Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai tap the che chinh tri new trình bày thể chế chính trị của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.43 KB, 10 trang )

Trình bày thể chế chính trị của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào
I.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử của thể chế

chính trị.
1.

Điều kiện tự nhiên

-Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào
giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở
phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đơng với
đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía tây Bắc với đường biên giới
dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1835 km.[1]
-Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất
là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích cịn lại là bình ngunvà cao ngun. Sơng Mê
Kơng chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy
Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đơng giáp với Việt Nam.
-Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo
đó là mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác
là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.
Lào cũng là quốc gia có nhiều lồi động vật q hiếm trên thế giới sinh sống,
nổi bật nhất là hổ, voi và bị tót khổng lồ. Rất nhiều lồi đang đứng trước hiểm
họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
-Diện

tích:


-Dân số: 6.514,432 người

236.800

km2

(số liệu năm 2012). Nữ 3.259.980 người, nam

3.254,452 người. Mật đọ dân số 24 người km2
2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Lào là nước nằm sâu trong lục địa, khơng có đường thơng ra biển và chủ yếu
là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung
lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc...45
1


% dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85%
dân số sống bằng nghề nơng.
Lào có nguồn tài ngun phong phú về lâm, nơng nghiệp, khống sản và
thuỷ điện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế trong nước.
Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế - xã
hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện
có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang
có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.
Tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 8%, năm 2013 đạt 7,9%. Thu nhập bình
quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt

546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt
841USD/người/năm , năm 2012 đạt 918 USA/ năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu
đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay, khoảng 1.200 - 1.500
USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2012, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước,
ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng
hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu đến năm
2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là
hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an tồn xã hội; đưa đất
nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển
nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong
đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững
mạnh, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
2


Tiền tệ là đồng Kíp (ngân kíp. GDP: 7 tỉ USD , tỉ lệ gia tăng GDP thực tế
7,9%.GDP bình quân đầu người 1.300 USD. Cơ cấu GDP theo các khu vực sản
xuất nông nghiệp 51%, công nghiệp 22%, dịch vụ 27%.
Lực lượng lao động: 1 - 1,5 triệu người, trình độ biết đọc, biết viết/ tổng số
dân 57%, nam 70%, nữ 44%; giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 8 năm (từ 7-15
tuổi).
Tỉ lệ sinh: 38,29/1000 dân; tỉ lệ tử vong 13,35/1000 dân, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh: 94,8/1000 dân (ước tính năm 2000), tuổi thọ trung bình: trên tổng số dân
53,09 đối với nam, 51,22 đối với nữ(ước tính năm 2000).
Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia
thành 04 nhóm ngơn ngữ: nhóm ngơn ngữ Lào-Thái, nhóm ngơn ngữ Mon-Khơ

Me, nhóm ngơn ngữ Mơng-Dao, nhóm ngơn ngữ Hán-Tây Tạng và chia thành 3
nhóm tộc chính là: Lào Lùm (đồng bằng) chiếm 86%, Lào Thơng (vùng cao) chiếm
22%, Lào Xúng (vùng Núi) chiếm 9%, một số tộc khác chiếm 1 %. Ngơn ngữ
chính là: tiếng Lào.
Tơn giáo chủ yếu là đạo Phật (tiểu thừa) chiếm hơn 60 %, tín ngưỡng truyền
thống và tơn giáo khác chiếm 40%.
Nước lào có 17 đơn vị và thủ đơ Viêng Chăn. Các thành phố lớn như: Luống
Phả Bang (là kinh đô đầu tiên của Lào), Xả Vằn Na Khệt, Pạc Xế.
Phong tục tập quán về cơ bàn các nước đạo Phật phát triển trở thành quốc
giáo thì phong tục tập quán cơ bản giống nhau ví dụ như: (Thái và Lào chẳng hạn)
không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em, không bá vai, bá cổ, chú ý khi chào hoặc
khi đáp từ kể cả thành tiếng hoặc không thành tiếng người ta thường dùng các cử
chỉ như: thông thường hai tay chắp lại với nhau giơ lên ngang ngực, đầu hơi cúi
xuống, nếu tỏ ý kính trọng đối với người lớn tuổi hoặc cấp trên thì giơ ngang mặt.
Khi nếu được mời cùng múa Lăm Vông với người khác giới đi song song nhưng
không va chạm vào người phụ nữ. Bun Pí Mày (tết cổ truyền) của Lào diễn ra hàng
năm từ ngày 13- 15 tháng 4 hàng năm (dương lịch).
3


