Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HÒ NAM BỘ CÂU HÁT CHỨA ĐỰNG TÂM HỒN NGƯỜI NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.23 KB, 18 trang )

Tiểu luận cuối kỳ
HÒ NAM BỘ CÂU HÁT CHỨA ĐỰNG TÂM HỒN NGƯỜI
NAM BỘ


MỤC LỤC
Trang
TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài. ……………………………………………………………..4
2. Mục đích nghiên cứu. …………………………………………………………4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ……………………………………….......5
4. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………………………….5
5. Dự kiến những kết quả sau nghiên cứu. ……………………………………..5
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thứ tiễn. ……………………………………..5
1.1 Cơ sở lý luận. …………………………………………………………...5
1.2 Cơ sở thực tiễn. …………………………………………………………6
Chương 2: Phân loại. …………………………………………………………….8
Chương 3: Cấu trúc của một câu Hò. …………………………………………..9
3.1 Tiết điệu, âm điệu và cách dùng từ xưng hô trong hị. …………………9
3.2 Cấu trúc Xướng – Xơ. ………………………………………………….9
Chương 4: Giá trị văn hóa trong đời sống con người. …………………………
10
4.1 Trong đời sống tinh thần. ………………………………………………
10
4.2 Trong lao động, sinh hoạt. ……………………………………………..10
4.2.1 Trong lao động. ……………………………………………….10
4.2.2 Trong lời ru của bà, của mẹ. ………………………………… 12
4.2.3 Trong đối đáp giao duyên đôi lứa. ……………………………14
KẾT LUẬN. …………………………………………………………………… .15
TÀI LIỆU THAM KHẢO. …………………………………………………… .16



2


TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài:
Với âm sắc vốn có của các làn điệu dân ca, vừa êm đềm vừa thanh bình, các
bài hát dân gian mang đến cho âm nhạc dân tộc một sắc thái mới, taho ra một sự
độc đáo trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. Trong các làn điệu dân ca, dân gian thì
khơng thể khơng nhắc đến Hị, mà đặc biệt là Hị Nam Bộ với những câu hát chứa
đựng nổi niềm người dân nơi vùng đất phía Nam Tổ Quốc.
Hị Nam Bộ mang đến cho người nghe một sức sống mới, một cảm nhận
mới qua từng câu từng chữ. Có thể đó là tình yêu đối với quê hương đất nước, với
quê hương làng xã, với cội nguồn dân tộc; tình yêu của người mẹ với người con
trong những buổi trưa hè say giấc, là tình cảm của vợ chồng, của gia đình thân
thiết; hay là tình cảm của những đơi lứa mới yêu nhau; hay cũng có thể mộc mạc
gần gũi hơn với chiếc cầu tre, mái tranh nhỏ, chiếc thuyền nan trơi,... Người dân
Nam Bộ rất lạ, với Hị với Lý họ hát rất nhiều, bất chấp là trong hoàn cảnh, thời
gian nào hay ở bất kỳ đâu. Có khi là ngay trên ruộng, một người bắt rồi cả xóm
cùng theo, người góp một chút, thế mà thành hay; có khi là khi chèo ghe chống
xuồng, một câu Hò bâng quơ cất lên rồi trên bờ có người đáp lại thành ra đối đáp
ngay trên sơng;...
Thế đó, con người ở đay từ khi sinh ra đã thấm nhuần trong người điệu Lý,
điệu Hị q hương rồi, do đó từ những gì gần gũi nhất chúng ta có thể mang vào
trong tiếng hát để có thể gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về Hò Nam Bộ sẽ mang đến một nhận thức mới về tâm tư tình
cảm của con người Nam Bộ, đặc biệt còn hiểu thêm về một nét đjawc sắc mới
trong âm nhạc truyền thống của kho tàng âm nhạc Việt Nam. Qua đó, ta có thể thấy

3


được nét đẹp văn hóa thơng qua những câu Hị của người dân Nam Bộ, một nét
đẹp của truyền thông qua thời gian dài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hò Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Câu Hò ở Nam Bọ, và đặc biệt là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp: sách, báo, Internet,...
5. Dự kiến những kết quả sau nghiên cứu:
- Hiểu thêm về nét độc đáo trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Biết thêm về nét văn hóa của vùng Nam Bộ với những câu hát chứa đựng tâm
tình.
- Thấy được nét đẹp của nét văn hóa truyền thống vừa mộc mạc vừa nghệ thuật của
Việt Nam.
- Hiêu được giá trị của nét văn hóa đặc trưng này, góp phần gìn giữ bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1.1 Cơ sở lý luận:
Văn hóa là gì?
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con

4



người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam, Trần Ngọc Thêm, 1996, tr27).

