bền vững là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững
của các yếu tố chính trị, văn hố, xã hội, môi trường và kinh tế. Dân cư hiện tại và
những thế hệ tương lai đều có được cuộc sống hạnh phúc, có đầy đủ phúc lợi và các
dịch vụ cơng cộng cơ bản, có sức khoẻ, được đảm bảo an tồn, giáo dục và đối xử

cơng bằng. Được tận hưởng bản sắc văn hố dân tộc, lịch sử, tơn giáo, tín ngưỡng,
có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
Hiện nay ở Việt Nam, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy mọi mặt q trình phát triển
đơ thị bền vững. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều vấn đề còn cần phải nghiên cứu
khắc phục, như: Quy hoạch đô thị đôi khi vẫn bị coi là một sản phẩm, chưa phải là
một quá trình; Cơ chế, thể chế triển khai quy hoạch còn chưa rõ ràng, phương pháp
lập quy hoạch chưa hiện đại; Vốn dành cho công tác quy hoạch đơ thị cịn ít, q
4


trình xây dựng theo quy hoạch cịn chậm; Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong
suốt quá trình phát triển đô thị; Thiếu sự phối hợp giữa các chuyên ngành, thiếu sự
đồng bộ giữa các cơng trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; và Công tác quản lý
đơ thị nói chung ở mọi khâu cịn yếu kém.
Để có được các đơ thị phát triển bền vững, ngồi việc tận dụng và phát huy nội
lực, việc tranh thủ ngoại lực, học tập các kinh nghiệm của thế giới và khu vực, rút
ra bài học cho đất nước là hết sức cần thiết
1.2.

Những thời kỳ phát triển đô thị ở Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, đô thị xuất hiện từ khi người Pháp chiếm Sài Gòn từ

năm 1861, trên cơ sở một đô thị thương mại do người Việt và người Hoa xây dựng.
Người Pháp đã quy hoạch, thiết kế và xây dựng lại thành phố Sài Gòn theo ý tưởng
tạo ra một “Paris nhỏ”, một “hòn ngọc viễn đông” của nước Pháp.
Một số kỹ sư người Pháp đã đưa ra những ý tưởng quy hoạch và thiết kế
thành phố Sài Gịn khác nhau, tuy khơng đề án nào được thực hiện trọn vẹn nhưng
trải qua nhiều thập kỷ xây dựng, dáng dấp của một “Paris nhỏ” đã hiện ra với
những cơng trình kiến trúc đặc sắc như: Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, dinh Xã Tây,
nhà hát lớn, khách sạn Continantal... Khi chiếm được Hà Nội, họ cũng quy hoạch

lại và đưa kiến trúc Pháp vào để xây dựng một thành phố có quy mơ khoảng 200
ngàn dân. Người Pháp chủ trương phát triển công nghiệp và thương mại ở các
thành phố như: nhà máy thuốc lá, rượu bia, dệt may, cơ khí sửa chữa, đóng tàu.
Nhìn từ góc độ phát triển đơ thị thì người Pháp đã có những ý tưởng rất rõ
ràng khi xây dựng các thành phố: về hình thức theo phong cách kiến trúc
của Paris, về quy mô, chỉ là thành phố loại vừa, về chức năng là thương mại, dịch
vụ và công nghiệp chế biến, cơ khí sửa chữa - và tất nhiên phải trở thành nơi hưởng
thụ của giới thượng lưu trong chính quyền thực dân và bản địa. Về quản lý đô thị:
theo chế độ thị trưởng và hội đồng thành phố.
5


Các thành phố của Việt Nam thời đó như Sài Gịn, Hà Nội, Hải Phịng và
một số đơ thị khác đều do người Pháp quy hoạch, thiết kế nhưng mỗi nơi có những
sắc thái riêng, khơng rập khn theo Sài Gịn. Nhìn chung, đến thời điểm năm
1954, các đơ thị ở Việt Nam mang đậm nét kiến trúc Pháp nhưng không mất hẳn
nét kiến trúc Việt Nam. về quản lỳ đô thị, người Việt Nam đã quen dần với nền
hành chính và lối sống thị dân của châu Âu.
Sau năm 1954, các thành phố ở miền Bắc do chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa quản lý nhưng do kinh tế còn nghèo cả nước còn chiến tranh nên hầu hết
các thành phố khơng có sự thay đổi lớn về quy hoạch, kiến trúc và không mở rộng
về không gian, không tăng nhiều dân số. Về quản lý đô thị: theo chế độ bao cấp và
bán thời chiến nên thương mại tư nhân khơng phát triển, chỉ có xí nghiệp nhà nước
và mậu dịch quốc doanh.
Ở miền Nam, Sài Gòn và các thành phố khác bắt đầu chịu ảnh hưởng của
kiến trúc đô thị kiểu Mỹ - nhà hộp, mái bằng. Về quản lý đơ thị cũng mang tính
chất thời chiến nên sự kiểm soát dân cư rất chặt chẽ. Các đô thị miền Nam đồng
thời là những căn cứ qn sự nên có sự mở rộng về khơng gian và xây dựng thêm
các cơng trình kiến trúc dân sự và quân sự.
Sau năm 1975, Việt Nam trải qua một thời kỳ 10 năm khủng hoảng kinh tế

