BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
BỘ MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ
BÀI GIẢNG
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
(Lưu hành nội bộ)
Dùng cho hệ đào tạo: Đại học
Ngành: Cơng nghệ kỹ thuật Ơ tơ
Quy nhơn, tháng 02 năm 2022
LỜI NĨI ĐẦU
Bài giảng học phần Nhập mơn nghề cơng nghệ kỹ thuật ô tô được biên soạn
để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi trường mới; trang bị cho sinh viên
về định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề
nghiệp.
Bài giảng sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung chính sau đây:
- Trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô,
kiến thức tổng quan về ô tô.
- Hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức học tập, đạo đức khoa học.
- Trang bị các kỹ năng về tìm kiếm thơng tin, xử lý thông tin và số liệu. Các
kỹ năng mềm cần thiết: cách thức thuyết trình, viết và trình bày văn bản; kỹ năng
học tập tích cực, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, một số thuật ngữ Anh văn
chuyên ngành căn bản …
- Định hướng nghề nghiệp, giúp cho sinh viên hiểu biết về công việc sẽ làm
sau khi tốt nghiệp nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập tích cực.
Sinh viên sử dụng bài giảng này để tự học chuẩn bị bài trước khi lên lớp và
ôn tập nội dung cốt lõi theo ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần.
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
MỤC LỤC
2
BẢNG VIẾT TẮT
4
Chương 1: Giới thiệu ngành cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ, tình hình phát và
công việc sau khi tốt nghiệp
5
1.1. Giới thiệu về bộ môn Kỹ thuật ô tô, trường Đại học Quy Nhơn
1.2. Tình hình phát triển của cơng nghiệp ơ tơ Thế Giới, Việt Nam
1.3. Công việc sau khi ra trường
Chương 2: Kiến thức tổng quát về ô tô
2.1. Phân loại ô tơ.
2.2. Các thơng số chính và thuật ngữ của ơtơ
2.3. Số VIN (Vihicle Indentification Number)
2.4. Các công ty ô tô nổi tiếng và biểu tượng
Chương 3: Cấu tạo tổng quát về ô tô
3.1. Kiến thức tổng quan về động cơ
3.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô
3.3. Các thông số cơ bản trên động cơ ô tô
3.4. Kiến thức tổng quan về gầm ôtô
3.5. Kiến thức tổng quan về điện ô tô
Chương 4: Một số công nghệ mới áp dụng trên ơ tơ
4.1. Cơng nghệ tích trữ năng lượng, năng lượng mới
4.2. Công nghệ giao tiếp, giám sát trên xe ô tô
4.3. Công nghệ nâng cao công suất trên xe ô tô
5
13
41
44
44
63
69
76
151
151
154
169
172
184
197
197
200
201
4.4. Cơng nghệ an tồn, bảo vệ mơi trường trên xe ơ tơ
4.5. Cơng nghệ giải trí và tiện ích trên xe ơ tơ
204
206
Chương 5: Tìm kiếm thơng tin về ô tô
208
5.1 Tìm kiếm thông tin qua mạng
5.2 Tìm kiếm thơng tin qua sách chun ngành
5.3 Tìm kiếm thơng tin qua các giáo trình điện tử
5.4 Tìm kiếm thơng tin qua các tạp chí chuyên ngành
Chương 6: Vấn đề an tồn vệ sinh lao động trong lĩnh vực ơ tơ
6.1. Luật an toàn vệ sinh lao động
208
209
211
211
212
212
6.2. Những tai nạn, nguyên nhân gây mất an toàn lao động và cách phịng
tránh trong lĩnh vực ơ tơ
6.3. Vấn đề bảo hộ lao động trong lĩnh vực ơ tơ
215
6.4. Quy trình 5S và vấn đề vệ sinh trong lĩnh vực ô tô
223
Chương 7: Dụng cụ và thiết bị xưởng ô tô
226
7.1. Giới thiệu các dụng cụ thông thường và chuyên dùng
226
7.2. Giới thiệu các thiết bị
265
TÀI LIỆU THAM KHẢO
336
219
BẢNG VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
ECPD
Engineering Council for Professional Development - Hội đồng kỹ sư phát
triển chuyên nghiệp.
ABET
Accreditation Board for Engineering and Technology - Tổ chức phi
chính phủ chuyên về đánh giá tiêu chuẩn của một số chương trình
giáo dục như "khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ sư, cơng nghệ".
TCN
Trước Công nguyên (các năm trước mốc thứ tự 0 của năm dương
lịch).
GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân.
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh.
GDANQP
Giáo dục an ninh quốc phịng.
OJT
On the job training - Đào tạo thông qua công việc thực tế.
TC, HK, HT Tín chỉ, Học kỳ, Hệ thống.
TT, TH, TN Thực tập, Thực hành, Thí nghiệm.
VIP
Very Important Person - Người rất quan trọng.
R&D
Research and Development - Nghiên cứu và Phát triển.
USD
United States dollar - Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ (Đô la Mỹ)
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TƠ,
TÌNH HÌNH PHÁT VÀ CƠNG VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về bộ môn Kỹ thuật ô tô, trường Đại học Quy Nhơn
Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam xác định công nghiệp
ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần cơng nghiệp hóa đất
nước. Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ơ tơ nước ngồi vào Việt Nam đang
phát triển khá nhanh, do đó liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở
thành xu thế lựạ chọn cho các bạn trẻ.