Hị Nam Bộ là gì?
“Hị là một thể loại diễn xướng trong dời sống ngời Việt Nam từ thời xa xưa, khởi
nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao
động.” (Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Trần Văn Khê, 2004,
tr81).
Có thể nói, thức ăn tinh thần của người dân Nam Bộ trong những buổi đầu là
tiếng Hò, những điệu Hồ đi sâu vào từng khoảnh khắc của cuộc sống, mang đạm
tâm tình của người dân vùng quê này, nó giúp con người có thể vơi đi mệt mỏi,
tiếp tục làm việc, nó giúp con người có thể thư giản trong những lúc làm việc căng
thẳng, những lúc đau khổ về chính cuộc đời mình.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Định vị văn hóa
Nam Bộ là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam (bao gồm Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ), với phần lớn địa hình là đất phù sa tương đối bằng phẳng.
Với ba mặt giáp biển; hệ thống kênh rạch sơng ngịi lớn, chằng chịt; khí hậu nhiệt
đới cận Xích đạo tạo ra nét riêng của bản chất văn hóa Nam Bộ. Vậy chúng ta cần
phải tìm hiểu nhiều hơn để thấy hết được nét đẹp đó qua những văn hố con người
Nam Bộ.
1.2.1.1 Khơng gian văn hóa Nam Bộ.
Về phạm vi, Nam Bộ là khu vực bao gồm 19 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
5


An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Về địa lý, với 3 mặt giáp biển (phía Đơng, Nam và Đơng Nam), đồng thời

các con sơng trên địa phận Nam Bộ đều có 9 cửa sông lớn nhỏ đổ ra biển, tạo ra
điểm thuận lợi cho giao thông đường thủy phát triển. Nam Bộ Việt Nam nằm trong
khu vực khí hậu đặc trưng: 2 mùa khô và mưa rõ rệt, với lượng mưa lớn khảng từ
966 – 1325ml, độ ẩm khơng khí từ 80 – 82%. Biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày
và đêm thấp và ổn định quanh năm. Cùng với đất đai màu mỡ nhiều phù sa, được
cung cấp bởi dịng sơng Mê Công tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây
lúa nước, những loại cây ăn quả nhiệt đới,... phát triển đưa Nam Bộ Việt Nam trở
thành vựa lúa lớn nhất và là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất cả nước.
1.2.1.2 Thời gian văn hóa Nam Bộ.
Địa phận Nam Bộ Việt Nam trước kia thuộc về lãnh thổ của nước Chân Lạp
và Phù Nam. Mãi đến năm 1623, chúa Nguyễn mới chính thức yêu cầu vua nước
Chân lạp cho người Việt đến những nơi vắng người để khai hoang, mở rộng bờ cõi.
Nhưng mãi đến năm 1845, các nước láng giềng với Việt Nam,
trong đó có Camphuchia đã ký các văn bản pháp lý, chính thức
cơng nhận địa phận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, con người Nam
Bộ cũng dần dần tạo ra những nét đặc sắc riêng biệt của con
người nơi đây. Trong lịch sử Việt Nam, từ năm 1869, thực dân Pháp
tấn công Gia Định, mở đầu cho cuộc chiếm đóng miền Nam Việt
Nam. Trải qua thời kỳ chiến tranh đầy gian khổ với gần 100 năm
đẫm máu và nước. Không chỉ chịu ách đô hộ của thực dân Pháp,
phát xít Nhật cũng đã vào đàn áp nước ta trong những năm 40
của thế kỷ XX, khi Chiến tranh Thế giới lần II bùng nổ, ngay sau
đánh bại Nhật rồi Pháp, nhân dân ta lại bắt đầu chuẩn bị chiến
đấu với âm mưu của đế quốc Mỹ muốn chiếm đóng nước ta.
6


Vì vậy trải qua hơn 1 thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân, đất
và nước Nam Bộ thấm đỏ tinh thần bất khuất, nó tồn tại khơng chỉ