xã hội và đối phó với chiến tranh biên giới ở cả hai đầu đất nước. Đây là thời kỳ
các thành phố bị xuống cấp cả về hạ tầng đô thị và nếp sống văn minh: nhiều chung
cư cũ nát, đường sá hư hỏng nhiều nơi, tệ nạn xã hội quay lại và phát triển rất
nhanh... đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trong khi đó cách tổ chức bộ máy
quản lý đô thị không khác nhiều so với quản lý lãnh thổ ở nơng thơn.
Sau khi thốt khỏi khủng hoảng và từ khi có nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
VIII, đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập,
cũng là thời kỳ bùng nổ về đơ thị hóa. Thời kỳ này đã diễn ra được 20 năm, bên
6


cạnh tốc độ phát triển rất nhanh là sự tiềm ẩn những yếu tố đe dọa đến sự phát triển
bền vững.
Sự phát triển đô thị Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ khác nhau: đô thị thời
thực dân - phong kiến - kéo dài hơn 80 năm, đô thị thời chiến tranh kéo dài 30 năm
và đô thị thời cơng nghiệp hóa mới được 20 năm.

Ảnh: Qúa trình đơ thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng
Nguồn: Báo xây dựng
Đơ thị trong thời kỳ CNH - HĐH có hồn cảnh lịch sử và những địi hỏi khác
hẳn so với các thời kỳ trước. Đô thị thời công nghiệp hóa địi hỏi kết cấu hạ tầng kỹ
thuật hiện đại hơn, có quy mơ khơng gian và dân số lớn hơn nên phải có trình độ
quản lý đơ thị cao hơn, bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn.. .mới bảo đảm sự phát
triển bền vững.
1.3.

Thách thức đối với Việt Nam trong phát triển đô thị bền vững

7



Sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế Việt
Namđã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nền kinh tế duy trì
tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp luôn đạt mức
tăng trưởng cao. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, đến nay, Việt Namđã
đảm bảo được an ninh lương thực và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế
giới. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao và ổn định. Các ngành dịch vụ được mở
rộng với chất lượng ngày càng được nâng lên.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát
triển kinh tế-xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của các thành phần kinh tế,
đã làm cho tỷ lệ hộ đói nghèo trong cả nước giảm xuống 14% trong năm nay. Việt
Namcó quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là
địa điểm đầu tư hấp dẫn của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với mức thu nhập
bình quân đầu người trên 1.200 USD, hiện Việt Nam đã ra khỏi danh sách những
nước nghèo chậm phát triển và trở thành một trong những nước có thu nhập bình
quân đầu người đạt mức trung bình. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được những
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.
Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam vẫn
còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động cịn
thấp; cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng cịn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên
liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ đói nghèo cịn cao; các
dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa
được ngăn chặn triệt để… đang là những vấn đề bức xúc.
Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí
và kém hiện quả. Mơi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô
nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và cơng cụ pháp luật
8



chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển:
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa
phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết
hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau.
Q trình đơ thị hóa hiện đang gặp những thách thức như sau:
Quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hầu hết các đô thị Việt Nam
đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đô thị và chưa đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống
cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông.
Mặc dù hạ tầng kỹ thuật đô thị ở các thành phố lớn đã được quan tâm đầu tư
cải tạo và nâng cấp, nhưng nhìn chung vẫn cịn rất yếu kém, chưa đáp ứng được
những tiêu chuẩn của đơ thị hiện đại. Tình trạng ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân
bằng sinh thái đô thị, cảnh quan thiên nhiên đang là mối lo ngại chung.
Chưa có sự lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị
nên vừa làm tăng các vấn đề môi trường đô thị vừa gây khó khăn trong việc khắc
phục các hậu quả. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xây dựng xen kẽ các nhà máy gây
ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư đông đúc, thiếu các cơ sở hạ tầng và dịch
vụ xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đơ thị hố với tốc độ nhanh và sự gia tăng dân di cư từ nông thôn ra thành
thị gây nên sức ép ngày càng lớn về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị.
1.4.

