Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIEU LUAN môn VHTĐ cảm thức về thời gian tuần hoàn và không gian thần thiêng, không gian thoát tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
Đề tài :
CẢM THỨC VỀ THỜI GIAN TUẦN HỒN,
KHƠNG GIAN THẦN THIÊNG
KHƠNG GIAN THOÁT TỤC TRONG TRUYỀN
KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

GVHD : PGS. TS. NGUYỄN KIM CHÂU
HVTH : ĐOÀN HỒNG GẤM
MSHV :
LỚP

0531261003

: VĂN HỌC VIỆT NAM 4A

Khóa học: 2020-2022


1. Đặc vấn đề:
Truyền kì mạn lục là quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu
truyền của tác giả Nguyễn Dữ. Được đánh giá là một trong những đỉnh cao của văn học trung
đại Việt Nam, Truyền kỳ mạn lục là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Việt
Nam trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn học mang tính chức năng sang văn xuôi nghệ
thuật. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kỳ ảo là nét đặc
trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn
đều có một lời bình ngắn đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm. Đối
với nhà văn, khơng gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật ngơn từ và chính từ khơng gian


ấy người nghệ sĩ sẽ bộc lộ tài năng, giải bài những cảm xúc của riêng mình. Nguyễn Dữ cũng
thế, đến với Truyền kì mạn lục, ta thấy sự ý thức của nhà văn về khơng gian, thời gian. Ơng
đã thổi vào tác phẩm của mình thời gian mang tính tuần hoàn của duyên kiếp và tái sinh,
“sống gửi thác về” và khơng gian thần thiêng thốt tục qua thế giới bồng lai tiên cảnh của
thượng giới, của địa ngục.
2. Nội dung
2.1. Thời gian tuần hồn, khơng gian thần thiêng khơng gian thoát tục trong văn học
trung đại:
Trong văn học trung đại, hời gian chu kỳ mang tính chất tuần hồn, lặp lại gắn liền với
cảm thức về “duyên kiếp”, sự tái sinh, “sống gửi thác về”,… Chết khơng có nghĩa là mất đi
mà là sự quay về với Không- bản thể của thế giới. Thời gian chu kỳ có quan hệ mật thiết với
không gian vũ trụ, không gian thần thiêng, thoát tục mà biểu hiện rõ nhất trong văn học trung
đại là thượng giới, địa ngục (nơi con người được đền đáp hay phải chịu báo ứng cho mọi
hành động thiện ác trên trần gian), thế giới bồng lai tiên cảnh (nơi con người có được cuộc
sống hạnh phúc vĩnh hằng) hay chốn chùa chiền tịch tĩnh (một vùng đệm giữa khơng gian
Niết bàn siêu thốt và chốn khổ ải bờ mê), chốn đình miếu linh thiêng (một vùng đệm có thế
nối kết giữa khơng gian thực tại và không gian thần thánh hư ảo),.. Thời gian ở chốn thần
thiêng, thốt tục ln có độ sai biệt rất lớn so với thời gian ở trần thế.
2.2. Vài nét về Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
Nguyễn Dữ sống chủ yếu vào đầu thế kỷ XVI, là người huyện Gia Phúc, thuộc Hồng
Châu, cha là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu, đậu tiến sĩ đời Hồng Đức năm 1496, làm quan đến
chức Thượng thư.
1


Truyền kỳ mạn lục được viết bằng văn xuôi chữ Hán và có xen những bài thơ ca, từ,
biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình của
tác giả. Sách gồm 20 truyện, chia làm bốn quyển, được viết theo thể truyền kỳ. Nhiều cốt
truyện được lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát
từ các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh

ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, (Hà Nội).
2.3. Biểu hiện của thời gian tuần hồn trong Truyền kì mạn lục.
2.3.1. Tinh thần hồi cổ, nhớ tiếc một thời vàng son trong quá khứ.
Cảm thức về thời gian của con người trung đại đó là thời gian vũ trụ mang tính chất
tuần hồn, ln hồi. Tương ưng với thời gian vũ trụ là thời gian thực tại, nếu thời gian thực
tại của đời người mang tính chất tuyến tính thì thời gian vũ trụ có tính chất tuần hồn mang
tính hư cấu sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã đưa vào tác
phẩm cảm thức về thời gian tuần hoàn. Thời gian tuần hoàn đi nhưng sẽ trở lại chu kì ln
hồi, khơng có điểm kết thúc và điểm khởi đầu, nó là vơ thủy vơ chung. Biểu hiện về thời
gian tuần hồn trong Truyền kì mạn lục chính là tinh thần hoài cổ, nhớ tiếc một thời vàng son
trong quá khứ. Thời xưa mới đẹp, nhưng thời nay chỉ là sự lặp lại của một thời xưa. Những
vẻ đẹp của thời xưa được tái hiện qua hình ảnh.
Vẻ đẹp tái sinh hồi cổ, nhớ tiếc q khứ, đó là sự chuyển hóa sống lại tái sinh của
một kiếp người mà lẽ ra đã đi vào cõi vĩnh hằng. Trong Truyền Kì Mạn Lục ln gắn liền với
kiếp, sự tái sinh và cả sự chuyển hóa giữa quá khứ-hiện tại-tương lai để thực hiện duyên kiếp
của nhân vật. Những chuyện xuất hiện loại hình thời gian này là: Chuyện gã trà đồng giáng
sinh, Chuyện kì ngộ ở trại Tây, Chuyện nghiệp oan Đào Thị.
Chuyện gã trà đồng giáng sinh, Dương Thiện Tích kiếp trước là gã trà đồng của đức
Thượng đế nhưng kiếp sau lại đầu thai trong một gia đình bình thường. Nhờ tu nhân tích đức
nên đã hóa kiếp thành tiên nữ. Số phận của nhân vật này tái hiện hành động khuyến thiện
trong việc sắp xếp số kiếp của nhân vật. Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, kiếp trước của Liễu
Thị chỉ là những bông hoa, quá khứ bị người đời quên lãng. Nhà văn đã tái sinh sức sống
cho họ từ kiếp hoa trở thành một con người đẹp. Để rồi sau những gì họ tạo nên cũng
có một chàng Hà Nhân nhớ thương họ dù chỉ là cánh hoa bay trong gió. Như vậy, giữa hình
thức chuyển hóa từ q khứ, hiện tại tương lai đã được nhà văn lồng ghép trong sự tái sinh

2


của kiếp người nhằm để nói lên số phận của con người trong cuộc sống phải gánh chịu quy