ở con người mà còn những vật dụng linh thiêng của con người,
của vạn vật sống tại miền đất này. Câu Hị của người dân, người
lính vừa góp phần thơi thúc tinh thần yêu quê hương đất nước,
vừa làm giảm đi nổi đau, bớt đi sự căng thẳng trong chính bản
thân học, giúp họ vẫn kiên cường mà chiến đấu.
Từ đó, sau khi giành được thống nhất hoàn toàn, đất và người Nam Bộ đã
cùng phấn đấu đi lên, phát triển vì một tương lai mới trên nền tảng những giá trị
văn hóa cốt lỗi tạo nên mảnh đất nơi này.
1.2.1.3 Chủ thể văn hóa Nam Bộ.
Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt, và các tộc người bản địa:
Stiêng, Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ...
Nhưng chủ yếu những điệu Hò đều là những tác phẩm dân gian sáng tạo của người
Kinh. Vốn được giao lưu tiếp xúc văn hóa với các tộc người khác nên dần dần
người Kinh ở Nam Bộ cũng hình thành thứ âm nhạc mang nét của riêng mình.
Người Kinh cũng là người di dân vào nơi này. Qua hàng thế kỷ, người Kinh
sinh sống, cũng như phát triển một cách vượt bậc về văn hóa, đem vùng đất Nam
Bộ xưa trở thành vùng đất có sức phát triển kinh tế thuộc hàng đầu cả nước, cải
biến nhưng vẫn bảo tồn, gìn giữ, phát triển những bản sắc dân tộc trên vùng đất
mới này cùng với các tộc người khác trên vùng đất màu mỡ tươi tốt này.
Chương 2: PHÂN LOẠI:
Miền Nam có những điệu Hị đặc sắc mang những âm điệu đặc thù của từng
vùng thường làm xao xuyến lòng người nghe như: Hò Miền Tây, Hò Đồng Tháp,
Hò Đối, Hò Đố, Hò Cần Thơ, Hò Giọng Đồng, Hị Bản Đờn, Hị Cảnh Chùa, Hị
H Tình, Hị Bắt Xác, Hò Ngạnh Trê, vân vân…
7


Trong các điệu Hị, Dân ca Miền Nam cịn có một điệu Hị rất cổ, rất độc
đáo, nổi bật đó là Hò Cấy Lúa (ngày nay được gọi là Hò Cấy). Điệu Hò này
thường được các nam nữ hò giao duyên với nhau trong lúc họ cấy lúa khi vào mùa.

Độc đáo nhất điệu Hò Cấy Lúa còn cho phép người hò tự do sáng tạo tùy theo
trường hợp, bối cảnh, mỗi khi đối đáp trong khi nếu thích – hai bên cịn có thể đề
nghị và đồng ý với nhau hai thể loại có qui luật trước khi hị là: (1) Hò Bắt Xác.
(2) Hò Ngạnh Trê.
Hò Bắt Xác có qui luật là một bên đối và một bên đáp – nếu như bên nào
không đối hoặc đáp được thì sẽ bị người thắng cuộc rượt đuổi bắt cho bằng được
mới thơi, rồi sau đó sẽ kết nghĩa thành vợ chồng với nhau. Lẽ dĩ nhiên là cuộc kết
nghĩa này phải có sự đồng thuận của hai bên cha mẹ trong gia đình.
Cịn Hị Ngạnh Trê thì có qui luật là hai bên sẽ Hò đối đáp chọc ghẹo hay
móc ngoéo lẫn nhau cho đến khi một bên bị bí khơng thể đối đáp được nữa phải
chịu thua và không được hờn giận đối phương.

Chương 3: CẤU TRÚC CỦA MỘT CÂU HÒ
3.1 Tiết diệu, âm điệu và cách dùng từ xưng hơ trong hị.
3.1.1 Tiết điệu, âm điệu.
Tiết điệu trong câu hị biến đổi khá nhiều, nhưng có thể gom trong hai điệu
chính: Hị h tình, tức là hát chậm và kéo dài ra, còn Hò lăn, tức tiếng hát mau và
ngắn lại. Dù hị h tình, hị lăn hay hàng chục điệu hò khác biệt của mỗi địa
phương Sa Đéc, Tháp Mười, Gị Cơng, Rạch Giá, Hà Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang…
người mộ điệu hò bao giờ cũng sành cung đoạn, âm giai. Họ không bao giờ chịu
hạn chế lời ca trong một làn điệu, hò là tuỳ hứng mà sáng tác, tuỳ nội dung mà

8


định hình thức của nốt nhạc. Nhưng, họ ln có cung đoạn riêng để quyết định cho
sự hô ứng, cho lúc nghỉ, lúc ngừng.