Những vấn đề cần tập trung giải quyết về phát triển đô thị bền vững
Về cơ bản phát triển bền vững đô thị cần tập trung giải quyết các vấn đề: (1)

Phát triển kinh tế đô thị ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân đơ thị, đặc
biệt cho người có thu nhập thấp và người nghèo đô thi; (2) Đảm bảo đời sống vật
chất văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đảm bảo cơng
9



bằng xã hội; (3) Tơn tạo, gìn giữ và bảo vệ môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp với
đầy đủ ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị...
Để góp phần xây dựng thành cơng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cơng tác
phát triển và quản lí phát triển đô thị đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm
nhằm xây dựng và phân bố hợp lý các đô thị tạo sự phát triển bền vững, cân bằng
giữa các vùng lãnh thổ, có sức cạnh tranh cao giữa các đô thị, tạo môi trường sống
tốt, lành mạnh cho người dân, đảm bảo phát triển KT-XH với an ninh quốc gia...
Phát triển đô thị bền vững đã trở thành một yêu cầu chiến lược tất yếu trong định
hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia. Các lĩnh vực cần ưu tiên trong các chiến
lược thuộc Chương trình nghị sự 21 của Chính phủ phải được lồng ghép và cụ thể
trong chiến lược phát triển bền vững đô thị quốc gia, cụ thể là:
Những lĩnh vực kinh tế trong khu vực đô thị cần ưu tiên nhằm phát triển bền
vững: Chuyển dịch cơ cấu và duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; Thay
đổi mơ hình sản xuất và thói quen tiêu dùng theo hướng thân thiện với mơi trường;
Thực hiện q trình “cơng nghiệp hóa sạch”; Tăng cường mối liên kết giữa khu vực
đô thị và nông thôn theo hướng bền vững;
Những lĩnh xã hội trong khu vực đô thị cần ưu tiên nhằm phát triển bền
vững: Xây dựng chương trình phát triển đơ thị quốc gia khoa học, hợp lí nhằm phát
triển bền vững hệ thống đơ thị; Phân bố hợp lí dân cư, lao động và hệ thống đô thị
theo nguồn lực, tiềm năng, ngưỡng phát triển từng vùng, miền; Tập trung nỗ lực để
giảm nghèo đô thị, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Tiếp tục giảm
mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động; Nâng cao chất lượng
giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp, phù hợp với u cầu của q
trình đơ thị hóa; Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống;

10



Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường và kiểm
sốt ơ nhiễm trong khu vực đô thị cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững: Tiết kiệm
nguồn tài nguyên đất đai; hạn chế phát triển đô thị, công nghiệp vào khu vực đất
nông nghiệp gắn với chiến lược an ninh lương thực quốc gia; sử dụng hiệu quả và
bền vững tài nguyên đất phát triển đô thị; Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền
vững tài nguyên nước; Bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái
rừng, nông nghiệp, biển, hải đảo, giữa các khu vực đô thị và nơng thơn; Giảm ơ
nhiễm khơng khí, tiếng ồn, đất, nước ở các đơ thị và khu cơng nghiệp; quản lí chất
thải rắn và chất thải nguy hại; Thực hiện các biện pháp giảm sự gia tăng biến đổi
khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu (nhất là ảnh
hưởng của mực nước biển dâng, triều cường...), phòng và chống thiên tai; Đổi mới
phương pháp lập quy hoạch đô thị, nông thôn; Phát triển đô thị xanh, kiến trúc
xanh...
Để nâng cao chất lượng đô thị hóa và phát triển đơ thị bền vững tại Việt
Nam, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 445/QĐ-TTg, ngày
07/4/2009) phê duyệt “Điều chỉnh định hướng qui hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”, đã xác định mục
tiêu chiến lược phát triển hệ thống đô thị quốc gia là: “Từng bước xây dựng hồn
chỉnh hệ thống đơ thị Việt Nam phát triển theo mơ hình mạng lưới đơ thị; có cơ sở
hạ tầng kĩ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có mơi trường và chất lượng
sống đơ thị tốt; có nền kiến trúc đơ thị tiến tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị
thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu
vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc”. Việc hình thành và phát triển hệ thống đơ thị Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo:

11



Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất cả nước,
với yêu cầu của quá trình CNH - HĐH và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam, tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội;
Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối
giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết Đô thị - Nông thôn, đảm bảo chiến lược an
ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của đất nước;
Phát triển ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi
sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ
môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái; Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật với trình độ thích hợp hoặc hiện đại, tuỳ thuộc vào yêu cầu khai
thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đơ thị;
Tăng cường vai trị quản lý nhà nước trong kiểm sốt phát triển đơ thị; đổi
mới cơ chế, chính sách; huy động các nguồn lực vào mục đích cải tạo và xây dựng
đơ thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển theo quy hoạch và pháp luật; Đẩy mạnh
việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và cơng nghệ vào mục đích cải tạo, xây dựng
và hiện đại hóa đơ thị; xây dựng chính quyền đơ thị điện tử; Kết hợp chặt chẽ với
việc đảm bảo an ninh, quốc phịng và an tồn xã hội; đối với các đô thị ven biển,
hải đảo và các đô thị dọc hành lang biên giới phải gắn với việc bảo vệ và giữ vững
chủ quyền quốc gia.
Theo đó, hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
cơ bản được phát triển theo mơ hình “mạng lưới đơ thị”, đảm bảo sự kế thừa các ưu
điểm của định hướng phê duyệt năm 1998, phù hợp với các yêu cầu phát triển KT XH, phát triển bền vững của đất nước theo từng thời kì và xu hướng hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam. Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước
theo hướng đảm bảo phát triển hợp lí các vùng đơ thị hóa cơ bản (được xác định
12


dựa trên cơ sở 6 vùng kinh tế, xã hội quốc gia), giữa miền Bắc, miền Trung và miền
Nam; giữa phía Đơng và phía Tây, gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ

đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời đảm bảo phát triển theo mạng lưới, có sự liên
kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị.
Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các KKT tổng hợp đóng vai trị là cực tăng
trưởng chủ đạo cấp quốc gia; từ năm 2016 đến năm 2025 ưu tiên phát triển vùng đơ
thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển
dần sang phát triển theo mô hình “mạng lưới đơ thị” ở giai đoạn sau năm 2025...
Mơ hình này thể hiện chiến lược phát triển bền vững hệ thống đơ thị quốc gia trong
q trình đơ thị hóa; hướng tới sự phát triển cân bằng hơn giữa các vùng, giữa khu
vực đô thị và nông thôn; đơ thị có sức cạnh tranh cao, có vị thế xứng đáng, có mối
liên hệ với hệ thống đơ thị khu vực và thế giới

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
2.1. Thực trạng đơ thị hóa và phát triển đơ thị Việt Nam
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển thành một nước công nghiệp hiện
đại vào năm 2020. Tuy chịu ảnh hưởng tác động chung của suy thoái kinh tế thế
giới nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng
5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đô
thị, đặc biệt các thành phố lớn, các đô thị gắn với phát triển công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu GDP cả nước, khẳng định vai
trò của hệ thống đô thị động lực chủ đạo của Việt Nam. Tỷ lệ % GRDP của 05
thành phố trực thuộc Trung ương/tổng DRDP cả nước, chiếm trên 50% GDP của cả
nước (trong khi dân số đô thị chiếm trên 1/3 dân số cả nước). Tổng thu ngân sách
khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách tồn quốc.
Đơ thị hóa mạnh mẽ tại các đơ thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đơ thị hóa

nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đơ thị
mới, khu đơ thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng
cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…
Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.
Các đô thị lớn như ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phịng đã có nền tảng
phát triển kinh tế vững chắc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ
thương mại cũng tăng mạnh hơn. Tại đây, các động lực phát triển mới đang chuyển
dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bất động
sản, viễn thơng và truyền thơng… Các nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt như Hạ
Long, Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc… hay các đơ thị có di sản văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Huế, Hội An, Hạ Long, Côn Đảo,…thì du
14


lịch đã trở thành động lực phát triển chính. Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật các
đô thị loại II trở lên đã được tăng cường, đô thị loại IV trở lên đã được nâng cấp,
cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở (điện đường, trường trạm, môi trường nước,
rác…) nhờ các khoản đầu tư trong và ngoài nước.
Các khu kinh tế cấp quốc gia như: Khu kinh tế Vân Đồn (Quản Ninh), Đình
Vũ – Cát Hải (Hải Phịng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An (Bắc TP Vinh), Vũng
Áng (Hà Tĩnh), Hịn La (Quảng Bình), Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),
Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Văn
Phong (Khánh Hịa), Nam Phú Yên (Phú Yên), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), là các
khu kinh tế tổng hợp đa ngành có quy mơ sản xuất lớn, có hạ tầng quan trọng là
cảng biển có diện tích đất đai rất lớn là nền tảng để hình thành và phát triển các đơ
thị mới.
Các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao cấp quốc gia, các
khu/cụm/ điểm công nghệ cấp địa phương do tỉnh/ huyện quản lý được phát triển ở
gần các đơ thị hiện có hoặc dọc theo các tuyến giao thông quốc gia để tận dụng các
hạ tầng xã hội và kỹ thuật sẵn có như nguồn nhân lực, các cơ sở y tế, gíao dục,
đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay. Các khu công nghiệp Trung ương và địa

phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao,
thu hút nhiều ngành cơng nghiệp và nhân cơng, mức độ đơ thị hóa ở đây cũng gia
tăng rất nhanh. Đây là các tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các vùng
đơ thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm có khả năng cạnh tranh với các trung tâm kinh
tế lớn trong khu vực Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, các khu cơng nghiệp Trung ương
và địa phương ở các tỉnh có đóng góp đáng kể vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hình thành các đơ thị mới
hay khu đơ thị mới. Các cụm, điểm công nghiệp ở các tỉnh có tác động rất tích cực
tới q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn các Vùng nơi có mạng lưới cơng nghiệp
địa phương, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển khá dày đặc.
15


