Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đọc hiểu ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.57 KB, 42 trang )

ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác,
thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy
giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế
lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân
quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc”.
(Trích Sự
tích Hồ Gươm)
Câu 1. Xác định ngơi kể của đoạn trích.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Tìm những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên?
Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì với câu chuyện được kể?
Câu 4: Việc giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến
của nhân dân ta chống giặc Minh nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời
Câu 1: Ngơi kể thứ 3.
Câu 2: Nội dung chính: Hoàn cảnh đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn
mượn gươm thần.
Câu 3:
- Những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên:
+ Thời gian cụ thể: vào thời giặc Minh đô hộ nước Nam, chúng gây ra bao tội ác
với nhân dân.
+ Nghĩa quân do Lê Lợi lãnh đạo dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn nhằm chống lại
nhà Minh, nhưng buổi đầu nghĩa qn cịn gặp nhiều khó khăn.
- Những chi tiết trên có ý nghĩa với câu chuyện được kể:
+ làm cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, tạo sự tin cậy cho người nghe.
+ làm cơ sở để ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi và cuộc kháng chiến
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
+ Yếu tố lịch sử trở thành yếu tố cốt lõi để chắp cánh cho trí tưởng tượng, cho


những hư cấu trong truyện.
Câu 4: Cách giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm bằng truyền thuyết kể
về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống giặ ngoại xâm mang nhiều
ý nghĩa:
- Gợi đến khát vọng của nhân dân về đất nước hịa bình, khơng có chiến tranh.
1


- Nhắc nhở mọi người phải nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc có cơng
với đất nước như Lê Lợi...
- Bài học về tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước...
Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị
thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần
mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vơ địch,
có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những
loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và
cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần
thần mới hiện lên.
Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dịng họ Thần Nơng,
xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng
bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau
rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.
[...]
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đơ [5] ở
đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng
võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết
thì được truyền ngơi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều
lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng,

thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.” (Trích
truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?
Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra
trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?
Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy
nguồn gốc cao quý của dân tộc?
Gợi ý trả lời:

2


Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Lạc Long Quân đã có những hành động để giúp dân:
- Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm
hại dân lành. - - Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Câu 3: - Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra
trong quá khứ:
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng
Vương, đóng đơ [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình
có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị
nương, khi cha chết thì được truyền ngơi cho con trưởng, mười mấy đời
truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi
Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó:
+ Tạo niềm tin, làm tăng tính xác thực cho câu chuyện kể về nguồn gốc của người
Việt Nam
+ Chúng ta tự hào về nguồn gốc cao quý, ra sức mạnh, tinh thần đoàn kết, yêu
thương cho dân tộc.
+ Làm tăng thêm vẻ đẹp kì lạ thiêng liêng cho lịch sử dựng nước (nhà nước Văn

Lang, các triều đại vua Hùng), địa danh (Phong Châu)
Câu 4: Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy
nguồn gốc cao quý của dân tộc ?
Theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để gìn giữ và phát huy nguồn gốc cao quý của
người Việt trong thời đại ngày nay ?
- Cần rèn luyện những phẩm chất cao đẹp của người Việt như: nhân ái, đoàn kết,
tự lực tự cường...
- Cần chăm chỉ học tập để trau dồi kiến thức để làm chủ cuộc sống, góp phần đất
nước giàu đẹp.
- Cần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng, thói quen tốt để đáp ứng mọi yêu cầu trong thời
kì mới.
ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua
ln nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót.
Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng
bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui
mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm
3


rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm.
Cịn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc
giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện
Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm
ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.”
(Trích
truyền thuyết Mai An Tiêm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với nhân vật và địa

danh nào?
Câu 3: Vì sao vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia
đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo ?
Câu 4: Hãy thử tưởng tượng, nếu rơi vào hồn cảnh khó khăn, bế tắc, em sẽ làm
gì?
Gợi ý:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên: Tự sự
Câu 2: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc quả dưa hấu gắn với người anh hùng
Mai An Tiêm
và địa danh huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Câu 3: Việc vua Hùng “rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia
đình An Tiêm trở về nhà” sau khi đã đầy họ ra đảo vì:
+ Khi vua được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi
xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng.
+ Nhà vua nhận ra sai lầm của mình, đồng thời vua trân trọng, khâm phục giá trị
của tinh thần tự lực, tự cường, biết vượt lên hoàn cảnh, chăm chỉ lao động của Mai
An Tiêm.
Câu 4: HS biết đặt mình vào hồn cảnh khó khăn, bế tắc và chia sẻ hướng giải
quyết.
HS đưa ra cách giải quyết khó khăn nếu thuyết phục là cho điểm. GV cần linh
hoạt để đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của HS:
Gợi ý: Nếu chẳng may rơi vào hồn cảnh khó khăn, em cần bình tĩnh, khơng
được hoang mang sợ hãi. Tìm cách giải quyết khó khăn như tìm người giúp, chủ
động, tập suy nghĩ theo hướng tích cực, tập thích nghi với khó khăn, tuyệt đối
khơng được bi quan...

