Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KIỂM MÓN ĂN DÂN GIÃ CỦA CON NGƯỜI MIỀN TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.05 KB, 15 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Đề tài:

KIỂM
MĨN ĂN DÂN GIÃ CỦA CON NGƯỜI MIỀN TÂY

Tp Hồ Chí Minh

1|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


MỤC LỤC

I
1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mảnh đất Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều tôn giáo, giáo phái như:
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi Gíao, Hịa Hảo,... Và
đối với Phật giáo nói riêng, cũng khơng nơi nào có nhiều tơng phái, hệ
phái như Nam Bộ: Phật giáo Bắc tông, Nam tông người Khơme, Nam
tông người Việt, Khất sĩ, Hoa tơng,... Cũng chính vì thế các món ăn đặc
trưng trong Phật giáo cũng là một trong những nét đặc trưng trong Văn
hóa Nam Bộ. Nhắc đến các món chay Nam Bộ khơng thể khơng nhắc
đến Kiểm.

2|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ



Nguồn: />
Bên cạnh đó, ẩm thực Miền Tây là nét văn hóa đặc sắc, phong
phú. Ẩm thực miền Tây nói riêng và Nam Bộ nói chung thể hiện được
đặc trưng địa lý và con người nơi đây. Và Kiểm - món ăn chay được coi
là đặc trưng của con người miền Tây. Một món ăn tuy dân giã nhưng lại
ẩn sự đặc sắc, phong phú.

3|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


Nguồn: Phuquocxanh.com

2

Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu về món ăn Kiểm, món ăn có thể gọi là chỉ có ở
miền Tây. Qua đó, ta thêm biết được về ảnh hưởng của Phật giáo trong
đời sống nguời dân Nam Bộ, bên cạnh đó thấy được nét đặc trưng nổi
bật trong văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ.

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm – món ăn dân giã của người miền
-

Tây.
Phạm vi nghiên cứu: món ăn Kiểm ở miền Tây Nam Bộ.


4|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


4

Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp – phân tích.
- Bài viết sử dụng nguồn tài liệu tham khảo gồm: sách tham khảo
và các nguồn internet,…

II
1

NỘI DUNG
Nguồn gốc

Nguồn: Sưu tầm Internet

Kiểm hay canh kiểm là món ăn chay hiếm hoi có tên riêng. Và
nguồn gốc của Kiểm cũng thật đặc biệt. Có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ
Việt Nam và được xem như món ăn chay đặc trưng của người Nam Bộ.
Tương truyền rằng món Kiểm ra đời xuất phát từ thói quen cúng dường
các Phật tử trong dịp rằm, lễ. Từ những cây trái, hoa quả được người dân
cúng dường cho chùa như: trái bí, miếng khoai, quả mướp, dừa, nải
chuối, trái mít,... mang đến quá nhiều, các nhà sư mới nghĩ ra cách gộp
tất cả số nguyên liệu lại và nấu thành canh Kiểm mời Phật tử ăn. Vì mỗi

thứ một ít, khó chế biến món ăn riêng, nên một nồi canh tổng hợp ra đời.
Bên cạnh đó, cịn có một giả thuyết khác từ những người Việt
gốc Hoa kể lại, là khi người Hoa di chuyển vào định cư ở Đồng bằng
5|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


sơng Cửu Long và lập gia đình với người Việt, món “tàu thưng” của
người Triều Châu (canh đậu và được nấu từ đậu xanh, bột báng, tàu hủ
ki, khoai lang,...) được du nhập vào miền Nam và dần dần được được
Việt hóa. Tùy theo sở thích hay hồn cảnh thực tế của mỗi nơi mà nồi
Kiểm sẽ được chế biến từ những loại nguyên liệu khác nhau như: đậu
đũa, bí, mướp, khoai lang, khoai cao, khoai sáp, sa kê, đậu phộng, hạt
sen, các loại nấm, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ,... Những nồi
Kiểm thơm ngon, đậm đà, hấp dẫn chắc chắn không thể thiếu thứ
nguyên liệu căn bản của miền Tây là nước cốt dừa.

2

Tìm hiểu sơ lược Phật giáo Nam Bộ qua Kiểm
Khi tìm hiểu về Kiểm – món ăn có nguồn gốc từ cửa Phật, từ đó
ta một phần được hiểu và biết hơn về Phật giáo Nam Bộ. Nói về Phật
giáo Nam Bộ, khơng nơi nào có nhiều tơng phái như nơi này: Phật giáo
Bắc tông, Nam tông người Khorme, Nam tông người Việt, Khất sĩ, Hoa
tơng,...