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh
vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai
thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp
ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị các kiến thức và
kỹ năng nền tảng và chuyên sâu về cơ khí ô tô - máy động lực, hệ thống truyền
động - truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển, … để có khả năng áp dụng
những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan
đến ô tô.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính tốn ơ tơ, hệ thống
điện - điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tơ, Cơng nghê chẩn đốn, sửa
chữa và kiểm định ơ tơ, Hệ thống an tồn và tiện nghi trên ơ tơ, Quản lý dịch vụ ơ
tơ, … sinh viên cịn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai
thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tơ cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp,
góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh
doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho một kỹ sư
ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong tương lai.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng
được thay đổi, thì ơ tơ được xem là phương tiện thơng dụng và được ưa chuộng ở
hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ
thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến cơng nghệ và dịng sản phẩm mới theo
xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chun gia và kỹ sư
cơng nghệ ơ tơ có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, sinh viên ngành cơng nghệ kỹ thuật
ơ tơ sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản
xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ
sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ơ tơ; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô;
Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ
tùng ô tô; ...
Tại Đại học Quy Nhơn, ngồi kiến thức chun mơn, sinh viên ngành Công
nghệ kỹ thuật ô tô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ năng
về quy trình cơng nghệ và quản lý sản xuất ơ tơ vào thực tế, … tại xưởng ô tô được
đầu tư quy mơ, hiện đại ngay tại trường. Song song đó, là cơ hội được tham gia thực
tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng,
showroom,
… lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định và của cả nước. Do vậy, sinh viên ra trường có thể
áp dụng được ngay những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các
kỹ năng kỹ thuật vào cơng việc của mình.
Đặc biệt sinh viên cịn được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ
dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo của nước ngồi về chun ngành mình
học, từ đó tăng thêm cơ hội và năng lực của bản thân để đảm đương công việc của
người kỹ sư công nghệ ô tô, nhà quản lý, nhà kinh doanh, những chuyên gia giỏi về
dịch vụ ơ tơ, cơ khí, chế tạo ô tô với mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến
và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Thông tin tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại bộ môn kỹ
thuật ô tô, Trường Đại học Quy nhơn:
NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ơ TƠ MÃ:
7510205
TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Tốn, Lý, Hóa (A00) Tốn, Lý, Anh (A01)
1.1.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư ngành Cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ có phẩm chất chính trị, đạo đức;
có kiến thức tồn diện về các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, kiến thức khoa
học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ, có kỹ năng
thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong
lĩnh vực ô tô; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe, có trách nhiệm
nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc trong các tổ chức, đơn vị có hoạt
động liên quan đến lĩnh vực ô tô, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế của
đất nước.
1.1.2. Đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ứng dụng, khối lượng các học
phần thực tập nhiều.
- Môi trường học tập thân thiện, năng động, cơ sở vật chất hiện đại, phát huy
tối đa khả năng sáng tạo của sinh viên.
- Sinh viên được học tập, thực tập, trải nghiệm thực tế tại các tập đồn, cơng
ty, showroom, garage lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận.
1.1.3. Nội dung chương trình
Thời gian đào tạo 4,5 năm, bao gồm 150 tín chỉ, chưa kể phần nội dung Giáo
dục thể chất (3 tín chỉ) và Giáo dục quốc phịng (8 tín chỉ), trong đó:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương:
Chính trị, thể chất, tốn, lý, quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ
bản đến chuyên ngành, giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng và mức độ trách
nhiệm để đáp ứng nhu cầu công việc xã hội trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, bao
gồm:
+ Khối kiến thức cơ sở ngành:
Khối kiến thức cơ sở ngành giúp người học có kiến thức cơ sở tồn diện để
phục vụ cho khối kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, trang bị cho sinh viên kiến
thức cơ bản chuyên môn cũng như các hoạt động khác liên quan đến chuyên môn.
+ Khối kiến thức chuyên ngành:
Khối kiến thức chuyên ngành giúp người học có kiến thức chun mơn tồn
diện để giải thích, tính tốn, ứng dụng vào việc thiết kế, vận hành và so sánh các
giải pháp thực hiện công nghệ kỹ thuật ô tô cũng như các hoạt động khác liên quan
đến chuyên môn; rèn luyện các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên môn; đồng thời
giúp người học nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp và cộng
đồng.
Khối kiến thức thực tập, thực tế giúp người học có kiến thức thực tế về ngành nghề,
so sánh đối chiếu giữa kiến thức được học tại nhà trường và thực tế tại doanh
nghiệp, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; nâng cao ý thức trách
nhiệm đạo đức và nghề nghiệp; hình thành tác phong công nghiệp và rèn luyện năng
lực nghề.
+ Khối kiến thức bổ trợ:
Khối kiến thức bổ trợ giúp người học có kiến thức về kỹ năng mềm, giao tiếp
linh hoạt trong cuộc sống, thích ứng với xã hội năng động. Định hướng nghề
nghiệp, xây dựng kỹ năng nghề nghiệp và định hướng tương lai cho kỹ sư sau tốt
nghiệp.