Trong nhiều năm qua thương mại quốc tế thông qua các cảng biển đã thúc
đẩy các đô thị ven biển có tiềm năng cảng phát triển mạnh. Trong những năm gần
đây, khối lượng thương mại quốc tế trên đất liền thông qua các cửa khẩu đã được
tăng cường đáng kể, thúc đẩy phát triển nhanh các đô thị cửa khẩu quốc gia, quốc
tế đã có từ trước như Lạng Sơn, Lào Cai hay mới được hình thành như Cầu Treo
(Hà Tĩnh), Bờ Y (Kon Tum), Bu Phơ Răng (Đắc Nông), Mộc Bài (Tây Ninh), Xà
Xía (Kiên Giang)… Một số đơ thị cửa khẩu kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mê Kông
mở như Lào Cai trên các hành lang Côn Minh (Trung Quốc) -Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng; Lao Bảo trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối Mukdahan (Đông - Bắc
Thái Lan) - Savanakhet (Trung - Nam Lào) - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng; Bờ Y trên
tuyến Đông Bắc Campuchia - Pakse (Nam Lào) - Kon Tum - Quy Nhơn; hay Mộc
Bài trên hành lang Đông - Nam Campuchia - Tây Ninh - TP.HCM -Vũng Tàu. Các
đô thị cửa khẩu là các điểm tựa đô thị hóa quan trọng đối với các khu vực biên giới
miền núi vốn chậm phát triển ở nước ta và cũng là những mốc giới quan trọng đảm
bảo an ninh biên giới tổ quốc.
Về du lịch, kể cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước, đã nổi lên như một
trong các động lực chính phát triển đơ thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các
giá trị truyền thống và bản sắc của một nền văn hóa lịch sử lâu đời, cảnh quan thiên

nhiên đa dạng, bờ biển dài và ấm quanh năm là các yếu tố chính hấp dẫn khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam. Thêm vào đó, du lịch là một ngành cơng nghiệp có
nhiều ưu điểm nổi trội, khá phù hợp với khả năng phát triển của Việt Nam và các
yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Trong các năm qua lượng
khách du lịch quốc tế và nội địa ở Việt Nam tăng chậm hơn, giữ mức độ trung bình
mức 15-20%/năm, phụ thuộc ít vào các biến động thất thường của kinh tế, nhưng
đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các vấn đề an ninh quốc phịng trên khơng và
trên biển. Có thể thấy, ngồi các điều kiện tự nhiên các khu vực có điều kiện cơ sở
hạ tầng đơ thị và cơ sở dịch vụ tốt hấp dẫn được khách du lịch.
16


Đánh giá chung phát triển đơ thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có
nhiều chuyển biến số lượng. Năm 1999 cả nước có 629 đơ thị đến nay có 772 đơ
thị, trong đó có 2 đơ thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III,
64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V. Trong 6 tháng đầu năm, có TP. Thanh Hóa
nâng lên đơ thị loại I, các TP. Rạch Giá, TP. Bạc Liêu, TP. Ninh Bình, TP. Thái
Bình nâng lên loại II, 3 đơ thị loại V hình thành mới và 1 đơ thị (thị trấn Cầu Diễn
thuộc huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới).
Về đơn vị hành chính đơ thị do hiện nay Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực nên
việc nâng cấp quản lý hành chính và điều chỉnh ranh giới hành chính đơ thị phải
thơng qua thường trực Quốc hội, 6 tháng đầu năm 2014 khơng có biến động về cấp
quản lý hành chính, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 63 thành phố
thuộc tỉnh, 47 thị xã thuộc tỉnh, 613 thị trấn (trong đó 27 thị trấn là đơ thị loại IV).
Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 28 thị trấn. Tỉnh Ninh Thuận chỉ có 3
thị trấn, thành phố Đà Nẵng khơng có thị trấn nào.
Về dân số thành thị (gồm dân số nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng
30,4 triệu người, tập trung tại 2 đô thị loại đặc biệt và 15 đô thị loại I khoảng 14,8
triệu người chiếm 49% dân số các đơ thị trên tồn quốc). Tỷ lệ đơ thị hóa trung
bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Đơ thị hóa tập trung cao

nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía
Bắc (21,72%). Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ dân số thành thị
cao, cao nhất cả nước là TP. HCM 83%, Bình Dương 71,6%, Quảng Ninh 68,86%,
… Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm: Thái Bình 10,7%,
Tuyên Quang 12,41%, Sơn La 13,7%, Bắc Giang: 13,05%...
Về đất đơ thị, tổng diện tích cả nước 331.698 km2, diện tích đất đơ thị khơng
có biến động so với năm 2013, đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên tồn đơ thị đạt
34,017 km2 chiếm khoảng 10,26% diện tích đất tự nhiên của cả nước, nội thành nội
17


thị 14.760 km2 chiếm khoảng 4,42% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Nhiều khu
vực nội thành nội thị vẫn cịn 50-60% diện tích đất nơng nghiệp hoặc để trống chưa
sử dụng phát triển đô thị. Hiện tượng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuêu thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đặc biệt vùng ven đô đang rất cần quản lý
chặt chẽ.
2.2.