4


Đề 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng
trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hồng
làng có cơng cứu dân, độ quốc.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống
hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây
chuối rất trơn vì đã bơi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,… Có người
phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn.
Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm
châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành
những chiếc đũa bơng châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người
trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu
thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung
được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc
đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên
sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội”.
(Trích VB Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân, Minh
Nhương)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Đoạn văn cung cấp những thơng tin gì về hội thi nấu cơm ở Đồng Vân?
Câu 3. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự
thi, em có nhận xét gì vẻ đẹp của con người Việt Nam?
Câu 4. Em hãy kể tên những lễ hội của nước ta mà em biết (Tối thiểu 03 lễ hội).
Theo em, việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có
những ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Thuyết minh
Câu 2. Đoạn văn cung cấp những thông tin về hội thi nấu cơm ở Đồng Vân:
- Tiến trình cuả hội thi: lễ dâng hương, lúc bắt đầu lấy lửa, nấu cơm.
- Các quy định của hội thi nấu cơm ở Đồng Vân
- Hoạt động chính của hội thi nấu cơm: giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và

bắt đầu thổi cơm
- Khơng khí của hội: hết sức vui nhộn, cổ vũ náo nhiệt
5


Câu 3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam: khỏe mạnh và khéo léo, nhanh nhẹn và
sáng tạo; đoàn kết, phối hợp trong nhóm; có ý thức tập thể.
Câu 4
* Một số lễ hội của Việt Nam được tổ chức hằng năm:
*HS nêu ý nghĩa của việc tổ chức các lễ hội truyền thống
Có thể nêu :
Lễ hội truyền thống là một phần quan trọng với đời sống tinh thần của người Việt.
Do đó, việc giữ gìn và tổ chức các lễ hội truyền thống hằng năm có ý nghĩa vô
cùng quan trọng:
+ Các lễ hội truyền thống là để con cháu tỏ lịng tri ân cơng đức của các vị anh
hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có cơng dựng nước, giữ nước và đấu tranh giải
phóng dân tộc.
+ Giúp thế hệ trẻ biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống quý báu cũng như phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
+ Việc tổ chức lễ hội truyền thống còn góp phần tích cực trong giao lưu với các
nền văn hóa thế giới.
Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò
xem bên này có nhân tài hay khơng, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất
dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe xứ thần trình bày mục đích cuộc đi xứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Khơng trả lời được câu đố ối oăm ấy là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục
của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vị đầu suy nghĩ. Có người
dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v…
Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái đều

được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở cơng
qn để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em cịn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói
việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lê một câu:
Tang tình tang! Tang tình tang!/ Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,/ Bên thời bơi mỡ, kiến mừng kiến sang / Tang tình
tang….
rồi bảo:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
6


Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe
nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ
xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ thần
nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở
một bên hoàng cung để cho em ở, để tiện hỏi han”.
(Theo Nguyễn
Đổng Chi, Truyện Em bé thông minh ).
Câu 1. Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 2. Thử thách giải đố do ai đưa ra? Cách giải đố của nhân vật em bé có gì độc
đáo?
Câu 3. Trong đoạn trích, việc giải đố đã thể hiện phẩm chất gì của nhân vật em bé?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện “Em bé thơng minh”?
Câu 5a: Theo em, việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng
ta?
Câu 5b. Nhớ lại và ghi ra những thử thách mà nhân vật em bé phải giải đố trong
truyện “Em bé thông minh”. Em thấy thú vị với lần vượt qua thử thách nào nhất
của nhân vật? Vì sao?

Gợi ý trả lời
Câu 1: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.
Câu 2:
- Thử thách giải đố do sứ thần nước láng giềng đưa ra.
- Cách giải đố của nhân vật em bé: Thay vì trả lời trực tiếp, em bé hát một câu,
trong đó có chứa lời giải câu đố. Em bé đã vận dụng trí tuệ dân gian; câu đố với
em cũng chỉ là một trò chơi.
Câu 3: Việc giải đố đã thể hiện sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của nhân vật
em bé.
Câu 4: Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên, được tặng
dinh thự. Đó là phẩn thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em.
Câu 5a. HS nêu suy nghĩ của bản thân. Có thể nêu:
- Việc tích luỹ kiến thức đời sống giúp ta có thể vận dụng vào những tình huống
thực tế một cách nhạy bén, hợp lí mà đơi khi kiến thức sách vở chưa chắc đã dạy
ta.
- Kiến thức đời sống phần lớn là kiến thức truyền miệng được ông cha ta đúc kết
bao đời, truyền lại thế hệ sau nên đó là vốn trí tuệ nhân dân bao đời. Do đó kiến
thức đời sống là kho kiến thức phong phú, vô tận mà ta có thể áp dụng linh hoạt,
tuỳ từng hoàn cảnh.
7