Nguồn: />6|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ



1Thời điểm du nhập của Phật giáo vào Nam Bộ
Phật giáo đã du nhập vào vùng đất Nam Bộ từ rất sớm – thời
vương quốc Phù Nam và để lại nhiều dấu ấn trong các di tích, di chỉ,
hiện vật khảo cổ đã được kiểm chứng trong hơn nửa thế kỉ qua. Theo
nhận định của một số nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo đã được du
nhập vào Phù Nam (Tên của một quốc gia cổ của người Nam Đảo trên
vùng đất miền Tây sông Hậu: An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau;
vùng giữa sông Tiền và sông Hậu ngày nay. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ
I) từ trước thế kỷ II và cụ thể hơn là các tượng Phật được tìm thấy ở khu
vực Đìa Phật – Đìa Vàng thuộc khu di tích Gị Tháp (Đồng Tháp) có
niên đại từ thế kỷ II đến thế kỷ IV là một minh chứng cơ bản.
2Sơ lược đặc điểm Phật giáo Nam Bộ
Phật giáo Nam Bộ được du nhập từ Ấn Độ thông qua mối quan
hệ mật thiết giữa vương quốc Phù Nma với Ấn Độ trong suốt thời kỳ
hình thành cho đến khi kết thúc vương triều – đế chế Phù Nam (từ thế kỷ
I đến thế kỷ VII)
Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa cùng tồn tại. Điều đó
được chứng minh qua pho tượng Bồ tát ở Rạch Gía, ở Nam Bộ cịn phát
hiện thêm hoa văn trên lá vàng ở Gị Xồi (Long An) nói về Pháp thân
kệ, một tài liệu được viết bằng ngôn ngữ Pàli (hybrit pali), có dấu vết của
San-skrit và văn tự Deccan (Nam Ấn). Bên cạnh sự tồn tại đan xen giữa
Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa là sự đan xen giữa Phật giáo với
3

Bàlamon giáo và Hindu giáo trong nề văn hóa Ĩc Eo.
Ý nghĩa trong cuộc sống người dân miền Tây Nam Bộ
1Cách chế biến
Kiểm hay canh Kiểm, chè Kiểm thường được “đãi” vào các ngày
rằm lớn hay giỗ chạp cho các Phật tử đến chùa ăn cơm chay. Kiểm được
biết đến là món ăn vơ cùng thơm ngon và bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.

Những miếng khoai bùi, mang vị ngọt thanh tan trong miệng hòa quyện
cùng bị thơm báo đặc trưng của nước cốt dừa. Chắc hẳn rằng, khi nếm
thử Kiểm bạn sẽ khó mà quên được hương vị này.

7|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


Đầu tiên, cần chuẩn bị ngun liệu gồm có: bí đỏ (bí rợ), khoai
mơn, khoai lang, cà rốt, củ sắn, ớt sừng, các loại đậu như: đậu hũ trắng,
tàu hũ ky, đậu que, đậu phộng,… Cùng với các loại gia vị: dầu ăn, bột
khoai, muối, tiêu, đường,… Kèm theo một số nguyên liệu đi kèm làm
tang độ đặc sắc cho món Kiểm: nấm mèo, bún tàu, táo đỏ,.. Và cuối
cùng, thứ tạo nên hương vị đặc trưng không thể thiếu cho món Kiểm
Nam Bộ chính là nước cốt dừa. Các nguyên liệu được chuẩn bị củ thể
như sau:
- 2 củ khoai lang
- ½ quả bí đỏ
- 4 quả chuối chín
- 30 gam bột báng
- 30 gam bột khoai
- 50 gam đường
- 1 quả dừa tươi
- 3 muỗng nước cốt dừa
- 20 gam dừa khô, đậu phộng,...

Nguyên liệu nấu Kiểm
Nguồn: />
Bột báng có dạng hạt nhỏ, khi nấu chín sẽ dẻo và có vị thơm. Tác
dụng của bột báng và bột khoai giúp cho món chè Kiểm có độ sệt và gắn

kết hơn.

8|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


Bột báng
Nguồn: />
Sau khi chuẩn bị đủ các nguyên liệu, ta bắt tay vào nấu món ăn
-

này:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Bí đỏ đem gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn, nên
chọn quả bí vừa tầm ăn để bí có độ mền dẻo nhất định. Khoai lang gọt
vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn, lưu ý cắt khoai lang nên cắt miếng nhỏ
hơn bí đỏ vì bí đỏ nhanh chín hơn khoai lang, việc cắt như vậy sẽ giúp
khoai và bí đỏ chín đều. Chuối nên chọn chuối lá vì loại chuối này khơng
bị nát khi nấu, chuối được bỏ vỏ và cắt khúc vừa ăn. Tiếp đến bột báng,
bột khoai ngân bằng nước lạnh khoảng 15 phút, rồi vớt ra đem đi hấp
cho độ gần chín thì vớt ra.