Những vấn đề tồn tại trong phát triển đô thị bền vững

Tuy nhiên hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng
nhưng chất lượng đơ thị cịn đạt thấp. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đơ thị cịn thấp
so với u cầu; Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn đô thị Việt Nam đều
chậm so với phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng phát triển đơ thị hiện nay chưa đáp
ứng với sự đổi thay về tư duy đô thị hóa, phát triển đơ thị theo hướng CNH, HĐH,
phát triển đô thị gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia tầm nhìn Đại Dương với 1 triệu
km2 chủ quyền biển của Việt Nam và hàng trục cửa khẩu suốt chiều dài 4500 km
biên giới.
Phát triển đô thị và đô thị hóa trên phạm vi tồn quốc hiện chưa thể hiện rõ

bản sắc địa phương và đặc điểm khí hậu vùng, miền, tạo sự cách biệt giữa đô thị và
nông thơn. Bộ mặt kiến trúc cảnh quan đơ thị cịn lộn xộn, thiếu thẩm mỹ. Tài
nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đơ thị, diện tích cây xanh và mặt nước
bị thu hẹp, nhu cầu sản xuất, dịch vụ ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước. Hệ thống hạ tầng đô thị bị quá tải gây nên các
hiện tượng tắc nghẽn giao thông, úng ngập và vệ sinh môi trường đô thị hóa lan
rộng làm các khu vực này lại nằm lọt vào giữa khu dân cư đông đúc. Việc mở rộng
đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn lương thực quốc
gia. Năng lực thu gom xử lý rác thải rắn đặc biệt là các chất thải rắn nguy hại chưa
được thực hiện đúng quy định.
18


Đặc điểm thói quen sử dụng giao thơng cá nhân gây lãng phí nghiêm trọng
nguồn thiên nhiên, ơ nhiễm mơi trường khơng khí và tiếng ồn. Về kinh tế, tài chính
đơ thị cịn hoạt động kém hiệu quả, cơng tác điều phối vốn đầu tư xây dựng còn bị
dàn trải, việc huy động vốn từ các nguồn vốn vay, khối kinh tế tư nhân và từ cộng
đồng chưa tạo động lực kích hoạt q trình phát triển. Phát triển các khu kinh tế,
đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, cấp tỉnh còn giàn trải
chưa có sự lựa chọn thích hợp cho thành cơng.
Đối với công tác quy hoạch, bất cập hiện nay là chưa xác định rõ mối quan
hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng. quy hoạch đô thị, quy
hoạch các ngành. Chưa có nhiều đồ án, dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị được thực
hiện do loại hình dự án này khá phức tạp thiếu quy định luật pháp, các nhà đầu tư
chưa thực sự quan tâm.
Về quản lý đơ thị cịn chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng xu thế phát triển
đô thị. Đầu tư phát triển đơ thị, khu dơ thị mới chưa có kế hoạch nhiều nơi làm sai,
chậm muộn so với quy hoạch. Chính quyền chưa có giải pháp điều hịa các lợi ích
nhà nước - chủ đầu tư và người dân, công tác khớp nối hạ tầng kỹ thuật, không
gian, kiến trúc đô thị chưa được thực hiện do thiếu quy chế quản lý kiến trúc cảnh

quan hoặc có quy chế nhưng triển khai áp dụng còn hạn chế. Kết nối hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác quản lý môi trường
đô thị chưa chặt chẽ.

Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả
đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị.
Nguồn lực cho phát triển đơ thị cịn dải trải. Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ
thuật đô thị lớn, việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội cịn hạn chế.
Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch còn thấp.
19


Ảnh: Quy hoạch thành phố hai bờ song Hồng
Nguồn: Báo Dân trí
Tình trạng úng ngập cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường, ách tắc
giao thông, lấn chiếm đất cơng, xây dựng khơng phép, sai phép cịn diễn ra ở nhiều
đô thị. Xử lý nước thải chưa được chú trọng tại hầu hết các đô thị, thiếu sự đồng bộ
trong xây dựng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc các tuyến đường tại các
đô thị. Hệ thống cây xanh công viên ở nhiều đô thị chưa được quan tâm, thiếu quy
hoạch và kế hoạch triển khai đầu tư. Hệ thống cây xanh, mặt nước (sông, hồ) trong
nhiều đô thị bị suy giảm. Đi đôi với tăng trưởng và phát triển là những thách thức
của sự phát triển nóng, thiếu ổn định, bền vững của các đơ thị và nông thôn. Chúng
ta đang ép dân số ở khu vực nơng thơn từ 70% xuống cịn 50% trong những năm
2020-2030 theo lộ trình đơ thị hóa. Để thực thi tốt lộ trình chuyển đổi này người
nơng dân cần được đào tạo để chuyển đổi nghề.
20


Đơ thị hóa ở Việt Nam hơm nay chưa tạo được nhiểu ngành nghề mới cho
lao động nông nghiệp. Những nghề người nông dân đang làm tại đô thị như: “xe