Câu 5b.
- Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:
+ Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày
mỗi ngày được mấy đường.
+ Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
+ Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính měnh, lŕm sao thịt một con chim
sẻ phải dọn thŕnh ba cỗ bŕn thức ăn
+ Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn

dài.
- HS lựa chọn và lí giải thử thách nào bản thân thấy thú vị nhất.
ĐỀ 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“...Ơng lão khơng dám trái lời mụ. Ơng lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh
khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ơng lão gọi con cá vàng. Con cá bơi
đến hỏi:
- Ơng lão có việc gì thế? Ơng lão cần gì?
Ơng lão chào con cá và nói:
- Cá ơi, giúp tơi với! Thương tơi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái
ác này! Bây giờ mụ khơng muốn làm nữ hồng nữa, mụ muốn làm Long Vương
ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.
Con cá vàng khơng nói gì, quẫy đi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng
trên bờ đợi mãi khơng thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu
đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và
trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
(Trích “Ơng lão đánh cá và con cá vàng” –
Puskin kể)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước địi hỏi của mụ
vợ ơng lão trong đoạn trích.
Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại khơng đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?
Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì
cho bản thân?
8


Gợi ý trả lời
Câu 1: PTBĐ chính: tự sự
Câu 2: Yếu tố kì ảo:

+ cá vàng biết nói tiếng người
+ cung điện biến mất, chỉ còn túp lều nát, cái máng lợn sứt mẻ
Câu 3:
- Chi tiết miêu tả cảnh biển: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi
sóng ầm ầm.
- Ý nghĩa của chi tiết cảnh biện này: thể hiện thái độ của nhà văn không đồng tình
với địi hỏi q quắt của mụ vợ ơng lão đánh cá.
Câu 4:
- Theo em, cá vàng không đáp ứng u cầu địi hỏi của mụ vợ ơng lão vì địi hỏi
của mụ vơ cùng q quắt, điều đó cho thấy lịng tham của mụ khơng có tận cùng.
- Cá vàng khơng những khơng đáp ứng địi hỏi lần này của mụ vợ ơng lão mà cịn
lấy lại những gì đã cho mụ, đó là sự trừng phạt cho thói tham lam, ích kỉ của mụ
vợ kia.
Câu 5: Bài học rút ra cho bản thân:
- Hãy sống lương thiện bằng chính khả năng và sức lực của mình.
- Khơng nên tham lam mù quáng.
ĐỀ 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lịng tìm
cách giải thốt cho các anh. Ý nghĩ ấy khơng phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên
một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thốt các
anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[1] ngoài nghĩa địa và con
sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một
loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng
áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới
là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con khơng
được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thơi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao
đâm xuyên tim các anh con”.
Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.
Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn
vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma

xanh thẫm.
9


(Trích “Bầy thiên nga” – An-đéc-xen)
Chú thích: [1]Tầm ma: một loại cây có sợi, giống cây gai ở nước ta.
Câu 1: Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
Câu 2: Mục đích cơ bé Li-dơ dệt những chiếc áo dài tay từ sợi cây tầm ma là gì?
Câu 3: Để đạt được mục đích trên, cơ bé Li-dơ phải đối mặt với những thử thách
gì?
Câu 4: Từ việc làm của cơ bé Li-dơ, em rút ra cho mình bài học gì về tình cảm
anh em trong gia đình.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Chi tiết kì ảo:
- Chi tiết bà tiên báo mộng cho cô bé Li-dơ cách cứu các anh trai.
- Chi tiết áo được dệt từ cây tầm ma sẽ làm phép ma tiêu tan.
Câu 2: Mục đích cô bé Li-dơ dệt những chiếc áo dài tay từ sợi cây tầm ma nhằm
giải thốt các anh của mình khỏi phép ma thuật (của mụ hoàng hậu vốn là phù
thuỷ), giúp các anh trai của cô quay trở về hình dạng của con người.
Câu 3: Những thử thách: cơ phải đi hái cây tầm ma ngoài nghĩa địa, sẽ bị phồng
tay, đau đớn vô cùng. Cô phải lấy chân dẫm nát cây ra để được một loại sợi gai sẽ
dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay; không được nói nửa lời trong suốt q
trình dệt 11 chiếc áo cho các anh trai.
Câu 4: Bài học về tình cảm anh em: Anh em trong một nhà phải biết thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau; phải biết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn…

ĐỀ 8: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
MUỐI TO, MUỐI BÉ
Hạt muối Bé nói với hạt muối To:
- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:
- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị khơng
điên!
Muối To thu mình co quắp lại, nhất định khơng để biển hịa tan.
Muối To lên bờ, sống trong vng muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng
bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngồi, xếp vào loại phế
phẩm, cịn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp…
Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho
muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước
10


sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo,
người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua
lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối
Bé hí hửng kể:
- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó
em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thơi chào chị, em cịn đi chu
du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời
khác…
Nhìn muối Bé hịa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm
khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hịa tan…
(Theo Truyện cổ tích chọn lọc)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “dại”cịn
muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm”?
Câu 3. Khi vào mùa thu hoach, số phận của muối To như thế nào?
Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? (Chia sẻ bằng
đoạn văn khoảng 5- 7 dòng)
GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: - Muối To cho rằng việc hịa tan vào đại dương là”dại”vì sẽ đánh mất
mình, sẽ bị biến mất, khơng cịn giữ được những cái của riêng mình nữa.
- Muối Bé cho là “tuyệt lắm” vì khi hịa vào biển, nó được hóa thân, được
cống hiến sức mình cho trái Đất…
Câu 3: Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.
Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh:
- Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị
riêng của mình.
ĐỀ 9: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
“Thuở xa xưa có một vị sa hồng thường xun đi cơng cán xa. Sa hậu
thường ngóng đợi, rồi ước sinh hạ được tiểu cơng chúa đẹp tuyệt trần. Khi điều
ước ấy thành sự thực thì sa hồng cũng về, nhưng vừa vượt cạn xong thì sa hậu
cũng kiệt sức mà lìa đời.

11


Qua năm sau, sa hoàng tục huyền với một đức bà thơng minh sắc sảo. Bà
ta có một chiếc gương biết rõ truyện xưa nay nên thường hỏi nó rằng ai người đẹp
nhất trần. Gương hay đem những lời nịnh mà ru vỗ bà hồng.
Tới năm cơng chúa đến tuổi cập kê, sa hồng chuẩn bị cử hành hơn lễ
nàng với hoàng tử lân bang Yelisey. Bấy giờ gương đã thốt ra rằng, nhan sắc bà
hồng dù đẹp mà cịn kém xa công chúa. Bà liền sai con hầu Chernavka dụ cơng
chúa vào rừng rồi trói lại cho sói xơi tái.
Con hầu hăm hở ra đi, nhưng khi nom công chúa đáng thương quá, bèn
dặn nàng chạy đi thật xa, rồi ả về lâu đài bẩm rằng công chúa đã bị sói vồ. Sa
hồng biết truyện thì rất đau lịng, cịn hồng tử Yelisey bèn ruổi ngựa phiêu lưu
khắp thế gian với đức tin rằng công chúa chưa chết.
Phần công chúa ra khỏi rừng rậm thì thấy một căn nhà gỗ rất rộng, bèn

vào đấy định nghỉ tạm. Thế rồi sẩm tối, trong lúc nàng thiêm thiếp trên giường,
bỗng có bảy người lực lưỡng vào nhà và cho hay là chủ nhân đích thực.
Từ đó cơng chúa được bảy tráng sĩ mời ở lại phụ họ dọn dẹp, nấu ăn mỗi
ngày. Cho tới một hôm, bảy anh em đồng thanh hỏi nàng có ưng ai trong họ thì gá
nghĩa làm chồng. Nàng chỉ buồn bã đáp rằng đã có vị hơn phu và khước từ.
Thời gian lâu sau, bà hồng lại hỏi gương, được biết rằng cơng chúa vẫn
bình an, bèn khảo con hầu Chernavka, ả phải khai rằng đã để công chúa đi. Bà
liền bắt con hầu cải trang làm người bán rong đi tìm cơng chúa.
Con hầu Chernavka dị la rồi cũng biết chỗ ở mới của cơng chúa, bèn xách
một giỏ táo chín mọng tới gõ cửa. Ả mời gọi cơng chúa và biếu nàng trái chín
mọng nhất. Công chúa vừa cắn một miếng đã lịm đi.
Đến sẩm tối, bảy tráng sĩ về thì hay cớ sự, bèn đặt công chúa trong cỗ áo
quan bằng pha lê rồi rước lên đỉnh núi, những mong cả thế gian phải thán phục
nhan sắc nàng cơng chúa chết.
Hồng tử Yelisey chu du thấm thoắt đã lâu lắm, chàng đi hỏi thần ánh
dương, thần ánh nguyệt, và thần gió, nhưng khơng ai biết cơng chúa ở đâu. Cịn
bà hồng cả mừng vì gương cho hay rằng cơng chúa đã khơng cịn nữa.
Cho tới khi đi ngang qua hẻm núi, Yelisey mới hay các tráng sĩ đang hành
lễ truy điệu công chúa, bèn khẩn nài họ rước về hoàng cung. Nhưng khi đang đi
thì họ vấp bờ đá suýt ngã, miếng táo từ miệng công chúa văng ra khiến nàng tỉnh
dậy. Yelisey bèn đưa công chúa về lâu đài.

12


Bấy giờ bà hồng lại hỏi gương, thì nó đáp rằng cơng chúa chưa chết và
cịn đẹp hơn xưa, bà nổi cơn thịnh nộ đập tan chiếc gương. Trong hôn lễ cơng
chúa với hồng tử Yelisey, bà hồng bổng nổi cơn ghen tương mà chết điếng.
(Dẫn theo truyện “Nàng công chúa và bảy chàng hiệp sĩ”,
Puskin kể)