+ Đồ án tốt nghiệp:
Đồ án tốt nghiệp giúp cho người học phân tích, vận dụng được các kiến thức
tồn diện vào việc tính tốn, mơ phỏng, thiết kế một hệ thống cấu thành trong ô tô
ứng dụng trong đời sống và công nghiệp sản xuất.
1.1.4. Phẩm chất và kỹ năng cần có
- Phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và lối sống lành mạnh.
- Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc, có tính kiên trì, nhẫn nại,
có trách nhiệm.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách
hiệu.
1.1.5. Vị trí việc làm
- Làm việc với vai trị trực tiếp quản lý hoặc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ô
tô tại các công ty, nhà máy sản xuất-lắp ráp ô tô, lập trình, thiết kế phần mềm, hệ
thống điều khiển ô tô, công ty kinh doanh và dịch vụ bảo trì, sửa chữa ơ tơ, các cơ
quan kiểm định cơ giới đường bộ, các đơn vị quản lý hành chính và chun mơn
liên quan đến ngành.
- Làm việc với vai trò trưởng phòng kỹ thuật của các cơng ty, nhà máy, xí
nghiệp, viện nghiên cứu chun ngành cơ khí ơ tơ và cơ khí động lực hay giảng
viên giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học.
- Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa ơ tô và thiết bị động lực trong
doanh nghiệp.
- Trưởng garage, trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất ô tô.
- Chuyên viên kiểm định trong các trạm đăng kiểm.
- Chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ô tô.
- Giảng dạy và làm nghiên cứu ở các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp
về lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô.
1.1.6. Bằng cấp nhận được
Kỹ sư: Công nghệ kỹ thuật ô tô (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).
1.1.7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn
Sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục học sau đại học (Thạc sĩ) tại Trường ĐH
Quy Nhơn, các trường và học viện trong nước và trên thế giới.
1.1.8. Đối tác chiến lược
Các đơn vị hợp tác đào tạo: ĐH Bách khoa Đà Nẵng; ĐH Sư phạm Kỹ thuật
Tp Hồ Chí Minh; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
Các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (THACO), Công ty
TNHH một thành viên Toyota Bình Định, Cơng ty CP ơ tơ Bình Định (Hyundai
Bình Định), Mitsubishi Quy Nhơn, Cơng ty CP ơ tơ Bình Định - Hynhdai Bình
Định, Cơng ty TNHH TM và DV ô tô Honda Dũng Tiến, …
1.1.9. Người phụ trách tư vấn tuyển sinh
TBM: TS. Nguyễn Văn Anh
Đ/C: 170. An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định
Email:
Web: ktot.edu.vn
ĐT (zalo): 0988160468
1.1.10. Khung chương trình đào tạo ngành cơng nghệ kỹ thuật ô tô của Trường
Đại học QNU
TT
Mã học
phần
Tên học phần
Học
kỳ
Giờ trên lớp
Số
tín
chỉ
LT
BT
TL
TN,
TH
Khác
(TT,
ĐA,
BTL)
Giờ
tự
học
I. Khối kiến thức giáo dục đại cương (24 TC+ 12 TC)
I.1. Khoa học chính trị, Pháp luật (13 TC)
1
1130299 Triết học Mác Lênin
1
3
40
10
85
2
1130049 Pháp luật đại cương
2
2
27
6
57
3
1130300 Kinh tế chính trị Mác - Lênin
2
2
27
6
57
4
1130301 Chủ nghĩa xã hội khoa học
3
2
27
6
57
5
1130302 Lịch sử Đảng CSVN
4
2
27
6
57
6
1130091 Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
2
27
6
57
I.2. Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - AN (12 TC)
7
1120168 Giáo dục quốc phòng-An ninh 1
2
3
37
16
82
8
1120169 Giáo dục quốc phòng-An ninh 2
2
2
22
8
52
9
1120170 Giáo dục quốc phòng-An ninh 3
2
2
14
16
44
10
1120171 Giáo dục quốc phòng-An ninh 4
2
2
4
56
64
11
1120172 Giáo dục thể chất 1 (Bóng dá 1)
1
1
4
26
21
12
1120173 Giáo dục thể chất 2 (Bóng đá 2)
2
1
4
26
21
13
1120174 Giáo dục thể chất 3 (Bóng đá 3)
3
1
4
26
21
14
1120175
Giáo dục thể chất 1 (Bóng
chuyền 1)
1
1
4
26
21
15
1120176
Giáo dục thể chất 2 (Bóng
chuyền 2)
2
1
4
26
21
16
1120177
Giáo dục thể chất 3 (Bóng
chuyền 3)
3
1
4
26
21
17
1120178 Giáo dục thể chất 1 (Bóng rổ 1)
1
1
4
26
21
18
1120179 Giáo dục thể chất 2 (Bóng rổ 2)
2
1
4
26
21
19
1120180 Giáo dục thể chất 3 (Bóng rổ 3)
3
1
4
26
21
20
1120181 Giáo dục thể chất 1 (Cầu lông 1)
1
1
4
26
21
21
1120182 Giáo dục thể chất 2 (Cầu lông 2)
2
1
4
26
21
22
1120183 Giáo dục thể chất 3 (Cầu lông 3)
3
1
4
26
21
23