ơm, cửu vạn, phụ hồ, giúp việc… khơng có tác dụng đến nâng cao tay nghề cho lực
lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất, chất lượng lao động xã hội.
Một số “nghề” còn cho thấy mặt trái, mầm mống xuất hiện của “hình sự hố” cộng
đồng. Di dân gây áp lực về hạ tầng cho nhiều đơ thị, trong khi nơng thơn khơng có
người làm ruộng, xuất hiện tình trạng nhà khơng có người ở, ruộng vườn bỏ khơng,
nơng thơn chỉ có người già và trẻ nhỏ. Nếu định hướng phát triển cơng nghiệp, quy
trình dậy nghề cịn chưa rõ ràng, thì ước mơ thốt làm nơng dân sẽ khó thực hiện
được.Tuy đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang được
nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào áp dụng thực tế tuy nhiên tại hiện trường nhiều
chỉ tiêu sử dụng lỗi thời.
Hiện nay đơ thị Việt Nam cịn đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí
hậu. BĐKH gây bão, lũ lụt và nước biển dâng tác động đến phát triển hệ thống đô
thị ven biển và các vùng đồng bằng lớn, trên 40 tỉnh có nguy cơ ngập cao (ĐBSCL,
ĐBSH, duyên hải ven biển miền Trung, Đơng Nam bộ) với khoảng 128 đơ thị có
nguy cơ ngập cao, 20 đơ thị có nguy cơ ngập nặng; BĐKH gây mưa lớn, lũ quét,
sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đơ thị vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và
miền Trung, 31 tỉnh (thuộc các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ
và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) với khoảng 139 đơ thị chịu
ảnh hưởng 15 đơ thị có khả năng chịu tác động mạnh.
2.3. Những hoạt động ưu tiên trong chính sách để phát triển đơ thị bền vững
Rà soát lại quy hoạch tổng thể nhằm bảo đảm phát triển các đô thị bền vững.
Trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, các đơ thị giữ
vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo
đảm an ninh, quốc phịng và bảo vệ mơi trường.
21


Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển đô thị là xây dựng tương đối hồn
chỉnh hệ thống đơ thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại,
môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả

nước, bảo đảm cho mỗi đô thị theo vị trí và chức năng của mình phát huy được đầy
đủ các thế mạnh để phát triển ổn định, bền vững và trường tồn.
Quy hoạch tổng thể phát triển đơ thị phải được rà sốt lại, đặc biệt dưới góc
độ các nguyên tắc phát triển bền vững, để bảo đảm cho tồn bộ hệ thống đơ thị của
cả nước nói chung và mỗi đơ thị nói riêng đều phải phát triển bền vững.
Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1997-2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng
01 năm 1998, theo đó việc hình thành và phát triển các đô thị ở nước ta trong thời
gian tới phải tuân theo những quan điểm chính sau đây:
Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất;
Phân bố hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ trên các vùng lãnh thổ, kết
hợp đẩy mạnh đơ thị hóa nơng thơn và xây dựng nông thôn mới, tạo ra sự phát triển
cân bằng giữa ba khu vực Bắc-Trung-Nam, từng bước giảm dần sự chênh lệch quá
lớn về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng;
Có cơ sở hạ tầng đồng bộ với trình độ thích hợp hoặc hiện đại, tuỳ thuộc vào
u cầu khai thác và sử dụng các khu vực trong đô thị;
Phát triển ổn định, bền vững và trường tồn trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh
và bảo vệ môi trường;
Kết hợp cải tạo với xây dựng mới; coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa và
truyền thống dân tộc với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong
việc cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đơ thị phù hợp với điều kiện thực tiễn của
Việt Nam;
Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã
hội.
22


Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo, xây dựng đơ thị, bảo đảm cho các đơ thị
phát triển có trật tự, kỷ cương theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và những
quy định của pháp luật.