Câu 1: Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo trong văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản, em có nhận xét gì về tính cách của mụ hồng hậu – mẹ kế
của nàng công chúa.
Câu 4: Câu chuyện trên của Puskin được viết dựa vào truyện “Nàng Bạch Tuyết”
do anh em Grimm sưu tầm. Em hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất từ những câu
chuyện này.
Gợi ý trả lời
Câu 1:
- Ngôi kể thứ 3
- Thể loại: truyện cổ tích
Câu 2:
- Chi tiết kì ảo: chi tiêt chiếc gương thần biết nói
- Tác dụng:
+ Chiếc gương thần chính là hình chiếu soi chiếu tâm địa độc ác, sự đố kị của mụ
hoàng hậu – mẹ kế của nàng công chúa.
+ giúp cho mạch truyện phát triển, câu chuyện thêm lơi cuốn, hấp dẫn người đọc.
Câu 3:
Tính cách của mụ hồng hậu – mẹ kế của nàng cơng chúa: không chỉ luôn đố kị
với nhan sắc của nàng cơng chúa, mụ ta cịn độc ác, ln tìm mọi cách ðể giết
công chúa ðể mụ ta trở thành ngýời ðẹp nhất thế gian. Chính sự ðố kị ðã biến mụ
ta trở thành mụ dì ghẻ độc ác.
Câu 4:
Các câu chuyện đều gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Nếu giữ
tính đố kị thì sẽ làm hại đến chính bản thân mình.
ĐỀ 1O: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
“Tại một vùng nơng thơn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì q đói kém, bần
cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em
bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự
“ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ “stealer”).

13


Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh
sống. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi
anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Cịn người em tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của
những người xung quanh và của chính tơi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của
mình. Bằng sự nỗ lực, anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng
thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những
gì mình có thể.
Ngày kia, có một người khách đến làng vì tị mò đã hỏi một cụ già trong làng về
ý nghĩa hai mẫu tự trên trán người em. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi
không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của
anh ta, tơi đốn hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện”(viết tắt từ chữ “saint”)
(Dẫn theo nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Hai anh em đã xử lý như thế nào trước lỗi lầm của mình?
Câu 3: Chỉ ra cơng dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau :
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tơi không thể từ bỏ sự tin
tưởng của những người xung quanh và của chính tơi”.
Câu 4: Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn cách xử lý
như thế nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự
Câu 2: Hai anh em đã có cách xử lý khác nhau trước lỗi lầm của mình:
- Người anh: Khơng qn lỗi lầm của mình, anh đã tìm cách chạy trốn và ln ln
cảm thấy nhục nhã.
- Người em: đã sửa lỗi lầm của mình và cố gắng trở thành người tốt

Câu 3: Công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu trên là để đánh dấu
phần dẫn lời trực tiếp của người em (ý nghĩ của người em)
Câu 4: Câu 4: Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn
cách xử lý : Dũng cảm đối diện với sai lầm của mình, nhận lỗi và cố gắng sửa
chữa để trở thành người tốt.
14


Vì:
- Theo em chỉ có cách đó mỗi người mới có thể hạn chế sai lầm, sống lạc quan, bỏ
đi mặc cảm tội lỗi,
- vươn lên làm việc tốt cho mình và mọi người;
- - điều đó sẽ giúp lấy lại lòng tin của mọi người với em.
ĐỀ 11: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng
bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng
cho một cái yếm đỏ!”
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ
vừa cá vừa tép. Cịn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi
đến chiều vẫn khơng được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết
tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên
chỉ cịn giỏ khơng, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu." (Trích truyện cổ tích
Tấm Cám)
Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của Tấm, Cám? Từ đó nhận xét về 2
nhân vật
Câu 2: Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản?
Câu 3: Chi tiết cái yếm đỏ có ý nghĩa gì
Gợi ý trả lời:

Câu 1:
- Từ ngữ miêu tả hành động của Tấm
+ mò cua bắt ốc; bắt được một giỏ đầy
+Tin là thật, bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa.
Tấm là một cô gái chăm chỉ ,hiền lành
- Từ ngữ miêu tả hành động hành động của Cám
+dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn khơng được gì.
+ trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước.
Cám là người gian trá
15


Câu 2: các thành ngữ dân gian trong văn bản là:
- con tơm cái tép/- mị cua bắt ốc/- ba chân bốn cẳng
Câu 3: Ý nghĩa chi tiết cái yếm đỏ:
Tấm bị Cám lừa và giành mất chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ là ước mơ nhỏ bé đầu
tiên trong cuộc đời
ĐỀ 12: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
(1)...Q hương tơi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang...”
Có cơ Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
...
(2) Quê hương tơi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
(Trích Bài thơ Quê hương - Nguyễn Bính , Báo Văn
nghệ Nam Hà, số Tết Bính Ngọ (1966), trang 3
Câu 1(2.0 điểm): Xác định từ đơn, từ phức trong câu thơ “Quê hương tơi có cây

bầu cây thị”
Câu 2(3.0 điểm): Chỉ ra ít nhất nhan đề hai truyện cổ tích được gợi ra từ trong khổ
thơ (1)
Câu 3(5.0 điểm): Từ đoạn thơ trên em thấy tác giả đã gửi gắm tình cảm, cảm xúc
gì của mình với văn hóa và lịch sử của dân tộc?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu

Nội dung

Điểm

1

- Từ đơn: tơi/có

1.0

- Từ phức: Quê hương/cây bầu/cây nhị

1.0

2

Hs chỉ ra ít nhất được hai truyện cổ tích được gợi ra trong khổ (1): Thạch 3.0
Sanh, Tấm Cám, Cây khế

16



3

c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau:
- Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác
phẩm văn học dân gian, về những người anh hùng dân tộc và những sự kiện
lịch sử của cha ơng trong q khứ.
- Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những
truyền thống bất khuất của dân tộc.