luật “nhân quả”.
2.3.2. Sự nhắc nhớ về quá khứ hào hùng, ca ngợi những nho sĩ trí thức có lịng u
nước, lịng tự hào dân tộc.
Cảm thức về thời gian tuần hoàn trong Truyền kì mạn lục cịn là sự nhắc nhớ về quá
khứ hào hùng, ca ngợi những nho sĩ trí thức có lịng u nước, lịng tự hào dân tộc, khẳng
định vẻ đẹp nhân phẩm của bậc hiền tài như Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phạm Tử
Hư lên chơi thiên tào, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa. Đây đều là những con người có khí
phách, có tài năng hơn người, ra tay trừ hại giúp dân, hướng về đời sống của nhân dân lao
động. Tinh thần trọng cổ, tôn sùng quá khứ, đề cao những giá trị vàng của quá khứ, xem
những giá trị đó là chuẩn mực cần noi theo cũng là một trong những biểu hiện của cảm thức
về thời gian tuần hoàn mà Nguyễn Dữ đã thể hiện trong Truyền kì mạn lục.
Sử dụng điển cố , những tấm gương mẫu mực của người xưa để nhắc nhở người đời
nay noi theo. Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên, mang tính dân tộc sâu sắc. Chuyện
xảy ra ở núi Tản Viên của vùng đất Lạng Giang- nhân vật chính là người nước Nam - Ngô Tử
Văn. Nguyễn Dữ đã cho xuất hiện những vị thần mà nhân dân tín ngưỡng, tơn thờ Chuyện ở
đền Hạng Vương mượn những điển tích điển cố là người Trung Quốc, song nhân vật là người
nước Nam đang phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc nên phải mượn những chuyện ngày xưa
của đất nước phương Bắc để làm nên cho bối cảnh câu chuyện mà nhà văn muốn truyền đạt
lại cho người đọc. Có thể thấy Nguyễn Dữ đã phê phán những con người nổi tiếng của
Phương Bắc chỉ là những hạng người bình thường, chỉ mưu cầu danh lợi riêng cho mình mà
khơng có lịng nhân đức, khơng có cái tâm của bậc hiền tài. Qua đó, ông đã bày tỏ lòng tự
hào dân tộc sâu sắc của mình trong việc dựng lại khơng gian ấy.
2.4. Biểu hiện của khơng gian thần thiêng khơng gian thốt tục trong Truyền kì mạn
lục.
2.4.1. Sự tương ứng với ý niệm của con người về sự tưởng hưởng, đền đáp ứng với
không gian thượng giới, cõi cực lạc theo quan niệm về sự trừng phạt, trả giá báo đáp
cho những điều mà con người đã thực thi trong đời sống.
Không gian thuần thiêng trong Truyền kì mạn lục là sự tương ứng với ý niệm của con
người về sự tưởng hưởng, đền đáp ứng với không gian thượng giới, cõi cực lạc theo quan
niệm về sự trừng phạt, trả giá báo đáp cho những điều mà con người đã thực thi trong đời

3


sống. Nguyễn Dữ muốn dùng hình thức khơng gian như thế để cảm hóa con người, giúp
người đọc nhận ra được tội lỗi của mình để chuộc lại những gì mà họ đã gây ra ở dương thế.
Nguyễn Dữ xây dựng không gian địa ngục trong một số truyện: Chuyện Lí tướng
quân; Chuyện chức phán sự đền Tản Viên; Chuyện gã trà đồng giáng sinh; Chuyện yêu quái
ở Xương Giang. Mỗi loại hình khơng gian hư ảo nhà văn đều dùng hình thức chuyển nghĩa
khác nhau. Nếu như khơng gian hư ảo nơi trần thế, nhân vật đến với thế giới hư ảo qua “giấc
ngủ”, không gian tiên cảnh “rẽ nước”, khơng gian thiên đường “cưỡi gió lướt mây” thì trong
sự chuyển hóa từ thực tế đến địa phủ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo cho từng câu chuyện. Ở
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã cho Tử Văn đến thế giới ấy bằng một
cơn bệnh nặng và có hai tên quỷ sứ đến dắt đi. Chuyện chàng Lệnh Hồ nằm mơ xuống âm
phủ của Cù Hựu cũng có những hình thức chuyển thể như vậy. Song Cù Hựu có cách sắp xếp
khác Nguyễn Dữ. Tên quỷ dữ đến bắt Lệnh Hồ trong khi chàng đang ngâm thơ. Chuyện gã
trà đồng giáng sinh, Dương Đức Cơng cũng vì là quan thanh liêm, cứu nhân độ thế nên
nhà văn đã bố trí cho ơng xuống âm phủ với tính chất tham quan”ốm rồi chợt tỉnh”. Nhưng
qua cuộc viếng thăm đó ơng đã được chứng kiến đầy đủ thế giới địa ngục đó. Hình thức này
giúp cho nội dung câu chuyện cũng như tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ được thành
cơng hơn. Bởi qua giấc mộng ấy có thể cảnh tỉnh mọi người hay ít ra Dương Đức Cơng có
thể dạy cho con cháu mình sống lương thiện. Nguyễn Dữ đã đạt được sự tinh thông trong
nghệ thuật viết truyền kì. Nhà văn chỉ mượn những hình tượng có thực trong nhân gian để tái
hiện chúng ở các dạng thức khác nhau trong không gian .
2.4.2. Không gian chùa chiền, đền đài, miếu mạo linh thiêng hay không gian thiên thai,
đào nguyên tân cảnh chốn bồng lai.
Sự cảm thức về khơng gian thốt tục trong Truyền kì mạn lục mà Nguyễn dữ đã thể
hiện chính là khơng gian chùa chiền, đền đài, miếu mạo linh thiêng hay không gian thiên
thai, đào nguyên tân cảnh chốn bồng lai. Không gian tiên cảnh. Khơng gian này là khơng
gian lí tưởng. Nơi đây không giống như địa ngục hay trần thế, thiên đường. Ở không gian
này, con người với thần linh cùng tồn tại song song và hưởng thụ cuộc sống đầy thi vị.