Giảm đến mức thấp nhất tác động của đơ thị hố tới mơi trường thông
qua những hoạt động sau:
Từng bước nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường xây dựng trong
thiết kế, quy hoạch thành phố và nhà ở. Thành lập và phát triển hệ thống giám sát
để bảo đảm tốt cơng tác vệ sinh mơi trường phịng bệnh trong xây dựng đô thị.
Đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp
tại các đơ thị và khu cơng nghiệp, tìm nơi chơn lấp xa khu dân cư hoặc sử dụng
công nghệ tái chế để tái sử dụng hoặc chế biến làm phân bón.
Củng cố và tăng cường năng lực cho các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và bảo
đảm vệ sinh mơi trường đô thị.
Thành lập các ban liên ngành để quản lý vệ sinh môi trường đô thị với người
đứng đầu là lãnh đạo các cấp chính quyền tương ứng.
Định hướng các luồng di dân theo vùng lãnh thổ và nông thơn - đơ thị:
Di dân có vai trị tái phân bố dân cư để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực về tài nguyên, vốn, lao động…Tiền đề của di dân là do chênh lệch về cơ hội
việc làm, mức sống và điều kiện phát triển giữa các khu vực, các vùng lãnh thổ.
Động lực di dân chủ yếu là các lý do kinh tế. Đặc biệt, cũng còn có một số nhóm
đồng bào dân tộc ít người di cư do tập quán canh tác kiểu du canh, du cư.
Mục tiêu của việc định hướng các dòng di dân là nhằm phân bố lại dân cư và
lao động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển.
Những hoạt động ưu tiên nhằm đạt được mục đích nêu trên là:
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế toàn diện, như là phương tiện bền
vững nhất nhằm điều chỉnh thành cơng các dịng di dân:
Phát triển nơng thơn theo hướng hiện đại hố đi đơi với việc bảo vệ và giữ
gìn nét đẹp truyền thống nơng thơn; đa dạng hố các ngành nghề có mức sinh lợi
23


cao; ưu tiên cho đầu tư phát triển ở các vùng nghèo khó, nơi có nhiều người ra đi.
Thúc đẩy q trình đơ thị hố nơng thơn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Khuyến khích dân
cư nơng thơn tự tạo việc làm ngay tại quê hương. Nhà nước kích thích bằng việc hỗ
trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh và hoạt động dịch
vụ.
Phát triển đô thị hợp lý thơng qua khuyến khích phát triển các thành phố qui
mơ trung bình và nhỏ.
Giảm bớt sự khác biệt giữa các vùng, khu vực nông thôn với thành thị, giữa
các cộng đồng dân cư và tạo sự hoà nhập xã hội bền vững.
Đẩy mạnh việc sử dụng đúng mức, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
tại chỗ phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng dân cư ở các
vùng sâu, vùng xa.
Có các chính sách và biện pháp quản lý phù hợp với qui luật và trình độ phát
triển của đất nước.
Đổi mới và tổ chức thực hiện các chính sách di dân: Đối với mỗi loại hình di
dân, các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều chính sách và
biện pháp về kinh tế, xã hội, kỹ thuật, quản lý để một mặt phát triển được sản xuất,
tăng thêm cơ hội việc làm và thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng và không làm trầm
trọng thêm những vấn đề xã hội và môi trường tại các địa phương có dân nhập cư;
mặt khác cải thiện được điều kiện sống và làm việc của người di cư, tổ chức việc
thực hiện nghĩa vụ của người di cư đối với cộng đồng nơi nhập cư, bảo vệ các
quyền lợi chính đáng về việc làm, điều kiện sinh sống và các quyền lợi khác của
người di cư trong thị trường lao động.
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững
24


3.1.1. Phát triển đơ thị bền vững vì con người
Một trong các lĩnh vực ưu tiên của các định hướng chiến lược phát triển bền

vững quốc gia là phát triển đơ thị bền vững. Trong q trình phát triển, hệ thống đô
thị Việt Namđang đối mặt với nhiều thách thức.“Tốc độ tăng trưởng và đơ thị hóa
cao đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị. Mạng lưới giao thông tại các đô thị lớn chưa đủ khả năng phục vụ
nhu cầu đi lại và vận chuyển, tình trạng tắc nghẽn giao thơng xảy ra thường xun,
tỷ lệ vận tải hành khách cơng cộng cịn thấp. Chiếu sáng tại nhiều đô thị chưa được
quan tâm đúng mức. Mơi trường đơ thị chưa được kiểm sốt chặt chẽ, các cơng
trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất tại nhiều đô thị chưa được đầu tư
xây dựng, nhiều nhà máy xí nghiệp vẫn xả trực tiếp nước thải không qua xử lý môi
trường đã gây ô nhiễm hệ thống sông, hồ. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
cịn thấp. Nhiều đơ thị chưa quan tâm đến khí thải và tiếng ồn trong đơ thị.
Công tác quản lý đô thị chưa theo kịp thực tiễn phát triển như khả năng dự
báo của công tác quy hoạch chưa đáp ứng xu thế phát triển đô thị. Phát triển các
khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch. Kết nối hạ tầng giữa các khu
đô thị chưa được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
triển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác quản lý môi trường đơ thị chưa chặt chẽ.
Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư
xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị…”.
Để giải quyết các thách thức trên và nhằm để phát triển đô thị Việt Nam một
cách bền vững, Bộ Xây dựng Việt Nam đang chủ trì xây dựng và triển khai Chương
trình phát triển đơ thị bền vững, Chương trình phát triển đô thị Quốc gia với những
nhiệm vụ rất cụ thể. Xuyên suốt nội dung của các chương trình này, con người
được xác định là đối tượng để đô thị phục vụ và đồng thời là chủ thể điều khiển và
tác động lên quá trình phát triển, con người sáng tạo ra đô thị, sử dụng và quản lý
25


×