Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao chất lượng ban quản lý khu công nghệ cao hòa lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.64 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc........................................1


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO
HỊA LẠC
1.1. Vị trí và chức năng của Ban Quản lý Khu Cơng
nghệ cao Hịa Lạc
Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hòa Lạc được thành lập theo Quyết
định số 10/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2000. Ngày 9 tháng
12 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 68/2014/QĐTTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban
Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
thay thế cho Quyết định số 98/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hịa Lạc. Vị trí và chức năng của
Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc được quy định rõ trong Quyết định
số 68/2014/QĐ-TTg như sau:
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (sau đây gọi là Ban Quản lý)
là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trực tiếp đối với Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc (sau đây gọi là Khu
Công nghệ cao) theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý (tổ chức tương đương Tổng cục) có tư cách pháp nhân, sử
dụng con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
ngân hàng; là đơn vị dự toán cấp 1, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch
hàng năm và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước, có trụ sở tại
thành phố Hà Nội.
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao
Hịa Lạc.

1




Chức năng và quyền hạn của Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc
được quy định chi tiết tại Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg ngày 9/12/2014 của
Thủ tướng Chính phủ như sau:
a. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ để trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành:
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn đối với Khu
Công nghệ cao;
- Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu Công nghệ cao phù hợp với
điều kiện phát triển thực tế trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật;
- Cơ chế thu hút, chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý.
b. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, quyết định
hoặc ban hành:
- Các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các dự án ODA
và vốn tiếp nhận viện trợ đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao theo quy định
của pháp luật;
- Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác về Khu Công nghệ
cao.
c. Lập kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách hàng năm (chi
đầu tư phát triển và chi thường xuyên) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính tổng hợp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d. Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình trong
Khu Cơng nghệ cao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.
e. Ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, các quy
định nội bộ theo quy định của pháp luật.
f. Về quản lý quy hoạch và xây dựng
- Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng sau khi được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2


- Chỉ đạo lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức
năng; thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo ủy
quyền; tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch được
phê duyệt;
- Thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi, hủy: Văn bản
giới thiệu địa điểm, chứng chỉ quy hoạch, giấy phép quy hoạch và giấy phép
xây dựng theo ủy quyền; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng;
- Phối hợp thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng của các
nhà đầu tư tại Khu Cơng nghệ cao;
- Lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực xây dựng tại Khu Công nghệ cao.
g. Về quản lý nguồn vốn và kế hoạch phát triển
- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao quản lý
theo quy định của pháp luật;
- Quyết định đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sử dụng vốn
ngân sách nhà nước nhóm B, C tại Khu Cơng nghệ cao theo phân cấp hoặc ủy
quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; áp dụng và quyết định lựa
chọn các đơn vị đầu tư thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng
- tư (PPP) theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA để xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu Công nghệ cao;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển Khu Công nghệ
cao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h. Về hợp tác và xúc tiến đầu tư
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá trong

nước và nước ngoài để thu hút các nguồn lực đầu tư vào Khu Công nghệ cao;
- Xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học và
công nghệ, các khu công nghệ cao, các Hiệp hội, các khu khoa học trong
nước và nước ngoài;
3


- Hợp tác, đầu tư với nước ngồi về cơng nghệ cao theo quy định về
hợp tác đầu tư với nước ngồi trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ;
- Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài trong các lĩnh vực có liên quan để phát triển và quản lý, khai thác
Khu Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; được thuê tư vấn nước ngoài
thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược về đầu tư, xây
dựng và phát triển Khu Công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
i. Về quản lý hoạt động của doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao
- Tổng hợp, thống kê, theo dõi kiểm tra hoạt động của các doanh
nghiệp; kịp thời phát hiện, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn
phòng đại diện thương mại của nước ngoài;
- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thực hiện hoạt
động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hóa;
- Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản
xuất tại Khu Cơng nghệ cao.
j. Về quản lý đầu tư
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của
pháp luật;
- Ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các biện
pháp đảm bảo thực hiện dự án đầu tư;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai dự án tại Khu Công nghệ
cao theo Giấy Chứng nhận đầu tư, các Giấy phép, Chứng chỉ và các quy định
khác của pháp luật.
k. Về quản lý, sử dụng đất đai

