Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

NHU CẦU THAM GIA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “VẢI LAI CHÍN SỚM PHÙ CỪ” CỦA CÁC HỘ TRỒNG VẢI XÃ TAM ĐA, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.37 KB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHU CẦU THAM GIA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
CHỨNG NHẬN “VẢI LAI CHÍN SỚM PHÙ CỪ” CỦA CÁC HỘ
TRỒNG VẢI XÃ TAM ĐA, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN
Tên sinh viên : Đặng Thị Nga
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KTNNC – K55
Niên khóa : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Văn Song
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ
nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2014
Tác giả

Đặng Thị Nga
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận được


sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về
tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Văn Song, Trưởng Bộ môn Kinh tế tài nguyên và
môi trường - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường đại
học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu,
giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn
chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi
trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường đại học Nông Nghiệp -
Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng cán bộ công chức UBND huyện Phù Cừ, UBND xã Tam
Đa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các hộ trồng vải xã Tam Đa
đã cộng tác và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
điều tra tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2014
Tác giả
ii
Đặng Thị Nga
iii
TÓM TẮT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”; phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng từ đó
đề ra giải pháp thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu cầu,
cầu, nhãn hiệu chứng nhận và một số vấn đề có liên quan;
- Đánh giá nhu cầu xây dựng và sử dụng, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới
nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” của
người trồng vải;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3 Kinh nghiệm, bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho
nghiên cứu của tác giả
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Trong thời đại phát triển và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề thương
hiệu, nhãn hiệu ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các công ty, doanh
iv
nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Vải lai chín sớm Phù Cừ lâu nay đã được

biết đến với uy tín và chất lượng đảm bảo không chỉ trong và ngoài huyện mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu cho cây
vải nên giá còn thấp, người trồng vải vẫn canh cánh nỗi lo bị “rớt” giá khi được
mùa [6]. Nhãn hiệu chứng nhận là một vấn đề về thương hiệu được nhà nước quan
tâm và hỗ trợ. Việc xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” sẽ góp phần nâng
cao giá trị, danh tiếng sản phẩm nhãn hiệu chứng nhận, đảm bảo việc xúc tiến
thương mại có hiệu quả; góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội của địa phương;
bảo tồn giống Vải lai chín sớm Phù Cừ truyền thống của địa phương có chất lượng
và hương vị đặc trưng riêng.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kinh tế xã hội huyện Phù Cừ,
phòng thống kê, phòng địa chính huyện, xã qua 3 năm 2011 đến 2013. Nguồn số
liệu sơ cấp được thu thập qua 60 mẫu điều tra tại 2 thôn trồng vải với số mẫu điều
tra tại thôn Tam Đa là 40 mẫu, thôn Cự Phú 20 mẫu. Tài liệu thu thập qua các tiêu
thức phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của người được điều tra như tuổi, giới tính,
tình hình thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp nhằm xác định những yếu tố này
ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Số
liệu điều tra thông tin về tình hình sản xuất vải, nhu cầu tham gia xây dựng và sử
dụng NHCN được thu thập thông qua việc phỏng vấn các hộ trồng vải từ phiếu điều
tra từ đó đề xuất ra giải pháp thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng
NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để phân tích và xử lý số liệu, các phương pháp nghiên cứu truyền thống
được sử dụng như phương pháp định lượng bao gồm phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích so sánh; phương pháp định tính trong phần phỏng vấn,
phương pháp tính bình quân theo công thức bình quân cộng gia quyền.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống, nghiên cứu sử dụng
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuatione Method – CVM).
Phương pháp này sử dụng cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các hộ trồng
v