Đặc trưng; dân tộc Lào có lễ hội “ bun pí mày” có nghĩa là mừng năm mới.
Đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở thành quốc đạo, các nhà chiêm
tinh học tính ngày tháng theo phật lịch nên năm mới hàng năm vào tháng tư dương
lịch như trên. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc
vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán của
người Lào. Trong những ngày lễ hội vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn
bị đồ ăn, thưc uống thịnh trọng hơn ngày thường, đặc biệt là khơng thể thiếu rượu,
khơng có rượu coi như khơng có tết. Ngày tết từ sáng sớm dân làng diện những bộ
đồ đẹp nhất, nhất là chàng trai, cô gái với đủ áo váy màu sắc sặc sỡ, tập trung tại
sân chùa để dự lễ tắm phật. Xong lễ tắm phật mọi nhà làm lễ buộc cổ chỉ tay cho

những người thân trong nhà, tục lễ này gọi là ( pục khén ) hay còn gọi là (xù
khoắn) lễ gọi hồn vía.Nhân dịp đầu năm con cháu chúc ông bà, cha mẹ, bạn bè,
người thân gặp may mắn hạnh phúc. Cũng vì lẽ đó lễ mừng năm mới cịn có tên gọi
là (Bun hốt nậm) lễ té nước, trong những ngày lễ thanh niên nam, nữ thường té
nước cho nhau vừa chúc mừng nhưng cũng vừa để tỏ tình. Bun hốt nậm cịn có ý
nghĩa về chuyện chuyển năm và cũng là chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa;
sau những tháng ngày hanh khô,những cơn mưa rào ập đến mang nước mát tưới
cho núi rừng, cỏ cây, ruộng đồng, màu xanh tươi mát của chồi non vụt nhú lên báo
hiệu một mùa làm ruộng, rẫy mới.
3.

Lịch sử hình thành

Trước thế kỷ 14, lịch sử Lào không được ghi chép rõ ràng, chủ yếu là theo
truyền thuyết, theo đó thì vào khoảng thế kỷ thứ 7 (năm 658) "Khun-Lo" lập nước
tại Mường-xoa (Luông-pha-bang ngày nay). Sáu người em của Khun-Lo chia nhau
cai trị các tiểu vương quốc lân cận.
Vào thế kỷ thứ 14 (năm 1353) Vua Phà Ngừm thống nhất các Tiểu vương
quốc (Hủa-phăn, Mương-phương, Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc...) thành Vương quốc
Lạn-xạng (Triệu voi) bao gồm diện tích hiện nay và vùng I-xản (18 tỉnh Đông Bắc
Thái Lan) cùng một phần tỉnh Stung-treng (Đông Bắc Căm-pu-chia). Vua Phà4


ngừm đã xây dựng chế độ phong kiến tập trung, đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch
sử phong kiến Lào. Đầu năm 2003, lần đầu tiên Lào tổ chức lễ kỷ niệm vua Phà
Ngừm.
Giữa thế kỷ 16 (năm 1556), Vua Xệt-tha-thi-lạt đã rời đô từ Luông-pha-băng
về Viêng-chăn. Cũng vào thời kỳ này (1559-1571), Vương quốc Lạn-xạng bị Miến
Điện xâm lược ba lần. Nhân dân Lào kiên cường nổi dậy khởi nghĩa chống ách
thống trị của Miến Điện và đến năm 1581 giành lại độc lập. Sau đó dưới thời Vua

Xu-li-nha Vông-xả, đất nước Lạn-xạng được khôi phục về mọi mặt. Sau khi Vua
Xu-li-nha Vông-xả mất, các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành chính quyền.
Năm 1713, Lạn-xạng bị chia thành 3 vương quốc là Luông-pha-bang, Viêng-chăn
và Chăm-pa-xắc.
Năm 1778, Xiêm đưa quân sang đánh Lào. Năm 1779, đất nước Lào Lạnxạng trở thành thuộc địa của phong kiến Xiêm. Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của
Vua A-nụ đã vùng lên chống lại ách đô hộ của phong kiến Xiêm.
Từ 1893-1945, Pháp đô hộ Lào. Trong thời kỳ này đã nổ ra nhiều cuộc khởi
nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pho-ca-đuộc, Ơng-Kẹo, Cơm-ma-đăm, Chậuphạ-pắt-chay nhưng đều thất bại. Đáng chú ý là năm 1892, sau cuộc chiến tranh
Pháp-Xiêm, Pháp đã ký một hiệp ước bất bình đẳng gây thiệt hại cho Lào là cắt
vùng I-xản (các tỉnh Đông Bắc Thái lan hiện nay) cho Thái lan, lấy sông Mê-công
làm biên giới.
Ngày 12/10/1945, nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lào
It-xa-la đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập. Từ 19531974, tiến hành kháng chiến chống Mỹ. Thời kỳ này có 3 lần hịa hợp dân tộc (lần
thứ nhất: 18/11/1957; lần thứ hai: 23/6/1962; lần thứ ba: 5/4/1974). Ngày
2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật
đổ chế độ Quân chủ lập hiến. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.
Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể
hóa và bắt tay thực hiện. Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới
5


với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, từng bước
tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử
quan trọng. Đại hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược
phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói
nghèo, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006)
tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và
đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng
kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,

hướng tới CNXH"
II.