4


- Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất (gồm cả đất và mặt nước) để
tổ chức xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao theo quy hoạch được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng
và các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư tại Khu Công nghệ cao;
- Giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất; thu hồi đất đã
giao lại, cho thuê theo quy định của pháp luật;
- Quyết định mức thu tiền thuê đất; mức miễn, giảm tiền thuê đất cho
các dự án đầu tư tại Khu Cơng nghệ cao nhằm đảm bảo khuyến khích đầu tư
theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận việc định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật; giá cho thuê nhà ở với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng
và nhà ở;
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đấu thầu;
- Quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai tại Khu Công nghệ
cao. Là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính về
đất đai cho nhà đầu tư (giao lại đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức thẩm tra, đánh giá, thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm

định các điều kiện giao lại đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư. Kiểm
tra, giám sát việc sử dụng đất của các dự án theo Quyết định giao lại đất, cho
thuê đất.
l. Về quản lý và bảo vệ môi trường
- Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các
dự án đầu tư, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng hoạt
động trong Khu Công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
5


- Là đầu mối hướng dẫn các nhà đầu tư và các đối tượng hoạt động
trong Khu Công nghệ cao thực hiện các thủ tục về quản lý và bảo vệ môi
trường;
- Hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường;
phối hợp với các cơ quan giải quyết các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
môi trường trong Khu Công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thực
hiện công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi
trường tại Khu Công nghệ cao;
- Tổ chức thực hiện quan trắc phát thải và các thành phần môi trường
tại Khu Công nghệ cao; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật;
- Lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Khu Công nghệ cao.
m. Về quản lý các dịch vụ và bảo đảm an ninh, trật tự
- Quản lý các hoạt động khai thác, kinh doanh, dịch vụ, sử dụng các
cơng trình đầu tư; trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng
các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư tại Khu Công nghệ cao;
- Quyết định mức thu tiền sử dụng hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu
tư, mức thu tiền xử lý nước thải, giá các loại phí, lệ phí dịch vụ do Ban Quản

lý thực hiện theo quy định của pháp luật; thỏa thuận giá các loại phí, lệ phí
dịch vụ do các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng và nhà ở thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an ninh, trật tự,
phòng cháy, chữa cháy và thực hiện nếp sống văn hóa tại Khu Công nghệ cao.
. Về tổ chức và quản lý hoạt động ươm tạo công nghệ cao, doanh
nghiệp công nghệ cao
a) Quyết định các lĩnh vực công nghệ ươm tạo, đối tượng ươm tạo và
hình thức ươm tạo theo quy định của pháp luật;
6


b) Quyết định các hình thức hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, nhóm
nghiên cứu tham gia ươm tạo phù hợp với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của
Nhà nước dành cho các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao của quốc gia.
n. Quản lý lao động trong Khu Công nghệ cao được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
o. Về quản lý và thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ
- Phê duyệt, chỉ đạo các đơn vị thuộc Ban Quản lý thực hiện nghiên
cứu đề tài, dự án khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; có ý
kiến về sự phù hợp quy hoạch phát triển khoa học công nghệ đối với các
nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, đổi mới, chuyển giao, ứng dụng và phát triển
công nghệ cao của các tổ chức cá nhân hoạt động trong Khu Công nghệ cao;
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình hỗ trợ,
hưởng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi
mới, chuyển giao, ứng dụng và phát triển cơng nghệ cao, thương mại hóa sản
phẩm tại Khu Công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức đánh giá, thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ
của các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao và theo dõi, kiểm tra, giám sát
trong việc triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, triển khai các hoạt động tiếp nhận, quảng bá, trình diễn và
chuyển giao cơng nghệ.
p. Tổ chức, hỗ trợ việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ
cao trong Khu Công nghệ cao; xây dựng các chuẩn kỹ năng công nghệ, tổ
chức sát hạch và cấp chứng chỉ theo các chuẩn kỹ năng.
q. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng, kế hoạch,
đầu tư, môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác tại Khu Công nghệ cao theo
quy định của pháp luật.
7


r. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao; thu và quản lý sử dụng
các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
s. Được mở tài khoản tại kho bạc để thu tiền thuê đất, tiền sử dụng hạ
tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư, tiền xử lý nước thải, phí, lệ phí và các
khoản thu khác và đầu tư trở lại cho phát triển Khu Công nghệ cao theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
t. Thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước
đối với doanh nghiệp trực thuộc Ban Quản lý theo ủy quyền của Bộ Khoa học
và Công nghệ.
u. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm
việc và lao động hợp đồng; thực hiện chế độ trả lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, thôi việc, khen
thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc
phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy
quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; xây dựng vị trí việc làm, cơ
cấu cơng chức, viên chức của Ban Quản lý trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Cơng nghệ theo quy định.

v. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao
theo ủy quyền của các Bộ, cơ quan có liên quan.
w. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ
quan có liên quan về tình hình đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt
động của Khu Cơng nghệ cao.
x. Thực hiện cải cách hành chính tại Khu Cơng nghệ cao theo chương
trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.
z. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc
Theo Quyết định số 68/2014/QĐ-TTg về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ
8


cao Hịa Lạc trực thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ, thì cơ cấu tổ chức Ban
Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hòa Lạc gồm các đơn vị quản lý hành chính và
các đơn vị sự nghiệp.
Các tổ chức giúp Trưởng ban Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước gồm: Văn phòng ban, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban hỗ trợ đầu tư,
Ban quy hoạch xây dựng và môi trường, Ban Khoa học và Công nghệ,
Các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý gồm: Trung tâm Đào tạo, Trung tâm
Ươm tạo doanh nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm Dịch vụ tổng hợp, Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hịa Lạc.
Sau khi tơi được nhận quyết định tuyển dụng công chức và phân công
công tác tại Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc, Trưởng ban Ban quản
lý đã ra quyết định phân công tôi về làm việc tại Ban Kế hoạch – Tài chính
thuộc Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc.

9



CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA BAN QUẢN LÝ KHU
CƠNG NGHỆ CAO HỊA LẠC
2.1 Tình hình thực hiện công tác giai đoạn 2011-0216 theo chức
năng nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc
Trong giai đoạn 2011 - 2016, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc (Ban Quản
lý) đã có nhiều nỗ lực, tập trung triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo
đúng định hướng chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ và kế
hoạch được giao, cụ thể:
2.1.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý đã phê duyệt điều lệ, chức năng
nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc Ban, ổn định bộ máy tổ chức một số đơn vị trực
thuộc, đặc biệt là Ban Khoa học và Công nghệ - đơn vị mới được thành lập;
Hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế đặc
thù Khu CNC Hịa Lạc, hiện đang trong q trình xin ý kiến của các Bộ, ngành
có liên quan (Văn bản số 3629/BKHCN-CNCHL ngày 29/9/2015 của Bộ Khoa
học và Công nghệ).
Tham gia với các bộ, ngành trong việc xây dựng Luật, Nghị định có nội
dung liên quan và điều chỉnh trực tiếp tới các hoạt động của Khu Công nghệ cao
như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật đất đai...
Phối hợp và làm việc với Bộ Nội vụ xin ý kiến các Bộ có liên quan trình
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho phép áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương tối
thiểu tăng thêm 0,8 cho CBCCVC và người lao động làm việc tại Ban. Hiện nay,
dự thảo Quyết định đang trong quá trình tổng hợp các ý kiến góp ý của các Bộ.
Làm việc với các Bộ liên quan và các Sở, ban, ngành của UBND thành
phố Hà Nội để được ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về
đất đai, quy hoạch, xây dựng, thương mại, xuất nhập khẩu, lao động,… tại Khu

CNC Hòa Lạc theo hướng “một cửa tại chỗ”.