1120184
Giáo dục thể chất 1 (Võ cổ
truyền Việt Nam 1)
1
1
4
26
21
24
1120185
Giáo dục thể chất 2 (Võ cổ
truyền Việt Nam 2)
2
1
4
26
21
25
1120186
Giáo dục thể chất 3 (Võ cổ
truyền Việt Nam 3)
3
1
4
26
21
26
1120187
Giáo dục thể chất 1 (Võ
Taekwondo 1)
1
1
4
26
21
27
1120188
Giáo dục thể chất 2 (Võ
Taekwondo 2)
2
1
4
26
21
28
1120189
Giáo dục thể chất 3 (Võ
Taekwondo 3)
3
1
4
26
21
29
1120190
Giáo dục thể chất 1 (Võ
Karatedo 1)
1
1
4
26
21
30
1120191
Giáo dục thể chất 2 (Võ
Karatedo 2)
2
1
4
26
21
31
1120192
Giáo dục thể chất 3 (Võ
Karatedo 3)
3
1
4
26
21
I.3. Ngoại ngữ (7 TC)
32
1090061 Tiếng Anh 1
1
3
45
90
33
1090166 Tiếng Anh 2
2
4
60
120
I.4. Khoa học xã hội (4 TC)
34
2030003 Kỹ năng giao tiếp
2
2
18
4
35
1150422 Khởi nghiệp
5
2
20
5
20
10
60
60
II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (126 TC)
II.1. Kiến thức cơ sở ngành và khối ngành (55 TC)
36
1010354 Đại số tuyến tính
1
3
30
15
90
37
1010052 Giải tích 1
1
3
30
15
90
38
2022464 Vật lý chuyên ngành 1
1
3
28
14
39
1010059 Giải tích 2
2
3
36
9
40
2020465 Vật lý chuyên ngành 2
2
3
33
9
41
1020164 Thí nghiệm vật lý
3
1
42
1010129 Xác suất thống kê
3
2
22
8
60
43
2020466 Hóa nhiên liệu
3
2
25
5
60
44
1010395 Tốn chun ngành
6
3
35
10
90
2
3
35
1
3
45
90
3
2
30
60
45
116049 Tin học cơ sở (Kỹ Thuật)
46
1160330 Hình họa và vẽ kỹ thuật
47
2040001
Vẽ và thiết kế trên máy tính
(AutoCAD)
6
87
90
6
87
30
30
15
75
48
2040002 Kỹ thuật an tồn và mơi trường
3
2
25
5
60
49
2040005 Kỹ thuật sơn
4
2
25
5
60
50
2040039 Cơ học lý thuyết
3
3
15
90
51
2040003 Sức bền vật liệu
4
3
30
15
90
52
2040006 Nguyên lý - Chi tiết máy
5
3
30
15
90
53
1160597 Kỹ thuật điện-điện tử
3
3
45
0
60
54
2040021 Thủy khí và máy thủy khí
7
3
40
5
90
55
1160500 Vi xử lý-Vi điều khiển
4
3
30
56
2040008 Đồ án thiết kế truyền động cơ khí
6
2
30
30
90
ĐA
60
II.2 Kiến thức chuyên ngành (60 TC)
II.2.1. Các học phần bắt buộc (35 TC)
57
2040007
Nguyên lý động cơ đốt trong và
động cơ điện
5
3
30
58
2040009
Kết cấu và tính tốn động cơ đốt
trong
5
3
30
15
59
2040010 Lý thuyết ơ tơ
6
3
30
0
60
1160599 Trang bị điện ô tô
5
3
45
0
90
61
2040011 Hệ thống điều khiển tự động ô tô
5
2
25
5
60
62
2040022 Kiểm định ô tô
7
2
15
30
30
63
2040013
6
2
15
30
30
64
2040029 Kỹ thuật ô tô điện và ô tô hybrid
8
2
15
15
60
65
2040023
Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô
tô
7
2
30
0
60
66
1160598 Cảm biến và kỹ thuật đo
4
2
30
0
60
67
2040015 Hệ thống truyền lực ơ tơ
6
2
30
0
60
68
2040016 Kết cấu và tính tốn ô tô
6
3
30
15
90
69
2040024 Thiết kế khung vỏ ô tô
8
2
30
0
60
70
2040030 Ô tô chuyên dùng
8
2
24
6
60
71
2040031 Đồ án thiết kế ô tô
8
2
Kỹ thuật chẩn đốn và bảo
dưỡng ơ tơ
15
90
90
30
90
ĐA
60
II.2.2. Các học phần tự chọn: (8/24 TC)
72
2040017
73
Hệ thống điều khiển và giám sát
ơ tơ
6
2
24
6
60
1150487 Quản trị kinh doanh
6
2
30
0
60
74
2040018 Ơ tô thế hệ mới
6
2
24
6
60
75
2040025
7
2
30
0
60
76
1140199 Logistics cơ bản
7
2
30
0
60
77
2040026 Năng lượng mới trên ơ tơ
7
2
30
0
60
78
2040032
8
2
30
0
60
79
2040033 Ơ tơ ơ nhiễm mơi trường
8
2
30
0
60
80
2040014 Quản lý dịch vụ ô tô
8
2
30
0
60
81
2040034 Công nghệ lưu trữ năng lượng
8
2
30
0
60
82
2040035 Thiết kế kiểu dáng ô tô
8
2
30
0
60
83
2040036
8
2
30
0
60
Tương tác người và xe thơng
minh
Ứng dụng máy tính trong đo
lường và điều khiển ô tô
Ứng dụng máy tính trong thiết kế
và mô phỏng ô tô
II.3 Thực tập nghề, thực tập tốt nghiệp (17 TC)
84
2040004 Thực tập cơ khí
4
3
90
90
85
2040019 Thực tập động cơ
6
3
90
90
86
2040027 Thực tập hệ thống khung gầm
7
2
60
60
87
2040020
7
3
90
90
88
2040028 Thực tập kỹ thuật lái xe
7
1
30
30
89
2040037 Thực tập tốt nghiệp
9
5
225
9
8
4
2
30
60
3
1
15
30
Thực tập hệ thống điện - điện tử
ô tô
TT
225
ĐA
360
II.4. Đồ án tốt nghiệp: (8 TC)
90
2040038 Đồ án tốt nghiệp
III. Khối kiến thức bổ trợ (3 TC)
91
1090386 Tiếng anh chuyên ngành
92
2040012
Nhập môn ngành Công nghệ kỹ
thuật ô tô
1.1.11. Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường Đại học QNU
Người học tốt nghiệp chương trình tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học
