Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cau 3. Nguyen nhan chien tranh BG..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.25 KB, 5 trang )

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh biên giới 1978, 1979
Chiến tranh biên giới 1978 -1979 được coi là mốc đen trong mối quan hệ
giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Cam-pu-chia thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh
đã để lại những vết thương khó phai mờ và tác động mạnh mẽ đến quan hệ đối
ngoại của Việt Nam với các nước trong khu vực trong xuốt thập niên 80.
Trước khi xảy ra chiến tranh mối quan hệ VN – TQ, VN – CPC là mối quan
hệ láng giềng tốt đẹp. Việt Nam và Campuchia đã từng đoàn kết, gắn bó trong cơng
cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ cứu nước, giành độc lập dân tộc và
luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của Trung Quốc cả về vật chất, lẫn tinh
thần.
Tuy nhiên dưới tác động của bối cảnh thế giới và quan hệ giữa các nước lớn
đã làm cho mối quan hệ giữa VN với hai nước láng giềng TQ và CPC bị rạn nứt và
đi đến cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam (1978) và chiến tranh biên giới
phía Bắc (1979).
Khi nghiên cứu về chiến tranh biên giới đặc biệt là khi đánh giá về những
nguyên nhân dẫn đến chiến tranh các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước đã có nhiều quan điểm và các nhìn nhận khác nhau.
Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt
Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN đặc biệt là Liên Xô và
Trung Quốc. Đối với Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn trong phe XHCN, hai
nước này có mối quan hệ đối ngoại hết sức phức tạp
Trước tiên chúng ta phải kể đến mối quan hệ giữa 3 nước M – X – T:
Từng là đồng minh trong chống chủ nghĩa phatxit trong CTTTG II, từ năm
1947 đến những năm 70, mối quan hệ giữa hai nc M và LX dần chuyển sang cục
diện đối đầu và đi tới “chiến tranh lạnh”. Trước những biến đổi to lớn của tình hình
thế giới và sự lớn mạnh của LX, đồng thời những rạn nứt, mâu thuẫn gay gắt trong
phe XHCN giữa LX và TQ trong những năm 1950-1970 mà đỉnh cao của mâu
thuẫn đó đã dẫn đến cuộc xung đột biên giới X-T (1969).

1



Vào những năm 70 của thế kỷ XX, Mỹ tiến hành chính sách “ngoại giao Ba
bên” (Tam giác chiến lược M-X-T). Thực chất chính sách này nhằm mục đích:
1. M bắt tay với 2 nước lớn trong phe XHCN để chống lại phong trào CM thế
giới.
2. Bình thường hóa quan hệ với TQ làm đối trọng chống lại LX. Khoét sâu
hơn nữa vào mâu thuẫn giữa LX-TQ nhằm làm lợi cho M.
Với việc thực hiện chính sách ngoại giao ba bên của M, mâu thuẫn giữa LXTQ trở nên gay gắt khơng thể điều hịa được. Mục tiêu của M đặt ra là chia rẽ khối
XHCN để đi tới tiêu diệt CNXH đã bước đầu đạt được. VN bị ảnh hưởng mạnh mẽ
từ mối quan hệ này.
*Mối quan hệ giữa M – T: trở nên tốt đẹp hơn do tác động của chính sách
ngoại giao Ba bên: 2/1972, tổng thống M Níchxơn sang thăm TQ và ký Thơng cáo
Thượng Hải, mở ra thời kỳ mới quan trọng trong quan hệ 2 nước, đánh dấu sự thay
đổi của cục diện thế giới, “biến cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo hai nước
bên kia Thái bình Dương” thành hiện thực. Qua đây M đạt được mục đích lơi kéo
TQ chống lại LX và TQ sẽ giảm bớt viện trợ đối với VN. Với mối quan hệ này, vị
thế của TQ trên trường quốc tế được nâng cao.
*Mối quan hệ M – LX: LX cần thời gian để tập trung xây dựng CNXH,
chống lại các thế lực thù địch. Về phía M, Cần thời gian để xây dựng lại đất nước,
đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng TG 1973. Hai bên đã hịa hỗn một thời
gian, nhiều hiệp ước về cắt giảm vũ khí đã được ký kết. Qua đó LX cũng giảm viện
trợ đối với VN.
Với chính sách ngoại gia Ba bên của M, mâu thuẫn trong quan hệ X – T
khơng thể điều hịa được, cả 2 nước khơng tìm được tiếng nói chung. Đồng thời
mối quan hệ giữa VN với các nước trogn phe XHCN cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi mâu thuẫn này.
*Mối quan hệ VN – TQ: xấu đi
Trong thời kỳ kháng chiến chống P, TQ là nước đã giúp đỡ VN rất nhiều về
vật chất, tinh thần với tinh thần quốc tế vô sản. Nhưng kể từ khi M thực hiện chính
sách “Ngoại giao Ba bên” thì mqh VN – TQ xấu đi. Trong cuộc kháng chiến chống