10


2.1.2 Công tác quy hoạch:
Căn cứ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu
CNC Hoà Lạc đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định 201/QĐ-TTg ngày 25/01/2014, Ban Quản lý đã hồn thiện cơng tác lập đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung trình Bộ Khoa học và Cơng nghệ gửi Bộ Xây
dựng đề nghị thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Văn bản số
3493/BKHCN-CNC ngày 22/9/2015). Hiện tại Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các
Bộ và UBND thành phố Hà Nội trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
(Văn bản 2399/BXD-KTCQ ngày 13/10/2015 của Bộ Xây dựng).
2.1.3. Cơng tác giải phóng mặt bằng (GPMB):
Diện tích theo quy hoạch: 1.586ha (trong đó: huyện Thạch Thất 1.432 ha,
huyện Quốc Oai 154 ha). Đến hết tháng 10/2015, đã nhận bàn giao mặt bằng
được 1048 ha/1586 (cụ thể: từ năm 2001 - 2006 nhận 206 ha; từ năm 2006 2011 nhận 616 ha; từ năm 2011 - 2016 nhận 226 ha).
Diện tích cịn lại phải GPMB là 383,6 ha (chiếm 24,19 % tổng diện tích
theo quy hoạch).
Trong giai đoạn vừa qua, Ban quản lý chủ yếu tập trung toàn bộ nhân lực
để thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng đã được bố trí vốn đầu tư xây dựng
như: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hoà Lạc (Dự án ODA), dự án
Trường Việt - Nhật, Dự án Trường KH&CN Hà Nội (Việt - Pháp). Kết quả cụ
thể như sau:
a) Kết quả GPMB dự án ODA:
- Tổng diện tích phải GPMB theo thửa đất là: 440 ha.
- Đến hết tháng 10/2015 đã giải phóng được 387,8 ha:
- Còn phải GPMB: 52,2 ha (đang tiếp tục thực hiện GPMB).
b) Dự án XD Trường Đại học KH & CN Hà Nội:

- Tổng diện tích 65 ha gồm đất thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh (diện tích
38,5 ha) và đất của người dân là (26,5ha).
- Đến nay, đã bàn giao cho BQL Dự án XD Trường Đại học 26,5ha (đất của
người dân) và tạm bàn giao đất do các đơn vị quân đội đang đóng quân (20ha).

11


c) Dự án xây dựng Trường Đại học Việt - Nhật:
- Tổng diện tích GPMB là 29,2 ha. Hiện đã chi trả bồi thường được
khoảng 26 ha, còn lại 2,8 ha vướng mắc đang tập trung giải quyết.
2.1.4. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc:
a. Dự án Phát triển CSHT Khu CNC Hịa Lạc (Dự án ODA):
- Gói thầu CP-1A: Phát triển hạ tầng chính: Đã lựa chọn được nhà thầu là
Liên danh Taisei - Vinaconex - Trường Sơn, ký Hợp đồng ngày 17/6/2015 và đã
phát lệnh khởi công vào ngày 16/10/2015, dự kiến sẽ triển khai thi cơng đồng bộ
ngồi hiện trường trong tháng 11/2015;
- Gói thầu CP-1B: Bảo vệ hồ Tân Xã: Dự kiến sẽ ký hợp đồng với nhà
thầu trong tháng 02/2016 và bắt đầu triển khai thi công vào tháng 4/2016;
- Gói thầu CP-2: Nhà máy xử lý nước thải: Dự kiến sẽ ký hợp đồng với
nhà thầu trong tháng 3/2016 và triển khai thi công vào tháng 4/2016;
- Gói thầu CP-3: Cấp điện: Dự kiến sẽ ký hợp đồng với nhà thầu trong
tháng 3/2016 và triển khai thi cơng vào tháng 4/2016;
Dự kiến các gói thầu sẽ hoàn thành trong năm 2018, sau khi hoàn thành sẽ
bổ sung khoảng 20 km đường và các hạ tầng theo đường như: hệ thống cấp điện,
cấp nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải, viễn thông...; nâng cấp, hồn
thiện CSHT được xây dựng bằng vốn NSNN hiện có, đảm bảo kết nối thơng suốt
trong tồn bộ Khu CNC Hòa Lạc.
b. Dự án xây dựng Viện Khoa học Việt Nam - Hàn Quốc (V-Kist):
Ban quản lý được Bộ KH&CN giao làm chủ đầu tư Dự án. Thực hiện

nhiệm vụ này BQL đã thực hiện giới thiệu địa điểm để triển khai Dự án, trình Bộ
trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trước Ban quản lý dự án
và xin chuyển nguồn kinh phí từ Bộ KHCN về Ban quản lý. Đang triển khai công
tác lập đề cương khảo sát và xin cấp vốn chuẩn bị đầu tư của dự án. Triển khai xây
dựng nghiên cứu khả thi Dự án VKIST trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c. Các dự án sử dụng vốn NS trong nước:
Đã và đang triển khai thi công khoảng 19km đường và hệ thống thoát
nước đi theo đường, về cơ bản giao thông đã nối được với đường gom của Đại lộ

12


Thăng Long, đã có hệ thống trục đường vào các khu chức năng để có thể triển
khai đầu tư và xây dựng trong từng khu chức năng. Đã cơ bản hồn thành nhà
máy xử lý nước thải cơng suất 6000 m3/ngày/đêm và hệ thống thu gom nước
thải bước 1, giai đoạn I, hiện đang lập báo cáo quyết tốn.
2.1.5. Cơng tác thu hút đầu tư:
Tính đến nay, Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã cấp Giấy chứng nhận đầu
tư/Quyết định giao đất cho 69 dự án đầu tư (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư
đăng ký 55.395 tỷ đồng trên diện tích đất 329 ha tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh phần mềm, công nghệ thông tin, sinh học, y học, điện tử, tự
động hố, sản xuất thiết bị viễn thơng, giáo dục,…. Riêng trong giai đoạn từ 2011
đến nay, Ban Quản lý đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định giao đất cho 32
dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 37.930 tỷ đồng trên diện tích 185,47 ha.
Thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá rà soát các dự án đã được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư/Quyết định giao đất để đảm bảo các dự án được triển khai
theo đúng mục tiêu, quy mô và tiến độ cam kết. Các dự án không đáp ứng yêu
cầu sẽ tiến hành thu hồi. Đến năm 2015, Ban Quản lý đã thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư/Quyết định giao đất của 17 dự án do khơng có khả năng triển khai
hoặc triển khai không theo đúng tiến độ cam kết tại Khu CNC Hòa Lạc. Riêng

trong giai đoạn từ 2011 đến nay, Ban Quản lý đã ra quyết định thu hồi 12 dự án.
2.1.6. Hoạt động khoa học và cơng nghệ:
Kiện tồn bộ máy của Ban KH&CN nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
Nhà nước và thúc đẩy hoạt động KH&CN của Khu CNC Hòa Lạc.
Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển Khu R&D và chương trình
phát triển tiềm lực KH&CN cho Khu CNC Hịa Lạc trong đó trọng tâm nhằm
thu hút các cơ sở nghiên cứu đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ cao
như các phịng thí nghiệm, kiểm tra đánh giá, hồn thiện cơng nghệ, thúc đẩy
hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao.
Đề xuất xây dựng và triển khai việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống cơng
nghệ thơng tin của Ban Quản lý Khu CNC Hịa Lạc với mục tiêu tiến tới cung
cấp các dịch vụ trên mạng.

13


Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, sát hạch về CNTT (có 750 thí sinh tham
dự), hoạt động ươm tạo doanh nghiệp CNC (có 29 nhóm tham gia ươm tạo).
Bước đầu thiết lập triển khai hoạt động về giới thiệu, trình diễn và chuyển giao
công nghệ theo hướng bổ sung thêm chức năng của Trung tâm Dịch vụ tổng hợp
cũng như kiện toàn về tổ chức thực hiện các dịch vụ này.
2.1.7. Hoạt động của doanh nghiệp phát triển Khu CNC Hòa Lạc:
Đầu năm 2014, Ban Quản lý đã tiếp nhận 01 doanh nghiệp thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về Ban và đổi tên thành Công ty
TNHH Một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hịa Lạc (Cơng ty). Sau
một thời gian ổn định bộ máy tổ chức, Cơng ty đã chính thức đi vào hoạt động,
thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng toàn bộ hạ tầng cơ sở Khu CNC Hồ Lạc;
duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
một số phân khu chức năng.
2.1.8. Cơng tác khác:

Xây dựng qui trình thực hiện các thủ tục quản lý đất đai, quản lý dự án,
qui hoạch, xây dựng, môi trường đảm bảo đơn giản, minh bạch theo qui định.
Xây dựng quy chế phối hợp cơng tác giữa Ban với các cơ quan, chính
quyền địa phương từ Huyện xuống Xã, Cơng an, Phịng cháy chữa cháy, Hải
quan, Thuế; phối hợp với các cơ quan thanh tra của địa phương để quản lý và xử
lý các hành vi vi phạm về quy hoạch, xây dựng, đất đai trong Khu; phối hợp với
các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý môi trường để xây dựng Quy
định nội bộ về quản lý môi trường tại Khu CNC.
Hướng dẫn các nhà đầu tư và các đối tượng hoạt động trong Khu CNC
thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường, an ninh trật tự, PCCC…; phối hợp
với các cơ quan chuyên môn tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các
qui định trong Khu.
2.2 Đánh giá tình hình thực hiện, nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện
Kết quả đầu tư xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc chưa được như
mong muốn, đầu tư hạ tầng chậm so với kế hoạch, thu hút đầu tư và triển khai
các dự án đầu tư còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả đầu tư.