Quy Nhơn, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo
Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
PLO1: Có khả năng vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, trong
học tập và nghiên cứu.
PLO2: Có kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành đáp ứng yêu cầu tiếp cận và
nghiên cứu ngành cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ.
PLO3: Có kiến thức chun sâu đặc thù tồn diện về ngành cơng nghệ kỹ
thuật ô tô và khoa học kỹ thuật liên ngành để phân tích, thiết kế và giải quyết những
vấn đề kỹ thuật mới, phức tạp trong lĩnh công nghệ kỹ thuật ơ tơ.
PLO4: Có khả năng vận dụng kiến thức ngành để giải quyết các vấn đề kỹ
thuật trong thực tiễn sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô.
PLO5: Có kỹ năng tổ chức, quản trị; có năng lực phản biện chuyên môn
chuyên sâu đặc thù thuộc lĩnh vực cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ; có đạo đức, trách nhiệm
nghề nghiệp đối với ngành; có khả năng thích nghi và tự định hướng nghề nghiệp
chun sâu.
PLO6: Có kỹ năng truyền đạt tri thức và làm việc nhóm hiệu quả trong mơi
trường đa ngành, đa văn hóa.
PLO7: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định
hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và
Truyền thơng ban hành); Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh tối thiểu đạt bậc 3/6 theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
PLO8: Có năng lực tư duy thiết kế sáng tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm
chuyên sâu đặc thù thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô đáp ứng tiêu chuẩn và
các ràng buộc về sức khỏe, an tồn, mơi trường, kinh tế - xã hội trong xu hướng
tồn cầu hóa.
1.2. Tình hình phát triển của công nghiệp ô tô Thế Giới, Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về kỹ thuật
Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng
dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận
hành những cơng trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh
tế nhất. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật
đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu
ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Tổ chức ECPD (tiền thân của tổ chức ABET) của các kỹ sư Hoa Kỳ định
nghĩa "kỹ thuật" là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào
việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, cơng cụ, hay quy trình chế tạo,
hay những cơng trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay
vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về
thiết kế của
chúng; hay để dự báo đặc tính hoạt động của chúng khi được vận hành trong những
điều kiện nhất định; tất cả những việc này đều hướng đến một tính năng mong
muốn, tính kinh tế khi vận hành, và sự an toàn đối với con người và của cải.
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được
dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ
thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ.
Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cách vận hành của
thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm,
phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Công nghệ là sự ứng dụng
những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể
phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.
Xe kéo tay được phát minh từ thế kỷ thứ 3
Máy hơi nước được phát minh năm 1784
Hình 1.1. Những phát minh điển hình về kỹ thuật
Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh
đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc. Thuật ngữ "kỹ thuật"
(engineering) và "kỹ sư" (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, từ thuật ngữ
engineer nhằm nói về "những người chế tạo vũ khí qn sự", cịn engine được dùng
để nói về các thiết bị dùng làm vũ khí cơng thành như máy bắn đá, máy lăng đá.
Sau đó, khi việc thiết kế cơng trình dân sự, như nhà ở hoặc cầu, dần phát triển
trở thành một ngành kỹ thuật, thuật ngữ "kỹ thuật xây dựng dân dụng" (civil
engineering) bắt đầu chính thức được dùng để phân biệt những kỹ sư có chun
mơn về cơng trình phi qn sự và những kỹ sư về quân sự.