vải tại địa bàn nghiên cứu nhằm tìm ra mức giá sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay
– WTP) của người dân cho việc xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù
Cừ”. Giả định chương trình tạo lập, xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
được triển khai thành công, hiệp hội sản xuất và kinh doanh vải được thành lập, các
sản phẩm vải của các hộ tham gia được gắn nhãn mác NHCN về sản phẩm Vải lai
chín sớm Phù Cừ và các hộ trồng vải được hưởng nhiều lợi ích khác từ việc tham
gia vào Hiệp hội như: tập huấn về quy trình kỹ thuật thường xuyên, bảo hộ mức tiêu
thụ, bảo hộ giá cả đầu vào, đầu ra,… thì mức sẵn lòng đóng kinh phí để tham gia là
bao nhiêu. Kết hợp sử dụng phương pháp CVM với các phương pháp nghiên cứu
kinh tế khác để tìm ra phương pháp phù hợp cho việc đánh giá lợi ích của hộ trồng
vải khi tham gia xây dựng và sử dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
3.2.4 Một số chỉ tiêu nghiên cứu
• Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất Vải lai
chín sớm Phù Cừ
- Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội: chỉ tiêu về đất đai, dân số, lao
động, cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người,… tại
địa bàn nghiên cứu được thu thập tại phòng thống kê huyện và UBND xã Tam Đa.
- Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng vải của xã.
• Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm
Phù Cừ” + Tỉ lệ hộ dân có hiểu biết về NHCN.
- Tỉ lệ hộ nông dân có nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm
Phù Cừ” tương ứng với các mức kinh phí bỏ ra.
- Mức sẵn lòng chi trả bình quân của các nhóm hộ được tính bằng công thức số
bình quân gia quyền
k
Trong đó: k: Chỉ số của các mức WTP; k = 1-T- m
m: là các mức WTP mà các hộ chi trả
wtp: là mức WTP trung bình của các hộ wtp
k
: là mức WTP thứ k

n
k
: là số hộ gia đình tương ứng với mức wtp
k

vi
+ Tỷ lệ hộ nông dân có nhu cầu tham gia vào cơ quan chứng nhận NHCN “Vải lai
chín sớm Phù Cừ”
+ Tỷ lệ hộ nông dân có nhu cầu về thời gian bảo hộ NHCN “Vải lai chín sớm Phù
Cừ”
+ Tỷ lệ hộ nông dân có nhu cầu đóng góp kinh phí cho xây dựng và sử dụng
NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nét đặc trưng của sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ
4.2Thực trạng sản xuất vải của xã Tam Đa
4.2.1 Tình hình sản xuất vải xã Tam Đa qua 3 năm 2011 - 2013
4.2.2 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra xã Tam Đa năm 2013
4.3Tình hình tiêu thụ Vải lai chín sớm Phù Cừ
o Cơ cấu tiêu thụ vải của các hộ điều tra
o Thị trường tiêu thụ
o Kênh tiêu thụ
o Phương thức tiêu thụ
o Giá bán vải tại xã Tam Đa
4.4 Nhu cầu xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù
Cừ” xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
4.4.1 Sự cần thiết phải xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải lai chín
sớm Phù Cừ”
4.4.2 Khảo sát nhu cầu về xây dựng, sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
của xã
 Các bước tiến hành xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”

 Khảo sát nhu cầu của các hộ trồng Vải lai chín sớm Phù Cừ
a, Nhu cầu của người trồng vải trong việc xây dựng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
b, Tổng hợp mức sẵn lòng trả cho việc xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN
“Vải lai chín sớm Phù Cừ” của các hộ điều tra
c, Nhu cầu của các hộ về cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý NHCN “Vải lai
chín sớm Phù Cừ”
vii
4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải
lai chín sớm Phù Cừ”
a. Yếu tố trình độ học vấn
b, Yếu tố sản lượng
c, Yếu tố thu nhập
4.5 Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ Vải lai chín sớm
Phù Cừ
4.6 Giải pháp nhằm thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng
NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
- Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng
- Thành lập Hiệp hội quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
- Xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện phát triển sản xuất và kinh
doanh vải
- Về quy hoạch vùng sản xuất vải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ
thâm canh và điều kiện tự nhiên của từng vùng
- Giải pháp về tiêu thụ
- Giải pháp về vốn
- Giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
- Mở rộng phát triển sản xuất vải theo mô hình trang trại
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
viii
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI i