9|Kiểm – Món ăn dân giã của con người miền Tây
VĂN HÓA NAM BỘ


Nguyên liệu đã được chuẩn bị
Nguồn: />-

Bước 2: Làm nước chè. Cùi dừa nạo sợi nhỏ, xay cùng nước ấm sau đó
dùng miếng vải hay rây để lọc lấy cốt dừa, nên dùng miếng vải để vắt cốt

dừa bởi như vậy thì nước cốt dừa được vắt sẽ kĩ và béo hơn. Sau đó thêm
đường khuấy đều, lọc lại để bỏ cặn.

Dừa tạo nên hương vị miền Tây trong bát chè kiểm
Ảnh: Sưu tầm

10 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ


-

Bước 3: Nấu chè: Sau khi chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu và nấu nước chè
ta tiến hành xếp các ngun liệu vào nồi. Vì là ngun liệu khó chín nhất
nên khoai lanh được xếp dưới cùng, rồi đến bí đỏ và trên cùng là chuối
lá. Tiếp đến, đổ nước dừa đã chuẩn bị vào nồi sao cho cách nguyên liệu
khoảng 2 phân. Đun sôi nồi chè khoảng 30 phút thì cho nốt phần bột
bánh và bột khoai vào khuấy nhẹ và đều tay để chè không bị nát. Canh
lửa khi chè chín thì ta cho thêm nước cốt dừa vào nồi, nêm nếm vừa vị
thì tắt bếp. Cuối cùng, múc Kiểm ra tơ, trang trí lên trên ít đậu phộng cho
đẹp mắt.

Chén chè Kiểm hoàn chỉnh
Nguồn: />
Trong khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh ở cửa chùa, thưởng
thức chậm rãi một chén Kiểm với vị ngọt thanh của khoai lang, bí đỏ,…
vị bùi của đậu phộng, khoai mơn,…kết hợp với vị thơm béo đặc trưng
của nước cốt dừa tạo nên một vị ngon thật thuần khiết.
11 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ



Bên cạnh cách nấu Kiểm ngọt hay còn gọi là chè Kiểm như trên,
thì cịn có cách nấu canh Kiểm. Canh kiểm thì sẽ có vị mặn của muối và
thêm một số loại gia vị và nguyên liệu như: nấm mèo, bún tàu, táo đỏ,
hạt sen,...

Canh Kiểm (Kiểm được nấu theo vị mặn)
Nguồn: />
Tuy Kiểm là món ăn có nguồn gốc miền Tây, nhưng những
nguyên liệu để nấu món ăn này rất phổ biến và dễ dàng tìm mua ở mọi
nơi. Bạn sẽ không cần băn khoăn khi muốn thử chế biến món ăn này,
khơng những thế mà bạn có thể thêm các nguyên liệu khác, sáng tạo món
chè theo cách riêng của mình.
Trên đây là cơng thức nấu Kiểm cơ bản, tùy vào khẩu vị và cách
nấu của từng địa phương, từng gia đình mà những nguyên liệu phụ ăn
kèm có thể thay đổi tối giản hoặc phong phú hơn, cách nếm vị cũng như
vậy. Tuy vậy, những nguyên liệu chính như các loại khoai (khoai lang,
12 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ


khoai môn,..), các loại đậu ( tàu hũ ky, đậu ve, đậu phộng, đậu hũ
trắng,..), bí đỏ, nước cốt dừa thì khơng thể thay thế được.
2Văn hóa đời sống người dân Nam Bộ được thể hiện qua Kiểm
So với nhiều vùng văn hóa ở nước ta, Nam Bộ có những sắc thái
tiêu biểu, riêng biệt. Nam Bộ là mảnh đất thiên nhiên trù phú, con người
cởi mở. Ẩm thực Nam Bộ cũng mang nét phong phú như chính thiên
nhiên nơi đây. Từ món Kiểm ta có thể thấy được sự phong phú đó. Sự đa
dạng nguyên liệu trong một món ăn không chỉ tạo ra hương vị ngon đặc

trưng mà còn tạo sự bắt mắt bởi màu sắc từ các nguyên liệu trong món
ăn.