Các loại máy cơ đơn giản được nghiên cứu và đề cập đến đầu tiên bởi nhà
khoa học người Hy Lạp, Archimedes vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi ông
viết hai tác phẩm "Về sự cân bằng của các hành tinh" (On the Equilibrium of
Planes) và "Về các vật thể nổi" (On Floating Bodies). Tuy nhiên, việc phát minh ra
các loại máy cơ đơn giản đã có từ rất lâu trước đó. Cái nêm và đòn bẩy được biết
đến từ thời Đồ Đá. Bánh xe cùng với hệ cơ học "trục và bánh xe" được phát minh ở
vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 TCN. Địn bẩy
chính thức được ứng dụng làm công cụ lần đầu tiên vào khoảng 5.000 năm trước ở
vùng Cận Đơng, khi đó được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm cân và di chuyển
những vật nặng. Đòn bẩy còn được ứng dụng làm cần kéo nước, loại cần cẩu đầu
tiên của nhân loại ở vùng Lưỡng Hà vào khoảng 3.000 năm TCN và ở Ai Cập
khoảng 2.000 năm TCN. Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng ròng rọc được tìm
thấy ở vùng Lưỡng
Hà từ khoảng 2.000 năm TCN và ở Ai Cập cổ đại vào thời Vương triều thứ Mười
Hai, giai đoạn từ 1991-1802 TCN.
Thời kỳ hiện đại, Động cơ hơi nước ra đời đã sử dụng than cốc để thay thế cho than
củi trong quá trình luyện gang thép, giúp giảm giá thành vật liệu và cung cấp nhiều loại vật
liệu mới dùng cho việc xây dựng cầu, sau đó sắt rèn được thay thế bởi ít gãy giịn hơn.
Lĩnh vực cơ học cổ điển, hay còn gọi là cơ học Newton, được xem là nền tảng
của những ngành kỹ thuật hiện đại. Nhờ vào sự phát triển mạnh khi công việc kỹ sư
dần trở thành những nghề nghiệp có chuyên môn cao vào thế kỷ 18, thuật ngữ "kỹ
thuật" được dùng cho những lĩnh vực có ứng dụng đến tốn học và khoa học. Tương
tự, những lĩnh vực thuộc nhóm ngành kỹ nghệ cơ học thời Trung cổ (mechanic arts)
như nông nghiệp, quân sự, xây dựng, luyện kim, . . ., dần được tập hợp chung thành
nhóm các ngành "kỹ thuật".
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con.
Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc
dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong
suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và
trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn
ngành chính: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật xây dựng.
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ
học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học,
nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật cơ
khí có bốn phân nhánh quan trọng: thiết bị máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản
xuất năng lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát mơi trường. Những ứng dụng của kỹ
thuật cơ khí bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng khơng
và khơng gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện,
chuỗi động (kinematic chain), công nghệ chân không, thiết bị cách ly rung
động, robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt,
và cơ điện tử.
Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện
và điện tử. Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng
lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện), kỹ thuật điện
tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, diode bán dẫn, transistor), kỹ
thuật điều khiển, tự động hóa (như bộ xử lý tín hiệu số DSP, vi điều khiển, PLC,
dụng cụ đo), vi mạch điện tử (như vi mạch tích hợp, cơng nghệ vi chế tạo, cơng
nghệ micro, cơng nghệ nano), hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang),
hệ thống máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm).
Thông thường, hai phân ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính được tách riêng
thành hai lĩnh vực độc lập với kỹ thuật điện.
Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực thực hiện sự biến đổi vật chất dựa trên những
nguyên lý cơ bản về hóa học, vật lý, và tốn học. Những khái niệm đặc trưng của
ngành kỹ thuật hóa học bao gồm: tính tốn, thiết kế và vận hành nhà máy, thiết kế
q trình hóa học (như sấy, lọc, trích ly, bay hơi) và hiện tượng vận chuyển (như
truyền khối, truyền nhiệt, cơ lưu chất). Những kỹ sư hóa học tham gia nghiên cứu,
thiết kế và vận hành những quá trình hóa học ở quy mơ cơng nghiệp như sản xuất
hóa chất
cơ bản, lọc hóa dầu, dược phẩm, polyme (như nhựa, sợi tổng hợp), giấy, năng lượng
hạt nhân, luyện kim, nhiên liệu . . .
Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những cơng trình
cơng cộng, tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ
thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v . . .), cầu, đập nước, và các tòa nhà. Kỹ
thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật
môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng
được tách ra từ ngành kỹ thuật quân sự.
Kỹ thuật liên ngành là những lĩnh vực ứng dụng nhiều chuyên ngành kỹ thuật
cơ bản khác nhau. Trong quá khứ, ngành kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật khai
khoáng từng là những phân ngành kỹ thuật chính. Những lĩnh vực kỹ thuật liên
ngành khác bao gồm: Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ăn mòn, kỹ
thuật điều khiển tự động, kỹ thuật khơng gian, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử,
kỹ thuật thơng tin, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật mơi trường, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật
thu âm, kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật hệ sinh học, kỹ thuật sinh
học dược, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dệt, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu và
kỹ thuật hạt
nhân. Những chuyên ngành kỹ thuật này thuộc 36 viện thành viên
thuộc Hội đồng Kỹ thuật Anh quốc.