3.1.2 Cách dùng từ xưng hô.
Trong điệu Hị, riêng có một số từ ngữ nghe lạ tai và vài cách xưng hô tự do.

Về giọng của nữ thì giọng Hị thiệt hay, có nhiều bỡn cợt, thêm một chút lơi lả, e
thẹn của người con gái, nhất là ở cuối câu cái hơi ngân dài như nói lên một niềm
lưu luyến để lại cho bạn nam đáp lại. Câu hị có ý kèo trên và khó đối.
Cịn về phía bên nam nếu chúng ta là những người chưa sành điệu, tất sẽ lạ lùng
qua cách xưng hô “bạn ơi”, “mình ơi” quá tự do đến mức “sỗ sàng”. Còn những
tiếng khác nữa như: “Này bậu ơi”, “Này người nghĩa ơi”, “hai đứa ta”, “đôi ta” …
được xưng hô một cách thân mật tự nhiên giữa đôi nam nữ trong đối đáp Hị. Khi
Hị thì người ta khơng bắt lỗi nhau và coi như cuộc trao đổi tâm tình chân chính…

3.2 Cấu trúc Xướng – Xơ.
Hị phần nhiều là sinh hoạt mang tính chất của diễn xướng tập thể. Trong các
điệu Hò được chia thành 2 lớp rõ rệt, một lớp gọi là XƯỚNG (cái xướng - do một
người hát), lớp cịn lại được gọi là XƠ (con xơ - do vài người hoặc cả một nhóm
đồng thanh phụ họa đáp lại), tất cả được kết nối mộtc cách liên tục.
Xướng – Xô – Xướng – Xô – Xướng – Xơ – à
Trong đó, XƯỚNG là phần lời ca - nội dung chính của điệu Hị, thường rất
phổ biến là thơ lục bát và lục bát biến thể. Một bài Hị dài hay ngắn hồn tồn tùy
thuộc vào dung lượng lời ca. Những câu thơ thường được phân ngắt thành nhiều

9


dạng khác nhau tùy vào sở thích nghệ thuật của từng vùng miền với phương pháp
điệp từ, đảo từ và thêm những hư từ hay chen giữa.
Sau lớp XƯỚNG, lớp XÔ sẽ là hát phân đoạn phụ họa. Đây là những nét giai điệu
định hình với những hư từ cố định, mang tính đặc trưng cho thể loại này. Chỉ cần
nghe những câu ca như là: hò ơ, ơ hò, là hụ là khoan, dô khoan dô hầy, khoan ơi
khoan… là ta có thể đã biết ngay đó là điệu hị nào.

Chương 4: GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.

4.1 Trong đời sống tinh thần.
Đầu tiên ta thấy được ở Hị Nam Bộ đó là giát trị lịch sử nó mạng lại, trải
qua một thời kỳ lịch sử dài gắn bó với người dân Nam Bộ từ những ngày đầu khai
hoang khẩn đất đến nhưng thời kỳ chống giặc cứu nước, cịn cả một q trình phát
triển của con người và vùng đất nơi đây trong giai đoạn đổi mới. Hò mang đến một
màu sắc mới cho con người nơi này.
Thứ hai, ta thấy được ở đây là giá trị nghệ thuật mà nó mang lại, mỗi một bài Hị là
một tác phẩm nghệ thuật, nó mang trong mình thắm nhuần tình cảm, tâm tư của
con người.

4.2 Trong lao động, sinh hoạt.
4.2.1 Trong lao động.
Trong lao động con người dùng những bài Hò, điệu Lý để vơi bớt đi mệt
mỏi trong cơng việc, tìm thấy niềm vui mới. Khơng chỉ là niềm vui của một người
mà nó cịn lan tỏa rộng trong cả tập thể những người nông dân đang cấy lúa, đang
gặt lúa, những bác ngư dân đanh kéo lưới cá hay là các cô, các mẹ đi hái rau, làm
10


cỏ,... Sự lan tỏa của tiếng Hò mang lại âm hưởng của những người dân quê, đem
họ đến gần với nhau, tạo nên sự khắn khít trong chính bản thân họ.