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN i
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thu nhập từ trồng vải đến nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng
NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” 76
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ vải của các hộ điều tra năm 2013 55
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHCN
Nhãn hiệu chứng nhận
NHTT Nhãn hiệu tập thể
NHHH Nhãn hiệu hàng hóa
SHTT Sở hữu trí tuệ
DN Doanh nghiệp
SP, DV Sản phẩm, dịch vụ
TCĐLCL Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
VBPL Văn bản pháp luật
QLNN Quản lý nhà nước
BCH Ban chấp hành
KH &CN Khoa học và công nghệ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
PTNT Phát triển nông thôn
CVM Phương pháp tạo dựng thị trường
TB Trung bình
SX, KD Sản xuất, kinh doanh
TB Trung bình
BVTV Bảo vệ thực vật
HTX Hợp tác xã

KHKT Khoa học kỹ thuật
xii
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều đặc sản địa phương được người tiêu dùng
biết đến rộng rãi và được yêu thích như: Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Bưởi Da Xanh
(Bến Tre), Bưởi Năm Roi (Hậu Giang), Vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim (Tiền Giang), Gạo
Tám xoan Hải Hậu (Nam Định), Chè Shan Tuyết (Sơn La), Vải thiều Thanh Hà (Hải
Dương) v.v Việc phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đã bước đầu
khẳng định được chất lượng, danh tiếng và đang từng bước xây dựng được thương hiệu
cho mình (Trần Anh Huy – Công ty Luật hợp danh Invenco, 2010 [8])
Nhiều địa phương cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu
cho đặc sản của mình dưới các hình thức xây dựng và phát triển thương hiệu: nhãn
hiệu, nhãn hiệu tâp thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, Đối với các địa danh
dùng cho đặc sản của địa phương, nếu việc xây dựng chỉ dẫn địa lý là không phù hợp
hoặc chưa có đủ các điều kiện cần thiết thì việc bảo hộ địa danh dưới hình thức nhãn
hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (NHCN, NHTT) là lựa chọn tốt nhất nhằm đảm
bảo và nâng cao giá trị cho đặc sản đó (Thái Thị Nhung, 2009 [13])
Việc tạo lập nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm đang rất phát triển hiện
nay trên thế giới. Một số nước như Pháp, Colombia, Mỹ, Italy cũng đã có kinh
nghiệm xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm rượu vang, cà phê, sữa tươi, dịch vụ, du
lịch v.v… Nghiên cứu của Jocams Hackner & Astri Muren (2004) có tên "Trade
mark dilution – A welfare acamlysis” phân tích ảnh hưởng của nhãn hiệu tới phúc
lợi cho thấy rằng: nhãn hiệu không những ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh,
quyền lợi của người sản xuất mà còn ảnh hưởng rộng tới thay đổi việc phân phối
phúc lợi xã hội của người sản xuất và người tiêu dùng ở Mỹ và EU (Jocams
Hackner & Astri Muren, 2004 [7])
Hiện nay, việc tạo lập NHCN, NHTT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam nên
còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một số tác giả như: Lê Xuân Tùng (2005) đã

