Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 15 mẹo chụp ảnh phong cảnh trong điều kiện thiếu sáng (Phần 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.01 KB, 5 trang )

15 mẹo chụp ảnh phong cảnh trong điều
kiện thiếu sáng (Phần 2)
“Đừng quên, điều quan trọng nhất không phải là thủ thuật hay kĩ
thuật chụp, mà là niềm vui thích và sự trải nghiệm mới. Anhso tin rằng
các bạn có thể tự tìm ra cho mình những mẹo chụp mang phong cách
riêng trong quá trình thử sức với thế loại này, độc đáo hơn và ấn tượng
hơn nhiều những điều chúng tôi vừa giới thiệu. Hãy thử xem nhé!!”
10. Việc bật chức năng Mirro Lock – up (nếu có) cũng là 1 mẹo hữu
dụng. Đầu tiên, bạn giữ chặt trigger để khóa gương phản xạ (mirror), đợi
máy ngừng rung, ấn trigger 1 lần nữa để bắt đầu phơi sáng, và đừng quên
giữ chặt nó đủ lâu như bạn đã dự tính.

11. Mặc dù những “ông lớn” như D3S có thể giải quyết nhiễu trong
ảnh một cách đáng ngưỡng mộ, thì không phải tất cả các máy ảnh đều có thể
làm được điều này. Do đó, nếu máy của bạn không đạt được ISO đủ cao, bạn
vẫn có cách khác để giảm được nhiễu. Trước hết, thiết bị của bạn thường có
chế độ Noise Reduction. Đừng quên bật chế độ này để máy tự động tìm
kiếm những pixel màu lỗi trên ảnh và thay bằng các giá trị chuẩn. Tất nhiên
đây không phải là cách tốt nhất, nhưng là lựa chọn không tệ. Ngoài ra, có rất
nhiều phần mềm hỗ trợ giảm nhiễu cho ảnh của bạn, điển hình và phổ biến
hơn cả là Photoshop.
12. Kết hợp những yếu tố thật của quang cảnh với một vài sắp đặt có
chủ ý sẽ làm cho bức ảnh của bạn có concept hơn nhiều. Ví dụ, phối hợp
giữa ánh sáng thực và nhân tạo sẽ làm cho cảnh thành phố trở nên cực kì ấn
tượng. Một bầu trời huyền ảo với những bokeh nhiều màu sắc vây quanh
một chiếc cầu, một đường cao tốc hay một tòa nhà cao tầng nào đó sẽ khiến
người xem bị thu hút vào bức hình hơn. Nếu bạn chụp phong cảnh, một hàng
cây nằm ngang, một hàng rào của trang trại… chẳng hạn, sẽ là những điểm
nhấn đắt giá. Tương tự như thế, cảnh biển sẽ đẹp hơn nếu xuất hiện một
ngọn hải đăng, một vách đá hay một đoạn đê trong khung hình của bạn.


13. Bạn nên sử dụng chế độ đo sáng Matrix (đo theo đánh giá chung –
đa điểm) và chụp thử vài phô với các đối tượng có trong bố cục để chọn ra
giá chị chuẩn nhất trước khi chụp thật. Tốt hơn cả là bạn nên bắt đầu với các
vùng sáng trung bình thay vì vùng tối hoặc sáng, và nếu bạn sử dụng lens
zoom, hãy chỉnh lens để đánh giá kĩ chi tiết của đối tượng trước khi zoom lại
và chụp.
14. Một trick nhỏ hữu dụng khác là chụp với chế độ AEB (Auto
Exposure bracketing – chụp liền 3 kiểu với 3 chế độ phơi sáng khác nhau).
Sử dụng Aperture priority (ưu tiên khẩu độ) và đo sáng ở 1 vùng trong cảnh
(rồi lặp lại các bước này với lần lượt các vùng khác). Đừng quên quan sát
Histogram để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Giữ nguyên khẩu độ và
ISO, cho thay đổi giá trị phơi sáng. Sau này bạn sẽ kết hợp các tấm hình thu
được trong quá trình chỉnh sửa để có 1 bức ảnh đúng ý nhất.
15. Một điều tuyệt vời của công nghệ, đó là bạn có thể xem lại kết quả
ngay lập tức. Rất nhiều kĩ thuật của bạn có thể chỉ là thử nghiệm hoặc gặp
trục trặc khi thử lần đầu. Hãy luôn sử dụng Histogram để theo dõi sự phơi
sáng. Histogram đôi khi sẽ báo cho bạn rằng một phần của shot ảnh bị cháy,
như một vùng sáng hơi quá trong bức ảnh chụp cảnh thành phố lúc chiều tà
chẳng hạn, nhưng điếu đó nhìn chung vẫn chấp nhận được. Một bức ảnh lý
tưởng sẽ cho bạn thấy một bầu trời hoàng hôn ánh sắc đỏ tím, pha màu xanh
kì ảo, mà vẫn không làm mất các chi tiết của một tòa nhà phía dưới.

Đừng quên, điều quan trọng nhất không phải là thủ thuật hay kĩ thuật
chụp, mà là niềm vui thích và sự trải nghiệm mới. Anhso tin rằng các bạn có
thể tự tìm ra cho mình những mẹo chụp mang phong cách riêng trong quá
trình thử sức với thế loại này, độc đáo hơn và ấn tượng hơn nhiều những
điều chúng tôi vừa giới thiệu. Hãy thử xem nhé!!

×