Hình: Hị đối đáp trên sơng (Internet)
Trong ca khúc Hị Lơ của nhạc sĩ Phạm Duy ông đã sử dụng phần xướng của
bài Hò Cấy Lúa để mở đầu ca khúc Hị Lơ của ơng. Hiện nay em khơng tìm được
một video clip nào có phần diễn xướng nguyên bản cho bài Hị độc đáo này, nên
em xin phép trích lại lyric về một phần của bài Hò tiêu biểu này để giới thiệu đến
mọi người và từ đó mong mọi người có cái nhìn tổng qt chung:
“Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ hò lơ hó lơ…
Tay ơm bó mạ xuống đồng… a li hò lờ… miệng hò tay cấy ờ… a li hò lờ… mà lịng

nhớ ai.
Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hị lờ hị lơ hó lơ.
Mạ xanh mơn mởn nên tình… a li hị lờ… bao nhiêu lá mạ ờ… a li hị lờ… thương
mình là bấy nhiêu…
Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hị lờ hị lơ hó lơ.
11


Thương sao cho được mà thương… a li hò lờ… nước kia muốn chãy ơ… a li hị
lờ…mà mương khơng đào…
Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hị lờ hị lơ hó lơ.
Bây giờ chưa rỏ âm hao… a li hò lờ… còn chờ chi nửa ơ… a li hị lờ… má đào
phơi pha…
Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ hò lơ hó lơ.
Em chờ cho hết sức chờ… a li hị lờ… chờ cho rau nhút ờ… a li hò lờ… lên bờ mà
trổ bơng…
Hị lơ hó lơ… lắng tai nghe tiếng ai đang hị lờ hị lơ hó lơ…”

4.2.2 Trong lời ru của các bà, các mẹ.
Nói đến Hị, khơng thể bỏ qua những câu hát ru của các bà và các mẹ. Ai lớn
lên mà không hề trải qua những buổi trưa hè, cùng với tiếng hát ru của bà hay là
của mẹ mà cùng đắm chìm vào những giấc mộng n bình. Từ những câu Hị, các
bà các mẹ đã mang đến một làn điệu nhẹ nhàng, thắm thiết, giúp những đứa trẻ
nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Có thể ngườ phụ nữ gửi những tâm tư tình cảm của
mình vào những lời ru con, mong cho con mau lớn, khỏe mạnh hay
là nổi nhớ thương người chồng đang đi làm, hay là nổi mong cho
vụ mùa sắp tới thu hoạch được.
Hình: Người mẹ ngồi ru con (Internet)
Trong các lời ru của các bà các mẹ, có những lời ru mang tính chất của sáng tạo,
nhưng cũng có những lời ru câu Hò đi theo hàng ngàn con người Nam Bộ.

Nó có thể là:

12


“Gió mùa Thu mẹ ru mà con ngủ
Năm ớ canh chày, là năm ớ canh chày
Thức đủ vừa năm hỡi chàng chàng ơi, hỡi người người ơi
Em nhớ tới chàng em nhớ tới chàng.
Hãy nín nín đi con ớ ngủ ngủ đi con
Con hời là con hỡi con hỡi con hời.
Con hỡi con hời… hỡi… con”
Hay là:
“Ầu ơ… Ví dầu cầu ván đóng đinh…
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi…
Ầu ơ… Khó đi mẹ dắt con đi…
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

“Ầu ơ… Gió đưa bụi chuối sau hè…
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ…
Ầu ơ… Con thơ tay ẵm tay bồng…
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.”

“À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con… À ơi…!”
...

