Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.73 KB, 5 trang )
Dinh dưỡng cho người
đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên hạn chế các món rán xào
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh
dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ
dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng
giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản
gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị.
Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm,
loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm,
loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính
thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm
trong bệnh xương khớp.
Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày
như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động
mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.
Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những
thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất
ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị.
Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo
nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có
tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no.
Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến
thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế
chiên, xào.
Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh
chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền