Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Những câu hỏi về bệnh loãng xương pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.88 KB, 7 trang )

Những câu hỏi về bệnh loãng xương

Loãng xương, giòn xương là căn bệnh của nhóm người trung cao tuổi
nhưng gần đây đang có xu hướng trẻ hóa và phụ nữ là nhóm người mặc bệnh
nhiều nhất, đặc biệt là những người sau khi đã mãn kinh.
1. Làm thế nào để ngăn ngừa, giảm thiểu trước khi bệnh phát triển?
Theo các chuyên gia về xương thì đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng
ngừa được nếu có kế hoạch ăn uống cân bằng khi còn trẻ.
Theo đó, người ta cần được cung cấp đủ canxi và vitamin D thông qua thực
đơn ăn uống khoa học, cân bằng và đủ chất. Ngoài ra cần tránh một số tật xấu như
uống quá nhiều đồ ngọt, ăn quá mặn, uống nhiều rượu bia và thói quen hút thuốc
lá.
2. Dùng bao nhiêu canxi được xem là thừa hoặc thiếu?
Lượng canxi cơ thể cần còn phụ thuộc vào độ tuổi. Ví dụ, tuổi thành niên
cần khoảng 1.300mg/ngày, người lớn cần 1.000mg (đến 50 tuổi) và trên 50 tuổi
trở ra cần khoảng 1.200mg/ngày, bổ sung tốt nhất là qua ăn uống. Ví dụ, một cốc
sữa (225gam) có chứa khoảng 300mg canxi, các sữa chua chứa 250-400mg
canxi
Nên nhớ lạm dụng quá nhiều canxi sẽ gây bất lợi. Ví dụ ở phụ nữ, nếu có
quá nhiều canxi sẽ gây bệnh thận. Vì vậy, người ta đưa ra mức dùng canxi hàng
ngày cao nhất là 2.500mg.
3. Canxi từ sữa tươi được xem là tốt nhất?
Các sản phẩm sữa tươi được xem là thực phẩm giàu canxi và là nguồn có
lợi cho xương, nhưng canxi từ các nguồn thực phẩm khác như spinach, đầu nành,
cá, ngũ cốc, hoa quả cũng là những thực phẩm có lợi, duy chỉ có điều nếu không
dùng sữa thì cơ thể không tiếp nhận đủ caxi cần thiết.
Ngoài ra cần phải nhớ rằng thực phẩm còn có chứa nhiều dưỡng chất quan
trọng khác giúp cơ thể sử dụng canxi có hiệu quả hơn.
4. Trẻ em mắc bệnh loãng xương và cần bổ sung thêm canxi
Bệnh loãng xương rất hiếm gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể có do căn bệnh
khác gây ra như bệnh hen hoặc bệnh xơ nang tụy, những loại bệnh phải sử dụng


croticosterroid.
Ngoài ra thuốc chữa bệnh động kinh, rối loạn đa cực ảnh hưởng đến quá
trình chuyển hóa vitamin D và canxi, hậu quả làm cho xương yếu dẫn đến mắc
bệnh loãng xương.
Bởi vậy dù mắc bệnh hay không thì canxi là dưỡng chất rất cần cho trẻ em,
kể cả những trẻ khỏe mạnh, ngược lại nếu thiếu hụt vitamin D, canxi khi còn nhỏ
thì trưởng thành rủi ro mắc bệnh loãng xương là rất cao.
5. Vì sao vitamin D lại quan trọng đến quá trình hấp thụ canxi?
Quá trình hấp thụ canxi tốt hay xấu phụ thuộc khá nhiều vào vitamin D -
ánh nắng mặt trời, vì vậy mỗi ngày nên tắm nắng khoảng 10-15 phút.
Theo khuyến cáo của Viện y học quốc gia Mỹ thì nhu cầu vitamin D của cơ
thể như sau: 200IU(đơn vị quốc tế)/ngày cho nhóm người đến 50 tuổi. 400IU cho
nhóm 51-70 tuổi và 600IU cho nhóm trên 70 tuổi.
Vitamin D có tác dụng rất quan trọng trong việc chuyển tải canxi từ ruột và
thận vào máu. Nếu thiếu vitamin D thì canxi trong thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ
bị bỏ phí.
6. Di truyền có ảnh hưởng đến loãng xương?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, di truyền đóng vai trò quan trọng trong
việc làm cho tỷ trọng xương thấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Bởi
vậy những ai có cha mẹ mắc bệnh thì bản thân sẽ rơi vào nhóm rủi ro cao. Người
bệnh có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ vì vậy cần tư vấn bác sĩ và áp dụng lối
sống khoa học ngay từ khi còn trẻ.
7. Vì sao chưa mãn kinh nhưng tỷ trọng xương lại giảm?
Mặc dù chưa mãn kinh nhưng lượng hoóc-môn estrogen trong giai đoạn
này ở phụ nữ bắt đầu giảm và đây cũng chưa phải là nguyên nhân duy nhất gây
nên bệnh loãng xương, còn có nguyên nhân khác như do gene, do mắc một số loại
bệnh khác, do dùng thuốc chữa bệnh, bệnh rối loạn ăn uống, thiếu hụt canxi và
vitamin D. Bởi vậy, đàn ông cũng mắc bệnh cho dù họ không có kinh.
8. Làm thế nào để biết tỷ trọng xương thấp?
Phương pháp thử (test) tỷ trọng khoáng của xương được xem là phương