Những người được sống trong chốn này là những con người không gặp may mắn ở dương
gian nay gặp được không gian hư ảo để được hạnh phúc, được bù đắp những chuỗi ngày đau
khổ của mình. Đó là Từ Thức trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Vũ Thị Thiết trong Chuyện
người con gái Nam Xương, phu nhân của quan thái sư họ Trịnh ở Chuyện đối tụng ở Long
4


Cung. Chính sự vận dụng hình thức khơng gian hư ảo vào trong những câu chuyện trên cho
thấy tư tưởng phi nho giáo của một nhà nho chân chính. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên,
từ thực tế nơi đền chùa đến sự gặp gỡ giữa Giáng Hương và Từ Thức ở thế giới hư ảo nơi
tiên cảnh là cả quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ Nguyễn Dữ.
Khơng gian thiên đường tồn tại bên cạnh thế giới tiên cảnh, nhà văn cịn dựng
lên cho tác phẩm mình một thế giới hồn mĩ. Thế giới này thực sự bất diệt chỉ dành
cho những lí tưởng thuần khiết và tinh anh. Nó gần như là cõi Niết Bàn mà con
người muốn vươn tới. Nhân vật sống trong thế giới này không phải là một con người bình
thường. Người đó phải tu nhân tích đức, khơng có tội lỗi nào dưới trần gian thì mới được lên
thiên đàng.
Trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, anh đã đến với thế giới thiên đường
hồn tồn khác với thế giới trần gian: “Lên đến trời, Tử Hư thấy có một khu những bức tường
bạc bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những lầu châu điện ngọc, vằng vặc
sáng như ban ngày. Sông Ngân bến sao ôm ấp lấy đằng trước gió thơm phưng phức đượm
ngát quanh hiên. Chuyện gã trà đồng giáng sinh cũng có đoạn miêu tả không gian cung Tử Vi
nơi mà quần tiên thượng đế tụ họp. Nếu tinh ý ta thấy từng vật thể của thiên đình đều mang
màu sắc tinh khiết sáng trong vằng vặc để có thể thích ứng với tâm hồn những con người
sống trong không gian ấy. Nguyễn Dữ đã ý thức về sự hữu hạn của con người trong khơng
gian nên ơng đã tìm đến sự vơ hạn nơi thời gian vĩnh cửu trong nhân sinh, thanh bình.
3. KẾT LUẬN
Cảm thức về thời gian tn hồn, khơng gian thần thiêng và khơng gian thốt tục trong
Truyền kì mạn lục mang ý nghĩa tư tưởng thể hiện được cảm thức của con người trung đại về
thời gian và không gian trong mối quan hệ vận hành của vũ trụ. Đó là cảm thức về thời gian

tuần hoàn, luân hồi của vũ trụ và thời gian tuyến tính ngắn ngủi, thời gian của tâm trạng.
Cảm thức về không gian vũ trụ bao la vơ cùng, vơ tận mang tính chất vĩnh hằng và khơng
gian trong tâm tưởng nhân vật đó là nơi gắn bó tạm bợ của con người, biến đổi khơn
lường. Truyền kì mạn lục cịn thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian và không
gian, từ đó thấy được những nét độc đáo, sâu sắc của tác phẩm mang đậm nét về những đặc
điểm của văn chương trung đại, mà cảm thức về thời gian và khơng gian là một điển hình.

5


6



×