đưa ra 5 bước để xây dựng và phát triển một thương hiệu. Nguyễn Quốc Thịnh báo
1
cáo trong hội thảo “Xây dựng, triển khai dự án xác lập, quản lý và phát triển
NHTT, NHCN” đã cho thấy những hạn chế trong phát triển thương hiệu tập thể tại
một số địa phương. Thống kê các đơn đăng ký NHTT, NHCN cho thấy: Tính từ
ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực (01/07/2006) đến nay mới có 17 đơn đăng ký
NHCN và 46 đơn đăng ký NHTT mang địa danh (Phòng nhãn hiệu số 1 - Cục Sở
hữu trí tuệ, 2008 [16])
Cây vải mấy năm gần đây được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của nhiều
nông dân huyện Phù Cừ. Thế nhưng làm thế nào để tìm kiếm thị trường mang tính
ổn định, xây dựng thương hiệu cho cây vải lai u… còn là điều trăn trở của các cấp,
các ngành địa phương và sự mong đợi của đông đảo người trồng vải (Báo Hưng
Yên, 2012 [4])
Tam Đa là một xã thuộc huyện Phù Cừ được nhiều người biết đến là xã có diện
tích và sản lượng Vải lai chín sớm Phù Cừ lớn nhất huyện. Nằm ở vị trí thuận lợi, nơi
có con sông Luộc bồi đắp phù sa nên xã Tam Đa có nhiều điều kiện cho trồng và phát
triển các loại cây ăn quả, nhất là cây vải lai u (Vải lai chín sớm Phù Cừ).
Đặc tính của Vải lai chín sớm Phù Cừ chủ yếu là để ăn tươi, vụ thu hoạch rộ
chỉ khoảng nửa tháng, do đó nếu nông dân không thu hoạch thì sẽ bị hỏng, vì
vậy giá cao hay thấp người trồng vải trông chờ cả vào thương buôn. Là giống vải
chín sớm, có chất lượng vượt trội hơn so với nhiều loại vải khác, những năm gần
đây Vải lai chín sớm Phù Cừ đã được nhiều người tiêu dùng ở gần xa biết đến, thế
nhưng việc xây dựng thương hiệu cho cây vải vẫn là việc làm còn dang dở (Báo
Hưng Yên, 2012 [5])
Năm 2012, xã cũng đã thành lập được ban vận động hội Vải lai chín sớm Phù
Cừ, hướng tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho cây vải. Thành viên là các hộ có diện
tích trồng nhiều tham gia. Thế nhưng đến nay công việc này cũng chỉ dừng lại ở việc
thành lập ban vận động, chứ chưa có động thái gì tích cực để cho cây vải của địa
phương được phát triển mạnh mẽ và có tiếng hơn (Nguyễn Xuân Thu, 2012 [21])
Cây vải hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Tam Đa.

Vấn đề mở rộng và phát triển vùng chuyên canh vải là hướng đi đúng đắn của chính
quyền địa phương trong những năm qua, song để cây Vải lai chín sớm Phù Cừ được
2
nhiều người biết đến hơn nữa thì việc xây dựng thương hiệu đang là bài toán chưa
có lời giải? Người trồng vải vẫn canh cánh nỗi lo bị “rớt” giá khi được mùa. Chính
vì vậy, hơn lúc nào hết rất cần sự vào cuộc và quan tâm của chính quyền địa
phương cũng như các cấp, các ngành trong việc xây dựng thương hiệu cho Vải lai
chín sớm Phù Cừ và sớm có biện pháp ngăn chặn việc vi phạm “bản quyền” của các
thương lái từ các nơi như đang và đã xảy ra hiện nay (Bùi Xuân Dục, 2012 [6])
Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã lựa chọn đề tài
“Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín
sớm Phù Cừ” của các hộ trồng vải xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”
để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”; phân tích một số nguyên nhân ảnh
hưởng từ đó đề ra giải pháp thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu
cầu, cầu, nhãn hiệu chứng nhận và một số vấn đề có liên quan;
- Đánh giá nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín
sớm Phù Cừ”, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” của người trồng vải;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người trồng vải tham gia xây dựng
và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của các hộ trồng vải xã Tam Đa.
- Giải pháp thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng NHCN
“Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu nhu cầu và phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng tới việc
tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” từ đó đề xuất một
số giải pháp thu hút người trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai
chín sớm Phù Cừ”.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
- Phạm vi thời gian thu thập số liệu từ năm 2011 - 2013
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 12 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Các khái niệm liên quan tới nhu cầu
Trong cuộc sống hàng ngày khái niệm nhu cầu được dùng khá phổ biến và
có nhiều cách hiểu khác nhau về nhu cầu.
* Nhu cầu theo Kinh tế học: được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần
thiết
của một cá thể về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của
toàn thể các
cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị trường.

Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu.
* Theo Philip Kotler chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: “Nhu cầu là
cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con
người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất bản năng
sinh tồn như ăn, uống, mặc, ở, an toàn,… đến những nhu cầu về tình cảm trí thức,
tôn trọng, tự thể hiện mình. Những nhu cầu đó gắn liền với tình cảm con người,
gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó (Nguyễn
Nguyên Cự, 2005 [2])
Về bản chất nhu cầu là một khái niệm tâm – sinh lý. Tìm cách thỏa mãn
nhu cầu luôn là ý chí của con người thuộc các thời đại khác nhau, đặc biệt trong
nền sản xuất hàng hóa.
- Nhu cầu của con người là những mong muốn của họ về một số điều kiện
nào đó để đảm bảo cuộc sống của họ được tốt hơn. Theo cách hiểu này có thể thấy
nhu cầu của con người chính là động cơ để con người thực hiện những hành vi có
ý thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó (Hoàng Ngọc Bích, 2007)
- Cũng có thể hiểu nhu cầu là khoảng cách giữa tình huống hiện tại và trạng
thái mà con người mong muốn đòi hỏi, điều kiện để làm một cái gì đó tốt hơn với
điều kiện hiện tại.
* Theo Abraham H.Maslow:
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai
nhóm
5
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta
needs).