ĐỀ 13: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bơng hoa lớn và cũng có
những bơng hoa nhỏ, có những bơng nở sớm và những bơng nở muộn, có những
đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa
hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù khơng có những ưu thế để như nhiều loài hoa
khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những
nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh
dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có
những bơng hoa lớn và cũng có những bơng hoa nhỏ, có những bơng nở sớm và
những bơng nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những
cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 3. Em hiểu câu nói này như thế nào: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù
có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một
đóa hoa.” khơng? Vì sao?
Gợi ý:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.
Câu 2. "Có những bơng hoa lớn và cũng có những bơng hoa nhỏ, có những bơng
nở sớm và những bơng nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán
ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ
đường."
17


Phép tu từ được sử dụng trong câu văn: điệp ngữ "Có những...cũng có những...".
Tác dụng: Nhấn mạnh những cuộc đời khác nhau của hoa.
Câu 3. Có thể hiểu câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo
mầm ở bất cứ đâu
Dù ta khơng có ưu thế được như nhiều người khác, cho dù ta sống trong hồn
cảnh nào thì cũng hãy bung nở rực rỡ, phô hết ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta
mới có thể mang đến cho đời, hãy ln ni dưỡng tâm hồn con người và làm cho
xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 4. Em đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa
hoa”.
Vì: - Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, tựa như mỗi một món
quà độc đáo
- Mỗi người đều có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp
cho cuộc đời
ĐỀ 14: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều
có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. […] Hẳn
nhiều người đã từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay
buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật vật bé
nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ lên những bức tranh kí ức về thời
thơ ấu tươi đẹp.
Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh

mơ, gà trống gáy vang ị ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên
cành cây, đàn bị chậm rãi ra đồng làm việc. Người nơng dân ra bờ sơng cất vó,
được mẻ tơm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của
thơn q. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu khơng có động vật thì cuộc
sống của con người sẽ ra sao.”
(Trích “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” - Kim Hạnh
Bảo, Trần Nghị Du )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu ra để làm sáng tỏ cho
nội dung chính.
18


Câu 4: Em hãy chia sẻ một kỉ niệm thời thơ ấu của em được gắn bó với các
lồi động vật.
Gợi ý
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Động vật gắn bó với con người, gắn bó
với kí ức tuổi thơ mỗi người.
Câu 3: Các lí lẽ và bằng chứng:
Lí lẽ

Bằng chứng

Những lồi động vật ni dưỡng Đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào
tâm hồn trẻ thơ
chân cánh cam làm cánh diều thả chơi

Vì vậy, khó mà tưởng tượng Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ị ó o gọi xóm làng

được rằng nếu khơng có động vật thức dậy , lũ chim chích vui trên cành cây, đàn bị chậm rãi r
thì cuộc sống của con người sẽ ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vở, được mẻ
sao
tôm, mẻ cá nào được đem về chế biến thành những món ăn
thanh đạm của thôn quê
Câu 4: HS chia sẻ kỉ niệm của bản thân (kể lại kỉ niệm và bộc lộ cảm xúc):
Có thể:
- Được bố mẹ cho đi thăm sở thú vào cuối tuần.
- Được về thăm quê kì nghỉ hè, hồ mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi
thơn quê.
- Kỉ niệm với một con vật nuôi trong nhà mà em yêu quý.
ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[…] Mỗi loài động vật tồn tại trên Trái Đất đều là kết quả của tạo hố trong
hàng tỉ năm và có tác dụng của chúng trong tự nhiên là khơng thể thay thế. Mỗi
lồi động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người; nếu mất
đi bất kì một lồi nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi
trường sinh tồn của con người.
Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng gia tăng, trong
khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của
động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, khơng ít lồi đã hoặc đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng hồn tồn. Nhiều lồi thậm chí thường xun bị con
người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không thương tay. […]
19


(Trích “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” - Kim Hạnh
Bảo, Trần Nghị Du )
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong câu văn “Môi trường sống của động
vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, khơng ít lồi đã hoặc đang đứng trước