Hiến pháp

1.

Đặc điểm của hiến pháp.

Hiến pháp lào là văn bản ghi nhận mối tương quan lực lượngchính trị trong
xã hội, hiến pháp quy định những quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, ấn
định hình thức thể chể chính trị, các cơ quan điều khiển quốc gia cùng những quyền
của các cơ quan ấy.
Hiến pháp 1991 là bản hiến pháp đầu tiên ở lào, là đạo luật có tính pháp lý
cao nhất của nước cộng hịa dân chủ nhân dân lào. Trước đây thời kỳ 1975-1990,
với cơ chế quan lieu bao cấp, nhận thức đơn giản về nhà nước XHCN, cho nên tổ
chức hoạt động của bộ máy quyên lực nhà nước không ổn định, việc tách ra nhập
vào giải tán và thành lập mới thường xảy ra, kìm hãm sự phát triển đất nước.Hiến
pháp mới khẳng định quyền cơ bản của công dân, quy định về tổ chức bộ máy nhà
nước, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trong nhà nước dân chủ cộng
hòa.
III . Thể chế nhà nước
1.

Lập pháp

Cơ quan lập pháp của Lào là hội đồng nhân dân tối cao (QUỐC HỘI) gồm
có 99 đại biểu, nhiệm kì 5 năm, do cử tri trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông
6



đầu phiếu. là cơ quan quyền lực cao nhất, theo hiến pháp 1991, quốc hội có những
nhiệm vụ, quyền hạn sau: quyền lập pháp, quyền kiểm tra, giám sát hoạtđộng của
cơ quan hành pháp và tư pháp; quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước, ban hành, sửa đổi hiến pháp, pháp luật, nghị quyết; xác định, thay đổi hoặc
bãi bỏ các loại thuế; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của
nhà nước; bầu, bãi nhiệm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, viện trưởng viện công tố tối cao theo đề nghị của ủy ban thường vụ
quốc hội; xem xét thong qua việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của chính
phủ theo sự đề nghị của chủ tịch nước; quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ các cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và xác
định địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị
của thủ tướng chính phủ…
Các tổ chức và cá nhân có quyền trình dự án luật gồm: chủ tịch nước, ủy ban
thường vụ quốc hội, chính phủ, tịa án nhân dân tối cao, viện công tố tối cao, mặt
trận tổ quốc Lào. Luật do quốc hội thông qua phải được chủ tịch nước công bố
chậm nhất là 30 ngày Theo hiến pháp và luật quốc hội, ở Lào hiện nay khơng cịn
hội đồng nhân dân các cấp như trước. Ở địa phương chỉ có tổ đại diện cho quốc hội
đóng ở nơi bầu cử, có trụ sở ở các tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các đại biểu hoạt
động thực thi nhiệm vụ của mình thay mặt cho nhân dân theo dõi, giám sát mọi
hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
2.

Hành pháp

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng Hịa Dân Chủ
Nhân Dân Lào. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội an ninh quốc phịng
và đối ngoại. chính phủ có nhiệm kỳ 5 năm.
Chính phủ bao gồm: thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ

trưởng cơ quan ngang bộ. thủ tướng và các thành viên chính phủ do chủ tịch nước
bổ nhiệm theo đề nghị của quốc hội. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, lãnh
7