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như
mong
muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều
là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những
nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong

cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.
Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an
tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu
cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ
không quan tâm
đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng (Abraham H.Maslow, 1943 [12])
2.1.1.2 Các khái niêm liên quan tới cầu
Khái niệm cầu (Demand): “Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu
dùng (với tư cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác
nhau (mức giá chấp nhận được) trong pham vi không gian và thời gian nhất định
(khi các yếu tố khác không thay đổi)” (Robert , S.Pindyck, Daniel, L. Rubinfeld
1999 [26])
Khi nói đến cầu chúng ta không thể không nhắc đến lượng cầu; Lượng cầu:
“Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua
ở một mức cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi)”.
* Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu cá nhân: Đường cầu của một cá nhân về một sản phẩm phản ánh mối
quan hệ giữa khối lượng sản phẩm mà người này sẽ mua ứng với các mức giá khác
nhau của sản phẩm (các yếu tố khác không đổi).
Cầu thị trường: Là đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa số lượng của một
loại hàng hóa mà tất cả những người tiêu dùng trên thị trường sẽ mua tương ứng
với các mức giá khác nhau của hàng hóa đó.
Cầu thị trường bao gồm tổng cầu cá nhân trên thị trường. Về mặt khái niệm,
đường cầu thị trường được xác lập bằng cách cộng tổng lượng cầu của tất cả cá nhân
tiêu dùng hàng hóa tương ứng với từng mức giá (Đặng Văn Thanh, 2011 [22])
6
* Quy luật cầu

Một điểm chung của các đường cầu thị trường là có xu hướng nghiêng xuống
dưới và phía bên phải. Nghĩa là khi giá của hàng hoá và dịch vụ giảm thì lượng
cầu tăng lên. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa giá và lượng cầu của hàng hoá là
rất phổ biến. Các nhà kinh tế gọi đây là quy luật cầu.
Vậy quy luật cầu khối lượng hàng hoá, dịch vụ được cầu trong một thời gian
xác định sẽ tăng lên khi giá hàng hoá, dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại. Khi
giá của hàng hoá, dịch vụ đó tăng lên thì lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ đó
giảm xuống (với giả định các yếu tố khác không thay đổi).
Nhu cầu thể hiện mong muốn của con người tiêu dùng về việc sử dụng
hàng
hoá, dịch vụ. Theo bản năng, con người luôn mong muốn hơn cái họ
đang có cho
nên nhu cầu là vô hạn, không bao giờ thoả mãn được. Trong khi đó, khả năng thanh
toán cho nhu cầu đó là có hạn nên chỉ có nhu cầu nào có khả năng thanh toán nó
mới trở thành cầu của thị trường. Như vậy, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán
(Nguyễn Đại Thắng, 2005 [23])
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cầu. Sau đây tôi xin đưa ra các ý kiến của các
chuyên gia tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Sở thích và thị hiếu: Dĩ nhiên, một hàng hóa đang được ưu chuộng (sở
thích
và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó. Cầu sẽ giảm khi sự ưu
chuộng của
hàng hóa không còn nữa, do đó người tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng
hàng hóa nữa.
- Thu nhập: Cầu của hầu hết các hàng hóa tăng lên khi thu nhập của
người
tiêu dùng tăng lên.
- Giá cả hàng hóa liên quan: Hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung.
Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này tăng lên

làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa thường được
sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bò có thể là hàng hóa thay thế lẫn
nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau.
7
Các nhà kinh tế cho rằng hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung khi giá của một
hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường
hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Ví dụ như xe máy và mũ
bảo hiểm, máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD.
- Số lượng người tiêu dùng: Do đường cầu thị trường bằng tổng theo
trục
hoành lượng cầu của tất cả người mua trên thị trường, sự gia tăng số
lượng người
mua sẽ làm cho cầu tăng lên. Khi dân số tăng lên cầu tăng lên, giảm dân số cũng
làm giảm cầu hàng hóa.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập: Các kỳ vọng của
người
tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
cầu hiện tại của hàng hóa. Nếu thu nhập kỳ vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu
của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hôm nay để đề phòng
thu nhập thấp hơn trong tương lai.
- Phong tục tập quán: Phong tục tập quán ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của
con người. Thường sống trong Nói cách khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm thì các cá
nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại để vùng có tập quán thế nào thì nhu cầu cũng phù
hợp với tập quán của khu vực đó (Cao Thúy Chinh, 2011 [3])
2.1.2 Tổng quan về nhãn hiệu hàng hóa
2.1.2.1.Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa (Trademark).
Ngày nay, nhãn hiệu chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong thương mại.
Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc có thể cho thuê quyền sử dụng. Nhãn hiệu có
thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.
Hiện nay, đang có nhiều quan điểm về nhãn hiệu như sau:

- Theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
28/10/1995 thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu
hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
8
- Theo Luật SHTT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 tại Điều 4,
Chương I đã nêu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức khác nhau”.
Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất,
nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đến nguồn gốc của hàng hóa,
dịch vụ.
2.1.2.2.Vai trò, chức năng và tác dụng của nhãn hiệu hàng hoá
* Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn
những sản phẩm, dịch vụ phù hợp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản
xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát
triển nền kinh tế.
o Đối với người tiêu dùng
Nhãn hiệu khi đã có vai trò đối với người tiêu dùng khi đó nó sẽ trở thành vũ
khí sắc bén của DN trong cạnh tranh trên thương trường.
o Đối với người sản xuất
Nhãn hiệu chỉ có giá trị đối với người sản xuất khi nó có giá trị hay được tin
tưởng bởi những người tiêu dùng, khi được sự tin tưởng của người tiêu dùng nó
được đánh giá là thương hiệu.
o Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều quốc gia rất chú trọng xây dựng
cho mình các nhãn hiệu mạnh. Chính các nhãn hiệu này sẽ là rào cản chống lại sự
xâm nhập của các hàng hoá, dịch vụ kém phẩm chất, giá rẻ từ bên ngoài thâm nhập

vào thị trường trong nước, bảo vệ thị trường nội địa (Luật SHTT, 2006 [9])
* Chức năng của nhãn hiệu hàng hoá
Thứ nhất, chức năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ.
Khi chọn mua hàng chúng ta luôn dựa trên dấu hiệu, NHHH mà nhà sản xuất
gắn trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Như vậy, NHHH có chức năng
phân biệt hàng hoá cùng loại (có cùng tính năng tác dụng như nhau) của các nhà sản
xuất khác nhau.
9
Thứ hai, chức năng thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Chức năng này thể hiện hàng hoá đó là do ai sản xuất? Sản xuất ở đâu? Nó được
minh chứng khi bạn quyết định mua một sản phẩm nào đó không một chút do dự vì
có thể trước đây bạn đã từng mua hàng hoá đó. Bạn biết hàng hoá là của nhà sản
xuất nào và tin tưởng vào hàng hoá của nhà sản xuất đó.
Thứ ba, chức năng thông tin về đặc tính của sản phẩm.
Chức năng này thể hiện sản phẩm đó chất lượng ra sao? Được sản xuất từ nguyên
vật liệu gì? Giá cả hàng hoá đó có hợp lý với chất lượng hay không? Và nhiều
thông tin khác như tỷ lệ phối trộn nguyên liệu, cách sử dụng (Trương Đình Chiến
& Nguyễn Trung Kiên, 2004 [1])
* Tác dụng của nhãn hiệu hàng hoá
+ Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử
dụng sản phẩm.
+ Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ người
bán chống lại các đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí marketing.
+ Dễ thu hút khách hàng mới.
+ Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.
+ Tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới.
+ Nhãn hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút
nhân tài.
+ Tạo thuận lợi cho việc triển khai tiếp thị, khuếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn.
+ Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,