nguy cơ tuyệt chủng hồn tồn”. Em hiểu “tuyệt chủng” có nghĩa là gì?
Câu 3: Theo em, có những ngun nhân nào khiến cho khơng ít lồi vật đã
hoặc đang đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”?
Câu 4: Em hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo vệ các loài động
vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Gợi ý
Câu 1: Nội dung chính đoạn trích: Thực trạng đáng báo động về cuộc sống
của động vật đang bị hủy hoại.
Câu 2:
- Các từ Hán Việt: môi trường; chiếm lĩnh; nguy cơ; tuyệt chủng.
- Nghĩa của từ “Tuyệt chủng”: bị mất hẳn nòi giống.
Câu 3: Những ngun nhân nào khiến cho khơng ít loài vật đã hoặc đang
đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”:
- Do con người chiếm lĩnh, phá hoại môi trường sống tự nhiên của động vật
để canh tác, sản xuất.
- Do con người săn bắt trái phép, tàn sát các loài động vật hoang dã để mua
bán, trao đổi vì lợi ích cá nhân.
- Do biến đổi khí hậu khiến các lồi động vật khơng kịp thích nghi (mà
ngun nhân sâu sa gây biến đổi khí hậu phần lớn do hoạt động của con người)
-…
Câu 4: Một số giải pháp để góp phần bảo vệ các lồi động vật khỏi nguy cơ
tuyệt chủng:
+ Đưa danh sách các lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng vào Sách đỏ để bảo
vệ.
+ Các cơ quan chính quyền có các văn bản nghiêm cấm khơng săn bắt giết hại
động vật hoang dã; xử lí nghiêm các hành vi săn bắt, mua bán, trao đổi các động
vật hoang dã.

20



+ Bảo vệ môi trường sống của chúng: kêu gọi trồng rừng để tạo môi trường
sống tự nhiên cho động vật; xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp xa khu
sinh sống của động vật.
+ Tuyên truyền mọi người về lợi ích của các lồi động vật với cuộc sống con
người.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, có chế độ bảo vệ các cá thể của
những lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

ĐỀ 16: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tơi nhớ thỉnh thoảng mẹ tơi vẫn nướng bánh mì
cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối
cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, khơng phải cháy xém
bình thường mà cháy đen như than. Tơi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem
có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi
chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường
học như mọi hơm. Tơi khơng cịn nhớ tơi đã nói gì với ơng hơm đó, nhưng tơi nhớ
đã nghe mẹ tơi xin lỗi ơng vì đã làm cháy bánh mì. Và tơi khơng bao giờ qn
được những gì cha tơi nói với mẹ tơi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tơi đến bên chúc cha tơi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ơng thích
bánh mì cháy. Cha tơi khốc tay qua vai tơi và nói: "Mẹ con đã làm việc rất vất
vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng
con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai
trách móc cay nghiệt đấy." Rồi ơng nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy
những thứ khơng hồn hảo và những con người khơng tồn vẹn. Cha cũng khá tệ
trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày
kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót
của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khố
quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền

vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu.
Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thơng với những người
chưa làm được điều đó."
(In- tơ-nét)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3: Theo người cha điều gì thực sự gây tổn thươngcho người khác
21


Câu 4: Bài học rút ra sau khi đọc văn bản?
Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Đặt nhan đề cho văn bản: (Linh hoạt chấm)
Câu 3: Theo người cha điều thực sự gây tổn thươngcho người khác là sự chê bai,
lời trách móc
Câu 4: Bài học rút ra sau khi đọc văn bản:
- Không nên chê bai, trách móc người khác
- Biết bỏ qua, rộng lượng, cảm thông chia sẻ cho những khuyết điểm của người
khác.
- Đừng nên nặng lời trước những điều chưa thực sự hồn hảo theo ý mình.
ĐỀ 17. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại
dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sơng ngịi chằng chịt. Lại có những hồ
lớn nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều
người trong chúng ta tin rằng, thiếu gì thì thiếu chứ con người và mn lồi trên
quả đất khơng hao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm
to.
(2) Đúng là hồ mặt quả đất mênh mơng là nước, nhưng đó là nước mặn chứ
đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và đông

vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành tinh mà
chúng la đang sống là nước mặn. Trong số nước ngọt cịn lại thì hầu hết bị đóng
hăng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì con người chỉ có
thể khai thác nước ngọt ờ sông, suối, đầm, hồ và nguồn nước ngầm, số nước ngọt
như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang càng ngày càng bị nhiễm
bẩn bởi chính con người. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vơ cơ, hữu cơ, những thứ rác
có thể tiêu hủy được tới những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả
những chất độc hại được vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là
nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa.
(Trích “Khan hiếm nước ngọt”, Trịnh Văn, Báo Nhân dân, số ra ngày 15-62003)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Ý chính của đoạn (1) là gì? Cách nêu vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?
Câu 3: Chỉ ra lí lẽ và các bằng chứng trong đoạn (2).

