Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn phát huy tính tích cực và hứng thú cho trẻ 25 36 tháng thông qua việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.28 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: ………………………………

1. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực và hứng thú cho trẻ 25-36 tháng
thông qua việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ có đặc điểm phát triển tâm sinh lý khác biệt so với trẻ
độ tuổi mẫu giáo. Mọi hoạt động và tư duy của trẻ đều được hình thành qua các
hoạt động với đồ vật, và hoạt động với đồ vật là một hoạt động chủ đạo của độ tuổi
nhà trẻ. Đồ vật đối với đứa trẻ trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là đồ chơi

skkn


2
mà còn chứa đựng những kinh nghiệm xã hội trong đó. Thơng qua hoạt động với
đồ vật, trẻ sẽ nắm bắt và lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội xung quanh, từ đó
trẻ sẽ dần bộc lộ được các đặc điểm và tính cách, cảm xúc của mình.

Đầu năm học được nhà trường phân cơng nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở
độ tuổi 25-36 tháng, tôi nhận thấy trẻ của mình mới đến lớp cịn quấy khóc nhiều,


có trẻ rất hiếu động và có trẻ thì cịn nhỏ nên được gia đình nng chiều, chưa có
nề nếp nên trẻ chưa có thói quen tham gia vào hoạt động cùng cô. Đặc điểm tâm lý
của trẻ nhà trẻ là trẻ dễ nhớ, nhanh quên nên trẻ không nhớ được nội dung trọng
tâm của bài. Bên cạnh đó, một số trẻ cịn q nhút nhát và gần như khơng hợp tác
được với cô khi thực hiện hoạt động với đồ vật.

Từ thực trạng trên và để đạt được mục tiêu xây dựng một môi trường để trẻ
“Học mà chơi, chơi bằng học” đan xen vào nhau một cách nhẹ nhàng, thoải mái,
chúng tôi nghĩ phải quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động với đồ
vật như thế nào để nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Vì thế chúng tơi mạnh dạn
chia sẻ “Phát huy tính tích cực và hứng thú cho trẻ 25-36 tháng thơng qua việc

skkn


3
tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động với đồ vật” làm đề tài sáng kiến thực hiện
trong năm học 2020-2021.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

- Mục đích của giải pháp

Giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động với đồ vật, đồ
dùng, đồ chơi... từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia các
hoạt động cùng cô và các bạn.

Cung cấp các kiến thức, kĩ năng, những kinh nghiệm xã hội đồng thời nuôi
dưỡng những xúc cảm tốt đẹp của mỗi trẻ thông qua hoạt động với đồ vật.


Thơng qua q trình hoạt động với đồ vật, trí tuệ của đứa trẻ được hình
thành và phát triển đầy đủ, trẻ sẽ phát triển được đầy đủ từ thể chất, nhận thức,
ngơn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội và thẩm mỹ.

Giúp giáo viên phát huy sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn
hình thức, nội dung giáo dục cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn
trong nhà trường.

skkn


4
- Nội dung giải pháp

+ Điểm mới so với trước đây

Trước đây, giáo viên chỉ cho trẻ hoạt động với đồ vật vào hoạt động học và
hoạt động chơi trong một thời gian ngắn ngủi, chưa mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc vật
thật và đồ chơi có nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động, trẻ chưa kịp khám
phá chức năng và cách thức sử dụng của đồ vật, vì vậy hoạt động với đồ vật ở lứa
tuổi nhà trẻ chưa mang lại hiệu quả cao. Một số trẻ chưa tích cực tham gia hoạt
động với đồ vật, đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn chơi, chưa có ý thức giữ
gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.

Tuy nhiên khi áp dụng giải pháp này, trẻ thực hiện tốt các hoạt động đó qua
việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, gây hứng thú đối với trẻ, giúp khơi gợi
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời nuôi dưỡng những xúc cảm thẩm mỹ
cho trẻ đối với hoạt động với đồ vật.

+ Các bước thực hiện của giải pháp mới


skkn


5
* Bước 1: Xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ, thân
thiện tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hứng khi tham gia hoạt động.

Việc tạo môi trường cho trẻ hoat động là vô cùng quan trọng, nó tạo khơng
khí sơi nổi, vui tươi nhưng rất nhẹ nhàng, thoải mái. Vì vậy ngay từ đầu năm học,
khi tiến hành trang trí mơi trường nhóm trẻ, chúng tơi bố trí một góc thống, rộng
rãi, đủ ánh sáng để tổ chức các hoạt động với đồ vật, trong đó nổi bật là góc “Bé
chơi với hình khối” hay “Bé tập xâu vịng”, “Bé chơi xếp hình”... chúng tơi sẽ linh
hoạt thay đổi tên góc này theo chủ đề cho hấp dẫn và phù hợp khả năng hứng thú
và sáng tạo của trẻ.

Ở khu vực này, chúng tơi bố trí những vật mẫu, những nguyên vật liệu cho
trẻ thực hiện. Ví dụ: Khi bé tập xâu vịng, chúng tơi thiết kế các móc treo để trẻ
trưng bày các sản phẩm của mình, các vịng được trưng bày có thứ tự nên trẻ rất dễ
quan sát và nhận diện sản phẩm của mình. Từ đó trẻ rất hào hứng khi hàng ngày trẻ
thường xuyên được nhìn thấy sản phẩm của mình tạo ra.

skkn


6
Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu như sáp màu, hạt, dây xâu... đều được
chúng tơi bố trí để trong các hộp học liệu vừa với tay trẻ có thể cầm và di chuyển.
Việc này khiến cho việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ của trẻ khá thuận lợi, giáo
viên nên khuyến khích trẻ cùng với cơ chuẩn bị giờ học như tự lấy dĩa và khăn lau

tay của mình, tự mang hộp đựng hạt, hình về nhóm cùng với cô và bạn...

Như vậy việc xây dựng môi trường hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ thân
thiện đã khiến cho trẻ có hứng thú hơn và tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động
với đồ vật.

* Bước 2: Tạo tình huống, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính
tích cực, hứng thú của trẻ.

- Vào các giờ đón, trả trẻ chúng tơi tận dụng những khoảng thời gian ít ỏi đó
để định hướng cho trẻ về các nội dung của hoạt động có trong chủ đề, chủ đề
nhánh. Chẳng hạn như trong chủ đề Thực vật, tôi cùng các bé xem những bức
tranh, về các bông hoa rồi cho gợi ý giúp trẻ đưa ra những nhận xét về màu sắc của
các bông hoa… như hoa hồng màu đỏ, hoa cúc màu vàng… Cứ như vậy, thông qua

skkn


7
việc lựa chọn các hình ảnh phù hợp tơi đã định hướng và cung cấp kiến thức một
cách gián tiếp, trực quan đến với trẻ về các chủ đề có liên quan đến nội dung hoạt
động với đồ vật mà trẻ sẽ được làm quen trong chủ đề như xâu hoa, xen kẽ xanh đỏ, tô màu bông hoa... Nhờ có việc làm này mà các trẻ khi tham gia vào các hoạt
động sẽ phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và hứng thú tham gia vào hoạt
động.

- Hoạt động ngoài trời cũng là một thời điểm cực kỳ thuận lợi và quan trọng
trong việc rèn luyện, kích thích phát triển tư duy tích cực, sáng tạo của trẻ cần thiết
cho việc học tốt hoạt động tạo hình. Trong các buổi tổ chức hoạt động ngồi trời
cho trẻ tơi ln khuyến khích trẻ tự tư duy để nắm bắt các kiến thức liên quan như
hình dáng, màu sắc, cách sắp xếp….của các sự vật hiện tượng trong đời sống thực

tế để từ đó trẻ có thể truyền tải thành ngơn ngữ tạo hình. Ví dụ như trong chủ đề
“Thực vật”, thay vì cho trẻ ngồi trong lớp để tưởng tượng ra các bông hoa theo sự
mô tả của cô, tôi đã tận dụng ngay khu vườn cây của bé để tổ chức cho trẻ đi thăm
vườn hoa, trong khi tham quan tôi đưa ra các gợi ý để các bé cùng tri giác.

skkn


8
- Khi tổ chức cho trẻ “Hoạt động với đồ vật”, việc gây hứng thú cho trẻ vào
giờ học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn là một việc làm cần thiết. Ví dụ: Dạy trẻ
“Xếp hình ơ tơ” trong chủ đề “Giao thông”, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng bài hát
“Em tập lái ô tô”, cho trẻ xem đồ chơi chiếc ô tô được làm bằng hộp sữa, hộp kem
đánh răng… để giới thiệu và thu hút trẻ tham gia vào hoạt động xếp ô tô từ các vật
liệu mà cơ đã chuẩn bị sẵn.