1.2.2. Vai trị của ngành cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ trong nền kinh tế quốc dân
Ngành giao thông vận tải nói chung và xe ơ tơ nói riêng là cơng cụ cung cấp
dịch vụ để di chuyển người hoặc hàng hóa, cũng như cơ sở hạ tầng giao thơng. Về
mặt kỹ thuật, giao thơng vận tải là một nhóm nhỏ của ngành công nghiệp, bao gồm
vận tải hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải.
Đặc điểm của ngành giao thông vận tải:
- Hiệu suất của các công ty trong ngành vận tải rất nhạy cảm với sự biến động
thu nhập của công ty và giá dịch vụ vận tải. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu
nhập của cơng ty bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, nhu cầu dịch vụ, sự
kiện địa chính trị và qui định của chính phủ.
- Nhiều trong số các yếu tố trên được kết nối với nhau. Ví dụ: nếu chính phủ
thơng qua các qui định khiến việc kiếm bằng lái xe thương mại trở nên khó khăn
hơn, thì điều này sẽ làm giảm việc cung cấp tài xế, tăng chi phí thuê lái xe.
- Giá dầu là một yếu tố chính trong lĩnh vực vận chuyển, vì giá hàng hóa nói
chung bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển. Giá xăng và nhiên liệu tăng sẽ làm tăng
chi phí cho một cơng ty vận tải, ăn vào lợi nhuận và có khả năng làm giảm giá cổ
phiếu của cơng ty đó.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng gia tăng
trên toàn thế giới theo xu hướng tồn cầu hóa và sự giàu có. Trong thập niên qua,
hàng ngàn sản phẩm đã được sản xuất và hiện đang được bán và phân phối cho
người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường được mở
rộng nhưng cũng đầy thách thức và việc tăng nhanh những sản phẩm và dịch vụ
mới, nhiều hãng kinh doanh đã tăng quy mô và mức độ phức hợp của hãng mình.
Vận hành nhiều nhà máy đang thay cho việc chỉ vận hành một nhà máy. Việc phân
phối sản phẩm từ
điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng
trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia cơng nghiệp. Ví dụ ở Mỹ,
9,9% GDP là do ngành công nghiệp vận chuyển (logistics) đóng góp. Đầu tư cho
phương tiện vận tải và phân phối, không kể các nguồn công cộng, ước tính hàng
trăm tỷ USD. Cơng nghiệp vận tải nói chung và vai trị của chiếc ơ tơ nói riêng đã
hỗ trợ cho nhiều hoạt động và chuỗi giao dịch kinh tế. Nếu hàng hóa khơng được
vận chuyển và phân phối đúng địa điểm hoặc hàng khơng ở trong tình trạng tốt thì
khơng thể bán được hàng và như vậy tồn bộ hoạt động kinh tế trong chuỗi cung
ứng sẽ bị ảnh hưởng. Là một mắc xích trong chuổi cung ứng tồn cầu, năng lực vận
chuyển hàng hóa của ơ tơ góp phần chun mơn hóa năng lực sản xuất những sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh của từng vùng miền khác nhau trên tồn thế giới, sau đó
phân phối đến tay người tiêu dùng ở bất kỳ điểm điểm nào trên trái đất. Ngồi ra
với vai trị vận chuyển hành khách, ơ tơ cịn giúp nâng cao đời sống tinh thần và
đảm bảo sức khỏe của con người.
Ơ tơ được sáng chế năm 1885
Ơ tơ được sản xuất năm 1927
Hình 1.2. Những chiếc xe ơ tơ điển hình trong q khứ
Ơ tơ cũng chính là một sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh trên tồn cầu. Ơ tơ khơng chỉ đơn thuần là một cơng cụ cơ khí được
hồn thiện. Kể từ những năm 1920 gần như tất cả ô tô đã được sản xuất hàng loạt để
đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy các dự án tiếp thị và sản xuất đáp ứng thị
trường thường thống lĩnh việc thiết kế xe hơi. Các hãng sản xuất ô tô đã đưa ra ý
tưởng nhiều kiểu xe được sản xuất bởi một hãng để người mua có thể có nhiều lựa
chọn theo nhu cầu sử dụng, thị hiếu và năng lực tài chính của mình. Những kiểu
khác nhau này dùng chung một số linh kiện do vậy số lượng sản xuất nhiều sẽ làm
giảm giá thành cho từng mệnh giá khác nhau. Ví dụ, vào năm 1950, Chevrolet dùng
chung phần trước xe, mái xe và của sổ với Pontiac. LaSalle của những năm 1930,
bán ra bởi Cadillac, sử dụng những linh kiện cơ khí rẻ hơn được sản xuất bởi phân
xưởng của Oldsmobile.
Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày
càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp
ô tô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường
trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các
quốc gia
trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan
đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350
doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tơ, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp
ơ tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản
xuất linh kiện, phụ tùng ô tô . . . với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng
khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Theo tổng hợp số liệu ngành
công nghiệp ô tô của Việt Nam tại thời điểm năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với
ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và dự kiến đạt khoảng 40-45% vào năm 2025; tương
tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối với ô tô tải,
tỷ lệ này phải đạt 30-40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 20 năm phát triển,
tính đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của xe ơ tơ sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp,
đa số chưa đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước
trong khu vực. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe
khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá
nhân đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình qn mới đạt 7-10% (trừ dịng xe Innova
của Toyota đạt 37% và các dòng xe Lux của hãng VinFast đạt trên 40%). Ngoài ra,
các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng cơng nghệ rất thấp như: săm,
lốp ơ tơ, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa … và chưa làm
chủ được các các công nghệ cốt lõi như: động cơ, hệ thống điều khiển, truyền
động, . . . (trừ hãng xe VinFast).
Về hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy đạt được những kết quả
nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn
mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chun
mơn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện;
chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh
kiện quy mô lớn. Để làm ra được một chiếc ô tô phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết,
linh kiện khác nhau. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần sự hợp tác của rất nhiều
ngành cơng nghiệp khác như: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử, ngành cơng
nghiệp hố chất… Song việc liên kết giữa các ngành sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có
sự kết hợp chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Đến nay chỉ có số ít nhà cung cấp trong
nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt
Nam. So với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1 thì Việt Nam
chỉ có chưa đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và
3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp.
Để thúc đẩy phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ, chính phủ cần sớm có các
chính sách thúc đẩy thị trường ơ tơ tăng trưởng ổn định và dài hạn. Ngoài các yếu tố
về chính sách là thuế ưu đãi để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong
nước; cần có cơ chế tổng thể kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của các liên
doanh theo đúng cam kết, phát triển nội địa hoá theo đúng tiến độ quy định, hạn chế
những liên doanh chỉ khai thác thị trường, lợi dụng các chính sách ưu đãi ban đầu;
cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ơ tơ, từ đó, giúp cho các
nhà hoạch định chính sách, các cơng ty có sự nhìn nhận rõ ràng về cơng nghiệp hỗ
trợ ơ tơ. Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao
gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là cần
thiết, để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng tồn cầu đối với q
trình sản xuất ơ tô.
1.2.3. Kỹ thuật và vai trò của kỹ thuật trong xã hội
Là một bộ phận không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội và con người,
khoa học kỹ thuật đã đem lại sự thay đổi to lớn mang tính bước ngoặt trong sự phát
triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước
nhảy vọt chưa từng thấy trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và năng
suất lao động, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới (công nghiệp tên lửa, điện
tử, vi sinh . . .) và thay đổi hoàn toàn cơ cấu các ngành kinh tế ở nhiều khu vực.
Ngoài ra, tất cả những thay đổi to lớn trong công nghệ và sản xuất đã tạo ra những
thiết bị sinh hoạt, hàng tiêu dùng mới làm thay đổi hoàn toàn lối sống của con người
trong xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực mà cuộc cách mạng khoa học đem
lại thì nó cũng đặt ra những thách thức khơng nhỏ đối với lồi người như tình trạng
ơ nhiễm mơi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nạn giao thơng, tai
nạn lao động, các loại bệnh dịch mới, nhất là chế tạo nhiều vũ khí hiện đại có thể
hủy diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh . . .
Vai trò và tiến trình phát triển của kỹ thuật trên thế giới có thể tổng hợp cụ thể
bằng 4 cuộc cách mạng dưới đây:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc
James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm
ngịi cho sự bùng nổ của cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và
Hoa Kỳ.
Hình 1.3. Tiến trình 4 cuộc cách mạng cơng nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử nhân loại là "kỷ ngun sản xuất cơ khí, cơ giới hóa". Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời
đại nơng nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao
động thủ cơng), sức nước, sức gió và sức kéo động vật. Bằng một hệ thống kỹ
thuật mới với nguồn
động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt
và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên
tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn
quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.
Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính
thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử
dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy
mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của
ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng
loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo nên những tiền đề mới và cơ
sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các
lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của
khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong
sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành
một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt,
được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng nghiệp hóa thậm
chí cịn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân và thâm nhập sâu vào
nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Cuộc cách mạng này đã
tạo ra những tiền đề thắng lợi của mơ hình "chủ nghĩa xã hội" ở quy mô thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để
tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy
tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên
1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để
tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ
cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I
(nông, lâm và thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản
xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách
mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay gọi tắt là "Công nghiệp 4.0" được xuất
phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013.
“Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự
hội tụ kỹ thuật số giữa: công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Hình 1.4. Mơ tả nội dung Công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số
và sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, “Industrie
4.0” đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ khơng phải là tốc độ tuyến tính. Hơn
nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và
chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản
xuất, quản lý và quản trị. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things
(IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, "công nghiệp
4.0" tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp,
thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa
học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự
lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions, …) và công nghệ nano. Hiện tại, cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một
phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra
cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Mặt trái của "Cơng nghiệp 4.0" là nó
có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự
động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người
trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất
nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư
vấn tài chính, vận tải.
Trải qua hơn hai thế kỷ, bốn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại
những tiến bộ phi thường, tạo nên một bước "đại nhảy vọt" cho phát triển xã hội và
nhân loại. Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:
Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn
trong toán học, vật lý, hóa học và sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các
ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ
cuộc sống của mình.
Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ
thống máy tự động.