đạo và kiểm tra cơng tác của chính phủ; đại diện cho chính phủ lãnh đạo hoạt động
của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác thuộc chính phủ; chỉ đạo
hoạt động của các chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thủ tướng bổ
nhiệm các thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, phó chủ tịch tỉnh, phó thị
trưởng và chủ tịch huyện.
Điều 61 Hiếp pháp Lào quy định quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm
chính phủ và bất kì thành viên nào của chính phủ nếu ủy ban thường vụ quốc hội
hoặc ¼ tổng số đại biểu quốc hội đề nghị. Trong thời gian 24 giờ sau khi quốc hội
bỏ phiếu bất tín nhiệm, chủ tịch nước có quyền dưa vấn đề này ra trước quốc hội để
xem xét lại, việc xem xét lần hai phải được tổ chức trong thời gian 48 giờ kể từ lần
xem xét thứ nhất. nếu lần này quốc hội vẫn bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, thì
chính phủ phải giải tán.
Sắc lệnh số 31 của chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ra ngày
26/2/1993 đã quy định cơ cấu của chính phủ bao gồm 18 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
ngồi các bộ, ủy ban nhà nước cịn có cấp tổng cục và ủy ban tương đương, là cơ
quan giúp việc của chính phủ có chức năng nghiên cứu dự thảo các chinh sách về
ngành của mình, đồng thời chr đạo kiểm tra ttoor chức thực hiện trong toàn quốc.
Cơ cấu bộ máy của các bộ và ủy ban tương đương có: văn phịng, cục (vụ), phong
và các tổ chuyên môn do pháp lệnh của thủ tướng quyết định trong việc quản lý
theo ngành, các bộ và các ủy ban tương đương ngồi việc nghiên cứu dự thảo chính
sách để đua ra các chính sách cụ thể, cịn phải làm nhiệm vụ quản lý tập chung
thống nhất trong toàn quốc hội về kế hoạch ngân sách và con người.
3.

Tư pháp


Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Hệ thống Tòa án nhân dân gồm :
Tòa án nhân dân tối cao , các tòa án nhân dân địa phương , các Tịa án qn sự.
Trong đó, tồ án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, giám sát việc xét xử
của các tòa án nhân địa phương và các tòa án quân sự.
8


Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn theo
sự đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Phó chánh án Tịa nhân dân tối cao và
các thẩm phán của Tòa án các cấp đều do Ủy ban thường vụ Quốc hội bầu và bãi
miễn. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình xét
xử , các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; bị cáo có quyền tranh luận,
khiếu nại về vụ án mà mình bị kiện, đồn luật sư có quyền giúp đỡ, bào chữa về
mặt pháp luật cho bị cáo ; người thay mặt các cơ quan, tổ chức xã hội có quyền
tham dự phiên tịa.
Theo điều 72 hiến pháp, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan có quyền
kiểm tra giám sát việc tôn trọng pháp luật đúng đắn và thống nhất đối với tất cả các
cơ quan, tổ chức nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị kinh tế, tổ chức chính trị, xã
hội, cán bộ cơng nhân viên chức và mọi công nhân, thực hiện quyền kiện tụng –
khiếu nại.
Về cơ cấu tổ chức, hệ thống viện Kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Viên kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Viện kiểm sát nhân dân huyện và hệ thống Viện Kiểm sát quân sự cấp tương
đương. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho Quốc hội bầu ra và bãi
miễn tho sự đề nghi của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; phó Viện trưởng do Ủy ban
thường vụ Quốc hội bầu và bãi miễn; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân câp dưới
do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
4. Chính quyền địa phương
Lào chia thành 3 cấp chính quyền địa phương : tỉnh (thành phố trực thuộc

trung ương), huyện và nhóm làng - bản làng; Hiện nay, cả nước chia thành 17
tỉnh, 1 thành phố , 1 đặc khu trực thuộc trung ương ; 142 huyện và 11.386 bản làng.
Tỉnh , thành có tỉnh trưởng, thành trưởng , phó tỉnh trưởng, phó thành trưởng và
văn phịng tỉnh trưởng . Huyện có huyện trưởng , phó huyện trưởng , văn phịng
huyện trưởng.Bản làng có trưởng làng, phó trưởng làng giúp việc. Ở các cấp địa
phương thực hiện chế độ bí thư kiêm nhiệm chủ tịch Ưỷ ban nhân dân.
9


IV. Các đảng chính trị
Lào là nước có chế độ một đảng, đảng nhân dân cách mạng Lào ( ra đời
năm 1951 ) là các đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin , đã lãnh đạo nhân dân giành
chính quyền , đưa đất đước theo con đường phát triển XHCN. Đảng mang bản chất
giai cấp công nhân, nhưng đồng thời đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và
tồn thể dân tộc . Vì vậy, nhân dân tín nhiệm và ủy quyền lãnh đạo đất nước cho
đảng . Điều đó đã được ghi trong hiến pháp của lào.
Các đảng trên có hệ thống tổ chức từ trung ương đến các cấp chính quyền
địa phương ( tỉnh, huyện , Nhóm làng - bản làng, được quản lý chặt chẽ , kỹ luật
nghiệm , hoạt động theo nguyên tắc “ tập trung dân chủ “. Đại hội đảng họp 5
năm /lần , bấu tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương….Tổ chức cơ
sở đảng hoạt động ở tất cả các địa phương , cơ quan nhà nước , nhà máy…..
V. Nhận xét
- Thể chế chính tri Lào là thể chế cộng hòa dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp của lào là thành văn bản
- Quốc hội là cơ quan cao nhất
- Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư so với việt nam.

10




×