14


2.2.1. Ngun nhân
- Mơ hình Khu cơng nghệ cao rất mới đối với Việt Nam, Khu CNC Hoà
Lạc là khu công nghệ cao đầu tiên, đa chức năng nên trong cơng tác lãnh đạo chỉ
đạo cịn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm.
- Vị trí của Khu CNC Hồ Lạc nằm cách xa trung tâm thành phố, trong
khi giao thông cơng cộng chưa thuận tiện, chưa có chính sách ưu đãi thu hút
người làm việc trong Khu CNC Hòa Lạc.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung trong Khu CNC Hồ Lạc cịn rất sơ sài,
chưa đồng bộ.

- Cơng tác GPMB: Tiến độ chậm, rất khó khăn trong việc thi cơng các
cơng trình hạ tầng và bàn giao đất cho nhà đầu tư.
- Cơ chế chính sách cho phát triển Khu cơng nghệ cao cịn chồng chéo,
khó áp dụng, cơ chế ưu đãi khơng có gì đặc biệt so với các khu công nghiệp
thông thường.
- Nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng và GPMB Khu CNC Hòa Lạc còn rất khó
khăn, theo tổng nhu cầu vốn trong giai đoạn 2016-2020 Ban Quản lý cần khoảng
7.813 tỷ đồng, trong khi số vốn theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là
1.021 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% nhu cầu vốn.
- Bộ máy Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc còn rất mỏng, hiện nay mới chỉ
có 40 chỉ tiêu biên chế làm công tác quản lý nhà nước, chưa tương xứng với
chức năng nhiệm vụ.
- Việc xác định giá đất trong Khu CNC Hịa Lạc gặp phải một số khó
khăn: trong Khu CNC Hịa Lạc có q nhiều thửa đất, khơng có giá chuyển
nhượng tương tự để tham khảo, chi phí đền bù GPMB do ngân sách Trung ương
chi trả... Do đó, đến nay Ban quản lý Khu CNC Hịa Lạc chưa xác định được giá
đất trong Khu CNC Hòa Lạc.

15


- Về công tác an ninh trật tư: Do Khu CNC Hịa Lạc đang trong q trình
GPMB và người dân vẫn đang sinh sống nên tình hình an ninh trật tự trong thời
gian qua diễn biến khá phức tạp, hiện tượng đào và vận chuyển đất trái phép, xây
dựng trái phép, chặt phá cây xanh, trộm cắp các thiết bị hạ tầng, xây dựng lều lán
bán hàng, chợ tạm... vẫn thường xuyên xảy ra mặc dù Ban quản lý Khu CNC
Hịa Lạc đã th Cơng ty bảo vệ chun nghiệp và đã phối hợp rất chặt chẽ với
chính quyền địa phương trong việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phải nhạy bén, kiên quyết,

sáng tạo, bám sát thực tiễn. Việc ban hành các chủ trương, quyết định phải trên
cơ sở khoa học, thực tiễn và đảm bảo tính khả thi cao. Đồn kết nội bộ, phát huy
sức mạnh của tập thể người lao động. Tập trung đào tạo và củng cố cán bộ lãnh
đạo, công chức, viên chức của Ban quản lý nhằm nâng cao trình độ chun mơn,
trình độ quản lý.
Chủ động và tích cực bám sát, phối hợp với các Bộ, Ngành để tranh thủ sự
giúp đỡ hỗ trợ, đặc biệt là trong công tác lập kế hoạch, xây dựng cơ chế chính
sách, tổ chức cán bộ, tiền lương…
Tăng cường và duy trì mối quan hệ mật thiết với UBND thành phố Hà Nội,
chính quyền địa phương trong q trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đặc biệt
là trong cơng tác GPMB, giữ gìn an ninh trật tự trong Khu CNC Hoà Lạc.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận
được sự ủng hộ và hỗ trợ kịp thời trong triển khai các nhiệm vụ thường xuyên.