pháp phổ thông nhất để chuẩn đoán nhanh bệnh loãng xương. Đây là phương pháp
chụp tia X-ray, qua kỹ thuật này người ta có thể biết độ cứng của xương. Ngoài ra
còn có phương pháp có tên là DEXA hoặc DXA (phép hấp thụ tia X năng lượng
kép).
Trong kỹ thuật này người ta quét scan để biết trọng lượng xương hông và
cột sống có thể chịu được sau đó tính toán để tìm ra mức rủi ro mắc bệnh. Kết quả
của các phép thử này được gọi là T-score, nó cho ta biết tỷ trọng xương để so sánh
với những người còn trẻ khỏe giúp nhận biết cao hay thấp.
Ví dụ, T-score+ hoặc -1, khối lượng xương thấp (Osteopenia) thường ở giới
hạn T-score-1 đến 2,5 và những ai ở mức này được xem là có rủi ro mắc bệnh
loãng xương cao.
9. Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương có gì khác nhau?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị loãng xương như phương pháp
bisphosphanate, sử dụng thuốc Fosamax Actonel và Boniva. Các thuốc này có tác
dụng phong bế hiệu ứng các tế bào gây phá hủy xương vì vậy nó có tác dụng làm
chậm quá trình tổn thất xương, giòn xương.
Ngoài ra còn có phương pháp khác có tên là Evista KT hay còn gọi là KT
SERM (Selective estrogen receptor modulator), nó hoạt động theo nguyên lý sao
chép hiệu quả của estrogen và làm tăng khối lượng xương.
Ngoài ra còn có kỹ thuật remodeling, có nghĩa là loại bỏ các tế bào xương
già cỗi (osteoclasts) và thay bằng các tế bào mới (osteoblasts) và một số kỹ thuật
khác như calcitonin hay forteo…
10. Các thuốc chữa bệnh loãng xương có gây phản ứng phụ?
Đáng tiếc là các loại thuốc chữa bệnh loãng xương phần lớn đều có tác
dụng phụ vì vậy cần lưu ý trước khi sử dụng, nếu nghiêm trọng có thể tư vấn bác
sĩ sử dụng các loại thuốc khác thay thế hoặc giảm liều.
11. Tại sao có loại thuốc lại không phát huy tác dụng?
Hiệu quả sử dụng thuốc chữa bệnh loãng xương còn phụ thuộc vào nhiều
vấn đề như sức khỏe, tuổi tác, lối sống, giới tính… Bởi vậy có những loại thuốc
tác dụng tốt với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác.

Ngoài ra còn do lỗi của người sử dụng, ví như sử dụng không đúng liều,
không kiên trì hoặc uống kèm với các loại thuốc khác vì vậy khi dùng nhất thiết
phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
12. Có thể áp dụng các phương pháp lựa chọn như ăn cá, đậu nành và dầu
gan cá?
Mặc dù có nhiều phương pháp bổ trợ cho sức khỏe xương như ăn dầu gan
cá, đầu nành… nhưng với điều kiện các loại thực phẩm này có chứa vitamin D
hoặc theo một số nghiên cứu cho thấy đậu nành, hạt lanh lại ít có hiệu quả đối với
sức khỏe xương.
Vì vậy theo khuyến cáo của giới chuyên môn thì nên cung cấp đủ vitamin
D, tăng cường luyện tập, ăn uống khoa học, cân bằng. Tránh các thói quen bất lợi
gây suy giảm xương như hút thuốc lá, nghiện rượu-bia, hay lạm dụng cà phê.
13. Sử dụng loại thuốc chữa bệnh loãng xương có hạn chế nguy cơ loãng
xương?
Hầu hết các kỹ thuật chữa bệnh loãng xương như bisphosphonates và
SERMS đều có tác dụng làm chậm quá trình tổn thất xương. Và do cơ thể chúng ta
liên tục áp dụng cơ chế làm mới, tái tạo xương nên làm chậm quá trình tổn thất sẽ
giúp cho cơ chế nói trên hoạt động có hiệu quả hơn.
Kỹ thuật Forteo được xem là có tính khả thi cao giúp xương phát triển
nhanh, thông qua việc tiêm trực tiếp thuốc vào háng hoặc vào bụng.
14. Những triển vọng mới trong việc điều trị bệnh loãng xương?
Ngoài những phương pháp đang được con người áp dụng còn có nhiều
phương pháp khác đang được nghiên cứu pháp triển, trong số này có kỹ thuật
Aclasta, nó có khả năng cải thiện tỷ trọng xương và giảm đáng kể rủi ro gây loãng
xương, thời giam điều trị kéo dài một năm.
Ngoài ra còn có kỹ thuật khác là Denosumand đây là loại kháng thể
monoclonal antibody hay một protein có tác dụng phong bế hiệu ứng các tế bào
gây giòn xương.
15. Đàn ông có mắc bệnh loãng xương?
Mặc dù bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ nhưng có tới 20% số ca

mắc bệnh rơi vào nam giới và do ít nhận biết nên được xem là căn bệnh thầm lặng,
dấu hiệu ban đầu nhận biết là tai nạn gẫy xương.
Những người có rủi ro mắc bệnh cao là nhóm dùng thuốc steroids, thuốc
động kinh, thuốc trị ung thư, mắc một số bệnh mãn tính, hút thuốc là, lười vận
động, hàm lượng testosterone thấp và gia đình có tiền sử mắc bệnh.

×