một mặt giúp doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết
liệt về giá trên thị trường.
+ Nhãn hiệu thương mại của người bán khi đăng ký bao hàm sự bảo hộ của
pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị
đối thủ cạnh tranh nhái theo (Luật SHTT, chương I, 2006 [9])
2.1.2.3. Khái niệm thương hiệu, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
* Khái niệm thương hiệu
Theo PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh, Trung tâm thương hiệu Đại học Thương
Mại Hà Nội thì: “Xây dựng thương hiệu là tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và
10
doanh nghiệp, đưa đến và cố định hình ảnh đó trong tâm trí khách hàng” (Nguyễn
Quốc Thịnh, 2008 [24])
Thương hiệu được thể hiện thông qua sản phẩm, gắn với văn hoá DN, các
yếu tố chỉ nguồn gốc địa lý và các hoạt động truyền thông giao tiếp. Vậy thương
hiệu là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO):
“Đối với một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, thương hiệu là một dấu hiệu (hữu
hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đó được sản
xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”.
“Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản
phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ
nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan
trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm
một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”.
Cùng với quá trình phát triển của khoa học marketing, khi tư duy marketing
đã dần trở nên hoàn thiện thì quan niệm về thương hiệu cũng đã có sự thay đổi.
Thương hiệu bây giờ không chỉ là một cái tên hay một biểu tượng thuần tuý mà
đằng sau nó là chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín của DN…, là tất cả những thứ
mà DN đảm bảo cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, chúng tôi thấy thương
hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp “là biểu hiện trên thị trường của tất cả

những thứ mà doanh nghiệp đó có và đảm bảo cung cấp cho khách hàng từ con
người, tổ chức đến hàng hoá, dịch vụ” (Nguyễn Quốc Thịnh, 2008 [24])
* Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn xuất hiện cả hai khái niệm nhãn hiệu và thương
hiệu. Vậy thương hiệu có gì khác với nhãn hiệu không? Về vấn đề này cũng có
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng thương hiệu chỉ là một cách gọi
khác của nhãn hiệu. Có quan điểm cho rằng nhãn hiệu khác với thương hiệu, cụ thể:
- Theo Jack Trout và Steve Rivkin: “Khi nói tới nhãn hiệu tức là nói tới vấn đề
đăng ký, mua bán, cho thuê, kiện tụng liên quan đến nhãn hiệu. Còn khi nói đến
thương hiệu tức là chúng ta nói đến sự cảm nhận của khách hàng, sự hiện diện của
11
nó trong tâm trí của khách hàng như thế nào. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng
thương hiệu sản phẩm là nhãn hiệu của sản phẩm đã được DN “thổi” vào đó một
“linh hồn” sống động, có cá tính, có niềm tin nhất quán, có ấn tượng và cảm nhận
tốt về sản phẩm về công ty”
- Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh: Có thể hình dung sự khác biệt giữa thương
hiệu và nhãn hiệu như sau:
Bảng 2.1. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
STT Nhãn hiệu Thương hiệu
1
Khái niệm thương mại, tài sản vô
hình.
Khái niệm luật pháp, tài sản hữu
hình.
2
Hiện diện trong tâm trí người tiêu
dùng.
Hiện diện trên văn bản pháp lý.
3
Doanh nghiệp xây dựng, người

tiêu dùng chấp nhận.
Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức
năng công nhận.
4
Xây dựng do hệ thống tổ chức
của doanh nghiệp.
Xây dựng trên hệ thống luật pháp
quốc gia.
5 Là linh hồn của doanh nghiệp. Là phần thể xác của doanh nghiệp
Thứ nhất, về khía cạnh vật chất, nghĩa là dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu
và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Nhưng khi nói đến
thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như
không được đề cập đến trong nhãn hiệu. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến
"Nâng niu bàn chân Việt" là đã nghĩ ngay đến Biti's.
Thứ hai, về ngữ cảnh sử dụng, ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn
hiệu là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam. Nhưng ở góc độ quản
trị DN và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Thứ ba, cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu trên một số khía
cạnh cụ thể như sau:
- Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu
mà là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu
12

×