Ví dụ: Dạy trẻ “Xếp nhà cho gia đình nhà gà” trong chủ đề “Thế giới động
vật” tơi có thể gây hứng thú cho trẻ bằng trị chơi “Gà mẹ, gà con”. Sau đó tơi cho
trẻ đội mũ gà và hát bài hát “Đàn gà trong sân”, trẻ vừa được tham gia múa hát vừa
được xếp nhà cho gia đình nhà gà nên trẻ rất thích thú. Với bài dạy trẻ “Ghép hình
chú voi” cơ có thể gây hứng thú cho trẻ bằng chương trình “Vui hội rừng xanh”
với tiếng loa, kèn trống vang lên và cả những tiếng nhạc hát “Chú voi con” xen kẽ,
trẻ rất thích thú và tự mình tham gia vào giờ học mà trẻ khơng biết là mình đang
học.

skkn


9
Việc sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động dạy là

vô cùng cần thiết, bởi ngay từ đầu tiết học cô giáo phải luôn tạo khơng khí vui
tươi, phấn khởi và kích thích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động để trẻ luôn tiếp
thu được những kiến thức một cách tốt nhất. Ví dụ : Khi dạy trẻ “Xâu vòng xen kẽ
các loại quả” trong chủ đề “Thực vật”, tơi cịn sử dụng hệ thống câu đố hoặc một
số bài đồng dao, ca dao,… về các loại quả.

Để kích thích tính tị mị ham hiểu biết của trẻ và mang lại hiệu quả cao
trong việc thu hút trẻ tham gia vào hoạt động, giáo viên nên tổ chức các trò chơi
cho trẻ được thao tác với đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với củ cà
rốt qua quan sát trên máy vi tính, vật thật, đồ chơi… thì giáo viên cần thiết kế trò
chơi để cung cấp kiến thức và kĩ năng của trẻ về củ cà rốt bằng cách cho trẻ chơi
với củ cà rốt:

+ Chuẩn bị cho trẻ một vườn rau bằng các thùng sữa được trang trí xung
quanh trên mặt thùng được đục các lỗ.

skkn


10
+ Cho trẻ xếp hàng lấy củ cà rốt và với đôi tay khéo léo trẻ giúp cô trồng
những luống cà rốt trong vườn.

Tương tự với “Quả cam”, giáo viên có thể cho trẻ lên giúp cơ chọn những
quả cam chín để hái bỏ vào rổ.

Trong q trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép theo chủ đề một cách
xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự
chuyển tiếp, lồng ghép chủ đề một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn hấp dẫn giúp trẻ tiếp
thu kiến thức một cách tự nhiên hơn.


Ví dụ: Cũng với bài dạy trẻ “Xếp nhà cho gia đình nhà gà” trong chủ đề
“Thế giới động vật”. Để bài dạy có thể xun suốt thì ngay từ đầu tơi cho trẻ chơi
trị chơi “Giả làm tiếng kêu của các con vật”.

+ Sau đó cho trẻ xem video clip về “Đàn gà”, trò chuyện với trẻ về đàn gà và
gợi ý cho trẻ mơ tả hình dáng, đặc điểm, tiếng kêu ... của con gà: Chú gà như thế
nào? Chú gà trống đang làm gì vậy? Gà mái đang làm gì cùng với gà con? Những
chú gà con có dễ thương khơng? Lơng của chú gà con có màu gì? Gà sống ở

skkn


11
đâu?...Để thể hiện sự yêu quý với các con gà chúng mình cùng nhau xếp tặng các
chú gà những ngơi nhà xinh xắn nhé!

+ Cho trẻ xếp ngôi nhà, trong khi trẻ xếp cô mở nhạc bài “Đàn gà trong
sân” cho trẻ nghe.

+ Kết thúc giờ học cô cho trẻ chơi “Gà tìm nhà”: Cho trẻ đội mũ gà và tìm
về ngơi nhà theo u cầu của cơ.

Trong một hoạt động học ta có thể lồng ghép và tích hợp phong phú đa dạng
các cách gây hứng thú vào bài, cách xây dựng chủ đề xuyên suốt giờ học, hình
thức thay đổi linh hoạt, nhẹ nhàng để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú tham gia các
hoạt động, chúng ta khơng nên gị ép trẻ theo một khn mẫu nhất định, trẻ cần
được học mà chơi, chơi bằng học, có như vậy thì kiến thức trẻ tiếp nhận mới đạt
hiệu quả.


* Bước 3: Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu đa
dạng để thu hút trẻ hoạt động với đồ vật.

skkn


12
Chúng tơi ln tìm tịi, sưu tầm các ngun vật liệu tái chế, rẻ tiền để tận
dụng làm ra các đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào kho đồ dùng, đồ chơi của lớp. Đồ
dùng, đồ chơi, sản phẩm trang trí của lớp phải đẹp, gần gũi, quen thuộc với cuộc
sống của trẻ.

Giáo viên cần chủ động xây dựng các kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi theo
từng chủ đề, kết hợp vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia sưu tầm nguyên
vật liệu tái chế như hộp bánh,vỏ hộp sữa, các mảnh vải vụn…để ủng hộ cho hoạt
động làm đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ. Việc làm này không những tạo ra được
mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ, giúp cho lớp có thêm nguồn đồ dùng, đồ chơi phong phú để hỗ trợ và phục vụ
cho các hoạt động của cô và trẻ hàng ngày mà cịn là một trong những hoạt động
giúp tơi có thể khai thác được một cách tối đa óc sáng tạo, tư duy tích cực và tạo ra
các xúc cảm tích cực của trẻ khi đến lớp.