2


M của nhân dân VN giai đoạn này TQ đã cắt giảm viện trợ, rút các chuyên gia, cố
vấn quân sự về nước. TQ muốn làm chậm quá trình thống nhất của VN. Tuy nhiên,
TQ không cắt hẳn mà chỉ giảm viện trợ cho CM VN vì TQ vẫn muốn tranh giành
ảnh hưởng của mình với LX trong cuộc CM ở VN, TQ muốn giành vị thế trụ cột
trong hệ thống XHCN.
*Mối quan hệ VN – LX: trở nên tốt đẹp
Trong thời kỳ này LX đã giúp đỡ nhân dân VN kháng chiến chống M, LX
tăng cường viện trợ cho VN; giúp VN đào tạo cán bộ, chuyên gia; ra mặt ủng hộ
VN trên các diễn đàn quốc tế, đẩy nhanh việc ký kết hiệp định Pari.
Đứng trước tình hình đó, TQ lo sợ lâm vào tình thế “Lưỡng đầu thọ địch”
trong cùng một lúc phải đối phó với LX ở phía B và VN ở phía N, nên TQ chủ
động tìm kiếm đồng mình của mình ở khu vực ĐNA. Và TQ đã chọn CPC.
*Mối quan hệ TQ – CPC: tốt đẹp
Từ những năm 60 trở đi, chính quyền TQ dựa vào thế lực của người Hoa ở
CPC đã tạo dựng thế lực phản động trong chính quyền Xihanúc để từng bước biến
CPC thành một nước chư hầu của họ. Năm 1960, bằng cách thông qua người Hoa,
TQ xuất cảng “CM văn hóa” sang CPC mưu toan thành lập tổ chức chống đối do
lực lượng người Hoa cầm đầu. TQ – chủ nghĩa bành trướng có từ lâu đời với
phương thức đặc trưng “chinh phục và đồng hóa”. Nó được chứng minh trong lịch
sử TQ đã nhiều lần tấn công VN và các nước trong khu vực như đời Hán, Tống,
Minh,.. Với bản chất đó, mục đích của việc ủng hộ bọn Pơn-pốt vì muốn biến CPC
thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ chiến lược để đánh VN và thơn tính Đơng
Dương, làm bàn đạp để bành trướng xuống phía ĐN Châu Á. Mặt khác theo quan
điểm cuả TQ, TQ đã từng giúp đỡ VN rất nhiều trong hai cuộc kháng chiến chống
P và M, họ cho rằng TQ chứ không phải LX ảnh hưởng tới VN. Tuy nhiên, đứng
trên lợi ích và quyền độc lập của mình – VN đã tiến hành cán cân trong quan hệ XT. Như vậy họ ủng hộ Pôn-pốt là để trả thù cho sự “vô ơn bạc nghĩa của VN”.

Đồng thời sau hơn 20 năm không ổn định, TQ gặp nhiều khó khăn ở trong nước, vì
vậy TQ muốn hướng mâu thuẫn ra bên ngoài.

3


Về phía M, lo sợ học thuyết Đơminơ sẽ trở thành hiện thực vì vậy M tìm mọi
cách để chống phá CM Đông Dương và ủng hộ bọn Pôn-pốt.
Trong khi đó CPC có sự bất ổn định trong nước, được sự hậu thuẫn, ủng hộ
của TQ và M. Với sự hậu thuẫn ủng hộ đó, CPC đã gây ra cuộc chiến tranh biên
giới với VN.
*Mối quan hệ VN – CPC:
Chính quyền mới ở CPC đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân, chống lại
cộng sản. Muốn làm chủ ở khu vực Đông Dương, được sự hậu thuẫn của TQ và sự
ủng hộ của M, CPC đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới với VN.
CPC gây chiến tranh với VN xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Do ý đồ của M và TQ.
- VN vừa bước ra khỏi chiến tranh nên cịn gặp nhiều khó khăn, đây là đk tốt
nhất để gây chiến tranh.
- Hịng khơi phục lại đế quốc Khơ-me cổ xưa, giữa VN và CPC có vấn đề lịch
sử dưới thời Minh Mạng, bị phong kiến liên tục kích động nên thành kiến dân tộc
với VN là vô cùng dai dẳng và nặng nề.
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, tập
đồn “Khơ-me Đỏ” ở CPC do Pơn-pốt cầm đầu đã mở rộng những cuộc hành quân
khiêu khích, xâm phạm những vùng lãnh thổ VN từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tháng
5/1975, chúng cho quân đánh đổ bộ chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo
Thổ Chu. 22/12/1978, chúng huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị
pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới
TN nước ta.
Về phía VN, Muốn hàn gắn rạn nứt, kêu gọi CPC giải quyết xung đột bằng

biện pháp hịa bình, thương lượng. Đáp lại CPC huy động lực lượng quân sự tấn
công TNinh, chính thức tiến hành chiến tranh với VN. Thực hiện quyền tự vệ chính
đáng, quân ta tổ chức phản công tiêu diệt và quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất
nước.

4


Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC, quân đội VN
cùng với lực lượng CM CPC tiến cơng, xóa bỏ chế độ diệt chủng Pơn-pốt. Ngày
7/1/1979, thủ đơ Phnơmpênh được giải phóng.
*Chiến tranh biên giới phía Bắc:
Hành động thù địch chống VN của tập đồn Pơn-pốt được một số nhà lãnh
đạo TQ lúc đó ủng hộ. Khi đồng minh của mình bị tiêu diệt, >< VN – TQ ngày
càng căng thẳng và không thể giải quyết được. Lấy cớ cho rằng VN đang thực hiện
“tiểu bá quyền” ở Đơng Dương, và nhằm thăm dị khả năng viện trợ của LX với
VN, TQ đã có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân 2
nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt
viện trợ, rút chuyên gia về nước. Nghiêm trọng hơn, TQ thực hiện cuộc CTBG với
VN nhằm tiêu diệt VN, giải phóng các nước Đông Dương. Sáng ngày 17/2/1979,
quân đội TQ huy động 32 sư đồn mở cuộc tiến cơng dọc biên giới nước ta từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới
phía Bắc đã đứng lên chiến đấu. Đến 18/8/1979, TQ rút khỏi nước ta.

5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×