Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xử trí khi trẻ nhiễm giun kim docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.69 KB, 5 trang )

Xử trí khi trẻ nhiễm giun kim


Nhiễm giun là bệnh rất phổ biến ở trẻ em nhưng nó ít gây hại và cũng
dễ dàng loại trừ. Những con giun trông như những sợi chỉ có chiều dài từ 2 -
13mm và có thể sống tới 6 tuần trong ruột.
Trẻ bị nhiễm giun qua trứng giun bám vào đồ chơi, bàn tay và kẽ móng tay.
Trứng giun sẽ nở trong ruột và những con giun cái sẽ đẻ trứng ở hậu môn để tiếp
tục vòng sinh tồn của mình. Một liều thuốc tẩy giun sẽ chấm dứt vòng sinh tồn này
và tốt nhất là cả nhà cùng uống.
Vòng đời của giun kim
Giun kim rất nhỏ, màu trắng, dài khoảng 2 - 13mm. Chúng gây độc cho hệ
ruột.
Giun kim rất phổ biến ở trẻ nhỏ tuy nhiên lứa tuổi nào cũng có thể nhiễm
giun kim.
Giun kím sống khoảng 5 - 6 tuần trong ruột rồi chết. Tuy nhiên, trước khi
chết, những con giun cái sẽ bò ra hậu môn đẻ trứng vào buổi đêm khi chúng ta
đang ngủ. Trứng giun kim nhỏ đến mức chúng ta chỉ có thể nhìn thấy dưới kính
hiển vi nhưng nó lại gây ngứa ở khu vực này. Khi đó, theo phản xạ, chúng ta sẽ
gãi để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy ở đây. Và thường chúng ta làm điều này một
cách vô thức khi ngủ. Kết quả là trứng giun sẽ bám vào các ngón tay và trú ẩn
dưới các kẽ móng tay. Và số trứng này sẽ có cơ hội chui vào ruột khi chúng ta cho
tay vào miệng.
Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Vì thế, chúng bám và da,
rơi ra giường, quần áo Và rồi chúnga có thể lơ lửng trong không khí như những
hạt bụi, bám vào thực phẩm, bàn chải đánh răng. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun
kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống, bàn
chải đánh răng
Bất kỳ quả trứng nào khi chui được vào trong ruột sẽ lập tức nở thành giun
con và tiếp tục vòng đời của mình.


Nhiễm giun kim có nguy hiểm?
Không phải lúc nào nó cũng gây hại. Điều khó chịu nhất là nó gây ngứa
vùng hậu môn và có thể khiến vùng này bị viêm vì chầy xước do gãi.
Nếu bị nhiễm nhiều giun kim, có thể gây đau bụng và làm trẻ trở nên cáu
kỉnh. Đối với các bé gái, giun kim có thể ra đẻ trứng ở âm đạo hay niệu đạo.

Điều trị và phòng ngừa
Cách phổ biến là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi sáng để
“quét” sạch trứng bám quanh khu vực này. Đây là loại thuốc không kê đơn nên
bạn có thể mua ngoài hiệu thuốc. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và
nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.
Đối với các bà bầu thì chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là chỉ sau 6 tuần,
giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa.
Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ
thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực
hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:
- Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm
trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
- Cắt ngắn móng tay. Rửa tay và móng tay mỗi sáng. Rửa tay trước khi ăn,
trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
- Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được
đẻ trong đêm. Cần thực hiện điều này ngay lập tức khi ra khỏi giường.
- Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể
khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
- Cất bàn chải đánh răng vào trong tủ. Rửa kỹ trước khi dùng để đánh răng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, giặt các thảm trải sàn bằng
nước nóng, đặc biệt là nơi trẻ thường chơi.
Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm giun kim khi đi học do nhà vệ sinh không sạch
sẽ. Với những trường hợp bất khả kháng này, cách phòng ngừa duy nhất là tạo thói
quen cho trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

×