Sau khi có được rất nhiều nguyên vật liệu, tôi phân loại và rửa sạch để đảm
bảo loại bỏ tất cả các yếu tố gây mất an tồn cho trẻ. Sau khi tơi đã phân loại một

skkn


13
số nguyên vật liệu, tôi và trẻ cùng tạo ra một số đồ dùng đồ chơi mới đưa vào hoạt

động, giúp trẻ hào hứng tham gia hoạt động hơn nữa.

Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”

+ Nguyên liệu: Lá khô (to - nhỏ), nút áo, keo dán, keo dán hai mặt.

+ Cách làm: Với những chiếc lá khơ nhặt ngồi vườn có hình trịn, dài trẻ có
thể cùng cô làm thân con cá hoặc làm đuôi cá. Trẻ có thể dùng nút áo dán băng
dính hai mặt để hoàn thành con cá trong rất ngộ nghĩnh.

Bên cạnh những sáng tạo đó trẻ có thể dùng cọ vẽ màu nước, nhúng các màu
khác nhau để tạo những con cá có rất nhiều màu sắc. Với những sản phẩm trẻ tạo
ra, giáo viên có thể đóng thành sách tranh để cho trẻ hoạt động trong giờ hoạt động
chơi.

Ví dụ: Với chủ đề Tết và mùa xuân tôi cho trẻ thổi màu những bông hoa
mai, hoa đào.

+ Nguyên liệu: Ống hút, tranh cây mai, cây đào, màu nước.

skkn


14
Với một số nguyên vật liệu rất đơn giản như những ống hút được sưu tầm tôi
đã dùng nhúng màu để trẻ có thể thổi thành những bơng hoa mai, hoa đào rất đẹp,
từ những ý tưởng phong phú của cơ đã giúp trẻ có một mơi trường được trải
nghiệm thực tế trên lớp học.

Thực tế cho thấy, tuy các sản phẩm do trẻ làm do kỹ năng cũng như khả

năng thẩm mỹ của từng trẻ khác nhau, nên có thể đẹp hoặc chưa thật sự hoàn thiện
nhưng tất cả các trẻ rất thích thú vì được sử dụng chính sản phẩm của mình làm ra
trong các hoạt động học tập, vui chơi khác.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Việc tổ chức cho trẻ nhà trẻ hoạt động với đồ vật là rất cần thiết và đây là
quá trình quan trọng của trẻ trong quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm sống, bởi
vì thơng qua việc lĩnh hội chức năng hoạt động của đồ vật thì trẻ sẽ học được các
quy tắc hành vi ứng xử với đồ vật đó. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế và hoàn cảnh
cụ thể mà giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt những nội dung, biện pháp và hình thức
tổ chức cho phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ, phù hợp với thực tế của lớp.

skkn


15
Với những giải pháp trên, chúng tôi mong rằng sáng kiến có thể làm tài liệu
tham khảo cho giáo viên ở trong tổ, trong trường và các trường mầm non trên địa
bàn có điều kiện tương tự.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được những kết
quả như sau:

- Về phía trẻ:

+ Trên 95% trẻ tích cực, hứng thú khi hoạt động với đồ vật, phát huy được
khả năng sáng tạo của trẻ một cách có hiệu quả.


+ 100% trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia tốt các hoạt động cùng cô, biết vui
chơi cùng bạn, biết hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ bạn.

+ Kỹ năng của trẻ đã ngày càng hoàn thiện, trẻ ghi nhớ được và tái hiện lại
được các kỹ năng mà cô đã hướng dẫn ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

- Về phía giáo viên:

skkn


16
+ Tích lũy được kinh nghiệm thực tế về việc tổ chức các nội dung, hình thức
hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong
việc lựa chọn nội dung, hình thức để tổ chức hoạt động cho trẻ nhà trẻ hoạt động
với đồ vật.

+ Có thêm được những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền,
vận động phụ huynh trong việc huy động sự ủng hộ của phụ huynh đối với các
hoạt động của lớp mình phụ trách để áp dụng trong những năm học tiếp theo.

- Về phía phụ huynh: Tạo được mối quan hệ thống nhất, hợp tác giữa nhà
trường, giáo viên và phụ huynh trong việc củng cố, rèn luyện nhằm hỗ trợ trẻ hình
thành và phát triển tư duy tích cực, khả năng sáng tạo của mình.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Một số hình ảnh hoạt động của trẻ.

TP Bến Tre, ngày 20 tháng 02 năm 2021


skkn



×