(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Lối sống, cách ăn uống của người Nam Bộ không chuộng sự cầy
kỳ, tỷ mỉ, không đi vào thưởng thức cái tinh tế của lối sống, cách ăn. Ăn
uống Nam Bộ thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới sự tinh vi của
cách nấu, cách bày, tới mỹ cảm trong ăn uống như người Huế.
Sự kết hợp nhiều loại rau, củ để tạo nên Kiểm cũng cho thấy tính
“dễ” của con người miền Tây Nam Bộ. Người miền Tây nổi tiếng hiếu
khách, hào hiệp, phóng khống và đầy nghĩa khí. Những tính cách này
thể hiện rất rõ trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ, người miền Tây không
13 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ


cầu kì trong cả cách sống, lẫn cách ăn uống. Có lẽ sẽ khơng nơi nào có
những món ăn mà sự kết hợp của nó lại “dễ” như miền Tây, ví dụ nhưng
ăn cơm với nước dừa, với trái cây; Chỉ cần mớ tép nhỏ bắt ở mương sau
nhà với chút rau là được món canh trong bữa cơm, và Kiểm cũng không
ngoại lệ. Tất cả các nguyên liệu để tạo nên Kiểm đều là những rau củ dễ
tìm, dễ ăn (bí đỏ, khoai lang, khoai mơn, chuối, dừa,…) nhưng sự kết
hợp đó lại tạo nên một hương vị đặc trưng, khiến người ăn nhớ mãi.
Là món ăn dân dã đặc trưng của người miền Tây, thế nên có thể
nói Kiểm khơng thể trịn vị nếu như thiếu đi nước cốt dừa. Dừa có thể
coi là đặc trưng trong ẩm thực Nam Bộ, với tư cách là nguồn thực phẩm
phong phú, dồi dào, tham gia vào các món ăn tạo nên hương vị độc đáo
so với các vùng khác của nước ta. Dừa mang chất đạm, chất béo, chất
đường thực vật rất phong phú, hợp với vùng khí hậu nóng của Nam Bộ.

Việc lấy cốt dừa để nấu với thức ăn, với cơm là thói quen chỉ có ở người
Nam Bộ mới có, thói quen này đã tạo nên một hương vị thơm, béo đặc
trưng trong ẩm thực Nam Bộ nhất là ở các món xơi, chè.
III

KẾT LUẬN
Tìm hiểu về Kiểm, khơng chỉ đơn thuần là tìm hiểu về một món
ăn. Qua món ăn mang tên Kiểm này những đặc trưng về tôn giáo, đặc
biệt là Phật giáo ở Nam Bộ cũng được tìm hiểu một cách khát quát. Bên
cạnh đó, ta cịn được thấy đặc trưng thiên nhiên, văn hóa ẩm thực, tính
cách của con người Nam Bộ. Ở bài luận này tuy khơng có q nhiều kiến
thức, nhưng nó thể hiện sự ảnh hưởng của tơn giáo, đặc trưng địa lý, tính
cách của con người dân Nam Bộ qua một món ăn Kiểm.
Có nguồn gốc từ Nam Bộ nhưng ngày nay ta có thể thấy Kiểm đã
xuất hiện cả ở Bắc và Trung Bộ. Vốn là vùng đất của con người hảo
ngọt, Kiểm ở miền Tây Nam Bộ có vị ngọt đặc trưng, tuy nhiên vị ngọt
ấy được thay đổi cho phù hợp hơn với khấu vị của từng vùng mà Kiểm
14 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ


“ghé qua”. Trước đây Kiểm chỉ thường xuất hiện trong các ngày lễ, rằm
ở chùa nhưng giờ đây, Kiểm trở nên phổ biến hơn ta có thể tìm mua
thưởng thức ở một số quán chè miền Tây, và sự thay đổi về khẩu vị cũng
giúp cho món ăn này trở nên phổ biến hơn.
IV

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Đức Thịnh, 2009. Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam. NXB Giáo dục
2.

3.

4.
5.
6.

Việt Nam.
Trần Hồng Liên, 2019. Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ. NXB Khoa
học xã hội.
HT. Thích Hiển Pháp. Một số nét về sắc thái Phật giáo Nam Bộ.
/>Sưu tầm. Món canh Kiểm – Món chay đặc trưng của người Nam Bộ.
/>Nguồn: monngonplus.vn. Kiểm chay – Vị ngọt ngày rằm.
/>LT (TH). Văn hóa miền Tây song nước trong tô chè Kiểm.
/>
15 | K i ể m – M ó n ă n d â n g i ã c ủ a c o n n g ư ờ i m i ề n T â y
VĂN HÓA NAM BỘ



×