22


Câu 4: So với những gì em hiểu biết về nước, đoạn trích trên cho em hiểu thêm
được những gì?
Gợi ý làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Ý chính đoạn 1: Ý chính của phần mở đầu là khẳng định mọi người
đang nghĩ sai rằng con người và mn lồi khơng bao giờ thiếu nước.
- Mở đầu người viết đưa ra nhận định : Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với
đại dương bao quanh, sơng ngịi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền, điều đó
khiến nhiều người tin rằng khơng bao giờ thiếu nước. Sau đó, người viết khẳng
định đó là suy nghĩ sai lầm.
 Cách đặt vấn đề ngắn gọn bằng thao tác bác bỏ, gây ấn tượng cho người
đọc.
Câu 3: Lí lẽ và các bằng chứng trong đoạn (2):

- Lí lẽ: Bề mặt quả đất mênh mơng là nước nhưng đó là nước mặn chứ khơng
phải nhưng khơng phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người
và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được:
- Các bằng chứng:
+ Hầu hết trên hành tinh mà chúng ta sống là nước mặn, nước ngọt thì bị đóng
băng ở Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.
+ Số nước ngọt không phải vô tận, lại đang bị ô nhiễm do con người khai thác
bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối
khiến nguồn nước sạch lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.
Câu 4:
So với những điều em biết về nước, đoạn trích cho em hiểu thêm về thực trạng
của nguồn nước ngọt hiện nay:
- Khơng phải bất kì nguồn nước nào trên thế giới con người cũng dùng được.
Chỉ có nguồn nước ngọt, sạch mới sử dụng được trong cuộc sống con người.
- Nguồn nước ngọt không phải vơ tận, con người chỉ có thể khai thác nước
ngọt ờ sông, suối, đầm, hồ và nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước ngọt đang ngày càng khan hiếm dần và ô nhiễm bởi hành động
của con người.

23


ĐỀ 18: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh đang có khoảng hơn hai tỉ người
sống trong cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Cuộc sống
ngày càng văn minh, tiến hộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho
mọi nhu cầu của mình, trong khi dân số thì ngày mỗi tăng lên. Người ta đã tính
được những phép tính đơn giản rằng, để có một tấn ngũ cốc cần phải sử dụng
1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500 đến 1 500 tấn nước. Để có mội tấn
thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bị thì số

nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn: từ 15 000 đến 70 000 tấn. Rồi cịn bao thứ
vật ni, cây trồng khác để phục vụ cho nhu cầu của con người, mà chả có thứ gì
mà lại khơng cần có nước. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây côi, muôn vật
không sống nổi.
(2) Trong khi đó, nguồn nước ngọt lại phân bố rất khơng đều, có nơi lúc nào
cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm. Ớ nhiều nơi, chẳng hạn vùng núi đá Đồng
Văn, Hà Giang, để có chút nước ngọt, bà con ta phải đi xa vài cây số để lấy nước.
Các nhà khoa học mới phái hiện ra rằng ở vùng núi đá này, đang có nguồn nước
ngầm chảy sâu dưới lịng đất. Để có thể khai thác được nguồn nước này cũng
gian khổ và tốn kém vì khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá. […]
(Trích “Khan hiếm nước ngọt”, Trịnh Văn, Báo Nhân dân, số ra ngày 15-62003)
Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến nước ngọt
ngày càng khan hiếm?
Câu 2: Theo tác giả, hậu quả của việc thiếu nước ngọt là gì?
Câu 3: Việc tác giả đưa ra các bằng chứng về mức độ tiêu thụ nước để sản
xuất ra các loại ngũ cốc, khoai tây, thịt gà, thịt bị,… ở đoạn (1) có tác dụng gì?
Câu 4: Qua đoạn trích Đọc hiểu, em rút ra cho mình bài học gì?
Gợi ý trả lời
Câu 1: Những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm:
- Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử
dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.
- Nước ngọt phân bố khơng nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi
lại khan hiếm
Câu 2:
Theo tác giả, hậu quả của việc thiếu nước ngọt là: Thiếu nước, đất đai sẽ khô
cằn, cây côi, muôn vật không sống nổi.
24


Câu 3:

Việc tác giả đưa ra các bằng chứng về mức độ tiêu thụ nước để sản xuất ra
các loại ngũ cốc, khoai tây, thịt gà, thịt bò,… ở đoạn (1) có tác dụng:
- Khẳng định, nhấn mạnh lí lẽ con người ngày càng sử dụng nhiều
nước hơn cho mọi nhu cầu của mình trong cuộc sống ngày càng văn minh,
tiến bộ.
- Từ đó khuyên con người cần phải biết cách sử dụng hợp lí, tiết kiệm
nguồn nước ngọt khơng phải vô tận.
- Các bằng chứng số liệu này làm tăng thêm sức thuyết phục cho lập
luận.
Câu 4: Bài học rút ra cho bản thân:
-Nước không phải vô tận, sẽ bị cạn kiệt nếu con người không biết cách dùng
tiết kiệm, hợp lí.
-Nguồn nước ơ nhiễm sẽ gây hậu quả vơ cùng nghiêm trọng cho con người,
do đó con người cần phải có biện pháp để bảo vệ nguồn nước, xử lí nghiêm các
hành vi làm ơ nhiễm mơi trường nước,…
ĐỀ 19: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu chuyện về hai hạt mầm
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ
nhất nói:
- Tơi muốn lớn lên thật nhanh. Tơi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi
nảy lộc xun qua lớp đất cứng phía trên... Tơi muốn nở ra những cánh hoa dịu
dàng như dấu hiệu chào đón mùa xn... Tơi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh
mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lịng đất sâu bên dưới, tơi khơng biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tơi có mọc ra,
đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những
bơng hoa của tơi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn
đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm
nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Thảo Nguyên, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News )
25


×