13



4.2.3 Trong đối đáp giao dun đơi lứa.
Hị đối đáp ở Nam Bộ mang ta đến một làn điệu mênh mơng, gợi nhớ những
cánh đồng bát ngát, những dịng sơng phẳng lặng, êm đềm. Người nơng dân
thường hát hị để gởi gắm tâm tư, tình cảm, để than thân trách phận và để vơi bớt
nỗi nhọc nhằn nhưng cần cù lao động, qua đó họ cịn thể hiện ra tình u đồng
ruộng và u cuộc sống quanh mình. Hị đã ăn sâu vào tâm hồ của người dân trên
sông rạch thuở ấy:
“Chờ em cho mãn kiếp chờ
Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông.”
Khi nghe chàng trai cất lên câu hị, cơ gái liền bẻ lại:
“Rau muống trổ bơng lên bờ nó trổ
Ai biểu anh chờ mà anh kể cơng ơn.”
Hình: Nghệ sĩ Linh Phượng và nghệ sĩ Xuân Thưởng
trong tiết mục trình diễn Hị Đối.
Hay là, với cơ gái:
“Khế với canh một lịng chua xót
Mật với gừng một ngọt một cay
Ra về bỏ áo lại đây
Để khuya em đắp gió tây lạnh lùng.”
Và chàng trai đáp lại rằng:
“Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp
Trả áo cho anh về đi học kẻo trưa.”
14


15



KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta có thể thấy được người dân Nam Bộ có những điệu Hị,
câu Lý mang đến nhiều sức sống cho người dân. Nó tồn tại ở mọi mặt trong cuộc
sống, từ cánh đồng bạc ngàn, trên những con sơng xanh ngắt, trong những xóm nhà
tranh nơi vùng q nghèo,… nó là hiện thân của tâm tình của con người. Họ gửi
vào đó là niềm mong muốn cho vụ mùa tươi tốt, cho sức sống vững bền; tình yêu
của con người với quê hương đất nước, với giống nịi; hay là tình u thắm thía
của gia đinh, của mẹ với con, của bà với cháu, của đôi vợ chồng,… Nó như hiện rõ
trong từ câu hát của họ, họ thể hiện đầy đủ cảm xúc, không che giấu bất cứ thứ gì,
nó mang đến cho những người xung quanh sự gần gũi đến lạ thường.

Hò Nam Bộ mang đến một giá trị tinh thần không thể thiếu của con người,
khơng chỉ vậy mà nó cịn thể hiện một bản sức văn hóa truyền thống của nơi này.
Vừa mang tính giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện được nét
đẹp của con người và vùng đất nơi đây. Vừa mang tính nghệ thuật to lớn, là một
trong những thể loại đặc sắc của nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
Mang đầy đủ trong mình những giá trị của văn hóa, từ đó, ta thấy được vẻ đẹp của
các câu Hị, mà đăc biệt là Hò Nam Bộ với nhiều sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo
của chính tác giả - người dân lao động.

Để rồi ta thấy và hiểu được nét đẹp của Hò, cần được bảo tồn và phát triển.
Trong thời buổi hiện nay, Hò vẫn được sử dụng ở miền quê Nam Bộ tuy nhiên
không quá phổ biến như trước nữa. Nhưng vẫn có những người mang nhiều đam
mê với Hị bằng những điệu nhạc, câu hát của nó,… Đối với nhều người Hò như
một thứ gây “nghiện”, đã nghe rồi, hiểu rồi cái câu hát đó là khơng thể nao dứt ra
được, mà nó sẽ ăn sâu vào mang chúng ta đến gần với nét đẹp của nền văn hóa đặc
16


trưng này. Bảo tòn Hò vẫn được những người nghệ sĩ hay thậm chí là những người

dân lao động truyền lại, nó vẫn cịn ở mãi trong tâm trí của con người mảnh đất
Nam Bộ. Hy vọng rằng Hò Nam Bộ vẫn giữ được nét đẹp của nó với thời gian.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Phỏng Diều, 2016, Văn hóa Dân Gian Cần Thơ, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.
2. Nguyễn Hữu Hiếu, 2017, Sơng nước trong đời sống Văn hóa Nam Bộ, Nhà xuất
bản Mỹ Thuật.
3. Trần Văn Khê, 2004, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nhà xuất
bản Trẻ.
4. Trần Minh Thương, 2017, Đặc điểm Văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ, Nhà
xuất bản Mỹ Thuật.
5. Túy Phượng, Dân ca Dân nhạc Việt Nam – Hát ru con Miền Nam.
/>6. Túy Phượng, Trần Trọng Trí, Dân ca Dân nhạc Việt Nam – Hò Miền Nam.
/>fbclid=IwAR2R1vzyZZl3TkuQAPwejH_0qYdSMrRhtGg4zTvn0w7pdMyUUEDhLGFjF8
7.
/>
18



×