16


CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN TẠI ĐƠN VỊ
CƠNG TÁC
3.1 Định hướng phát triển của đơn vị
3.1.1. Cơng tác quy hoạch:
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 theo quy hoạch chung điều chỉnh
Khu CNC Hòa Lạc đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt do thay
đổi quy mô và cơ cấu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật (Khu Nghiên cứu và Triển
khai, Khu Giáo dục và Đào tạo, Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Trung tâm).
3.1.2. Công tác xây dựng hạ tầng:
Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc: triển khai đồng loạt tất cả
các gói thầu theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2018.
Đối với các dự án đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách trong nước: Tiếp

tục triển khai và hoàn thiện các dự án hạ tầng đang triển khai khi có mặt bằng.
3.1.3. Cơng tác Giải phóng mặt bằng:
Đối với công tác GPMB và tái định cư cấp ủy quyền cho UBND Thành
phố Hà Nội thực hiện: Ban quản lý tiếp tục phối hợp với Ban bồi thường GPMB
huyện Thạch Thất để thực hiện các dự án GPMB và TĐC. Đảm bảo giao mặt
bằng sạch cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc
hoàn thành đúng tiến độ và xây dựng các Khu tái định cư đảm bảo đời sống cho
người dân.
3.1.4. Xây dựng giá cho thuê đất:
Xây dựng giá cho thuê đất tại các khu chức năng trên cơ sở bảng giá đất do
thành phố Hà Nội ban hành, căn cứ các hướng dẫn tại Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế đặc thù, đề xuất và xác định phương án giá đất cụ thể tính thu
tiền thuê đất, tỷ lệ % tính thu tiền thuê đất đối với các vị trí, các lĩnh vực đầu tư…
Trên cơ sở phương án giá đất cụ thể và tỷ lệ % tính thu tiền th đất, hồn thiện
các thủ tục cho thuê đất đối với các dự án thuộc diện cho thuê đất tại Khu.
3.1.5. Công tác xúc tiến đầu tư:

17


Tập trung thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao trong và ngoài nước;
chú trọng thu hút và triển khai các dự án hạ tầng xã hội cho Khu CNC Hòa Lạc
như: các dự án nhà ở, trường học, bệnh viện, dịch vụ...; Cấp phép cho các dự án
đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc đáp ứng yêu cầu.
Hồn thiện kế hoạch và chương trình xúc tiến đầu tư đến năm 2020 và
triển khai thực hiện theo hướng chuyên nghiệp có trọng tâm trọng điểm.
3.1.6. Vốn cho dự án đầu tư và GPMB:
Ban quản lý dự kiến vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 là
16.165.530 triệu đồng trong đó vốn trong nước là 7.813.233 triệu đồng, vốn
nước ngoài 8.352.297 triệu đồng . Tuy nhiên, số vốn trong nước theo hướng dẫn

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 1.021.683 triệu đồng, chỉ đạt khoảng 13% (chưa
bao gồm số vốn của dự án VKIST).
3.1.7. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ:
Tập trung phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ - nhân tố tiên quyết quyết định sự thành công của Khu Công nghệ cao. Nội dung phát triển tiềm lực
KH & CN bao gồm thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ của các nhà đầu
tư, thu hút nhân tài và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao phục vụ
việc nghiên cứu phát triển; thúc đẩy hoạt động đổi mới; ươm tạo, đào tạo;
chuyển giao, thương mại hóa và phát triển sản phẩm cơng nghệ cao của các nhà
đầu tư trong Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc.
Triển khai thực hiện trên cơ sở tận dụng tối đa thế mạnh và nguồn lực
trong thẩm quyền quyết định của Bộ KH & CN. Thu hút nguồn vốn ODA. Đề
xuất Thủ tướng Chính phủ có chế để thu hút và dành nguồn lực đầu tư cho phát
triển KH & CN của Khu CNC Hòa Lạc.
3.1.8. Quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư:
Xây dựng quy trình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, Quyết định giao/cho
thuê đất và hỗ trợ quản lý các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động. Xây dựng
quy chế quản lý lao động và các hoạt động của doanh nghiệp trong Khu.

18


Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý các hoạt động khai thác, kinh
doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng trên địa bàn Khu CNC Hịa Lạc.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong vấn đề tuyển dụng lao động; phối
hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng phương án đào tạo, cung cấp lao
động tại chỗ cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
Phối hợp với các cơ quan đại diện trong nước và nước ngồi để triển khai
chương trình xúc tiến đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc.
3.2.


19



×