Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu "Dọn đường" cho thai nhi chào đời doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.08 KB, 5 trang )

"Dọn đường" cho thai nhi chào đời


Thai nhi phát triển bình thường, cơ thể mẹ khỏe, đủ sức vượt cạn
nhưng bé vẫn khó chào đời bởi nhiều nguyên nhân: ngôi thai bất thường, dây
rốn quá ngắn, dây rốn quấn cổ hoặc do có "vật cản" là u tiền đạo hoặc bé "đô
con" quá so với khung xương chậu của mẹ


Tràng hoa quấn cổ
Tràng hoa quấn cổ là lời dân gian gọi trường hợp dây rốn quấn cổ (DRQC).
Thai nhi sống trong bọc nước và được nuôi dưỡng bằng dây rốn. DRQC là tình
trạng thường gặp tại sản khoa, do bé "quậy" quá, chòi đạp nhiều và dây rốn dài
nên quấn vòng quanh cổ bé.



DRQC có thể dẫn đến hai trường hợp: thai bị "treo" không thể lọt qua cổ tử
cung để ra ngoài hoặc dây rốn "siết" chặt quá làm thai thiếu máu nuôi. Hậu quả
của DRQC chỉ xảy ra lúc chuyển dạ. Lúc này bé sẽ bị hai lực kéo - đẩy cùng lúc.
Lực đẩy là cơn gò tử cung giúp bé "chào đời", lực kéo giữ bé lại là dây rốn đang
siết chặt ở cổ. Khi ấy bé sẽ "cầu cứu" bác sĩ bằng dao động của tim thai.
Theo bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh - BV Hùng Vương TP.HCM, các trường
hợp DRQC sẽ được bác sĩ sản khoa theo dõi kỹ tim thai và quá trình chuyển dạ để
quyết định sinh thường hay mổ. Dân gian cho rằng, khi mang thai, người mẹ bước
qua dây, võng sẽ làm bé bị DRQC. Tuy cho đến nay chưa có chứng cứ khoa học
nào chứng minh quan niệm này đúng hay sai, song, chúng tôi khuyên sản phụ
không nên bước qua dây vì dễ vấp té!

Nhau tiền đạo phong toả lối ra
Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung, nhưng nếu


thành tử cung có bất thường (u xơ tử cung, tử cung có sẹo mổ, thành tử cung bị
suy yếu do nạo phá thai nhiều lần) nhau không bám được vào vùng đáy mà bám ở
phần dưới, "án ngữ" lối ra của bé. Theo bác sĩ Hạnh, triệu chứng nhau tiền đạo
(NTĐ) là ra máu âm đạo bất thường, đột ngột, nhất là khi có cơn gò tử cung, máu
ra đỏ tươi, số lượng thay đổi, có khi ít và dai dẳng, cũng có khi nhiều khiến phải
nhập viện, thậm chí phải mổ cấp cứu để cứu mẹ.

Thông thường NTĐ được phát hiện rất sớm nhờ siêu âm. Không phải
trường hợp NTĐ nào cũng phải phẫu thuật, nếu nhau bám thấp hay bám mép thì
vẫn có thể sinh thường. Do đó, bác sĩ sản khoa thường siêu âm kiểm tra lại vị trí
bánh nhau trước khi quyết định cách sinh. Khi phát hiện có nguy cơ bị NTĐ, thai
phụ tránh đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp.
Đứng chặn ở "cổng" không cho bé chào đời còn có u tiền đạo và các khối u
trong bụng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chúng chèn trước ngôi thai và
ngăn cản thai xuống khi chuyển dạ.

Đầu không xuôi, đuôi không lọt
Thông thường đến tháng thứ 6 - 7 bé bắt đầu trở đầu xuống, chuẩn bị "sổ
lồng" để cất tiếng khóc chào đời. Thế nhưng có những bé đến ngày, đến tháng vẫn
không chịu trở đầu, lại nằm ngược, nằm ngang, ngôi mặt (bé đưa phần mặt ra
trước khác với ngôi đầu là đưa phần đầu). Với ngôi thai ngang, bác sĩ sẽ quyết
định phẫu thuật để tránh vỡ tử cung. Ngôi thai mông chỉ được sinh thường khi
chuyển dạ nhanh, con nhỏ; ngôi mặt cằm trước được sinh thường, ngôi mặt cằm
sau phải phẫu thuật.

Phòng ngừa
Theo TS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TP.HCM, chị em nên đi khám phụ
khoa trước khi muốn có con để phát hiện và điều trị sớm u nang buồng trứng, u xơ
tử cung, tránh bị các u tiền đạo. Riêng NTĐ không phòng ngừa được, nhưng có
thể hạn chế nguy cơ bằng cách sử dụng những biện pháp ngừa thai, để không phải

nạo phá thai ảnh hưởng đến tử cung. Không có biện pháp phòng ngừa là các
trường hợp ngôi thai bất thường. Ngoài ra, khi mang thai, thai phụ cần đi khám
đầy đủ và đúng lịch, nếu có bất thường cần được bác sĩ theo dõi kỹ để tránh những
điều đáng tiếc.

×